Bộ máy quản lý của công ty dựa theo mô hình trực tuyến- chức năng
- Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc công ty: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân viên toàn công ty.
- Giúp việc cho giám đốc có 5 phó giám đốc: tham mưu về chức năng trước khi ra quyết định. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc mà giám đốc giao phó và uỷ quyền.
- Dưới phó giám đốc là các phòng ban với chức năng nhiệm vụ cụ thể cùng giúp các phó giám đốc phụ trách một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đứng đầu các phòng ban là trưởng phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ; những người này chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động công tác của đơn vị mình, bố trí, sắp xếp, điều hành, phân công cho các nhân viên trong phòng, đảm nhận một số chức năng nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực của đối tượng.
+ Phòng tổng hợp: Tham mưu giúp giám đốc quản lý và điều hành một số lĩnh vực như: công tác hành chính quản trị văn phòng, quản lý con dấu đối ngoại.
14 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty ACC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát về lịch sử phát triển và hình thành của công ty ACC.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng công trình hàng không ACC:
Ra đời trong hoàn cảnh toàn đảng, toàn dân tích cực thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, công ty xây dựng hàng không ACC luôn khẳng định được vai trò to lớn của mình trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển công ty ACC đã có nhiều sự thay đổi trong cơ cáu, tổ chức cụ thể như sau:
- Ngày 6 tháng 11 năm 1990 trước chủ trương mới về đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ mới được đề ra “ kết hợp quốc phòng với kinh tế”; Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định kiểm sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không( Đây là tiền thân của công ty ACC).
- Tháng 10 năm 1992 xí nghiệp được tách thành 2 đơn vị là công ty ACC và công ty thiết kế tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành.
- Đến ngày 27 tháng 7 năm 1993 Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 359/QĐ- QP thành lập lại công ty ACC.
* Tên giao dịch quốc tế: Airport contruction company
( Viết tắt là ACC )
* Tên giao dịch Việt Nam: Công ty xây dựng công trình hàng không ACC
* Trụ sở chính được đặt tại: 178 Trường Chinh- Đống Đa- Hà Nội
- Tháng 5 năm 1996 công ty ACC sát nhập 2 công ty bay dịch vụ Việt Nam và trở thành doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập thuộc 2 công ty.
- Ngày 9 tháng 9 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 116 2003/QĐ- QP tách ACC ra khỏi công ty bay dịch vụ Việt Nam và sát nhập Công ty 244 và công ty Xi măng hàng không vào ACC.
Công ty ACC gồm các đơn vị trực thuộc như sau:
Nhà máy XM78: Hữu lũng- Lạng Sơn
Xí nghiệp Xây dựng 243: Thành phố Đà nẵng
Xí nghiệp Xây dựng 244: 164 Lê Trọng Tấn- Hà Nội
Xí nghiệp Xây dựng 245: Thành phố Hồ Chí Minh
Xí nghiệp Công trình 23: Đà Nẵng
Xí nghiệp Công trình 24: Hà nội
Xí nghiệp Công trình 25: Thành phố Hồ Chí Minh
Xí nghiệp thi công cơ giới: Thành phố Hồ Chí minh
Xí nghiệp đầu tư và phát triển nhà: Hà Nội
Trung tâm kiểm dịch chất lượng: Hà Nội
Trung tâm tư vấn kiểm sát, thiết kế và kiến trúc : Hà Nội
Hoạt động với phương châm “ Chất lượng- tiến độ- hiệu quả” và phương hướng phát triển đúng đắn được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời, sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản công ty ACC đã đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua:
+ Được tặng cờ cho đơn vị đạt sản phẩm chất lượng cao liên tục trong 10 năm ( từ năm 1995 đến năm 2005).
+ Được trao Cúp vàng cho doanh nghiệp tiêu biểu ngành xây dựng Việt Nam( năm 2003)
+ Được phong tặng Huân chương lao động hạng 3( năm 1998) và Huân chương lao động hạng nhì ( năm 2000)
+ Được phong tặng danh hiệuanh hùng thời kỳ đổi mới.
+ Được Bộ xây dựng tặng 39 Huy chương vàng chất lượng cao cho 39 công trình mà công ty thi công.
Đặc điểm, chức năng tổ chức hoạt động sản xuất:
Công ty ACC là doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình kinh tế kết hợp Quốc phòng quân chủng phòng không- không quân, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng; hoạt động theo điều lệ và luật doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập công ty.
* Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty:
Xây dựng công trình hàng không
Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải, cấp thoát nước, công trình dây tải điện và trạm biến áp.
Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình và hạ tầng kỹ thuật.
Thực hiện một số lĩnh vực kinh doanh như: xăng dầu, bưu điện, bến bãi kho tàng, vật liệu xây dựng
* Về thị trường hoạt động:
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình hàng không; công ty ACC còn hoạt động khá đa dạng trong ngành xây dựng, hơn nữa ACC là công ty có uy tín lớn trong ngành chính nvì vậy công ty có mạng lưới hoạt động rộng khắp từ Bắc đến Nam
Trong nhiều năm qua công ty ACC liên tục hình thành và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra, không những tăng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, đóng gópc cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất cho công nhân viên của công ty.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1. Tổng vốn kinh doanh
65.163.110. 829
75.101.219.238
81.236.432
2. Tổng doanh thu
351.847.007.878
406.215.845.417
493.213.812.200
3. Chi phí
333.799.729.828
385.661.724.926
416.355.413.098
4. Lợi nhuận
18.047.278.050
20.554.120.491
26.367.356.302
5. Thu nhập bình quân người/ tháng
4.929.304
2.334.532
2.498.326
Nguồn: Phòng hàng không
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận kinh doanh của công ty không ngừng tăng qua các năm: năm 2006 lợi nhuận tăng gần 2,5 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 14%, năm 2007 tăng so năm 2006 gần 6,3 tỷ tương ứng ví tốc độ tăng 31,5%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty tăng nhanh qua các năm. Cũng qua đây ta thấy quỹ lương của công ty không ngừng tăng, thu nhập bình quân đầu người/ tháng của công nhân viên tăng lên đáng kể góp phần cảI thiện đời sống vật chất của công nhân viên.
Cùng với sự tăng lên về quy mô hoạt động chất lượng cao của công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động:
Năm 2005: 2.477
Năm 2006: 2.596
Năm 2007: 2.703
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn:
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ %
Trên đại học
Đại học và cao đẳng
Trung cấp
Thợ bậc cao
Sơ cấp
3
119
28
11
112
1
42
9,9
3,9
43,2
Trình độ lao động của công nhân viên ở trình độ trên cao đẳng là 43% là tương đối cao so với các doanh nghiệp khac, tuy nhiên tỉ lệ thợ bậc cao còn chiếm tỉ lệ thấp (3,9%) đây cũng là tình trạng chung trong các doanh nghiệp xay lắp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Do đó doanh ngiệp cần có những chính sách đào tạo , bồi dưỡng lực lượng lao động trong công ty góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
* Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty:
Để có được một sản phẩm xây lắp cần có sự tham gia của các bộ phận, các cá nhân có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp. Thông thường sơ đồ tổ chức công trường cho một sản phẩm xây lắp của công ty ACC như sau:
Chỉ huy điều hành thi công (Phó tổng giám đốc kỹ thuật)
Các đội xây lắp thi công công trình
Cán bộ phụ trách an toàn cho toàn công trình
Trắc địa cho toàn bộ công trường
Giám sát kỹ thuật công trình
Kế hoạch vật tư (Cán bộ phòng kỹ thuật)
Công trình xây lắp hình thành
Kiểm tra chất lượng công trình và nghiệm thu, bàn goa công trình cho chủ đầu tư
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty dựa theo mô hình trực tuyến- chức năng
- Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc công ty: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân viên toàn công ty.
- Giúp việc cho giám đốc có 5 phó giám đốc: tham mưu về chức năng trước khi ra quyết định. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc mà giám đốc giao phó và uỷ quyền.
- Dưới phó giám đốc là các phòng ban với chức năng nhiệm vụ cụ thể cùng giúp các phó giám đốc phụ trách một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đứng đầu các phòng ban là trưởng phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ; những người này chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động công tác của đơn vị mình, bố trí, sắp xếp, điều hành, phân công cho các nhân viên trong phòng, đảm nhận một số chức năng nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực của đối tượng.
+ Phòng tổng hợp: Tham mưu giúp giám đốc quản lý và điều hành một số lĩnh vực như: công tác hành chính quản trị văn phòng, quản lý con dấu đối ngoại.
+ Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh quý, năm của toàn công ty đồng thời tổng hợp, báo cáo về việc thực hiện kế hoạch.
+ Phòng Tài chính- kế toán: Tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác quản lý tài chính và hoạch toán kinh tế toàn công ty.
+ Phòng kỹ thuật và an toàn lao dộng: Giúp giám đốc quản lý và điều hành công tác lao dộng, an toàn lao dộng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, thanh tra quân sự....
+ Ban đầu tư xây dựng cơ bản: Giúp giám đốc quản lý và điều hành thị trường xây lắp, quản lý các đề án, đấu thầu, phát triển thị trường.
+ Các đội xây lắp: Mỗi đội có đội trưởng, nhân viên KT, kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về, KT. Đội trưởng trực tiếp chỉ đạo sản xuất theo các quyết định giao nhiệm vụ của giám đốc
Công việc của đội có thể do công ty hoặc đội tìm kiếm toàn bộ hồ sơ đấu thầu, ký hợp đồng do công ty thực hiện sau đó giao nhiệm vụ cho từng đội theo từng hạng mục công trình, tạo điều kiện cho vay vốn, vật tư trực tiếp sản xuất; các đội có trách nhiệm bố trí lao động hợp lý, mua sắm vật tư, cung cấp lao động đảm bảo năng suất, chát lượng và hiệu quả.
Ban giám đốc
Phòng kinh tế lao động và an toàn
Phòng Tài chính- kế toán
Phòng Tổng hợp
Phòng Dự án
Phòng Khoa học
XN đầu tư phát triển nhà ở
XN thi công cơ giới
XN công trình 25
XN công trình 24
XN công trình 23
XN xây dựng 245
XN xây dựng 244
XN Xây dựng 243
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hải
Phòng
Chi nhánh Lạng Sơn
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng
Mô hình tổ chức quản lý của công ty giúp chia sẻ gánh nặng với giám đốc, phát huy năng lực các bộ phận, công việc phân chia rõ ràng nhờ đó bộ máy tinh giảm gọn nhẹ, công tác quản lý hiệu quả. Tuy nhiên thông tin trải qua nhiều cấp dẫn tới sự sai sót chậm chạp, mất tính tức thời.
4. Phương hướng phát triển
Tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường khẳng dịnh vị thế hàng đầu trong ngành xây dựng công trình hàng không.
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ Bộ Quốc Phòng giao cho, công ty phấn đấu mở rộng quy mô, mở rộng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong mọi lĩnh vực.
Giữ vững thị trường phòng không không quân đồng thời thực hiện chiến lược mở rộng, thâm nhập vào thị trường mới đặc biệt là thị trường xây dựng hang không tại một số nước lân cận như Lào, Campuchia..
II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty acc
1. Đặc điểm bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện tất cả công tác tài chính kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế của toàn công ty.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán cổ phần, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo cuối kỳ.
- Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm; lên, xuống tài sản cố định, khấu hao và sửa chữa lớn tài sản cố định
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Theo dõi các khoản thanh toán với công nhân viên và các khoản trích theo lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỉ lệ % quy định hiện hành
- Kế toán tạm ứng và thanh toán: Theo dõi quản lý các khoản tạm ứng, quản lý các nhân viên thu, chi quỹ và các khoản thanh toán giữa các đơn vị trực thuộc với công ty.
- Thủ quỹ: Cùng với kế toán thanh toán tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi quỹ tiền mặt.
- Kế toán các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hoạch toán theo quyết định quản lý tài chính của công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán trên công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ACC
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư và tài snr cố định
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Kế toán tạm ứng và thanh toán
Kế toán tay và công nợ
Thủ quỹ
Kế toán các đơn vị trực thuộc
2. Vận dụng chế độ kế toán tại công ty ACC
a. Chính sách kế toán áp dụng:
- Trong năm 2006 công ty đã áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định 15/2006 QĐ- BCT ngày 20/3/2006.
- Niên độ kế toán áp dụng: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
- Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Giá trị thực tế đích danh
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/03 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế ddooj quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
b. Vận dụng chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo tài chính tại công ty.
* Chế độ chứng từ kế toán: áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141TC/ QĐ/CĐKT của Bộ tài chính bao gồm: chứng từ bắt buộc, chứng từ hướng dẫn
Công ty sử dụng các loại chứng từ như:
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nnghị tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Thẻ tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tài liệu
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
Phiếu báo làm thêm giờ
Hoá đơn VAT
* Chế độ sổ sách kế toán:
- Công ty áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký chung”
- Phần mền kế toán sử dụng “Cads”: Đảm bảo cung cấp thông tin đa dạng phục vụ yêu cầu quản lý hiện đại của các doanh nghiệp lớn và vừa. Dễ dàng thay đổi tham số phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi doanh nghiệp, dễ dàng sử dụng. Nó cho phép chỉ cần nhập dữ liệu từ các chứng từ gốc 1 lần vào máy, các sổ kế toán, báo cáo kế toán sẽ tự dộng cập nhật.
* Quy trình ghi sổ:
Chứng từ gốc
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Nhật ký đặc biệt
Sổ cái
Các sổ chi tiết
Bảng CĐ số phát sinh
BCTC
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối ứng
Công ty sử dụng các loại BCTC đầy đủ: Bảng CĐKT, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh BCTC.
Các Báo cáo quản trị: Báo cáo kết quả kinh doanh
III. Nhận xét chung về tổ chức bộ máy kế toán công ty ACC
1. Ưu điểm.
- Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của Công ty. Đội ngũ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình trong công việc và được bố trí hợp lý.
- Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức tương đối tốt đảm bảo hợp lý, hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ theo đúng quy định của BTC.
- Phương pháp hoạch toán kế toán theo phương pháp kktx phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời của công tác quản lý tại Công ty. Mặt khác Công ty áp dụng phần mềm kế toán CADS tạo điều kiện cho công tác hoạch toán nhanh chóng, tiết kiệm thời gian công sức cho các nhân viên kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đưa ra thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thanmhf sản phẩm xây lắp.
- Công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Nhờ áp dịng hình thức giao khoán xuống các xí nghiệp, các đội Công ty đã tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng dựa trên tinh thần trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc.
2. Hạn chế
- Việc giao khoán cho các đội thi công tự mua sắm vật tư đôI khi gặp khí khăn gây cản trở tiến đọ thi công các công trình đồng thời khiến kế toán Công ty không năm được lượng vật tư X-N-T một cách chính xác.
- Công týac luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trực thuộc với phòng tài chính kế toán Công ty còn chậm trễ đặc biệt là đối với các công trình lớn xa trụ sở chính của Công ty làm cho công tác kế toán trong tháng không đầy đủ, chính xác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37245.doc