Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.Lý luận chung về xuất khẩu tư bản 2

1.2.Các hình thức của xuất khẩu tư bản 5

1.3.Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong gia đoạn phát triển hiện nay. 6

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1.Những thành tưụ đạt được trong quá trình thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam 10

2.2.Những khó khăn hạn chế còn tồn tại 12

 2.2.1.những khó khăn, hạn chế 12

 2.2.2.Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 14

 

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1.Giải pháp hoàn thiện cơ cấu đầu tư nước ngoài 19

3.2.Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 22

3.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. 27

 

C.KẾT LUẬN 28

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NIEs châu á Thứ ba là, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan quyện giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT, BT …sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên. Thứ tư là, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao. Ngày nay, xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt nó làm cho các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều nước. Đó là một trong những nhân tố cực kì quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở các nước nhập khẩu phát triển nhanh chóng. Song mặt khác, xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với những nước đang phát triển những hậu quả nặng nề như : nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chống chất do bị bóc lột quá nặng nề. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lí của Nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản, nhiều nước đã ở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ở nước mình. Vấn đề đặt ra là cần phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt theo nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực để khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Chương II thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam trong giai đoạn hiện nay 2.1.Những thành tựu đạt được trong quá trình thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam : Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần tạo điều kiện và động lực cho việc điều chỉnh chính sách kinh tế. Đây cũng là một trong những chủ trương vô cùng đúng đắn của Đảng : “ FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung đầu tư phát triển, là một trong những điều khiện tiên quyết để thực hiện chiến lược CNH – HĐH đất nước”. Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam cho đến nay, bình quân mỗi năm FDI thực hiện là 1.12 triệu USD, chiếm khoảng 26.5 % tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của xã hội. FDI là nguồn vốn quan trọng giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế cân đối, bền vững theo hướng CNH – HĐH góp phần tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,5 % trong giai đoạn 1991 – 1997 và khoảng 6% trong giai đoạn 1997 – 2000, là động lực cho việc khai thác và phát huy có hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong nước ( Tạp chí ngoại thương 26). FDI góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, làm cho nước ta từng bước chuyển biến theo kinh tế thị trường hiện đại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH. Các thành phần kinh tế của đất nước đã xây dựng những khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các ngành kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước ( năm 1995 chỉ số phát triển của khu vực FDI là 114,98% thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,54%, số liệu tương ứng 1996 là 119,42% / 109,34, năm 1997 là 120,75% /108,15%, năm 1998 là 116,88%/ 105,8%). ( Con số và sự kiện 9/2002) Đầu tư trực tiếp nước ngoài với những thế mạnh về vốn, công nghệ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều ngành nghề mới đã xuất hiện như : lắp ráp ô tô, xe máy, tivi, máy giặt, điều hoà nghiệt độ, tổng đài điện thoại … trong ngành công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, đưa ra những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại và là động lực quan trọng buộc các nhà đầu tư trong nước phải đôỉ mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hình thức … của sản phẩm để cạnh tranh và tồn tại trong cơ chế thị trường. Đầu tư nước ngoài cũng góp phần mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện tăng cường, củng cố và tạo ra những thế lực mới cho nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Xem xét kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo ngành kinh tế từ năm 1998 đến hết quý I/2001, không kể 33 dự án đã hết hạn với số vốn đầu tư 316,4 triệu USD và 68 dự án giải thể trước thời hạn với số vốn đầu tư đăng ký 8.329,4 triệu USD, tại Việt Nam hiện có 2725 dự án còn hiệu lực với số vốn đầu tư đăng ký là 36,565 tỷ USD.( Con số và sự kiện 9/2002) Vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 1712 dự án ( chiếm 63% tổng số dự án ) tổng vốn đầu tư 20.267,7 triệu USD ( chiếm 55,4% tổng số vốn FDI ). Đứng thứ hai là lĩnh vực dịch vụ có 663 dự án ( chiếm 23,2% số dự án) với vốn đầu tư 14.037 triệu USD ( chiếm 38,4% tổng số vốn đầu tư). Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp có số dự án và vốn đầu tư nhỏ nhất với 380 dự án( chiếm 13,8% số dự án ), vốn đầu tư đăng ký đạt 2.260,359 triệu USD ( chiếm 6,2%).( Con số và sự kiện 9/2002) Thực tế hoạt động FDI cho thấy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam những năm qua chủ yếu tập trung vào những ngành dễ thu lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thị trường trong nước lớn và những ngành trong nước có tiềm năng nhưng chưa được khai thác như các ngành sản xuất chất tẩy rửa, ngành may mặc, giầy dép, lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử dân dụng, sắt thép xi măng, khách sạn văn phòng cho thuê … còn đầu tư vào các ngành công nghệ cao thì chưa nhiều, nhất là đầu tư chiều sâu và chuyển giao công nghệ gốc. FDI đã đóng góp một phần quan trọng vào tổng GDP, tạo nguồn thu ngân sách. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP ở mức 2% năm 1992, 7,7% 1996 và 9% năm 1998. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo ra một khối lượng chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp, tham gia phát triển nguồn nhân lực, đem lại phương thức quản lý kinh doanh mới, tạo điều kiện cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoàn thiện năng lực sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tính đến nay, các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho khoảng 33 vạn lao động với thu nhập bình quân 70 USD / người / tháng, ngoài ra còn tạo ra hàng vạn lao động gián tiếp. Như vậy số lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI và các bộ phận khác liên quan bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước. Trong số lao động này có khoảng 6000 cán bộ quản lý và 2500 cán bộ kỹ thuật.(trích Con số và sự kiện 9/2002) ĐTNN đã góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước ( đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM ) nâng cấp được nhiều cơ sở hạ tầng trong cả nước. Nhờ đó các hoạt động trao đổi kinh tế được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. ĐTNN đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiêù kinh nghiệm, tạo nên nguồn động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Sản xuất trong các doanh nghiệp đã mang tính chuyên môn hoá, tập trung hoá. Các doanh nghiệp làm quen với thị trường thế giới và kinh nghiệm của các doanh nghiệp và các nền kinh tế trên thế giới. Chính phủ không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tạo môi trường đầu tư để môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư đã không ngừng được cải thiện với tốc độ nhanh để phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập. Trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta đã tranh thủ FDI để phát triển đất nước và đã đạt được những thành công nhất định. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bất cập, hạn chế đòi hỏi chúng ta phải xem xét toàn diện, cụ thể để tìm ra những bài giải cũng hết sức cụ thể. 2.2.Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại : 2.2.1.Những khó khăn, hạn chế trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam : Trong suốt hơn 15 năm hội nhập và khuyến khích đầu tư nước ngoài FDI, bên cạnh những đóng góp to lớn vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây giảm mạnh nhưng cũng đang có xu hướng phục hồi. Điều này đỏi hỏi chúng ta phải xem xét cụ thể để có đủ sức mạnh vượt qua nhiều thử thách còn trước mắt. Cơ cấu đầu tư tuy có nhiều cải biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý. Vốn đầu tư vẫn chủ yếu tập trung vào các vùng trọng điểm như Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn khác, điều này đã tạo ra sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các vùng. Về đối tác nước ngoài, 70% vốn đầu tư từ nước ngoài là các Châu á, Châu âu và Mỹ vẫn còn rất dè dặt khi đầu tư. Về hình thức đầu tư thì đang có sự chuyển mạnh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn so với điều kiện thực tế. Tính trong khoảng thời gian 1988 – 2000, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đã đạt 17,7 tỷ USD doanh thu đạt 21,6 tỷ USD, đây là một con số rất ý nghĩa với nền kinh tế Việt Nam, song còn nhỏ bé trong quá trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên trong các năm trở lại đây, đầu tư tư nước ngoài đã giảm cả về chất lượng và số lượng. Trong cơ cấu vốn nói chung của cả nước, vốn đầu tư nước ngoài giảm liên tiếp từ 24,9% năm 98 xuống 18,2% năm 99 và 16,8% trong năm 2000. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn ở mức cao so với mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước, song vẫn tiếp tục suy giảm từ 23,3% năm 1998 xuống 20% năm 1999 và 18,6% năm 2000. Đã có 7.014 dự án bị giải thể, thu hồi giấy phép ( 1998-2000 ) do không thực hiện góp vốn như đã cam kết và phần lớn hoạt động không có hiệu quả. Bên cạnh đó còn không ít các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đạc biệt là các liên doanh của đối tác Việt Nam, đã rơi vào tình trạng thua lỗ trong nhiều năm liền. Phía nước ngoài thường đặt vấn đề : chịu lỗ và mua lại phần vốn của Việt Nam hoặc nhượng cả phần vốn của họ cho phía Việt Nam. Trong phần lớn các trượng hợp, Nhà nước cho phía nước ngoài được mua phần chuyển nhượng của đối tác Việt Nam với một số điều kiện nhất định để trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và điển hình là công ty COCACOLA Việt Nam tại Hà Nội. Bảng 1:Tổng hợp thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài ( tính đến 31-12-2000) Đơn vị : Triệu USD STT Chỉ tiêu 1988- 2000 1988- 1995 1996-2000 1996 1997 1998 1999 2000 I Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn 1 Vốn đăng ký 38.553 7.826 8.640 4.649 3.897 1.568 1.973 2 Tăng vốn 6.032 2.132,3 788 1.173 884 628 426 3 Giải thể 7.952 1.548 1.141 544 2.428 624 1.666 4 Hết hạn 291 98,9 146,1 24,4 19,1 1,1 1,9 5 Còn hiệu lực 1.556 26.453 31.705 34.040 35.612 36.342 II Vốn thực hiện 19.984 7.153 2.923 3.137 2.364 2.179 2.228 Nguồn : Bộ kế hoạch và Đầu tư Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chuyền giao công nghệ cũng tồn tại nhiều hạn chế : có những công nghệ được chuyển giao đã quá cũ kĩ, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả, công nghệ được chuyển giao không đồng bộ và định giá khó khăn chính xác …Từ đó, sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh chưa cao và còn gây ra ô nhiếm môi trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gây ra nhiều hạn chế về chính trị- văn hoá - xã hội … 2.2.2.Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài : Nguyên nhân chính làm giảm lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là do sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, các nhà ĐTNN đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đang mất dần tính cạnh tranh và hấp dẫn so các nước trong khu vực, cụ thể là : -Thủ tục hành chính rườm rà, mất quá nhiều thời gian : Thủ tục cấp phép đã cải tiến nhưng lại dẫn đến tình trạng một cửa nhiều khoá, phối hợp giữa các ngành còn chưa kịp thời, địa phương cần xin ý kiến của trung ương cần mất nhiều thời gian, thủ tục sửa giấy phép đầu tư thường quá rườm rà, tỉ mỉ làm hạn chế đầu tư thêm. Có thể đơn cử một ví dụ : ở Hà Nội, để được cấp giấy phép đầu tư theo quy định của UBND thành phố, nhà đầu tư nước ngoài phải gửi nhiều bộ hồ sơ của dự án với đầy đủ 11 loại giấy tờ hợp lệ ( nếu là đầu tư 100% vốn nước ngoài ) đến Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc ban quả lí khu công nghiệp. Sau khi các cơ quan này lấy ý kiến thẩm định của các bộ, sở ngành có liên quan bằng văn bản, rồi được sự chấp nhận của Hội đồng tư vấn thành phố và được UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư thì tất cả thời hạn là 30 ngày. Đối với dự án không thuộc thẩm quyền của UBND thành phố thì thêm khâu gửi đến cấp trên ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ …) để cấp giấy phép đầu tư, thời gian kể từ khi nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đến khi được cấp giấy phép đầu tư trước đây là 60 ngày, nay còn 45 ngày. Trong quá trình thực thi của các ngành thời gian còn bị kéo dài hơn. Các thủ tục khác cũng vậy, rất phức tạp và nhiều vướng mắc như : Thủ tục hải quan ( danh mục tính thuế đất, xuất nhập khẩu, thời gian giải quyết thủ tục …) không rõ ràng ; thủ tục đất đai ( giá thuê đất, chính sách giải toả đền bù, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở các khu công nghiệp và khu chế xuất ) không đồng nhất, phức tạp, còn nhiều vướng mắc ; thủ tục xây dựng ( cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng ) còn nhiều phiền hà ; thủ tục cấp VISA cũng rất phức tạp, mất thời gian và chi phí cao ; việc tuyển dụng lao động phải qua trung tâm dịch vụ gây mất nhiều thời gian, chi phí cao nhưng chất lượng lại thấp ; phương thức nộp thuế, thủ tục, thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lí ngoại hối …cũng nhiều hạn chế, phức tạp.Chính những thủ tục hành chính này đã gây cản trở đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là các tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục ( hiện tượng sách nhiễu, phiền hà, làm biến dạng chính sách, việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế…) đã làm gia tăng những ảnh hưởng không tốt đến những nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chân chính, nghiêm túc. -Hệ thống pháp luật, chính sách đang trong quá trình thực hiện nên thiếu tính đồng bộ và không hoàn chỉnh, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự báo được trước. Tính ổn định của pháp luật chính sách chưa cao, chính sách liên quan đến FDI thay đổi nhiều, một số trường hợp chưa tính kĩ đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nên đã làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ. Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định, chậm đi vào cuộc sống. Một số văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành địa phương có xu hướng xiết lại, “đẻ” thêm qui định, dẫn đến tình trạng trên thoáng dưới chặt, thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Danh mục lĩnh vực không cấp phép và cấp giấy phép đầu tư có điều kiện của ta còn chung chung, ít hình thức đầu tư. _ Chi phí kinh doanh cao, khả năng sinh lời thấp. Theo các nhà đầu tư ĐTNN, chi phí đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực do vậy nếu xét trong giác độ này, Việt Nam không phải là nơi lý tưởng cho các nhà đầu tư. Căn cứ và kết quả điều tra Jetro ( Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ) tại 24 thành phố lớn thuộc 14 nước Châu á, lương công nhân tại Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Jakarta, giá điện gấp 2 lần Thượng Hải và Băngkok ; cước phí vận chuyển congtainer cao gấp đôi các nước khác. Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam là cao nhất trong khu vực Châu á. Mức thúe thu nhập tối đa của người Việt Nam làm tại các công ty liên doanh là 50%-60%, nhưng thực tế là 72% do cách tính luỹ tiến. Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân tại Hongkong chỉ là 15%, Phi-lip-pin là 33%, Tháilan là 37%. Như vậy, chi phí lương trả cho một nhân viên Việt Nam gần như tăng gấp đôi, nhưng lương thực tế chỉ xấp xỉ một nửa mức chi phí lương của “ ông chủ”. Chính điều này đã hạn chế rất nhiều lợi thế về nhân công, hạn chế những vị trí cao cho người Việt Nam trong doanh nghiệp ĐTNN. Chi phí ngoài hàng rào về hạ tầng chưa được giải quyết kịp thời, thoả đáng ( chưa có nguồn kinh phí để xây hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào ở khu công nghiệp các khu chế xuất ). Các khoản chi phí ngoài luật ( chi phí tư vấn, chạy thủ tục ) tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, chi phí vô hình về việc chờ đợi vì tệ quan liêu, giải phóng mặt bằng quá chậm, hạ tầng yếu kém, chất lượng lao động trình độ quản lý thấp … đã làm tăng chi phí cho nhà đầu tư ở Việt Nam. _ Hình thức thu hút vốn FDI chưa phong phú. Hơn 10 năm qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện theo 3 hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh ( trong đó các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn ). Việt Nam chưa chú trọng đến các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác như thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, cho phép mua bán, sát nhập doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài theo trào lưu hiện nay … Do đó trong nhiều năm qua Việt Nam chưa mở được các kênh mới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thế giới. _ Việc thực thi của các cấp dưới chưa nghiêm, nhưng việc kiểm tra xử lý của cấp trên lại chưa chặt chẽ, kịp thời gây nhiều trở ngại phiền hà, làm mất lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như Quyết định 53/1999/QQ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài rất hoan nghênh, nhưng trong quá trình thực hiện còn một số ngành, số bộ, địa phương, tổng công ty chưa nghiêm túc thực hiện như : việc áp dụng thống nhất một giá dịch vụ, lệ phí tham quan, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc chuyển đổi các hình thức đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số chính sách của chính phủ còn chậm đưa vào cuộc sống mà các cơ quan cấp dưới lại không chấp hành nghiêm chỉnh làm giảm lòng tin cộng đồng đầu tư nước ngoài đối với các quyết định của Chính Phủ, như việc thanh toán chậm tiền đầu tư công trình hạ tầng ngoài hàng rào doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đã ứng trước để xây dựng, giảm lệ phí tham quan … _ Môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều hạn chế yếu kém, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng. Hiện nay, tuy thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển mạnh, nhưng chưa quản lý tốt nên xảy ra tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại còn phổ biến làm ảnh hưởng tới các nhà sản xuất. Thị trường công nghệ và các dịch vụ thông tin, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, kiểm toán chưa phát triển kịp thời với yêu cầu của lĩnh vực hợp tác đầu tư. Thị trường vốn, thị trường chứng khoán chậm phát triển đã hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. _ Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế : giao thông vận tải, điện nước, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí cho đối tượng nước ngoài … còn nhiều bất cập. _ Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn và không ổn định, ảnh hưởng đến kế hoạnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm tăng giá thành sản phẩm. Theo điều tra của Jetro, Việt Nam hầu như không có phụ tùng có thể sử dụng được, 3/4 doanh nghiệp chỉ tự cung cấp nguyên liệu phụ tùng tại chỗ dưới 20%. _ Chất lượng của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về lao động kỹ thuật có tay nghề cao, kỷ luật lao động còn kém, năng suất lao động còn thấp, do đó thế mạnh của lao động Việt Nam đang giảm dần. Chương III Giải pháp về vấn đề đầu tư nước ngoài của Việt nam trong giai đoạn hiện nay : Đại hội IX của Đảng đã xác định rõ định hướng phát triển kinh tế đối ngoại tháng 5 năm 2001 – 2005 “ Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại … Tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện cam kết song phương và đa phương ”. Để thực hiện định hướng đó và các chỉ tiêu được đặt ra về kinh tế đối ngoại, cần thực hiện được một số giải pháp cả ở tầng vĩ mô và vi mô, từ chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư của Nhà nước đến chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp. 3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu đầu tư nước ngoài : Từ lí luận về xuất khẩu tư bản ta thấy mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư là lợi nhuận, do vậy, họ chỉ nhằm vào lĩnh vực nhanh chóng thu lợi nhuận, những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Tất nhiên cũng có những nhà đầu tư lớn, với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước, từ đó thâm nhập vào các thị trường xung quanh nên giai đoạn đầu họ có thể chấp nhận thua lỗ để có thể chở thành nhà cung cấp chính một loại hàng nào đó trong tương lai. Bởi vậy chúng ta cần kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của nhà đầu tư trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Trước mắt cần thực hiện một số giải pháp sau đây : 3.1.1. Thực hiện chiến luợc thu hút khoa học công nghệ : Một trong những vai trò quan trọng của FDI là chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ mang một hàm ý rộng, bao gồm không chỉ từ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn vận hành công nghệ đó, sửa chữa, bảo hành, nắm vững các nguyên lý, mô phỏng và phát triển của nó. Thông qua các hình thức đầu tư, giữa các nước đã có sự chuyển giao công nghệ và bổ sung công nghệ cho nhau. Đối với các nước đang phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu thấp kém, thì FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để nhập khẩu công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài. Thông qua FDI, các nước phát triển có điều kiện xuất khẩu công nghệ trung gian và truyền thông hoặc chuyển giao công nghệ đã có phần lạc hậu ở trong nước. Các hình thức chuyển giao công nghệ thường có lợi cho cả hai bên. Phần lớn các nước đang phát triển như Việt Nam có nhu cầu đổi mới về công nghệ và do đó có những biện pháp và chính sách mở cửa nhằm đẩy mạnh FDI và muốn nhập những ngành công nghệ mới, tiên tiến. Một vấn đề quan trọng khác là FDI dẫn đến thay đổi về cơ cấu ngành trong nội bộ đất nước. Tại Việt Nam, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành đến nay, đã xuất hiện một số ngành hoàn toàn mới như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy , điện tử…Đây là những ngành có khả năng thu lãi lớn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. 3.1.2. Khuyến khích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia : Trong số hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam thì 5 nước đứng đầu là các nước Châu á, trong đó Singapore chiếm vị trí số một. Vốn giải ngân từ các nước này, dẫn đến tình trạng phụ thộc vào sự phát triển của các nước trong khu vực mà thể hiện rõ nhất trong khủng khoảng 1997. Vốn giải ngân 1998 giảm 32% so với năm 1997, năm 1999 gảim 20% so với năm 1998. Trong các nhà đầu tư Châu á thì Nhật Bản đứng đầu là quốc gia đứng đầu về vốn thực hiện với 2,4 tỷ USD, chiếm 15,6% tổng số vốn thực hiện và tỷ lệ thực hiện đạt 60% vốn dăng ký. các công ty đa quốc gia từ các nước Châu á đã giảm một phần đầu tư ra nước ngoài, giảm việc mua lại các công ty nước ngoài mà thậm chí còn bỏ qua một số tài sản ở nước ngoài. Hệ quả là nguồn vốn đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong những năm qua giảm liên tục, hàng loạt các dự án phải hoãn tiến độ thực hiện hoặc xin tạm dừng triển khai lên tới 3 tỷ USD, chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê. Việc các đối tác chủ yếu là khu vực Châu á cũng gây ra những bất lợi trong việc tiếp thu công nghệ hiện đại từ các nước phát triển. Cơ cấu thu hút đầu tư quá cao từ các nước phát triển không còn phù hợp ở chính quốc và luôn luôn là nước đi sau về công nghệ. Do đó đòi hỏi phải có một chính sách khuyến khích các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam để góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướng CNH – HĐH, nhất là chính sách thu hút nguồn vốn và khoa học công nghệ của các công ty đa quốc gia của Mỹ và Tây Âu. 3.1.3. Xử lý linh hoạt hình thức đầu tư : Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư (1988-2000) (Tính đến ngày 31/12/2000-Chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị : Triệu USD Hình thức đầu tư Số dự án Tổng số vốn đăng ký Vốn pháp định Đầu tư thực hiện BOT 4 415 140 37 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 134 3.932 3.331 3.214 100%vốn nước ngoài 1.434 10.554 4.637 4.789 Liên doanh 1.047 21.503 8.311 9.636 Tổng số 2.691 36.404 16.419 17.676 Nguồn :Bộ kế hoach và Đầu tư Trong hoàn cảnh nước ta, đặc biệt là các vùng kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn lực chưa được khai thác, các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, cần xử lý linh hoạt vấn dề hình thức đầu tư theo hướng : Khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, các dự án có quy mô đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp. Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tất nhiên việc chuyển đổi phải đảm bảo điều kiện ổn định việc làm cho người lao động, bảo toàn được vốn g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0158.doc
Tài liệu liên quan