Thực trạng và biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu trang thiết bị vật tư Hàng không tại công ty xuất nhập khẩu Hàng không - Airimex

Kim ngạch hoạt động nhập khẩu ủy thác lớn thường chiếm tỷ trọng trên 60% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Về cơ bản, đây là hoạt động nhập khẩu quan trọng của công ty.

Trong hoạt động nhập khẩu ủy thác, phần lớn các hợp đồng đều do Tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên trong Tổng công ty ủy thác. Đây là hoạt động vừa mang tính nghĩa vụ, vừa mang tính kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty còn nhận ủy thác của một số đơn vị khác trong và ngoài ngành Hàng không.

Đối với hàng hoá do Tổng công ty hay các đơn vị thành viên trong Tổng công ty ủy thác, Tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu và cấp vốn cho công ty đồng thời còn có thể chỉ định đối tác nhập khẩu. Trên cơ sở đó, công ty tiến hành các hoạt động cần thiết để nhập khẩu. Trong quá trình đàm phán, cùng với cán bộ của công ty còn có cán bộ của Tổng công ty thuộc các bộ phận chức năng cùng tham gia. Hàng hoá nhập về công ty phải tiến hành các thủ tục giao nhận, vận chuyển tới tận chân công trình mà Tổng công ty chỉ định.

Mức phí ủy thác đối với hàng nhập khẩu theo sự ủy thác của các đơn vị có nhu cầu do hai bên thoả thuận, thường là từ 0,8-2%.

Nhìn chung, giá trị nhập khẩu ủy thác luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu, cụ thể: năm 2000 đạt 17.096.000 USD chiếm tỷ trọng 82,6%, năm 2001 tỷ trọng này giảm xuống còn 34,7%. Sở dĩ năm 2001, tỷ trọng này giảm xuống là vì sau khi nghị định 57/CP có hiệu lực, quyền xuất nhập khẩu được mở rộng hơn đối với nhiều khách hàng của công ty. Do vậy, họ đã thực hiện nhập khẩu trực tiếp mà không cần ủy thác qua công ty. Nhưng đến các năm 2002 và 2003 tỷ trọng của nhập khẩu ủy thác đã dần tăng lên khôi phục lại vị trí vốn có của mình, đạt 40% và 65% do kim ngạch nhập khẩu phụ tùng máy bay trong 2 năm này tăng cao. Mặt hàng này AIRIMEX vẫn đang độc quyền, các đơn vị thành viên và Tổng công ty đều uỷ thác qua AIRIMEX.

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu trang thiết bị vật tư Hàng không tại công ty xuất nhập khẩu Hàng không - Airimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/C cần phải làm và kiểm tra kỹ lưỡng. 3.3/ Thuê phương tiện vận tải: Trong trường hợp nhập khẩu theo phương thức FOB, chúng ta cần tiến hành thuê tàu dựa vào căn cứ sau: Những điều khoản của hợp đồng. Đặc điểm của hàng hoá mua bán. Điều kiện vận tải. Tuỳ thuộc vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá cần chuyên chở mà lựa chọn thuê tàu cho phù hợp, đảm bảo thuận tiện và nhanh chóng. 3.4/ Mua bảo hiểm: Hàng hoá chuyên chở thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì vậy, bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất. Tuỳ theo đặc điểm tính chất hàng hoá, điều kiện vận chuyển mà mua bảo hiểm chuyến hay mua bảo hiểm bao. Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên 4 nguyên tắc sau: + Điều kiện hợp đồng. +Tính chất hàng hoá. +Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng. +Loại tàu chở. III.Đặc điểm nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Hàng không - AIRIMEX Căn cứ nhu cầu phát triển của Hàng không dân dụng Việt Nam ,ngày 21/3/1989, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định số 197 /TCHK thành lập "Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không ". Công ty xuất nhập khẩu Hàng không là công ty được thành lập đầu tiên của Ngành có đặc điểm nhập khẩu là chính và mang tính chất chuyên ngành. Những mặt hàng nhập khẩu là máy bay, trang thiết bị quản lý không lưu và các cụm cảng hàng không. Cơ cấu tổ chức của công ty có đặc trưng riêng biệt, từ lãnh đạo công ty đến các chuyên viên phải là những người có học vấn, trình độ, kinh nghiệm về chuyên ngành Hàng không và ngoại thương . Nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác nhập khẩu là an toàn Hàng không. Do vậy việc nhập khẩu đúng chủng loại, đúng chất lượng theo tiêu chuẩn quy định, theo các khuyến cáo của tổ chức Hàng không quốc tế ICAO, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của các trung tâm công nghệ Hàng không . Thực hiện chủ trương mở rộng ngành nghề hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, qua đó tận dụng và phát huy kinh nghiệm, thế mạnh của công ty xuất nhập khẩu Hàng không, công ty đã chủ động xuất nhập khẩu, nhận uỷ thác phục vụ cho các ngành như ngành Điện, Hoá chất, Bưu chính viễn thông... ý thức đầy đủ nhiệm vụ và đặc điểm nhập khẩu chuyên ngành nên 15 năm qua, công ty phát triển không ngừng về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo khai thác vận tải Hàng không có hiệu quả, an toàn tuyệt đối. Chương II Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị vật tư tại công ty xuất nhập khẩu hàng không -AIRIMEX 1. Giới thiệu chung về công ty. Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu Hàng không. Tên quốc tế: GENERAL AVIATION IMPORT - EXPORT COMPANY – Viết tắt AIRIMEX. Trụ sở chính: 100 Nguyễn Văn Cừ - Gia lâm - Hà nội. Điện thoại: 04 8271351 Số Fax: 84- 4 8271925 Số đăng ký kinh doanh: 100162, cấp ngày 27/ 9 / 1994. Điện tín: AIRIMEX HN. Email: airimex@fpt.vn. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 126 Thăng Long - quận Tân Bình. Đại lý bán vé của VN Airlines: 142 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội. 2. Mô hình tổ chức của công ty. 2.1/ Cơ cấu tổ chức. Công ty AIRIMEX là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, bộ máy quản lý của công ty tổ chức thành các phòng ban thực hiện chức năng quản lý nhất định . * Cơ cấu bộ máy tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty được phản ánh ở sơ đồ 1 (xem phụ lục). 2.2/ Chức năng nhiệm vụ của công ty: * Kể từ khi thành lập đến nay công ty xuất nhập khẩu Hàng không có chức năng sau đây: Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện thiết bị phụ tùng, vật tư cho ngành Hàng không. Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, vật liệu và hàng hoá dân dụng . Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hoá, đại lý bán vé và giữ vé máy bay. Tuy công ty xuất nhập khẩu Hàng không chỉ mang danh nghĩa công ty xuất nhập khẩu nhưng thực chất hiện nay công ty chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu và là nhập khẩu uỷ thác hưởng hoa hồng theo từng lô hàng nhập khẩu. Vì vậy mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều phụ thuộc vào bên uỷ thác nhập khẩu do đó tình hình nhập khẩu của công ty biến động lúc tăng, lúc giảm theo nhu cầu của ngành. * Nhiệm vụ đặt ra cho công ty là: Thực hiện hạch toán độc lập. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu dài hạn và ngắn hạn đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật máy bay, trang thiết bị, dầu mỡ và các yêu cầu khác. Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu xuất nhập khẩu do cục Hàng không dân dụng Việt Nam giao và có trách nhiệm quản lý vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị khí tài, phụ tùng thay thế với hiệu quả kinh tế cao nhất. Xây dựng cơ chế xuất nhập khẩu những máy bay, phụ tùng thiết bị...kịp thời thay thế những sản phẩm nói trên nếu không thấy phù hợp với yêu cầu phát triển hoặc kém hiệu quả. Xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện theo quy định và giấy phép phù hợp với pháp luật của Nhà nước. Tổ chức thực hiện cơ chế nhập uỷ thác cho các đơn vị, tổ chức trong cục Hàng không, sân bay, công ty thuộc hãng Hàng không Việt Nam và các hãng dịch vụ Hàng không khác. Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng nhập và kĩ thuật mua bán, mở rộng thị trường quốc tế nhằm góp phần thu ngoại tệ cho ngành và phát triển xuất nhập khẩu. Thực hiện cam kết hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, đề xuất cấp trên các vấn đề liên quan đến chất lượng kĩ thuật thiết bị của ngành Hàng không. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo quy định của Nhà nước. * Cùng với nhiệm vụ trên công ty có quyền hạn sau: Mở tài khoản tiền Việt. Mở tài khoản ngoại tệ. Thực hiện và xuất khẩu với các nước trên thế giới với các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty. Được vay vốn ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nước ngoài, đầu tư liên doanh với nước ngoài theo đúng luật đầu tư và chế độ quản lý ngoại tệ của Nhà nước. Được đàm phán ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài theo quy định của Nhà nước và luật pháp quốc tế, thực hiện các phương án hợp tác của Nhà nước và đầu tư nước ngoài do cấp trên giao. Được đi dự hội trợ triển lãm, mời bên nước ngoài hoặc cử cán bộ ra nước ngoài để đàm phán kí hợp đồng. Khảo sát thị trờng và trao đổi kĩ thuật nghiệp vụ. Được quyền đặt các chi nhánh, đại diện của công ty ở trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước Việt Nam và nước sở tại. Được thu nhập và cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường quốc tế. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AIRIMEX. Công ty airimex là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Những năm đầu thành lập, công ty hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung và là một đơn vị hạch toán nội bộ. Đến năm 1993, công ty được giao vốn trở thành một đơn vị hạch toán độc lập. Bước vào thương trường với lượng vốn nhỏ, cán bộ công nhân viên chưa thích ứng với thị trường...đã gây khó khăn cho công ty. Bên cạnh đó những yếu tố khách quan cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động của công ty như: hàng loạt các bộ phận thuộc Tổng công ty đã được tách ra và cũng có chức năng nhập khẩu nên họ không nhập khẩu qua công ty như trước kia. Điển hình là nghiệp vụ nhập xăng dầu - nghiệp vụ chiếm 70 - 80% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của công ty đã phải chuyển sang cho công ty Xăng dầu Hàng không trong năm 1995. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam á năm 1997 đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Hàng không nói chung và đến công ty nói riêng. Đặc biệt, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các trang thiết bị ngành Hàng không nên hoạt động cuả công ty phụ thuộc lớn vào nhu cầu mua sắm của các đơn vị trong ngành Hàng không . Tuy nhiên trong những năm vừa qua công ty đã không ngừng trưởng thành, công ty đã vươn mình ra khắp các lĩnh vực, không bó hẹp mình trong việc nhập khẩu các thiết bị cho ngành Hàng không và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Khó khăn còn nhiều, song những gì công ty đã đạt được là sự cổ vũ lớn lao cho airimex. * Kết quả kinh doanh nói chung của công ty được phản ánh ở bảng 1 (xem phụ lục) 3.1/ Phương thức hoạt động của công ty . Hai phương thức hoạt động chính của công ty là nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu trực tiếp. a) Nhập khẩu ủy thác Kim ngạch hoạt động nhập khẩu ủy thác lớn thường chiếm tỷ trọng trên 60% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Về cơ bản, đây là hoạt động nhập khẩu quan trọng của công ty. Trong hoạt động nhập khẩu ủy thác, phần lớn các hợp đồng đều do Tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên trong Tổng công ty ủy thác. Đây là hoạt động vừa mang tính nghĩa vụ, vừa mang tính kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty còn nhận ủy thác của một số đơn vị khác trong và ngoài ngành Hàng không. Đối với hàng hoá do Tổng công ty hay các đơn vị thành viên trong Tổng công ty ủy thác, Tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu và cấp vốn cho công ty đồng thời còn có thể chỉ định đối tác nhập khẩu. Trên cơ sở đó, công ty tiến hành các hoạt động cần thiết để nhập khẩu. Trong quá trình đàm phán, cùng với cán bộ của công ty còn có cán bộ của Tổng công ty thuộc các bộ phận chức năng cùng tham gia. Hàng hoá nhập về công ty phải tiến hành các thủ tục giao nhận, vận chuyển tới tận chân công trình mà Tổng công ty chỉ định. Mức phí ủy thác đối với hàng nhập khẩu theo sự ủy thác của các đơn vị có nhu cầu do hai bên thoả thuận, thường là từ 0,8-2%. Nhìn chung, giá trị nhập khẩu ủy thác luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu, cụ thể: năm 2000 đạt 17.096.000 USD chiếm tỷ trọng 82,6%, năm 2001 tỷ trọng này giảm xuống còn 34,7%. Sở dĩ năm 2001, tỷ trọng này giảm xuống là vì sau khi nghị định 57/CP có hiệu lực, quyền xuất nhập khẩu được mở rộng hơn đối với nhiều khách hàng của công ty. Do vậy, họ đã thực hiện nhập khẩu trực tiếp mà không cần ủy thác qua công ty. Nhưng đến các năm 2002 và 2003 tỷ trọng của nhập khẩu ủy thác đã dần tăng lên khôi phục lại vị trí vốn có của mình, đạt 40% và 65% do kim ngạch nhập khẩu phụ tùng máy bay trong 2 năm này tăng cao. Mặt hàng này AIRIMEX vẫn đang độc quyền, các đơn vị thành viên và Tổng công ty đều uỷ thác qua AIRIMEX. b) Nhập khẩu trực tiếp Bên cạnh hoạt động nhập khẩu ủy thác, hoạt động nhập khẩu trực tiếp cũng là một hoạt động quan trọng của công ty nhằm tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầu thị trường là một trong hai mảng kinh doanh lớn của công ty. Đối với hoạt động này, công ty một phần thực hiện kế hoạch của Tổng công ty, một phần phải tự chủ hoàn toàn. Hàng hoá mà công ty nhập khẩu chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Ngoài ra có một phần nhỏ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dân dụng trong nước. Giá trị nhập khẩu hàng hoá tự kinh doanh có giá trị tương đối nhỏ và chiếm khoảng trên dưới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu. * Cơ cấu nhập khẩu theo các hình thức được phản ánh ở bảng 2 (xem phụ lục). 3.2/ Kim ngạch nhập khẩu của công ty. * Tổng kim ngạch nhập khẩu được phản ánh ở bảng 3 (xem phụ lục). Trên bảng 3 cho thấy: Tổng kim ngạch của công ty giai đoạn 2000 - 2003 biến đổi liên tục. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu đạt 20.968.000 USD nhưng sang năm 2001 kim ngạch nhập khẩu chỉ còn 9.035.000 USD, giảm 56,3% so với năm 2000. Sự giảm đi này của tổng kim ngạch một phần là do nhập khẩu ủy thác giảm sau một thời gian nghị định 57/CP được thực thi, nhiều đơn vị khác cũng được Tổng công cho phép nhập khẩu gây ra sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. Sang năm 2002 tổng kim ngạch lại đạt 11.725.000 USD, tăng 1,3 lần so với năm 2001. Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu lên tới 26.023.000 USD, tăng 2,2 lần so với năm 2002. Nguyên nhân có lẽ là do nhu cầu mua sắm trang thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa... của các đơn vị trong ngành Hàng không tăng cao. Trên đồ thị số 2 phản ánh rất rõ sự biến đổi của kim ngạch nhập khẩu: kim ngạch năm 2000 tương đối cao và giảm đi trong năm 2001, 2002 sau đó tăng trở lại đạt mức cao nhất vào năm 2003. Ta cũng thấy rằng giá trị tổng kim ngạch rất lớn bởi vì tổng kim ngạch nhập khẩu bao gồm cả giá trị của hợp đồng uỷ thác của các đơn vị ủy thác nhưng phí ủy thác AIRIMEX thu được qua các hợp đồng này thường rất nhỏ, còn giá trị hợp đồng AIRIMEX nhập khẩu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch. Dó đó phần lợi nhuận công ty thu được từ hoạt động nhập khẩu thấp. 4. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu . Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu các trang thiết bị Hàng không, nên các bạn hàng chủ yếu của Công ty là các công ty, các ban ngành, các Bộ tham gia hoạt động trong lĩnh vực Hàng không quốc gia Việt Nam (VN AIRLINES) cùng các Công ty dịch vụ Hàng không như: Công ty dịch bay (VASCO), Công ty Cụm cảng Hàng không miền Bắc (NASCO)... Bên cạnh đó Công ty còn cung ứng các sản phẩm nhập khẩu và dịch vụ cho các hãng liên doanh hoạt động trong lĩnh vực Hàng không và có cả các khách hàng trực thuộc không quân Bộ Quốc phòng. Trong số khách hàng kể trên, hãng Hàng không quốc gia Việt Nam là khách hàng lớn nhất, tổng trị gía hợp đồng nhập khẩu uỷ thác chiếm 80% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của Công ty. Mặc dù thực hiện kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng Công ty vẫn tập trung kinh doanh vào một số mặt hàng chủ lực như: Phụ tùng máy bay (phụ tùng ATR-72; phụ tùng MB-320) năm 2003 chiếm 76.7% tổng kim ngạch nhập khẩu, thiết bị sân bay, thiết bị quản lý bay… Nhận rõ được tầm quan trọng của nó, từ năm 1993, ngành Hàng không bắt đầu chuyên sâu về mua sắm các trang thiết bị hiện đại, do vậy kim ngạch nhập khẩu của Công ty không ngừng tăng lên. Trong những năm tới, thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành Hàng không và giành quyền quản lý thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Công ty. Đặc điểm của loại hàng này cần sự chính xác, an toàn tuyệt đối cho mỗi chuyến bay do vậy yêu cầu đổi mới, nâng cấp là cần thiết. Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng Hàng không khác, để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên những chuyến bay, Công ty còn tiến hành nhập các loại rượu, bia, đồ ăn... * Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu được phản ánh ở bảng 4 (xem phụ lục). Các mặt hàng nhập khẩu cho ngành: phụ tùng máy bay, thiết bị sân bay, thiết bị quản lý bay...vẫn là những mặt hàng chính của công ty và chiếm tỷ trọng lớn. Trong ba mặt hàng trên thì giá trị nhập phụ tùng máy bay cho việc sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng chiếm tỷ trọng là lớn nhất. Cụ thể, năm 2000 giá trị nhập khẩu phụ tùng máy bay đạt 11.820.000 USD, tỷ trọng chiếm 57,1% ; sang năm 2001 đạt 4.789.000 USD, tỷ trọng chiếm 53,02%; năm 2002 đạt 6.952.000 USD, tỷ trọng chiếm 59,3%; đến năm 2002 đạt 14.708.000 USD, tỷ trọng chiếm 56,5%. Sau đó đến thiết bị sân bay, thiết bị quản lý bay. Các mặt hàng này sẽ tăng mạnh trong những năm tới do nhu cầu đầu tư mua sắm các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng ngoài Ngành không ngừng tăng lên. Năm 2000 đạt giá trị 41.000 USD, chiếm tỷ trọng 0,2%; năm 2001 đạt giá trị 496.000 USD, chiếm tỷ trọng 5,5%; đến năm 2002 tăng cao và đạt giá trị cao nhất trong 4 năm là 1.644.000 USD, chiếm tỷ trọng 14%; đến năm 2003 lại tăng, đạt 14,2%. Sở dĩ có sự tăng mạnh tỷ trọng kinh doanh các mặt hàng ngoài ngành là do sau nghị định 57/CP sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong ngành cao (Tổng công ty cho phép các đơn vị khác trong ngành nhập khẩu trực tiếp). Vì vậy AIRIMEX chú ý hơn trong việc đầu tư kinh doanh các mặt hàng ngoài ngành. 5. Thị trường nhập khẩu chính của công ty. * Thị trường nhập khẩu chính được nêu trong bảng 5 (xem phụ lục) Theo bảng 5 cho thấy: Công ty đã ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị, máy móc với nhiều nhà cung ứng nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu của ngành. Nhưng chiếm phần lớn giá trị ký kết hợp đồng nhập khẩu chỉ tập trung chủ yếu ở sáu thị trường chính là: Đức, Pháp, Singapore, Hà Lan, Mỹ, Nga. Trên bảng số liệu ta thấy giá trị hợp đồng mua các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, trang thiết bị, máy móc mới phục vụ cho ngành được ký kết với Đức và Pháp là lớn nhất và tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2000 đạt 5.737.000 USD, tỷ trọng chiếm 27,7%; sang năm 2001 đạt 5.413.000 USD, giảm 5,7% so với năm 2000 và tỷ trọng chiếm 59,8%; Năm 2002 đạt 8.307.000 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2001, tỷ trọng chiếm 70,9%. Đến năm 2003 đạt 20.567.000 USD, tăng 2,5 lần so với năm 2002 và tỷ trọng chiếm 79%. Thị trường Singapore có xu hướng giảm dần. Thị trường Mỹ cũng biến đối liên tục cụ thể: năm 2000 đạt 6.722.000 USD, tỷ trọng chiếm 32,5%; sang năm 2001 đạt 223.000 USD, giảm 96,7% so với năm 2000, tỷ trọng là 2,5%; đến năm 2002 đạt 453.000 USD, tăng 2 lần so với năm 2001, chỉ bằng 6,7% so với năm 2000 và tỷ trọng chiếm 3,9%. Năm 2003 đạt giá trị 1.574.000 USD, chiếm tỷ trọng 6%. Cũng từ bảng trên ta thấy giá trị nhập khẩu từ thị trường Hồng Kông, Nhật và Trung Quốc đang tăng dần như: thị trường Trung Quốc năm 2000 đạt 44.000 USD, tỷ trọng là 0,2%; sang năm 2001 đạt 93.000 USD, tăng 2,1 lần so với năm 2000, tỷ trọng chiếm 1%; sang năm 2002 đạt 170.000 USD, tăng 1,8 lần so với năm 2001 và tăng 3,9 lần so với năm 2000, tỷ trọng chiếm lên 1,5%; Năm 2003 giá trị tăng đạt 406.000, chiếm tỷ trọng 1,6%. Những con số này cho thấy một dấu hiệu đáng mừng vì đây là những thị trường đầy tiềm năng về nhập khẩu các trang thiết bị của công ty cho Ngành trong những năm tới. 6. Khách hàng chủ yếu của công ty. Với nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá không ngừng tăng trong những năm qua, việc mở rộng các tuyến đường bay, tăng chuyến bay đã dẫn đến việc không thể không đầu tư mua sắm máy bay mới và trang thiết bị phục vụ cho việc bảo dưỡng, sữa chữa và quản lý cho các chuyến bay. Là công ty có nhiệm vụ nhập khẩu các mặt hàng đặc chủng này nên khách hàng chủ yếu của công ty là các đơn vị trong ngành Hàng không như Việt Nam AIRLINES, các xí nghiệp bảo dưỡng máy bay, sân bay trong lãnh thổ Việt Nam như xí nghiệp bảo dưỡng A76 của Nội bài, sân bay Cát Bi, Lai Châu, Điện Biên, Vinh, Huế... Các công ty dịch vụ bay SASCO, VASCO, NASCO, MASCO, và nhiều trung tâm cụm cảng... * Danh sách khách hàng chủ yếu của công ty được nêu trong bảng 6 (xem phụ lục). Bảng 6 cho thấy: Khách hàng chính của công ty vẫn là các đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam nhưng khách hàng Việt Nam Airlines có giá trị nhập lớn nhất và tỷ trọng tăng đều qua các năm cụ thể: năm 2000 đạt 10.826.000 USD, tỷ trọng chiếm 52,4%; sang năm 2001 đạt 5.035.000 USD, giảm 53,5% so với năm 2000, tỷ trọng chiếm 55,6%; năm 2002 đạt 7.053.000 USD, tăng 1,4 lần so với năm 2001, tỷ trọng chiếm 60,2%; sang đến năm 2003 đạt 18.346.000 USD, tăng 2,6 lần so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng cao nhất 70,5%. Sau là đến trung tâm quản lý bay và các cụm cảng Hàng không. Trong những năm tới thì đây vẫn là các khách hàng mục tiêu chiến lược của công ty. Pacific Airlines là một công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty nhưng thực chất là sự đóng góp của các đơn vị quốc doanh (Tổng công ty hàng không Việt Nam, công ty du lịch Hải Phòng, công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh, công ty phát triển kỹ thuật TEDCO, công ty TDC- INCOMEX). Hiện nay Pacific Airlines đã mở rộng nhiều các chuyến bay trong nước và ngoài nước, do đó nhu cầu về máy móc, trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Pacific Airlines sẽ rất lớn. Trên bảng ta thấy giá trị mà công ty nhập khẩu cho Pacific Airlines đã tăng lên nhưng không đáng kể cụ thể: năm 2001 đạt 74.000 USD; năm 2002 đạt 112.000 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2001; sang năm 2003 đạt giá trị 260.000 USD, tăng 2,3 lần so với năm 2002. Nếu công ty tích cực và chủ động hơn nữa, được Pacific Airline ủy thác cho các hợp đồng nhập khẩu lớn các máy móc trang thiết bị chuyên dụng thì những năm tới đây Pacific Airline sẽ là một khách hàng có tiềm năng lớn đối với công ty. Giá trị AIRIMEX nhập khẩu cho các đơn vị ngoài ngành cũng có xu hớng ngày càng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt và rất có thể sẽ là những khách hàng thường xuyên của công ty trong những năm tới khi sự cạnh tranh của các đơn vị trong ngành Hàng không đang trở nên ngày một gay gắt hơn. 7. Nhận xét hoạt động kinh doanh của công ty: 7.1/ Ưu điểm Trong suốt quá trình hoạt động từ năm 1989 cho đến nay, công ty đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn. Đặc biệt phải đối mặt với cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy có nhiều trở ngại nhưng công ty đã vượt qua bằng nỗ lực và khả năng của mình. Công ty không chỉ hoàn thành tốt những nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho mà còn đảm bảo làm ăn có lãi, cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Hơn mười năm hoạt động, công ty không ngừng trưởng thành và phát triển, đã phần nào đáp ứng tốt được nhu cầu trang thiết bị máy móc cho ngành Hàng không, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế Việt Nam. Công ty đang cùng ngành hàng không thực hiện những bước phát triển đa ngành, đưa ngành Hàng không trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước, từng bước hoà nhập vào lĩnh vực Hàng không quốc tế. Trong kinh doanh, công ty luôn thực hiện kinh doanh đúng theo pháp luật, theo đường lối chính sách của Đảng, thực hiện nộp ngân sách đầy đủ đúng hạn, chỉ nhập những mặt hàng cần thiết trong nước chưa sản xuất được, đảm bảo hiện đại, tiên tiến, đúng số lượng, chất lượng, giảm tối thiểu chi phí. Công tác tổ chức kinh doanh đặc biệt được chi uỷ, Ban lãnh đạo quan tâm chỉ đạo. Hàng tháng chi bộ đều có đề xuất và thông qua nghị quyết tổ chức mở rộng sản xuất kinh doanh, hàng tuần đều có giao ban cấp lãnh đạo kịp thời xem xét đề ra phương án, định hướng hợp lý. Trong công tác nghiệp vụ, công ty đã tạo được uy tín với các bạn hàng trong nước và ngoài nước. Mặc dù phải cạnh tranh với một số công ty được phép XNK trực tiếp khác nhưng công ty vẫn luôn được sự tín nhiệm của các đơn vị trong ngành, luôn có được các hợp đồng ủy thác trong và ngoài ngành. Thông qua việc nhập khẩu ủy thác máy móc thiết bị cho ngành Hàng không và các đơn vị ngoài ngành, công ty đã thu được nhiều lợi nhuận qua các hợp đồng đó. Mặt khác, số lượng mặt hàng kinh doanh ngoài ngành ngày càng tăng lên, góp phần thu nhập cho công ty, cũng như giảm được sự phụ thuộc vào mặt hàng truyền thống là các thiết bị Hàng không. Các hợp đồng nhập khẩu được thực hiện đúng các điều khoản được ký kết, hạn chế ở mức tối thiểu những sai sót về nghiệp vụ. Công tác giao nhận có nhiều tiến bộ đảm bảo giải phóng hàng đúng tiến độ và có rất ít trường hợp bị phạt lưu kho, lưu bãi, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng nhanh, đúng thời hạn và các điều khoản quy định trong hợp đồng tạo ra sự tin cậy đối với khách hàng của công ty. Những kết quả trên đây, là những tiền đề vững chắc tạo thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 7.2. Những nhược điểm và những tồn tại: 7.2.1/ Nhược điểm trong công tác nghiên cứu thị trường: Lĩnh vực kinh doanh hiện nay của công ty là phục vụ nhu cầu về mặt hàng thiết bị Hàng không. Do vậy, sự phụ thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh vào các nhu cầu của các đơn vị trong ngành là rất lớn. Nhu cầu về trang thiết bị Hàng không ở các đơn vị tuy thường xuyên nhưng không ổn định. Do vậy, để chủ động và ổn định kinh doanh công ty cần phải khai thác thị trường ngoài ngành Hàng không. Trên thực tế, công ty có khai thác thị trường này nhưng chưa đạt hiệu quả cao do chưa có sự đầu tư đúng mức. Các nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là do khách hàng tự tìm đến công ty, điều này khẳng định uy tín của công ty trên thương trường nhưng dù sao công ty nên chủ động hơn nữa trong kinh doanh bằng cách tìm ra những mặt hàng, những nhu cầu mới mà điều này qua thực tế đã chứng tỏ công ty có khả năng làm được. Hoạt động Marketing chưa tiến hành tốt do chưa có bộ phận chuyên trách mà chỉ có hình thức manh mún nhất thời, chưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng từ thu thập thông tin cho đến xử lý thông tin. Công ty chủ yếu thu thập thông tin về thị trường quốc tế thông qua các đơn đặt hàng mà công ty nhận được, qua các tài liệu của cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Do vậy AIRIMEX chưa có được một hệ thống thông tin hoàn hảo về các nhà cung ứng có tiềm năng trên thế giới, ưu nhược điểm của các nhà cung ứng và các thông tin khác giúp công ty mua bán hàng hoá phù hợp với nhu cầu của mình. 7.2.2/ Nhược điểm trong công tác lựa chọn bạn hàng: Việc lựa chọn bạn hàng trong giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng còn có nhiều hạn chế. Một mặt, do đặc thù của ngành Hàng không, các thiết bị chỉ do một số hãng sản xuất nên số đối tác giao dịch và cung cấp không nhiều. Song mặt khác, công ty chưa tích cực tìm kiếm các bạn hàng mới, chủ yếu vẫn quan hệ với các bạn hàng truyền thống. Điều này đã thu hẹp khả năng lựa chọn bạn hàng và tối ưu hoá lợi ích cho cả công ty và khách hàng của công ty. Trong quan hệ với các nhà cung cấp, công ty mới chỉ quan hệ với các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu trang thiết bị vật tư Hàng không tại công ty xuất nhập khẩu Hàng không - Airimex.Doc
Tài liệu liên quan