Thực trạng thị trường tiêu thụ rượu của Chi nhánh Công ty Hà Phú An

Lời nói đầu 1

Chương I: Tình hình chung của chi nhánh Công ty Hà Phú An 2

I. Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 2

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hà Phú An 2

2. Bộ máy quản trị của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 3

2.1. Sơ đồ bộ máy quản trị Chi nhánh Công ty Hà Phú An 3

2.2. Chức năng và nghiên cứu của các phòng ban 4

II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 5

III. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Công ty Hà Phú An trong 2 năm 2003-2004, những thuận lợi và khó khăn 6

1. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Công ty Hà Phú An trong 2 năm 2003-2004 6

2. Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 6

IV. Tình hình tài chính của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 6

1. Nhiệm vụ của quản trị tài chính trong Chi nhánh Công ty Hà Phú An 15

2. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường 16

3. Quan hệ tài chính nội bộ trong doanh nghiệp 17

4. Hoạt động tài chính của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 19

4.1. Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Công ty 19

4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 20

4.3. Các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính của doanh nghiệp 21

V. Định hướng kinh doanh của Chi nhánh 22

Chương II: Thực trạng thị trường tiêu thụ rượu của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 24

I. Những nét chung về thị trường rượu 24

II. Tình hình thị trường tiêu thụ rượu 26

III. Các đối thủ cạnh tranh 26

IV. Những nỗ lực nhằm mở rộng thị trường 30

V. Đánh giá về quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty 37

1. Ưu điểm 37

2. Nhược điểm 38

3. Nguyên nhân 39

Chương III: Một số giải pháp tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu của Chi nhánh Công ty Hà Phú An 40

I. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 40

II. Nâng cao chất lượng sản phẩm 42

III. Đầu tư đổi mới công nghệ 42

1. Đầu tư đổi mới công nghệ 42

2. Tiến hành việc huy động nguồn vốn cần thiết cho dự án 43

IV. Tăng cường các hoạt động marketing 44

1. Thành lập phòng chuyên trách marketing 44

2. Các hoạt động nghiên cứu thị trường 46

Kết luận 52

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng thị trường tiêu thụ rượu của Chi nhánh Công ty Hà Phú An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất máy móc, nhanh chóng nắm bắt thị trường, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, khiến cho số lượng sản phẩm của Công ty bán ra ngày một tăng, ký được nhiều hợp đồng với bạn hàng, từ đó lợi nhuận của Công ty tăng lên. Trong quá trình hoạt động và phát triển không phải lúc nào Công ty cũng thuận lợi trong kinh doanh, nhưng dần dần chi nhánh Công ty đã từng bước tháo gỡ, ổn định sản xuất và từng bước phát triển. Lợi nhuận của Công ty đã tăng lên rõ rệt trong năm 2004. Lợi nhuận kế toán là 280.469.277, lợin huận sau thuế là 201.930.680. Như vậy lợi nhuận kinh doanh là nguồn để mở rộng tái sản xuất và là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. 42. Tình hình tài sản, nguồn vốn của chi nhánh Công ty Hà Phú An Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, trước khi lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính được soạn thảo theo định kỳ phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty ta phải dựa vào hệ thống báo cáo tài chính, trong đó chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo sản xuất kinh doanh được soạn thảo cuối kỳ thực hiện. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tài sản hiện có của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu của bảng được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn. Qua bảng cân đối kế toán, chúng ta thấy được tổng tài sản mà chi nhánh Công ty Hà Phú An hiện đang sử dụng tính đến năm 2004 là 24.982.799.807. Trong đó TSLĐ là 23.737.592.607 (chiếm 95%), TSCĐ là 1.245.137.200 (Chiếm 34,3%), tài sản bằng tiền là 85.488.675 (chiếm 3,6%). Tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu (11,35%) và nguồn vốn huy động từ bên ngoài (vay, chiếm dụng) là 89,7% Qua một năm hoạt động, tài sản của Công ty đã không tăng lên mà còn bị giảm bớt (18.864.419.905.982.729.807 = - 6.118.309.902). Số chênh lệch giảm là do năm vừa qua Công ty mua thêm một số máy móc thiết bị đã bị cũ cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Về nguồn vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh cũng có sự biến đổi, vay ngắn hạn ngân hàng giảm 5.558.703.969. Nguồn vốn bổ sung cho chênh lệch đánh giá tài sản không thay đổi. Trong năm vừa qua, chi nhánh Công ty hoạt động rất thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, khoản tổng nợ phải trả (38.869.103.488) nhỏ hơn tổng tài sản lưu động (41.374.483.524) thu lớn hơn chi. Chi nhánh Công ty đang từ bước đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh để duy trì kết quả trên và nâng cao hiệu quả hơn nữa. 43. Các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính của doanh nghiệp. Các số liệu báo cáo tài chính chưa diễn giải được hết thực trạng tài chính của chi nhánh Công ty, do vậy các nhà quản trị của Công ty sẽ dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính, mỗi doanh nghiệp khác nhau có các hệ số khác nhau, do đó người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp một thời kỳ nhất định. Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết thể hiện ở khả năng chi trả. Vì vậy chúng ta bắt đầu từ việc phân tích khả năng thanh toán. Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán tổng quát = = = 1,1 chứng tỏ tài sản của DN thừa để thanh toán nợ V. Định hướng kinh doanh của Chi nhánh Trước tình hình thị trường sôi động, đa dạng hoá các sản phẩm cùng loại cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp ngày càng phải cố gắng hơn nữa trong sản xuất kinh doanh để sao cho giành được thị phần lớn nhất. Điều này vô cùng phức tạp không phải doanh nghiệp nào cũng làm được vì nó chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp rất nhiều nhân tố khác nhau, nhưng có quan hệ lôgic với nhau. Do đó các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về vật chất lẫn công sức nhằm giải quyết tốt các nhân tố này. Với một quy luật bất hữu trong kinh doanh là khi doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất kinh doanh ổn định có lãi thì cần phải trích lập các quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp nhằm đầu tư chiều sâu lẫn chiều rộng đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định và có hiệu quả. Công ty Tân Phú An cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhất là trong thời điểm hiệnnay, sản xuất kinh doanh đang có lãi, sản phẩm có uy tín trên thị trường. Chi nhánh Công ty cũng đã có những chiến lược đầu tư phát triển riêng cho mình. Sau đây là chiến lược phát triển của Công ty năm 2005-2007. - Về chất lượng sản phẩm: Điều này Công ty đang tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng rượu đảm bảo cạnh tranh. - Về công tác thanh toán tiền hàng: Công ty tiếp tục duy trì đa dạnghoá các hình thức thanh toá, nâng cao kỷ luật thanh toán, tránh bị chiếm dụng vốn. - Tỷ trọng từng loại sản phẩm tiêu thụ: mặt hàng chủ yếu của Công ty là rượu, Công ty vẫn tiếp tục duy trì thế mạnh này, có thể nói sản phẩm này là thế mạnh của Công ty và sản lượng tiêu thụ khá cao. - Phương thức bán hàng: Công ty đang tiếp tục hoàn thiện hơn phương thức bán hàng hiện nay. - Công tác tiếp thị, marketing, nghiên cứu thị trường: sẽ không ngừng đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ, tổ chức Hội nghị khách hàng để mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cho phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty đạt được mục tiêu đề ra. - Công ty có kế hoạch về "con người" tức là đào tạo lại đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ cao để đảm nhận công việc mới. - Thị trường tiêu thụ: Chi nhánh Công ty sẽ có chiến lược mở rộng thị trường ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và có hướng xuất khẩu. - Về vốn đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị: Công ty cũng đã có kế hoạch vay vốn tín dụng cùng với số vốn thông qua quỹ đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ mà Công ty đã trích từ lợi nhuận để lại hàng năm. Trên đây là một số nét chính trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong kế hoạch 3 năm từ 2005-2007. Chương II Thực trạng thị trường tiêu thụ Rượu của Chi nhánh Công ty Hà Phú An I. Những nét chung về thị trường rượu Rượu là một sản phẩm có đặc điểm phục vụ nhu cầu cá nhân nó thoả mãn nhu cầu ăn uống thưởng thức của con người. Tuy nhiên rượu chỉ hướng tới phục vu nhu cầu một giới nhất định đó là nam giới. Thị trường rượu hiện nay đang diễn ra khá sôi nổi và thường xuyên, rượu đã phần nào thoả mãn được các nhu cầu khác nhau của giới tiêu dùng, từ nhu cầu đơn giản là để kích thích tiêu hoá đên nhu cầu khó tính nhất của người sành điệu trong văn hoá ẩm thực là để thưởng thức và xu thế quốc tế hóa bữa ăn. Các mặt hàng rượu trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại mẫu mã chất lượng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thói quen tiêu dùng của mỗi cá nhân, mỗi vùng khác nhau. Quy mô nhu cầu về rượu hiện nay đang ở trạng tháI ổn định và thoả mãn được khá đầy đủ yêu cầu của người tiêu dùng trong các tiệc rượu hội hè hay trong các bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Đến nay chưa có số liệu trhống kê chính xác về số lượng rêọu tiêu thụ trong một năm là bao nhiêu nhưng ta có thể sử dụng phương pháp ước tính như sau để hình dung một cách cụ thể: ước tính trên cơ sở dân số học: Dân số dùng để tính là 80.000.000 người ( tính trong năm 1998). Số người bình quân trong một gia đình là 7 người, số gia đình sẽ là:11.428.571. Mỗi gia đình lấy tối thiểu một người uống thường xuyên ở mức bồi bổ sức khoẻ. Lượng rượu uống bình quân một ngày: 10ml = 0,01 lít. Số ngày uống bình quân là 300 ngày. Như vậy tổng số rượu tiêu dùng theo cách ước tính là: 0,01 lit * 300 ngày * 11.428.571 người = 34285713lít Qua đó ta thấy rằng tiêu thụ rượu một năm là khá lớn. Hiện nay do quá nhiều đơn vị cung ứng tham gia vào thị trường lam cung lớn hơn cầu và trong tương lai khoảng cách này sẽ còn lớn. Mặt khác theo dự đoán thì trong tương lai xu hướng tiêu dùng sẽ giảm đi do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là mức sống người dân tăng cao, trình độ dân trí ngày càng nâng lên người ta sẽ nhận thức được độ độc hại của rượu. Xu hướng tiêu dùng sẽ tập chung sử dụng những loại thức uống vừa đảm bảo chất lượng, đảm bảo sức khoẻ và nâng cao giá trị thưởng thức. Vì thế sản phẩm như bia, rượu ngoại chất lượng coa, như rượu vang của các doanh nghiêp sẽ lên ngôi. Các yếu tố về văn hoá, xã hội đặc biệt là yếu tố thu nhập sẽ chi phối rất nhiều tới mức độ tiêu dùng. Các yếu tố văn hoá có thể kể đến là những phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, văn hoá ẩm thực của các vùng địa lý khác nhau, của mỗi người khác nhau. Các yếu tố xã hội là các chuẩn mực đạo đức , quan niệm xã hội uốn nắn con người đI theo những chuẩn mực mà xã hội đặt ra theo những xu hướng tích cực, bàI trừ những tệ nạn tiêu cực. Mức sống và thu nhập có ảnh hưởng rất lớn tới sức mua của dân chúng. Kinh tế tăng trưởng góp phần nâng cao mức sống và thu nhập của người dân. Chính vì vậy nó thúc đẩy sự gia tăng tiêu dùng các hàng hoá không chỉ là sản phẩm thiết yếu mà còn là sản phẩm xa xỉ. Ngược lại lối sống của người miền Nam, họ sống thực dụng, đơn giản và mang phong cách phương tây vì vậy mà người dân ở đây họ thích loại rượu mạnh, sốc và lạ. Vì thế một số loại rượu của công ty ngoài Bắc lại bán được ở thị trường miền Nam. Tóm lại thị trường rượu của nước ta hiện nay rất sôI động và đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu cách và sự thay đổi nhu cầu và quy mô về sản phẩm diễn ra liên tục và thường xuyên. Tuy chưa có sự phân tích kỹ lưỡng cũng như chưa có cuộc thống kê điều tra về quy mô và nhu cầu tiêu dùng rượu nhưng về chủ quan ta có thể thấy quy mô của nó rất lớn, nếu tạo dựng được cơ hội và khả năng sản xuất kinh doanh thì chắc chắn các công ty sẽ có nhiều thành đạt trong thị trường hấp dẫn này. Chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất các mặt hàng rượu bia tung ra thị trường các sản phẩm của mình gây lên tình hình cạnh tranh gay gắt, phức tạp. II. Tình hình thị trường tiêu thụ rượu Cơ chế thị trường đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và của công ty rượu nói riêng. Trong cơ chế bao cấp, công tác tiêu thụ của các công ty chủ yếu là phấn phối theo chỉ tiêu giao nộp cho nhà nước hình thức này mang nặng tính chất trao đổi hiện vật gây cho công ty còn khó khăn về tài chính. Do đó thị trường của công ty rất nhỏ bé sản phẩm đến tay người tiêu dùng khó khăn. III. Các đối thủ cạnh tranh Từ sau ngày mở cửa thị trường, cộng với việc xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp của nhà nước thì thị trường trong nước bị tác động trực tiếp và có rất nhiều biến động. Tuy chính sách mở cửa kinh tế của nhà nước tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng chính sách bảo hộ sản xuất hàng nội địa chưa kịp thời và thực hiện chưa nghiêm túc. Hàng loạt các công ty liên doanh mọc ra tràn lan cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra sản phẩm bán chậm vì không cạnh tranh nổi. Sự cạnh tranh hàng hoá làm cho các công ty nói chung luôn luôn phảI quan tâm đến khách hàng của mình, theo quan điểm Marketing thì người ta cho rằng “ Hãy sản xuất ra cái mà có thể đem bán chứ không phảI cố gắng bán là cáI mà có thể sản xuất ra “, “ Hãy tìm kiếm nhu cầu và thoả mãn nó “. Điều đó muốn nói lên rằng một công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải biết cảI tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm cho bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng “ khách hàng là thượng đế “. Tóm lại sự cạnh tranh hàng hóa có những ưu việt của nó đó là nhà sản xuất quan tâm đến người tiêu dùng nhiều hơn, tức là sản xuất ra cái gì mà xã hội đang cần. Nếu như một doanh nghiệp nào dố thiếu hiểu biết về nhu cầu của người tiêu dùng tức khắc sẽ có sản phẩm của doanh nghiệp khác thay thế dẫn đến sự bế tắc và mất thị trường hàng hoá, sản phẩm không bán được thì doanh nghiệp phá sản. Chi nhánh Công ty Hà Phú An sản xuất sản phẩm để phục vụ nhu cầu của nhân dân và xuất khẩu, đặc biệt vào dịp lễ, Tết, các dịp vui công ty có một số đối thủ cạnh tranh như sau: Rượu do nhân dân tự sản xuất : Rượu này được nấu theo phương pháp thủ công đã tồn tai từ lâu đời và hiện nay người dân vẫn nấu để uống hoặc bán. Các điểm sản xuất năm rải rác ở các làng bản trên toàn quốc nên chính phủ không kiểm soát được và không thu thuế được. Theo khảo sát ở làng Vân- Bắc Ninh, làng có 800 hộ gia đình, mỗi ngày họ nấu khoảng 50 kg sắn và tính sơ bộ một năm có thể sản xuất ra được 12 triệu lít rượu. Cứ mỗi tỉnh một làng thì khoảng 50 tỉnh có 50 làng ta có lượng rượu sản xuất được là 600 triệu lít/năm. Rượu dân tự nấu giá rẻ hơn giá rượu của công ty vì không phảI khấu hao máy móc, thiết bị trong giá thành, không phảI vận chuyển, thuế ít, tận dụng lao động dư thừa trong gia đình nhưng vì sản xuất thủ công nên rượu nay có nhiều tạp chất, qua phân tích ta có tỉ lệ tạp chất độc như sau: Độ rượu: 30-40 Aldehyd:235mg/l Ester: 3560mg/l Fufurol:3,6mg/l Cồn bậc cao:767mg/l Metylic:0,6% Acide:1400mh/l Những chất trên là những chất độc hại có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người so với tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn thế giới. Rượu do các đơn vị sản xuất trong nước : Trên thị trường có nhiều đơn vị tham gia sản xuất và kinh doanh rượu, từ các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các liên doanh với nước ngoài. Rượu do các doanh nghiệp trung ương sản xuất chỉ có, công ty rượu Hà Nội công suất công ty rượu là: 7.500.00 lít/năm và công ty rượu Bình Tây nhưng công ty rượu Bình Tây đã chuyển một phần sang liên doanh với Hiram nên thị phần còn nhỏ. Rượu được khử độc tố bằng các thiết bị cất tương đối tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhà nước, chủng loại rượu phong phú bao bì đẹp, khách của thị trường này là nhân dân thành phố và nông thôn nhưng họ chỉ dùng theo mùa và lễ tết. NgoàI ra còn xuất khẩu song số lượng không đáng kể. Rượu do các doanh nghiệp địa phương sản xuất: ở các tỉnh thành phố thường có các nhà máy sản xuất đường, bánh kẹo, chế biến lương thực kết hợp sản xuất rượu từ gỉ đường và kẹo phế phẩm.. khách hàng của thị trường nay là nhân dân thị trấn, thị xã.. nhưng cũng có những doanh nghiệp đã xuất khẩu được sản phẩm của mình sang thị trường Liên Xô cũ tuy chưa nhiều như: Công ty rượu Đồng Xuân (Vĩnh Phú ), công ty rượu ong ( TháI Bình ), công ty rượu ong Xuân Thuỷ ( Nam Định ) , công ty rượu Quảng NgãI. Trong những đơn vị kể trên thì công ty rượu nước giảI khát Thăng Long ( Hà Nội ) đang là một đối thủ cạnh tranh đáng lưu ý đối với các sản phẩm của công ty. Hiện nay sản phẩm của vang Thăng Long đang chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng và giá cả. - Rượu do các công ty sản xuất: Từ năm 1990 đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân sản xuất rượu. Những doanh nghiệp này thường sản xuất theo hướng chuyên môn hoá một mặt hàng rượu đặc sản. Như công ty TNHH Cẩm Việt chuyên sản xuất rượu cam, công ty Hoàng Long chuyên sản xuất rượu vang sản lượng sản xuất không lớn chỉ dưới 1 triệu lít/ năm. Các công ty này có thiết bị máy móc gịn nhẹ, vừa đủ cho sản xuất, giá thành thấp, mẫu mã đẹp, năng động trong các yêu cầu của thị trường tuy nhiên sản lương thấp không đủ sức cạnh tranh độc quyền và họ không đủ vốn để cảI tiến thiết bị do đó nhiều công đoạn còn làm thủ công. Ngừơi phân phối trung gian của họ là các đại lý rượu bia bánh kẹo, các bách hoá, người tiêu dùng là dân thành thị nghèo có thu nhập thấp. - Rượu liên doanh 100% vốn nước ngoài . +Công ty rượu Sake ở Thừa Thiên Huế với công suất 500.000l/năm +Công ty rượu sâm banh Matcova Đồng Nai có công suất 3.775.000l/năm +Xí nghiệp Napoleon thành phố Hồ Chí Minh có công xuất 450.000l/năm +Công ty Allier Domcop (Ninh Thuận) công suất 450.000l/năm +Công ty Hiram Walker Bình Tây (Hồ Chí Minh ) công suất 2.775.000l/năm +Công ty liên doanh rượu Việt Pháp (Hà Nội) công suất 1.200.00l/năm + Công ty rượu ênin Beverage Hà Nội công suất 2.500.000l/năm +Công ty hữu hạn rượu hữu nghị Việt Trung (Nam Hà) công suất 1.200.000l/năm -Rượu nhập khẩu : Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế là sự xuất hiện của nhiều loại hàng hoá nước ngoài trên thị trường, rượu nhập khẩu vào Việt Nam qua các nguồn: +Bằng con đường mậu dịch: Do các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam nhập rượu từ nước ngoàI về Việt Nam bán kiếm lời, hoặc người Việt Nam đI nước ngoàI mang về +Bằng con đường trốn sự kiểm soát của cơ quan nhà nước: Đây là rượu nhập lậu. Trên thị trường có rất nhiều loại rượu của Pháp như Remy Martin, Henensy, Napoleon, Wisky, Jonhy Walker (Anh).. giá cả các loại rượu này rất cao, có loại cao gấp 25 lần rượu của công ty như rượu Hennesy X.O (490.000đ /chai). Loại rượu này nhà nước đánh thuế 120%, được bán khắp cả nước tập chung ở những thành phố lớn chủ yếu là những người có thu nhập cao. Chất lượng rượu cao thường là những loại rượu có tiếng trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó loại rượu này có bao bì, mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon đặc biệt. Tóm lại ta có thể thấy rằng thị trường rượu của nước ta hiện nay đang diễn ra rất sôi nổi và có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước. Các sản phẩm hiện nay rất phong phú và đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đang xuất hiện xu hướng cung vượt quá cầu vì vậy nó gây khó khăn cho các nhà cung ứng trong việc canh tranh và tiêu thụ sản phẩm. IV. Những nỗ lực nhằm mở rộng thị trường Đối với Chi nhánh Công ty Hà Phú An để có một thị phần sản phẩm trên thị trường công ty đã phải nỗ lực rất nhiều. Những nỗ lực đó được thể hiện ở : - Giá cả sản phẩm: Giá cả sản phẩm là một công cụ cạnh tranh rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp trên thị trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường bởi thị trường chỉ chấp nhận những doanh nghiệp có gía thành nhỏ hơn giá bán. Sự chênh lệch giữa giá thành và giá bán, giữa chi phí cá biệt và chi phí xã hội càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn. - Giá cả của sản phẩm được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, còn giá thành của sản phẩm được tập hợp bởi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nguyên vật liệu , chi phí nhân công và chi phí chung. Ví dụ kết cấu giá thành của một sản phẩm rượu chanh được thể hiện thông qua bảng sau: Khoản mục ĐVT Tiêu hao Đơn giá Thành tiền (đồng) 1. Nguyên vật liệu chính 1.004.250 Cồn tinh chế lít 161,25 8.976 5.857.546,25 Cồn hương mơ Lit 200 17.000 1.446.896,25 Axit lít 0,4 1.600 3.400.000 Đường kính tráng kg 154,5 6.500 6.400 2. Vật liệu phụ 4.027.507 Nút nhôm Chiếc 1.615 360 484.50 Nhãn thân-cổ Cái 1.555 200 311.000 Hồ gián kg 0,4 40000 1.600 Nút rửa chai kg 0,45 3000 4.350 Muối kg 2 1300 2.600 Nước lít 36 2000 72.000 Giấy bao chai Tờ 1.555 21 2.655 Nẹp đai nhựa kg 3,5 15.000 52.500 Băng gián 134 85 11.390 Khoá đai kg 0,95 7000 6.850 Nhãn dán ngoàI két Tờ 105 165 7.325 Nhựa xử lý nước kg 0,025 20.000 800 3. Các chi phí khác 1.404.295 Giá thành toàn bộ 11.298.411,25 4. Lãi định mức % 5 564.470,56 Tổng giá thành đ 11.853.821,81 Giá thành một chai: 7800đ Do vậy để sử dụng giá cả như một công cụ cạnh tranh quan trọng . Bằng chính sách định giá, phân biệt giá cả để nâng cao lợi nhuận công ty đã tìm ra biện pháp nhằm hạ giá thành. Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành theo khoản mục dựa trên cơ sở tập hợp các yếu tố chi phí sản xuất nên để hạ giá thành, công ty chủ yếu hạ tháp chi phí nguyên vật liệu. Công ty có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu tại những điểm thích hợp bên cạnh đó công nhân phảI sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Giá bán các sản phẩm của công ty được xác định trên cơ sở của công thức sau: giá bán = giá thành+5% lợi nhuận Do vậy công ty đã có sự linh hoạt trong cách tính, tỷ lệ % chênh lệch thay đổi theo thời điểm và phụ thuộc vào các yếu tố: +Mức độ của người tiêu dùng và chu kỳ sống của sản phẩm đó : đối với sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường, hợp sở thích người mua thì công ty sẽ xác định khoảng chênh lệch cao còn đối với các sản phẩm đang ở thời kỳ bão hoà như rượu Cà phê, rượu cam, rượu anh đào thì công ty sẽ áp dụng khoảng chênh lệch nhỏ.` +Chất lượng uy tín sản phẩm: với những sản phẩm truyền thống có chất lượng và uy tín lâu năm trên thị trường thì giá của công ty có sự ổn định. +Tính chất mùa vụ của sản phẩm: vào những tháng gần tết giá cả thường cao và vì vậy công ty tận dụng thời điểm này để kiếm lời và bù đắp vào các khoản lỗ của những sản phẩm bán ra ở những thời điểm hạ gía. Tại thời điểm qua tết không khí nóng ẩm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và lượng rượu tiêu thụ bị chậm lại. Do đó công ty phảI giảm giá để các đại lý mua hàng của công ty. Giá bán các sản phẩm của công ty hiện nay trong khoảng từ 1600 đến 1500đồng đây làm mức giá vừa phải phù hợp với đa số người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp. Theo số liệu thống kê tại hội nghị khách hàng của công ty tổ chức vào tháng 4/99 thì có 92% khách hàng miền Bắc cho rằng mức giá như vậy là thấp. Tuy nhiên đa số khách hàng có nguyện vọng công ty hạ thấp giá thành nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm. Khách hàng miền Nam chấp nhận mức giá đó nhưng đề nghị phải cải tiến mẫu mã sản phẩm. Hiện nay chính sách giá của công ty là hợp lý, đáp ứng được khả năng thanh toán của người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp là số đông trong xã hội. Đồng thời đã linh hoạt thay đổi mức giá của từng sản phẩm tuỳ thuộc vào từng loại thị trường. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành nên giá trị bên trong sản phẩm, các loại hàng khác nhau sẽ có tiêu chuẩn định giá chất lượng khác nhau. Đối với sản phẩm rượu thì chất lượng là mục tiêu hàng đầu có ảnh hưởng quyết định đến việc chấp nhận hay không chấp nhận của người tiêu dùng. Chất lượng rượu được so sánh thông qua các chỉ tiêu về nồng độ alitehyt có trong cồn, độ trong của rượu, màu và mùi vị của nó. Người tiêu dùng đánh giá rượu ngon hay không là khi uống vào êm hay sóc, uống có bị nhức đầu hay không, mức độ say ra sao. Đối với rượu của Chi nhánh Công ty Hà Phú An sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Tuy nhiên nếu đánh giá bằng các chỉ tiêu của thế giới thì sản phẩm của công ty chưa đạt tiêu chuẩn, còn kém xa so với các sản phẩm rượu của thế giới, Theo đánh gía của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam thì chất lượng sản phẩm của công ty chỉ đạt mức trung bình. Nguyên nhân của tình trạng chất lượng kém: - Do nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất như sắn, ngô, hoa quả là các nguyên liệu mau hỏng, vì vậy công tác bảo quản đòi hỏi phảI hết sức cẩn thận. Để giảm bớt chi phí đầu vào công ty tổ chức mua nguyên liệu theo mùa vụ, chính vì vậy nguyên vật liệu tồn kho rất lớn nên công ty không thể kiểm soát nổi chất lượng của chúng. Ngoài ra các vật liệu khác như: chai, nút.. nếu chất lượng kém cũng làm giảm chất lượng sản phẩm - Do quá trình công nghệ: + Đối với sản xuất còn dùng phương pháp lên men vi sinh vật cho nên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm.. và các yêu tố của hệ thống máy móc áp lực như lò hơI, nồi nấu, thùng chưng cất ngoài ra còn phụ thuộc vào men sử dụng khi ủ. + Đối với sản xuất rượu mùi: phương pháp sản xuất chủ yêu là pha chế, tuy nhiên chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào công thức pha chế, kỹ năng , kinh nghiệm, thiết bị. Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của công ty lạc hậu và không đồng bộ làm tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm. Trên đây là những đánh giá thực trang chất lượng rượu của công ty. Chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh Công ty Hà Phú An: Đối với Chi nhánh Công ty Hà Phú An công ty lựa chọn phương thức phân phối hỗn hợp. Công ty vừa tổ chức bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng vừa tiêu thụ gián tiếp qua hệ thống trung gian hình thành các kênh tiêu thụ gián tiếp dài và ngắn trên thị trường. Các kênh phân phối của công ty bao gồm: -Kênh tiêu thụ trực tiếp: những khách hàng có nhu cầu có thể mua hàng trực tiếp bằng cách liên hệ trực tiếp với trưởng phòng của công ty để thoả thuận về các điều kiện mua bán, có những khách hàng đến thẳng phòng thị trường đặt hàng. -Kênh tiêu thụ qua hệ thống đại lý: đây là kênh tiêu thụ chủ yếu của công ty, số lượng đại lý không ngừng tăng lên và ổn định qua các năm. Chính sách giao tiếp khuyếch trương: -Hoạt động xúc tiến bán hàng: Công ty đã cố gắng trong việc giúp đỡ khách hàng, đại lý trong việc hỗ trợ vốn, công ty có chính sách khuyến mại theo giá trị hàng hoá cho các đại lý tiêu thụ nhiều thanh toán nhanh. Khuyến mại nhằm khuyến khích các đại lý tăng sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường.Chính sách khuyến mại của công ty rất linh hoạt đối với những người mua hàng trả ngày thì khách hàng được hưởng khoản % hoa hồng trên giá trị số hàng mua còn đối với những đại lý trả chậm thì được tính ngay vào khoản chiết khấu của công ty. Khách hàng của công ty được thanh toán nhanh gọn thuận lợi bằng nhiều hình thức đa dạng: tiền mặt, séc, ngân phiếu hay chuyển khoản. Công ty cũng áp dụng các hình thức thanh toán cho các đại lý như than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0554.doc
Tài liệu liên quan