Thực trạng sử dụng lao động nông nghiệp trong nông thôn

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 3

1.Khái niệm nguồn lao động trong nông nghiệp nông thôn. 3

2. Vai trò của nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn. 4

3. Đặc điểm nguồn lao động nông nghiệp nông thôn. 5

3.1. Lao động trong nông nghiệp nông thôn mang tính thời vụ. 5

3.2. Lao động trong nông nghiệp nông thôn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. 5

3.3. Lao đông nông nghiệp nông thôn thường xuyên tiếp xúc với cơ thể sống. 6

3.4. Lao dông trong nông nghiệp nông thôn có kết cấu phức tạp không đồng nhất. 6

3.5. Lao đông nông nghiệp nông thôn thuộc loại lao động tất yếu của xã hội. 7

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn. 7

4.1. Nhân tố về thị trường. 7

4.2 Nhận tổ thuộc về bản thân người lao động. 9

4.3. Nhân tố thuộc về chính sách. 10

4.4. Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức quản lý của các cơ sở nông nghiệp vùng nông thôn. 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN. 12

1. Quy mô và cơ cấu nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 12

1.1. Quy mô nguồn lao đông nông nghiệp, nông thôn. 12

1.2. Cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn. 14

2. Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp nông thôn. 16

2.1. Về thể lực của người lao động. 16

2.2. Về trí lực. 17

2.3. Phẩm chất đạo đức- tinh thần của con người Việt Nam. 21

3. Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn. 23

PHẦN III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN SỬ DỤNG ĐẦY ĐỦ HỢP LÝ NGUÔN LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 27

1. Xây dựng cơ câu kinh tế hợp lý. 27

2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong khu vực nông thôn. 28

3.Giải quyết và tạo việc làm cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 29

4.Thực hiện đào tạo nghề, nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động phổ thông. 32

5 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học- kỹ thuật. 33

6.Tổ chức tốt công tác khoán và hợp đồng lao động. 33

7.Cải tiến tổ chức lao động, thực hiện thù lao lao dộng hợp lý. 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 7059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng sử dụng lao động nông nghiệp trong nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng như độ tuổi lao động đặc biệt là độ tuổi lao động của trẻ em, quy định về mức tiền lương tối thiểu, mức bảo hiểm xã hội, trợ cấp, vấn đề an toàn lao động trong quá trình sử dụng lao động. Như vậy trình độ tổ chức quản lý của các cơ sở nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn. PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN. Quy mô và cơ cấu nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn. 1.1. Quy mô nguồn lao đông nông nghiệp, nông thôn. Số lượng nguồn lực con người phản ánh qua quy mô dân số, lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kỳ nhất định. Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng dân số thực tế qua các năm từ 1930-2001 mỗi năm tăng bình quân 2,13%. Trong 20 năm gần đây, số dân mỗi năm tăng tương đương dân số của một tỉnh trung bình, lực lượng lao động tăng bình quân 3%/ năm. Trên thực tế, quy mô nguồn lao động nước ta còn lớn hơn mức gia tăng của dân số bởi số người ra khỏi độ tuổi lao động trong năm vẫn có nhu cầu việc làm. Theo dự báo, những năm đầu của thế kỷ XXI tốc độ tăng lao động vẫn ở mức 3%/năm, vì trước năm 1996 tốc độ tăng dân số nước ta là trên 2%/năm, mà quy mô nguồn lao động phụ thuộc vào quy mô dân số trước đó 18 năm. Với quy mô và dân số đó thì lao động ở nông thôn vẫn còn chiếm tuyệt đại đa số về mặt số lượng, trong khi đó tốc độ gia tăng dân số ở nông thôn lại nhanh hơn so với khu vực thành thị. Hiện nay có vào khoảng gần 70% lao đông nông thôn làm nông nghiệp còn 20% làm trong các ngành phi nông nghiệp, hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động bình quân cho một lao động nông thôn là rất thấp, vài năm gần đây có sự tăng tương đối năm 2001 la 74,37%, năm 2002 là 75,41%, và năm 2003 là 77,66%. Trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước xu hướng chung có tính quy luật là tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần. Tuy vậy trong những năm gần đây tốc độ giảm vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra, đến năm 2004 dân số nông thôn vẫn còn chiếm 74,2% so với tổng dân số của cả nước, tốc độ tăng dân số ở nông thôn hàng năm giảm dần, năm 1990 là 1,8% nhưng đến năm 2002 giảm xuống còn 0,83%. Lao đông trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn vì thế cũng có một tỷ lệ tương tự. Bảng 1: Nguồn nhân lực tính theo dân số ở nông thôn và thành thị thời kỳ 1990 – 2004 Năm Số lượng (triệu người) Tỷ trọng ( % ) Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 12.9 13.2 13.6 14.0 14.4 14.9 15.4 16.8 17.8 18.1 18.8 19.5 20 20.5 21.1 53.1 54.0 54.9 55.7 56.4 57.1 57.7 57.5 58.0 58.5 58.9 59.2 57.7 60.2 61.27 19.5 19.64 19.85 20.09 20.34 20.69 21.07 22.61 23.18 23.63 24.23 24.78 25.1 25.4 25.63 80.45 80.36 80.15 79.91 79.66 79.31 78.93 77.39 76.82 76.82 76.37 75.77 74.9 77.6 74.37 ( Nguồn : Niêm giám thống kê các năm của tổng cục thống kê ) Qua đây có thể thấy lao động nông thôn trong toàn bộ lao động xã hội trong giai đoạn từ 1990- 2004 có xu hướng giảm dần từ 80,45% xuống còn 74,37%, cho dù tốc độ giảm có chậm chạp. Tỷ trọng lao động nông thôn giảm nhưng số lượng vẫn có xu hướng gia tăng từ 53,1 triệu người năm 1990 lên đến 61,27 triệu người năm 2004. Điều này cho thấy sự gia tăng dân số trong nông nghiệp nông thôn đang là yếu tố chính bổ xung lực lượng lao động hàng năm cho xã hội. Theo đó tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 69,8% năm 1996 xuống còn 62,61% năm 2000 tức là giảm 7,19%, bình quân mỗi năm giảm 1,44%. Rõ ràng rằng lao động làm nông nghiệp trong khu vực nông thôn đã có xu hướng giảm trong những năm qua. 1.2. Cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm cho cơ cấu nguồn lao động nước ta có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, và dịch vụ tăng mặc dù tốc độ còn chậm. Nếu như trước đây lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tới 73% và lao động hoạt động trong công nghiệp, dịch vụ mới chỉ chiếm 27% thì hiện nay cơ cấu này có sự chuyển biến như sau: Bảng 2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động. (Đơn vị: %) Ngành Kế hoạch 2001 – 2005 Thực hiện Ước thực hiện 2001 2002 2003 2004 2005 Ngành nông – lâm - nghiệp 56 – 57 60.57 60.67 59.04 59.29 57.44 CN& XD 20 – 21 14.41 15.13 16.41 17.69 18.79 Thương mại và Dịch vụ 22 – 23 25.05 24.2 24.55 24.02 23.78 ( Nguồn : Nguyễn Hữu Dũng Về nhiệm vụ phát triển việc làm giai đoạn 2006 – 2010 Tạp trí chính trị số 4 – 2004 ) Tuy nhiên so với chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đại hội Đảng lần thứ IX đề ra ( nông-lâm-ngư nghiệp là 20-21%, công nghiệp và xây dựng là 38-39%, ngành dịch vụ là 41-42% ) thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn quá chậm dẫn đến khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Nhưng điều đáng lưu ý hơn là cơ cấu lao động được đào tạo giữa các ngành, các khu vực sản xuất, các vùng rất bất hợp lý. Nông thôn chiếm gần 75% dân số và lao động nhưng chỉ chiếm 47,38% lực lượng lao động được đào tạo cả nước đặc biệt trong gần 60% lao động làm việc ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì số lao động được đào tạo mới chỉ chiếm 7%. Trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn còn chăn nuôi chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2000 tỷ trọng giá trị sản sản xuất ngành trồng trọt chiếm 76,8% và tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 19.7% và dịch vụ chiếm 2,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tính theo giá hiện hành. Không chỉ vậy mà trong bản thân ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng thể hiện sự mất cân đối nghiêm trọng. Hiện nay tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực chiếm 63,92%, cây công nghiệp chiếm 18,92%, cây ăn quả chiếm 9,14% và cây rau đậu chiếm 9,02%. Như vậy cần phải có biện pháp cân đối lại cơ cấu nông nghiệp để từ đó xác định cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý. Bảng 3: Cơ cấu lao động của khu vực nông thôn phân theo 3 nhóm ngành. (Đơn vị: % so với tổng số lao động 15 tuối trở nên đang làm việc tại khu vực nông thôn.) Năm Tổng số Cơ cấu lao động theo ngành ( % ) Nông nghiệp CN & XD Dịch vụ 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2004 100 100 100 100 100 100 100 81.64 75.68 77.62 76.66 76.53 75.57 74.44 6.83 8.45 8.15 8.86 10.36 10.9 10.68 11.53 15.81 14.22 14.48 13.1 13.53 14.87 ( Nguồn : Thống kê lao động - việc làm 1996 – 2004 Bộ lao đông thương binh xã hội ) Từ năm 1996- 2004 đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Năm 1996 lao động trong nông nghiệp chiếm 81,64% so với tổng số lao động trong khi đó lao đông ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm có 6,83% và lao động dịch vụ chiếm 11,53%. Các con số này có sự thay đổi đáng kể đến năm 2004 thì tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống còn 74,44% cùng với đó là sự tăng lên của tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là 10,68% và ngành dịch vụ là 14,87% ( thể hiện trong bảng 3). 2. Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp nông thôn. 2.1. Về thể lực của người lao động. Ngày nay tầm vóc và thể lực của người Việt Nam đang được cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ. Điều này đã góp phần nâng cao thể lực của nguồn lao động nước ta trong đó bao gồm cả lao động nông nghiệp nông thôn. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng từ 1,56m năm 1994 lên 1,58m năm 2000. Tuổi thọ trung bình cũng tăng từ 65 tuổi năm 1989 lên 68,5 tuổi năm 2000. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 44,9% năm 1995 xuống còn 33,1% năm 2000 và 30,1% năm 2002, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao. Thực tế này cho thấy thể lực của người Việt Nam vẫn kém hơn nhiều so với 1 số nước trong khu vực và so với yêu cầu nguồn lực con người cần có ở nước ta. Hiện tại nước ta đang nằm trong số các nước có mưc sống thấp nhất thế giới, GDP tính theo đầu người vào năm 2001 là 410 USD. Theo số liệu thống kê năm 2002 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thì thu nhập bình quân đầu người của nước ta đứng thứ 165/208 nước và vùng lãnh thổ. Theo phân loại của Ngân hàng thế giới (WB) các nước có thu nhập thấp là dưới 745USD/người năm 2001. Trên thế giới các nước có thu nhập thấp như vậy có tổng số dân là 2,5 tỷ người, bình quân thu nhập đầu người năm 2001 của những nước này là 430 USD. Như vậy chỉ số này của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của các nước có thu nhập thấp và thấp hơn 12 lần thu nhập bình quân đầu người cua thế giới (5150 USD). Đến cuối năm 2003 Việt Nam vẫn còn 29% dân số sống dưới mức thu nhập 1$/ngày và 50% dân số sống dưới mức thu nhập 2$/ngày, 12% hộ nghèo và chỉ có 55% dân số nông thôn có nước sạch. GDP bình quân đầu người của khu vực nông thôn thấp, ở 20% số hộ có thu nhập cao nhất năm 2002 cũng mới đạt trên 10 triệu đồng/nhân khẩu/ năm (kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002: Tổng cục thống kê). Mức thu nhập thấp như vậy mà tốc độ tăng dân số còn cao, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của dân cư nông thôn lại thấp nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao mức sống, phát triển giáo dục, đào tạo và cải thiện sức khoẻ dân cư và người lao động nông thôn. Thêm vào đó điều kiện lao động trong nhiều vùng, nhiều ngành sản xuất còn kém, thậm chí có nơi còn rất khắc nghiệt, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, nắng mưa thất thường, các yếu tố sản xuất nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần như thuốc trừ sâu, chất bảo vệ thực vậtTất cả những điều này cho thấy chất lượng lao động nói chung và lao động nông nghiệp nông thôn nói riêng về mặt thể lực, sức khoẻ cũng như điều kiện lao động không đảm bảo, cần phải được cải thiên căn bản. Nói cách khác thu nhập thấp, đời sống khó khăn, dinh dưỡng thiếu, thể lực hạn chế là trạng thái chung của nguồn lao động nước ta mà trong đó có cả lao động nông nghiệp, nông thôn. 2.2. Về trí lực. Sức mạnh trí tuệ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của nguồn lao động đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hoá lao động hiện nay. Trình độ trí tuệ thể hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn hoá, dân trí, học vấn trung bình của một người dân, số lao động đã qua đạo, chất lượng đào tạo, mức độ lành nghề của lao động. Từ xa xưa người Việt Nam vốn có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích nghi nhanh, đó là ưu thế nổi trội của lao động Việt Nam có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì người lao động Việt Nam nhanh nhậy hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Theo số liệu thống kê của UNDP thì chỉ số phát triển con người (HDI, tuổi thọ, trình độ học vấn, mức sống) của Việt Nam có xu hướng gia tăng từ xếp thứ 116/174 nước năm 1993 lên xếp thư 109/174 nước năm 2001, nhưng đến năm 2003 lại tụt xuống thứ 112/177 nước. Nước ta là một trong 10 nước có chỉ số xếp hạng về HDI cao hơn xếp hạng GDP/người trên 20 bậc, điều này chứng tỏ nước ta đã cố gắng gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, quan tâm đến các yếu tố sức khoẻ, y tế, giáo dụcTuy nhiên phải thừa nhận rằng năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động của người lao đông nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mà nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí nước ta còn thấp, tốc độ nâng cao dân trí trong nhiều năm qua còn rất chậm chạp. Trong suốt mấy chục năm qua chúng ta đã cố gắng để đạt được tỷ lệ hơn 90% dân số biết chữ nhưng điều đáng buồn là hiện nay đang diễn ra tình trạng tái mù chữ nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa (có xã số người mù chữ lên đến hơn 70%, trong số trẻ em ở độ tuổi đi học chỉ có hơn 50% trẻ em học hết cấp I). Tình trạng này sẽ gây ra những hậu quả khó lường trong thời gian từ 10- 15 năm nữa bởi đây là những chủ nhân của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước trong những năm tới. Bảng 4: Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt đông kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn khu vực nông thôn năm 2002. (Đơn vị: người ) Tỉnh (TP) Tổng số Chưa biết chữ Chưa TN tiểu học Đã TN tiểu học Đã TN PTCS Đã TN PTTH ĐBSH Đông Bắc Tây Bắc BT Bộ DH NTB TN ĐNB ĐBSCL 7464749 3984891 1063922 4294568 2502660 1586719 2978863 7136327 59967 357729 219141 148228 89250 203085 100584 250754 516398 594746 252153 444781 530953 334164 684624 2271278 3976089 1295269 114 1144683 1089694 558219 1305317 3172114 3976089 1325865 151510 1944342 589655 324607 542897 855315 1240830 411282 99361 612534 203108 166644 345441 588866 ( Nguồn Niên giám thống kê Lao động thương binh và xã hội 2002 – NXB LĐXH năm 2003 ) Như vậy dân số chưa biết chữ ở khu vực nông thôn tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Lao động nông thôn ít được đào tạo có nguyên nhân từ trình độ văn hoá thấp. Ngay tại các vùng nông thôn ngoại thành Thành Phố HCM nơi bên cạnh hệ thống các trường phát triển mạnh thì đa số lao động chỉ có trình độ văn hoá từ cấp II trở xuống và có 1,9% người lao động chưa biết chữ. Theo kết quả điều tra lao động việc làm toàn quốc năm 2004 tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động cả nước là 5,01%, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học là 12%, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học là 30,5%, tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 32,8%, tốt nghiệp phổ thông trung học là 19,7%. So với năm 2003 thì tỷ lệ mù chữ tăng gần 0,7% Bảng 5: Trình độ văn hoá của những người 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn.( Đơn vị: %.) Trình độ văn hoá % so với tổng số người 15 tuổi trở lên ở nông thôn Không biết chữ và chưa TN tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT 25.31 28.75 32.8 13.14 Tổng số 100 Lao động nông thôn nước ta có nhiều bất cập về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề là rất thấp. Từ năm 1999 đến năm 2003 trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguời lao động có tăng với tốc độ chậm, số lao động nông thôn đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật thấp hơn 3 lần so với khu vực thành thị. Ở khu vực thành thị cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì có 67 người đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên cao hơn 1,5 lần so với chỉ tiêu này ở nông thôn. Trong khi tỷ lệ chưa biết chữ ở khu vực nông thôn lại cao gấp 4 lần so với thành thị. Trình độ học vấn và chuyên môn của lao đọng phi nông nghiệp ở nông thông cũng thấp: khoảng 65% tốt nghiệp trung học cơ sở, 35% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa qua đào tạo tay nghề chuyên môn kỹ thuật, 54- 68% lao động không được đào tạo chuyên môn, chỉ có 8% có trình độ trung cấp trở lên làm việc tại các doanh nghiệp và 4% ở hợp tác xã và hộ gia đình. Đến cuối năm 2003 số người được đào tạo mới chỉ chiếm 17,5% tổng số lao động cả nước và hiện nay vẫn còn 3,74% lao động không biết chữ. Năm 2004 thì tỷ lệ lao động qua đào tạo công nhân kỹ thuật, cao đẳng đại học trở lên của khu vực nông thôn chỉ chiếm 6,5% lực lượng lao động nông thôn. Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các cơ sở sản xuất của nước ta thì đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm 82%, đội ngũ các nhà kỹ thuật, quản lý, phát minh và đổi mới công nghệ chỉ chiếm 18% trong khi tỷ lệ tương ứng ở các nước phát triển là 28% và 72%. Ở đây còn chưa nói đến chất lượng đào tạo và sự phù hợp của kiến thức đào tạo trước đây với việc làm hiện nay ra sao mà chỉ riêng con số trên đã cho thấy tỷ lệ lao động được đào tạo ở nước ta quá thấp vì thế chất lượng lao động nói chung còn quá thấp. Hơn thế nữa hiện nay vẫn còn 2,2% trong tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật chưa có việc làm. Thêm vào đó chỉ khoảng 70% số người có trình độ đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Trong số sinh viên tốt nghiệp các ngành nông, lâm, ngư nhiệp ở các trường trung học chuyên nghiệp thì chỉ có trên 40% làm việc đúng chuyên ngành, còn trong số sinh viên tốt nghiệp đại học ở các khoa này thì chỉ có khoảng 20% làm việc đúng ngành đào tạo. Trong số lao động làm trái ngành thì chỉ có 42,5% được đào tạo lại còn 57,5% làm trái ngành nghề coi như chưa đào tạo. Thực trạng trên đã làm cho chất lượng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự hạn chế này do hàng loạt yếu tố, nó không chỉ thuộc vào trách nhiệm của bản thân người lao động mà còn là yếu tố chủ quan của cơ chế chính sách đào tạo và sử dụng lao động phổ thông cũng như lao động trí thức chưa hợp lý, vì thế chưa tạo ra được động lực kích thích tính tích cực xã hội của họ. Nói khái quát nguyên nhân thì có nhiều nhưng cái chính là do ở nước ta vị trí của trí thức và vai trò của trí tuệ trên thực tế chưa thực sự được coi trọng. 2.3. Phẩm chất đạo đức- tinh thần của con người Việt Nam. Xét đến chất lượng nguồn nhân lực con người không thể không nói đến đạo đức tư tưởng văn hoá, tâm lý tính cách, cách sống. Nó thúc đẩy tính tích cực và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả làm việc. Không thể phủ nhận những đức tính tốt đẹp truyền thống của con người xưa và nay. Nhưng trong quá trình CNH – HĐH hiện nay thì con người Việt Nam lại bộc lộ những điểm yếu trong phẩm chất và đạo đức. Do cuộc sống gắn liền với nền nông nghiệp truyền thống, sản xuất nhỏ lẻ là phổ biến, mang tính chất tự cung tự cấp. Người lao động cũng vậy mang tâm lý nhỏ nhen, ghen ghét, đố kỵ những người vượt trên mình. Tầm nhìn thiển cận chỉ thấy cái lợi trước mắt cục bộ mà quên mất lợi ích lâu dài, vì lợi ích bản thân là chính ý thức tập thể còn yếu. Do vậy mọi người khó có thể liên kết hợp tác với nhau trong sản xuất, và các hoạt động khác. Cũng do những đặc điểm này của sản xuất nông nghiệp theo hướng nhỏ, lẻ thêm vào đó cơ chế tập trung bao cấp, quan hệ hiện vật tồn tại trong thời gian dài ở nước ta nên đã hình thành nên một tập tính ở người lao động đó là lười hạch toán, ngại trao đổi, buôn bán và hình thành một loạt thói quen không thích hợp với điều kiện ngày nay. Đó là tác phong tuỳ tiện, không có kỷ luật, làm ăn chộp giật, vì lợi ích trước mắt không nhìn về tương lai do đó khó có thể làm ăn lớn. Đây là những hiện tượng khá phổ biến trong sản xuất kinh doanh ở nước ta nhất là trong nông nghiệp. Nền văn minh nông nghiệp và tâm lý làng xã còn hình thành nên chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa lão làng, chủ nghĩa quan liêu gia trưởng, cản trở tinh thần phê phán, coi thường pháp luật. Đây là những mặt hạn chế trong quá trình sản xuất do vậy cần có biện pháp khắc phục để đưa nền nông nghiệp phát triển. Nhìn chung nguồn lao động nước ta về số lượng đông, nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng còn thấp, còn nhiều hạn chế, thiếu về trình độ chuên môn và trí lực và thể lực. Thêm vào đó việc khai thác và sử dụng nguồn lực lao động đã qua đào tạo, có trình độ lại bất hợp lý, đồng thời có sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Như vậy về cơ bản hiện nay lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH – HĐH. Điều này đòi hỏi phải cải thiện môi trường sống, môi trường kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tiến hành các giải pháp đồng bộ hướng vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đặc biệt là nguồn lao động phục vụ cho xây dựng nông thôn mới. 3. Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn. Theo chiến lược phát triển dân số, đến năm 2010 nước ta có khoảng 88 triệu người trong đó khu vực nông thôn chiếm 68% và dân số trong độ tuổi lao động tại thời điểm đó là khoảng 57 triệu người trong đó lực lượng lao động là 42,8 triệu người. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến 2010 số người hàng năm bước vào độ tuổi lao động tiếp tục tăng ở mức cao, bình quân trên 1,7- 1,8 triệu người mỗi năm, đồng thời số người chưa được đào tạo nghề, chưa có việc làm và thiếu việc làm của những năm trước chuyển sang rất lớn. Điều này đã tạo ra một bài toán nan giải trong vấn đề sử dụng đầy đủ và hợp lý của nguồn lao động. Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn số lượng lao động nông nghiệp ngày càng giảm trong khi những đòi hỏi về mặt chất lượng của lao động nông nghiệp ngày càng tăng. Từ năm 1993 đến năm 2000 tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm từ 71% xuống còn 62,56%. Mặc dù vậy thì xu hướng cắt giảm lao động nông nghiệp nông thôn là tất yếu. Trong khi đó số lượng lao động mới được cung ứng lại xuất phát từ nông thôn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị. Cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp làm cho năng suất lao đông ngày càng tăng, xu hướng bão hoà của một số sản phẩm nông nghiệp sẽ dẫn đến cầu về lao động trong nông nghiệp suy giảm với tốc độ nhanh hơn. Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nghiêm túc hơn trong vấn đề tạo việc làm cho lao động thất nghiệp vùng nông thôn. Bảng 6: Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên thời kỳ 1996- 2002. (Đơn vị: nghìn người) Các chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 33978 34352 34801 35679 36205 37677 39286 Nông,lâm,ngư nghiệp 23431 22589 23018 22861 22670 22813 23835 XDvà CN 3698 4170 4049 4435 4744 5428 5942 Dịch vụ 6849 7593 7734 8382 8791 8426 9509 Nguồn: Theo số liệu trong bảng trên chúng ta có thể thấy rằng tổng số người có việc làm thường xuyên tăng liên tục trong thời kỳ từ 1996- 2002, mỗi năm trung bình tăng khoảng 740 nghìn người trong đó tăng nhiều nhất là năm 2002 so với năm 2001 với số tuyệt đối là 1609 nghìn người tương ứng với 4,27% và năm tăng ít nhất là năm 1998 so với năm 1997 với số lao động tuyệt đối là 449 nghìn người. Xu hướng thay đổi như trên phần nào được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu việc làm trong bảng trên. Trước hết số việc làm trong nông, lâm, ngư nghiệp trong thời kỳ này nói chung không thay đổi nhiều, có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đều. Năm 1996 là năm có số việc làm tuyệt đối cao nhất với con số là 23431 nghìn người, năm thấp nhất là 1997 với 22589 nghìn người có việc làm. So sánh năm 2001 với năm 1996 thì số việc làm trong nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi 618 nghìn người, nhưng đến năm 2002 lại tăng lên. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, lao động trong nông nghiệp tất yếu sẽ giảm cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thế nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với tình trạng dồn ứ lao động trong nhiều năm qua. Căn cứ vào khối lượng công việc, định mức lao động dựa trên diện tích canh tác các loại cây trồng, vật nuôi thì nhu cầu lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 vẫn cần 20- 21 triệu lao động và chiếm khoảng 49- 51% lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu tốt hơn trên thị trường lao động nhưng hiện nay thiếu việc làm vẫn đang là hiện tượng phổ biến nhất là ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Điều này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây. Bảng 7: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Việt Nam tính đến thời điểm 1/7/2002. (Đơn vị: %). Năm 2001 Năm 2002 Tổng số Nữ Tổng số Nữ Toàn quốc 74,37 74,3 75,41 75,38 ĐB sông hồng 75,63 75,96 75,53 75,74 Đông Bắc 73,12 73.16 75,53 75,65 Tây Bắc 72,82 72,88 71,08 71,08 Bắc Trung Bộ 72,80 73,04 74,58 74,84 DH NTrung Bộ 74,4 74,22 74,96 74,81 Tây Nguyên 77,16 77,30 78,07 78,12 Đông Nam Bộ 76,50 76,61 75,50 75,08 ĐB Sông Cưu Long 73,39 72,61 76,62 71,73 Nguồn: “ Báo cáo điều tra lao động - việc làm “ Bộ lao động- Thương binh và xã hội, thang 7/2002. Qua đây có thể thấy hầu như người lao động nông thôn chỉ sử dụng hết 2/3 thời gian làm việc của mình (40h/ tuần), 1/3 số thời gian còn lại họ không có việc làm. Ở nông thôn có 60% số người được điều tra trả lời là trung bình họ làm việc dưới 40 giờ/ tuần. Không chỉ có tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong lao động nông nghiệp nông thôn mà năng suất lao động khu vực nông thôn tính theo GDP còn rất thấp. Mặc dù tốc độ tăng năng suất lao động khu vực này mỗi năm đạt 4-5% nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và cơ giới hóa song hiện tại năng suất lao động trung bình còn thấp chỉ vào khoảng 737 ngàn đồng/người/năm bằng 12,3% năng suất lao động của một lao động công nghiệp và bằng 18% năng suất lao động khu vực dịch vụ. Trong tương lai năng suất lao động khu vực này sẽ tiếp tục tăng dẫn đến nhu cầu lao động sẽ giảm. Và bảng 8 dưới đây cho phép chúng ta có thể nhìn thấy phần nào bức tranh toàn cảnh về nạn thiếu việc làm của người lao động nông thôn. Bảng 8: Tỷ lệ thiếu việc làm của những người từ đủ 15 tuổi trở lên khu vực nông thôn chia theo giới tính, vùng lãnh thổ.(Đơn vị: %) Vùng Chung Nữ Toàn quốc 9,20 9,47 ĐB Sông Hồng 4,55 3,95 Đông Bắc 8,93 8,96 Tây Bắc 3,29 3,14 Bắc Trung Bộ 11,06 11,07 Duyên Hải Nam Trung Bộ 13,26 14,47 Tây Nguyên 12,53 13,78 Đông Nam Bộ 9,02 9,51 ĐB Sông Cửu Long 11,80 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0167.doc
Tài liệu liên quan