Khi thương mại quốc tế của nước ta ngày càng phát triển, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng nên sản lượng hàng hóa giao nhận cũng tăng lên. Tuy nhiên, cùng với nó các công ty hoạt động trong lĩnh vực này lại được thành lập lên rất nhiều cùng với các công ty đã có trước đó, tạo nên một môi trường cạnh tranh rất khắc nghiệt. Công ty chưa có biện pháp hiệu quả để giữ và thu hút khách hàng lên khối lượng hàng giao nhận giảm so với năm trước.
13 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2001 - 2002, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế ở mỗi nước gắn liền với sự phát triển kinh tế của mỗi nước đó. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại quốc tế việc phát triển các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích luỹ ngoại tệ, đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng hoá nước ta trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối. Vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải quốc tế đang là một yêu cầu cấp thiết đối với những cán bộ làm công tác giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá nước ta.
Nội dung bản báo cáo được kết cấu gồm ba phần:
Phần I: Những vấn đề chung về doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2001-2002
Phần III: Đánh giá tổng hợp và kiến nghị biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần I:
Những vấn đề chung về doanh nghiệp:
1/ Lịch sử và quá trình hình thành của công ty:
Nền kinh tế nước ta được chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập chung sang cơ chế kinh tế thị trường từ năm 1986. Từ đó đến nay, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn: kinh tế hàng hóa phát triển với tốc độ cao và tương đối ổn định trong thời gian dài. Hàng hóa Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong thị trường nội địa mà còn có mặt ở trên 200 quốc gia trên toàn thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được mở rộng. Tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu năm qua đạt trên 30 tỷ USD. Đứng trước nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, tháng 10 năm 1999, theo quyết định số 1580 của chủ tịch ủy ban nhân thành phố Hà Nội, Công ty Tư vấn và dịch vụ vận tải quốc tế - Châu Lục được thành lập đã góp phần làm tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất kinh doanh tới tay người tiêu dùng. Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế tự chủ tài chính
Đến nay, công ty có tổng số trên 20 lao động làm việc ở hai chi nhánh khác nhau là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tham gia vào hiệp hội WORLD FREIGHT GROUP (WFG)bao gồm 183 tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới. Cơ cấu tổ chức của công ty cụ thể như sau:
STT
Tên phòng ban
Số lao động
LĐ nam
LĐ nữ
1
Ban giám đốc
02
02
0
2
Phòng kế toán
04
0
04
3
Phòng Sale and Marketing
04
03
01
4
Tổ hiện trường
06
03
03
5
Ban thư ký
04
0
04
2/ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban:
Châu Lục là một Công ty làm các chức năng tư vấn và dịch vụ vận chuyển, giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa…bằng đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ cho các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo điều lệ, Công ty có các chức năng sau:
Dịch vụ chứng từ, thủ tục hải quan, thông quan
Dịch vụ giao nhận hàng hóa từ cửa đến cửa
Vận tải nội địa
Vận tải đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt
Dịch vụ chuyển tải và gom hàng
Dịch vụ đóng gói
Dịch vụ bảo hiểm: hàng hóa thông thường, hàng nguy hiểm, an ninh, dễ vỡ, hành lý cá nhân
Dịch vụ kho bãi, bốc xếp
Dịch vụ hàng công trình, dự án.
Chức năng cụ thể của các phòng ban như sau:
Ban giám đốc: quản lý các vấn đề lớn của công ty, đưa ra các chiến lược phát triển của công ty, chiến lược kinh doanh và quyết sách thực hiện…
Phòng kế toán: dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc thực hiện các vấn đề liên quan đến tài chính, nguồn vốn, quyết toán thu chi và các vấn đề về thuế đối với nhà nước…
Phòng Sale and Marketing: thực hiện các công việc kinh doanh trực tiếp, giao tiếp với bạn hàng, tìm nguồn hàng cho công ty. Nó có chức năng rất quan trọng là củng cố và mở rộng thị trường hoạt động cho doanh nghiệp…
Tổ hiện trường: thực hiện các công việc cụ thể liên quan đến công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu: hồ sơ hải quan, thông quan, bảo hiểm hàng hóa, gom hàng, đóng gói nếu đối tác yêu cầu, liên hệ với các nhà cung ứng dịch vụ chủ yếu là các hãng tàu biển và các hãng hàng không, các hãng vận tải nội địa và ngoài nước..
Ban thư ký: tổ chức thực hiện các công việc hỗ trợ cho hoạt động chính của các phòng ban…
3/ Môi trường kinh doanh của đơn vị:
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và dịch vụ vận tải quốc tế, vì vậy trong kinh doanh nó không chỉ chịu các tác động trực tiếp của môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học kỹ thuật… trong nước mà còn chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ các tác động trên từ môi trường quốc tế.
Kinh tế nước ta từ khi đổi mới đã có những bước phát triển nhất định, đó là điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và với công ty Châu Lục nói riêng. Kinh tế hàng hóa phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ chương hướng ra xuất khẩu, từng bước thay thế hàng nhập khẩu. Điều đó cho phép hàng Việt Nam ngày càng có vị trí cao trên thị trường thế giới, đồng nghĩa với việc công tác vận chuyển, chuyển tải hàng hóa phải có những bước nhảy vọt đáng kể. Châu Lục là một trong những doanh nghiệp đã làm được điều đó. Với trụ sở chính tại Hà Nội, đại diện cho khu vực miền Bắc, và một văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho khu vực miền Nam, hàng năm Công ty đã thực hiện công tác giao nhận hàng hóa vớí tổng giá trị lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Trong thời gian qua, nước ta đã ký hiệp định thương mại với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó phải kể đến hiệp định thương mại với các nước trong khối ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…điều này cho phép Công ty Châu Lục cùng với các Công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mở ra nhiều hướng đi mới, mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Tập khách hàng của Công ty tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, các hãng tầu biển, các hãng hàng không trong và ngoài nước. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và dịch vụ vận tải quốc tế cũng phát triển với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh hết sức khắc nghiệt không chỉ riêng đối với Châu Lục mà còn đối với toàn ngành dịch vụ vận tải nói chung. Tại các tỉnh phía Bắc, theo thống kê sơ bộ đã có tới hơn 500 doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải trong đó tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng. Khu vực miền Nam và miền Trung, con số này còn lớn hơn rất nhiều, cạnh tranh không chỉ đơn thuần giữa các công ty tư vấn và dịch vụ vận tải mà còn giữa chính họ với khách hàng, với các nhà cung cấp…
Nhìn chung, Châu Lục là một doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực tài chính cũng như nhân sự còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Từ thực tế cho thấy đây là một thị trường còn mới đối với nền kinh tế nước ta, nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải có một số vốn đủ lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khách hàng đặc biệt là trong những trường hợp công ty phải ứng vốn trước cho những lô hàng lớn trong khi cho đến năm 2001, tổng số vốn của Châu Lục chỉ là 805.441.419VND. Đây cũng là một hạn chế lớn của Châu Lục nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.
4/ Đặc điểm cơ sở vật chất và lao động của công ty:
Một điểm nổi bật về cơ sở vật chất của công ty là được bố trí phân tán ở nhiều địa điểm. Đây cũng vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của công ty. Điểm mạnh là công ty có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau. Nhưng điểm yế là đối với những khách hàng có nhu cầu giao dịch những lô hàng lớn, Công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của bạn hàng.
Đặc điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty là tuổi bình quân trẻ, năng động sáng tạo trong công việc. Độ tuổi cao nhất của lao động trong Công ty là 30, thấp nhất là 22. Tuy nhiên, do còn trẻ nên đội ngũ cán bộ công nhân viên ở đây ít nhiều còn thiếu kinh nghiệm, chưa thành thạo trong công việc. Đây cũng là một khó khăn của công ty cần khắc phục.
Phần II:
Thực trạng trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2001-2002
1/ Một số đặc điểm chủ yếu trong hoạt động của công ty:
Trong quá trình hoạt động của Công ty nổi bật lên một số đặc điểm sau:
Hoạt động tư vấn và dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa…ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt.
Nếu như trước đây trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, chỉ có một số rất ít của Nhà nước được thành lập hoạt động trong lĩnh vực này thì từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay, nước ta đã có trên 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì thế, để tồn tại và phát triển đối với một doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập như Châu Lục là bài toán khó đối với toàn thể ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty.
Dịch vụ giao nhận, tư vấn không được thực hiện thường xuyên do các hợp đồng thường nhỏ lẻ theo từng lần và không ổn định.
Nghiệp vụ tư vấn và giao nhận hàng hóa quốc tế là một loạt các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đặc thù của xuất nhập khẩu của Việt Nam là tập trung mạnh vào 6 tháng cuối năm nên công tác giao nhận, và các dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng. Thông thường ở những tháng đầu năm, Công ty luôn rơi vào tình trạng thiếu việc làm mà ngược lai, công việc bị dồn dập vào những tháng cuối năm nên nhiều khi không phục vụ kịp thời cho khách hàng.
2/ Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2001-2002:
Như đã nêu trên, do là một công ty nhỏ mới được thành lập, đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm… nên trong những năm qua, kết quả kinh doanh của còn hạn chế. Dưới đây là là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2001:
A- Lãi-lỗ
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
LK từ đầu năm
Tổng doanh thu
001
780974483
780974483
1. Doanh thu thuần
010
780974483
780974483
2.Giá vốn hàng bán
011
655767984
655767984
3.Lợi tức gộp
020
125206499
125206499
4.Chi phí quản lý
022
258768331
258768331
5.Lợi tức thuần
030
-133561832
-133561832
6.Thu nhập từ hđ tài chính
031
541016
541016
7.Lợi tức từ hđ tài chính
040
541016
541016
8.Chi phí bất thường
042
50000
50000
9.Lợi tức bất thường
050
-50000
-50000
10.Tổng lợi tức trước thuế
060
-133070816
-133070816
11.Lợi tức sau thuế
080
-133070816
-133070816
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2001)
Từ bảng số liệu trên cho thấy kết quả kinh doanh trong năm 2001 không đạt được kế hoạch đề ra. Chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao so với các Công ty cùng ngành. Khi hoạt động kinh doanh của Công ty chưa đạt hiệu quả cao tất yếu dẫn đến thu nhập của cán bộ công nhân viên còn thấp, việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước cũng còn hạn chế. Dưới đây là bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước:
B-Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Chỉ tiêu
Số còn phải nộp kỳ trước
Số phát sinh
trong kỳ
Lũy kế
từ đầu năm
Số còn phải nộp đến cuối kỳ này
Số phải nộp
Số đã nộp
Số phải nộp
Số đã nộp
I. Thuế
582817
72922691
73105439
72922691
73105439
400069
1. VAT phải nộp
582817
54704019
54886767
54704019
54886767
400069
2.Thuế XNK
15188000
15188000
15188000
15188000
3.Thuế TNDN
2100672
2100672
2100672
2100672
4.Các thuế khác
930000
930000
930000
930000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001)
Bảng trên cho thấy mặc dù hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm qua chưa cao nhưng Công ty vẫn hoàn thành tốt các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, sản lượng hàng hóa giao nhận có phần giảm sút.
Sở dĩ như vậy là vì:
Khi thương mại quốc tế của nước ta ngày càng phát triển, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng nên sản lượng hàng hóa giao nhận cũng tăng lên. Tuy nhiên, cùng với nó các công ty hoạt động trong lĩnh vực này lại được thành lập lên rất nhiều cùng với các công ty đã có trước đó, tạo nên một môi trường cạnh tranh rất khắc nghiệt. Công ty chưa có biện pháp hiệu quả để giữ và thu hút khách hàng lên khối lượng hàng giao nhận giảm so với năm trước.
Cũng có thể so sánh tỉ lệ lợi nhuận với chi phí cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty chưa cao. Nguyên nhân cơ bản có thể là do việc tổ chức hoạt động của công ty chưa được hợp lý dẫn đến chi phí gia tăng mạnh hơn với mức gia tăng của lợi nhuận…
Phần III:
Đánh giá tổng hợp và kiến nghị một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN
Châu Lục là một Công ty TNHH quy mô nhỏ, mặc dù có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động sáng tạo trong công việc song còn thiếu kinh nghiệm. Đồng thời môi trường kinh doanh hiện nay ngày càng có những thay đổi theo chiều hướng phức tạp đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, theo em, Công ty cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
Công ty cần kiện toàn bộ máy tổ chức cho hoàn thiện, trau dồi kinh nghiệm và kiến thức cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Mở rộng và giữ vững các đầu mối khách hàng trong và ngoài nước bằng các chính sách ưu đãi đối với những khách hàng lớn, quan hệ làm ăn lâu năm như các dịch vụ hậu mãi, chiết khấu trong thanh toán, nâng cao chất lượng dịch vụ với giá cả hợp lý…
Đẩy mạnh và phát triển bộ phận Marketing cả về số lượng và chất lượng. Công ty cần tổ chức các lớp học ngắn hạn nhằm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty…
phần nhận xét của đơn vị thực tập:
Công ty TNHH Châu Lục xác nhận:
Sinh viên: Bùi Thu Huyền
Lớp: K35E6 Trường ĐH Thương Mại
Đã thực tập tại Công ty từ ngày 13 / 01 /2003. Trong quá trình thực tập, sinh viên Nguyễn Quốc Phiệt luôn chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của Công ty.
TM Công ty:
Giám đốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC574.doc