PH Ụ LỤC
Trang
Lời mở đầu 01
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 02
1.1:Lịch sử phát triển và khái quát ngành dệt may Việt Nam hiện nay 02
1.1.1:Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam 02
1.1.2: Khái quát về ngành dệt may Viêt Nam hiện nay. 03
1.2 Các phương thức xuất khẩu của ngành may Việt Nam 05
1.2.1 Gia công xuất khẩu (CMT) 05
1.2.2Xuất khẩu trực tiếp (FOB) 07
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH MAY VIỆT NAM 09
2.1 Thực trạng về sức cạnh tranh ngành may Việt Nam 09
2.2 Tình hình xuất khẩu trong những năm gần đây 13
2.2.1 Xuất khẩu là đầu ra chính cho sản phẩm dệt may Việt Nam 13
2.2.2 EU-Th ị trường chiến lược quan trọng hàng đầu 14
2.2.3: Thị trường Mỹ- cơ hội mới, thách thức lớn 15
2.3 Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam 17
2.3.1: Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu trong ngành may Việt Nam 19
2.3.2: Những nhận định khái quát về những đóng góp và hạn chế của gia công xuất khẩu hàng may mặc 21
2.3.2.1: Những đóng góp của gia công xuất khẩu hàng may mặc 21
2.3.2.2: Những hạn chế cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam 22
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM 25
3.1 Giải pháp cho các doanh nghiệp may nhận gia công xuất khẩu 25
3.2 Chính sách của chính phủ Việt Nam “ Chiến lược tăng tốc 28 phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010”
3.2.1: Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may 28 Việt Nam đến năm 2010
3.2.2: Khả năng nhanh chóng nâng cao giá trị gia tăng dựa vào 29 xuất khẩu hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB loại III.
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phương thức xuất khẩu cho ngành may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi đó, trước khi quyết định đặt gia công hay mua hàng may ở một nước nào, khách hàng thường cân nhắc các yếu tố như: Hệ thống chính trị ở nước bán hàng ổn định và đảm bảo làm ăn lâu dài với mức rủi ro thấp; chi phí gia công và các chi phí khác; thời gian sản xuất và giao hàng; các ưu đãi thương mại và thuế của nước nhập khẩu. Trong các yếu tố đó, Việt Nam có ưu thế là có hệ thống chính trị ổn định, đảm bảo làm ăn lâu dài, nhưng bên cạnh đó cũng có khá nhiều yếu tố không thuận lợi như môi trường kinh doanh chưa thực sự thông suốt, đổi mới chập chạp, thủ tục hàng chính rườm rà, phức tạp, các chi phí ngoại trừ chi phí gia công như chi phí thông tin liên lạc, vận chuyển khá cao; Việt Nam chưa được nhiều ưu đãi về thương mại và thuế của các thị trường nhập khẩu chính, hàng may xuất khẩu sang các nước vẫn bị khống chế bằng hạn ngạch và bị đánh thuế nhập khẩu cao. Do vậy nhiều khách hàng ở Nhật, EU và nhiều nước khác đang có xu hướng chuyển đơn đặt hàng vào các nước Trung Quốc, Đông Âu … Để hưởng các ưu đãi về thương mại, thuế quan và tận dụng các chi phí vận chuyện và liên lạc rẻ.
Các điều kiện ra nhập thị trường
Như đã đề cập ở phần trước, ngành công nghiệp may đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, công nghệ không quá phức tạp, xuất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh. Do vậy ngành này rất phù hợp với tổ chức quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng chính là lý do dẫn đến các điều kiện ra nhập cũng như rút lui thị trường này không quá khó khăn phức tạp. Như vậy, tính cạnh tranh của doanh nghiệp may không bền vững.
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Có thể nói khi xâm nhập vào thị trường thị trường may thế giới đặc biệt là thị trường may EU , Nhật bản , Mỹ bằng con đường xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp may Việt Nam là Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới lại nằm trên con đường tơ lụa nên ngành dệt may Trung Quốc phát triển hàng ngàn năm nay,vừa đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước,vừa đảm bảo giao thương quốc tế.Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng bông , vải bông và sản phẩm may mặc và đứng thứ 2 về sơ hoá học . Công nghiệp dệt may Trung quốc luôn giữ vị trí tiên phong trong nền kinh tế quốc dân,giá trị sản lượng của nganh dệt –may chiếm xấp xỉ 20% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc và la ngành công nghiệp lớn nhất nước . Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung quốc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tồng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu,trung bình kim ngạch xuât khẩu hàng may chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu ,trong đó các thị trường truyền thống của Trung Quốc la Hồng Kông ,Nhật bản ,Mỹ,EU, Australia . Năm 2002,những thị trường này chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu của Trung quốc . Theo dự đoán của các chuyên gia nghiên cứu của ngân hàng thế giới,sau khi ra nhập WTO, đến 2010,kim ngạch xuất khẩu ngành may của Trung Quốc sẽ chiếm đến 47% thị trường may mặc của thế giới
Hiện nay ,nhiệm vụ chiến lược của Trung quốc là tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua việc cơ cấu lại ngành dệt may , điều chỉnh quy mô sản xuất,hiện đại hoá thiết bị và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm mục đích chuyển từ một quốc gia có ngành công nghiệp dệt may lớn thành nước có ngành công nghiệp dệt may mạnh .Chiến lược này được thực hiện dựa trên một số ưu thế của ngành dệt may Trung quốc như: đội ngũ nhân viên giỏi ,giá hàng may thấp chỉ khoảng 80% giá hàng cùng loại của Việt nam ,công tác maketing có hiệu quả,cơ cấu ngành dệt may đã phát triển ở mức nhất định và đặc biệt là hệ thống chính sách hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ Trung Quốc . Dự báo trong những năm tới , Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may . Do vậy việc Trung Quốc ra nhập WTO đã đặt hàng may mặc của Việt Nam trước những khó khăn hơn khi kinh doanh trên cùng một thị trường mục tiêu với các công ty Trung Quốc
Bên cạnh Trung Quốc , Hàn Quốc , Thái Lan , Singapore đều là các nước xuất khẩu hàng may với kim ngạch xuất khẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo được nhiều lợi thế hơn so với các sản phẩm của Việt Nam . Năm 2001 , kim ngạch xuất khẩu hàng may của Thái Lan bằng 4 lần , Trung Quốc bằng hơn 25 lần của Việt Nam . Có thể nói mức độ cạnh tranh trên thị trường may trong khu vực Châu á là rất gay gắt .
2.2 Tình hình xuất khẩu trong những năm gần đây
2.2.1 Xuất khẩu là đầu ra chính cho sản phẩm dệt may Việt Nam
Năm 1992 là thời điểm vàng, mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam với việc ký kết hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU. Từ 1993, hàng dệt may Việt Nam bắt đầu tìm đường ra thế giới và đến 1996 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,15 tỷ USD). Sản phẩm dệt may từ vị trí khiêm tốn trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực vào thời điểm trước năm 1990 đã vươn lên vị trí số 1 trong những năm 1996-1997 và ổn định ở vị trí thứ hai từ 1998- nay ( sau dầu thô) đạt mức tăng trưởng hàng năm 23,8%. Năm 2001 xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,96 tỉ USD, gấp 16 lần so với năm 1990. Hiện tại, sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ tại hầu khắp các châu lục so với gần 30 nước ở thời điểm năm 1990.
Sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang 2 khu vực chính: thị trường có hạn ngạch do nước nhập khẩu ấn định số lượng từng loại sản phẩm như EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, châu Á, Châu Mỹ. EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu có hạn ngạch của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao, bình quân 23%/ năm. Nhật Bản là thị trường hàng may mặc lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu không hạn ngạch lớn nhất thế giới. Năm 1994, 1995, Việt Nam có mặt trong số 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng may vào Nhật Bản, đến năm 1996 vươn lên hàng thứ 8, năm 1997 vươn lên hàng thứ 7 và từ dó đến nay giữ vị trí thứ 5. Mỹ được xem là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng đối với hàng dệt may Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, hiện tại Mỹ chỉ đứng ở vị trí thứ 7 trong số các thị trường chính của Việt Nam, song trong tương lai, vị trí này sẽ được cải thiện và Việt Nam cũng xác định Mỹ là thị truờng chiến lược trong những năm sắp tới.
2.2.2 EU-Th ị trường chiến lược quan trọng hàng đầu
Từ trước tới nay, EU luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của thị truờng may Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Dù cho thời gian gần đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có bị cuốn vào “dòng thác” tìm đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ- một thị trường đầy tiềm năng và rất nhiều hứa hẹn – thì EU cũng là thị trường truyền thống và giữ vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu.
EU- địa chỉ vàng cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Theo những đánh giá mới đây của các tổ chức dệt may quốc tế, EU vẫn là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc, chiếm 49% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của tòan thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và hàng dệt các loại, đem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cơ hội này càng trở nên hấp dẫn hơn khi EU đang có xu hướng chuyển nguồn nhập khẩu sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động giá rẻ của các nước này. Tỷ trọng mậu dịch 43% trong nội bộ EU và 17% nhập từ các nước đang phát triển đang dần được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ nhập khẩu từ châu Á- khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất, chiếm tỷ trọng 60% khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của toàn thế giới. Các nước thuộc EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kim ngạch lên đến trên 23%/năm. Tuy nhiên nếu nhìn từ phía EU thì Việt Nam chỉ là nhập khẩu lớn thứ 16 và chiếm 0,5% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU. Trong đó, Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Pháp 14%, Hà Lan 12%, Italia 9% và các nước khác chiếm 8%. Kim ngạch xuất khẩu EU bắt đầu tăng mạnh kể từ khi hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký tắt vào tháng 12/1992 và liên tục được điều chỉnh bổ sung cho từng giai đoạn. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực chiếm tới 70% giá trị kim ngạch là những hàng quen làm, dễ thu lợi nhuận như: Áo jacket (51,7%), áo sơ mi (11% ), quần âu (5%), áo len và áo dài kim (3,9%). Các sản phẩm có yêu cầu phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam vẫn luôn chưa sản xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU
(Nguồn: Bộ Thương Mại và Tổng cục Hải Quan)
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Xuất khẩu vào EU
Tăng (%)
So với tổng kim ngạch
1994
298
19.2
54.2
1995
355
19.1
47.3
1996
428
20.6
37.2
1997
460
7.5
34.1
1998
546
18.7
40.4
1999
605
10.8
35.96
2000
650
7.4
35.7
2.2.3: Thị trường Mỹ- cơ hội mới, thách thức lớn
Theo đánh giá của Bộ Thương Mại, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ đang đạt cao nhất trong 4 thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này kể từ khi hiệp định thuơng mại Việt Mỹ có hiệu lực. Tính đến hết tháng 8/2002, trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 1,56 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt 420 triệu USD, vươn lên vị trí thứ 2 sau thị trường EU ( khoảng 450 triệu USD) và chiếm tỷ lệ gần 30%. Có thể nói hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết 14/7/2000 đã đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao và hợp tác thương mại giữa chính phủ 2 nước Việt Nam và Mỹ, mở ra một kỷ nguyên mới đầy triển vọng, song cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Hiệp định thương mại Việt Mỹ- cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may .
“Chúng ta phải thừa nhận rằng, không có thị trường thì không có sản xuất. Chính vì vậy, cần phải tạo ra thị trường mới, đột biến thì sản xuất mới có cơ hội để phát triển”- ông Nguyễn Văn Thông- Viện trưởng Viện kinh tế kỹ thuật dệt may Việt Nam khẳng định.
Việc mở rộng thị trường Mỹ, theo bà Đới thị Thu Thủy- phó tổng giám đốc tổng công ty dệt may Việt Nam ( Vinatex) kiêm tổng giám đốc công ty may Chiến Thắng cho biết “ Khi thị trường Mỹ mở ra, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có nhiều cơ hội và điều kiện để mở rộng thị trường bởi Việt Nam được đánh giá là một đất nước có truyền thống về may mặc, tay nghề của công nhân khá tốt và chi phí lao động cũng vừa phải. Hơn nữa, trong những năm đầu hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, hàng dệt may vào Mỹ được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường và chưa có quota”.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nhất là sau sự kiện 11/9, thì đây được coi là cơ hội vàng cho ngành dệt may Việt Nam. Theo đánh giá của hiệp hội dệt may và da giày Mỹ (AAFA), các doanh nghiệp Mỹ không muốn ký kết hợp đồng làm ăn với những quốc gia không ổn định về chính trị. Trong khi đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một thị trường tiềm năng, có nền chính trị ổn định và có mức đầu tư liên tục tăng trưởng. Một ví dụ cụ thể là trường hợp của công ty ERATEX có cơ sở sản xuất tại Indonesia, do bất ổn về chính trị, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, mới đây ERATEX đã ký biên bản hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may với một đối tác của Việt Nam là công ty may Chiến Thắng, đồng thời phía ERATEX cũng quyết định chuyển một số máy móc, thiết bị chuyên dùng sẵn có từ cơ sở sản xuất ở Indonesia sang xí nghiệp may Thái Nguyên ( thuộc công ty may Chiến Thắng), mở đầu quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài với một đối tác Việt Nam.
Ngoài những thuận lợi cơ bản nói trên, chúng ta không thể không nói đến sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả của hơn 1 triệu người Việt Nam đang định cư tại Mỹ. Họ sẽ là nhân tố quan trọng, đóng vai trò cầu nối để đưa hàng Việt nam vào thị trường này. Điển hình như trường hợp của Việt kiều Nguyễn Cảnh Kỳ, người đã ký hợp đồng thuê thương hiệu sản phẩm AQ Silk của Việt nam để kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm trên địa phận bang Michigan trong thời gian 10 năm với giá trị hợp đồng 100 nghìn USD/năm.
Cơ hội bước đầu đã được chuyển thành những kết quả cụ thể trên thực tế. Nếu năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ chỉ đạt 47,5 triệu USD thì chỉ tính đến hết tháng 8/2002, con số này đã lên đến 420 triệu USD, tăng gấp 9 lần, đứng thứ hai sau thị trường truyền thống EU. Với đà tăng trưởng này, ngành dệt may Việt Nam có cơ sở để đưa ra con số dự báo về tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đạt mức từ 500-600 triệu USD, vượt 300% so với kế hoạch dự kiến ban đầu.
Bên cạnh đó là những thách thức lớn
Cơ hội là thế nhưng thách thức không phải là ít, nhất là sức ép của tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Theo như ông Thông cho biết, tháng 8/2003, các nước EU sẽ đồng loạt áp dụng quy định về nhãn mác sinh thái đối với hàng dệt may nhập khẩu; sang năm 2004 thị trường EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO; năm 2006 xóa bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu khu vực thị trường ASEAN. Ngoài ra, có thể trong thời gian tới, chính phủ Mỹ sẽ ấn định hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam.
Tại cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội ngày 19-20/8/2002 do hiệp hội dệt may và da giày Mỹ phối hợp với hiệp hội dệt may Việt Nam và viện quản trị kinh doanh trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức, ông Lê Quốc Ân, chủ tịch VITAS cho biết “ Sau một thời gian thực hiện xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, có rất nhiều vấn đề cần phải rút ra. Các doanh nghiệp cần xuất khẩu trực tiếp cho các công ty có “đẳng cấp” của Mỹ. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chưa làm được điều này mà phải xuất qua các công ty trung gian của Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc… Việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ phải qua một nước thứ 3 gây ra nhiều bất lợi đối với Việt Nam, bởi các doanh nghiệp sẽ phải mất thêm tiền cước phí vận chuyển, tiền chênh lệch giá”. Đến nay, xuất khẩu FOB sang thị trường Mỹ nói riêng và các thị trường khác nói chung mới chỉ đạt được mức hết sức khiêm tốn, khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hạn chế là rõ ràng song nhiều khi cũng là vì “lực bất tòng tâm”.
2.3 Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Quá trình thực hiện gia công xuất khẩu trong ngành may Việt Nam được chia làm ba giai đoan như sau:
Giai đoạn 1978-1989: Việc gia công xuất khẩu cùng được tiến hành ở cả hai ngành dệt và may. Ở ngành dệt, các nhà máy dệt ở Việt Nam được cung cấp sợi nhập khẩu để dệt thành vải, trao trả các nước bạn, còn ở ngành may, các doanh nghiệp may ở Việt Nam đã nhận vải từ các doanh nghiệp dệt trong nước ( được dệt từ sợi nhập khẩu) và may thành sản phẩm để xuất khẩu cho nước bạn. Hình thức gia công xuất khẩu tiếp tục được phát triển và đạt đỉnh cao khi Việt Nam ký hiệp định thương mại năm 1987 với các nước XHCN. Khi đó, các mặt hàng may phổ biến là quần áo bảo hộ lao động, vỏ chăn, ga trải giường… được xuất khẩu với khối lượng khá lớn sang các nước này.
Giai đoạn 1990-1995: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu tìm cách xác lập quan hệ với các đối tác thuộc khu vực II ( thị trường các nước TBCN, theo cách gọi lúc bấy giờ). Lúc này đi tiên phong không phải là các doanh nghiệp dệt mà là các doanh nghiệp may. Các khách hàng Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã bắt đầu tìm đến các doanh nghiệp may của Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao. Một điểm cần lưu ý trong giai đoạn này là cho đến trước năm 1993, do lệnh cấm vận thương mại của chính phủ Mỹ nên Việt Nam hoàn toàn không có hạn ngạch xuất khẩu sang các nước. Chỉ sau khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU được ký kết vào tháng 10 năm 1993, thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được chính thức xác lập và Việt Nam đã được cấp hạn ngạch xuất khẩu mặc dù còn hạn chế vào thị trường các nước EU. Năm 1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 335 triệu USD, năm 1994: 554 triệu USD và năm 1995:850 triệu USD. Việc tổ chức sản xuất cũng có những thay đổi quan trọng, chuyển tiền hình thức tổ chức ngang sang hình thức tổ chức dọc, tức là mỗi phân xưởng được tổ chức thành các giây chuyền khép kín có đầy đủ các khâu cắt, may và hòan thiện để có thể sản xuất một loại sản phẩm hòan chỉnh. Hình thức tổ chức này đã làm tăng thêm tính chuyên môn hóa, nhờ vậy làm tăng năng suất lao động.
Giai đoạn 1995- nay: Sau khi chính phủ Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam, hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam chuyển sang phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Về chiều rộng, các doanh nghiệp tham gia gia công xuất khẩu hàng may mặc bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các doanh nghiệp ngòai quốc doanh, bao gồm các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Sản lượng gia công tăng mạnh, chủng loại mặt hàng được mở rộng. Đơn giá gia công từ vài đô la đến vài chục đô la một sản phẩm.
Do sự tăng về loại hình các doanh nghiệp thực hiện gia công tăng, số lượng gia công và chủng loại mặt hàng nên kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng nhờ đó đầu tư vào lĩnh vực may mặc cũng tăng mạnh. Có thể coi đây là giai đoạn hoàn thiện cả về tổ chức sản xuất và năng lực sản xuất, bao gồm cả việc nâng cao năng lực thiết bị, công nghệ và chất lượng sản phẩm.
2.3.1: Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu trong ngành may Việt Nam
Quá trình thực hiện gia công xuất khẩu được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quá trình thực hiện gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam bắt đầu từ tìm kiếm khách hàng và kết thúc bằng việc thanh lý hợp đồng gia công. Trong các công việc của quá trình này có mấy điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, việc tìm kiếm khách hàng ( đối tác) được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Thông qua môi giới thương mại để doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngòai tiếp xúc với nhau.
- Doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngòai trực tiếp tìm gặp nhau qua các hội chợ, triển lãm trong và ngòai nước.
- Doanh nghiệp Việt Nam chủ động giới thiệu khả năng sản xuất bằng những phương thức khác nhau như đại diện thương mại Việt nam ở nước ngòai, thương mại điện tử …
- Các hãng nước ngòai trực tiếp vào khảo sát các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai ở Việt Nam đã có sẵn mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.
Thứ hai, sản xuất thử ( chào hàng): Bên đối tác nước ngòai đặt yêu cầu cho doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn sản xuất thử một số kiểu sản phẩm với các kích cỡ và màu sắc khác nhau theo mẫu có sẵn, phía nước ngoài dùng mẫu này đi chào hàng ở các thị trường khác nhau ( có thể ở nước họ hoặc nước thứ 3). Việc sản xuất thử và chào mẫu thường được tiến hành trước khi đặt hàng khỏang một năm. Nếu mẫu mã nào được ưa chuộng và có triển vọng tiêu thụ, doanh nghiệp nước ngòai sẽ lập kế hoạch đặt hàng từ trước. Thông thường, các doanh nghiệp nước ngòai đặt gia công, đặt làm thử hàng chục mẫu, với nhiều kích thước khác nhau ( tổng cộng có thể lên tới hàng trăm mẫu). Sau khi chào hàng, có thể chỉ có vài mẫu được thị trường chấp nhận.
Thứ ba, đàm phán và kí kết hợp đồng gia công khoảng từ 2 đến 6 tháng sau khi chào mẫu, thu thập vào xử lý thông tin thị trường ( xu hướng tiêu dùng các mẫu hàng được thị truờng chấp nhận, dung lượng thị trường), doanh nghiệp nước ngoài đặt gia công sẽ chuẩn xác hóa lại các mẫu mã, quy cách của sản phẩm và tiến hành đàm phán với các doanh nghiệp gia công về các điều khỏan của hợp đồng gia công.
Đơn giá gia công được thỏa thuận trên cơ sở đánh giá độ phức tạp của sản phẩm, số lượng sản phẩm của mỗi mẫu mã. Về nguyên tắc giá gia công có kết cấu như hình dưới đây.Theo cơ cấu giá gia công, các doanh nghiệp may gia công sau khi đã trừ đi các chi phí có thể thu được lãi bằng 4% so với giá gia công. Lượng lãi của doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện bình thường tỉ lệ thuận với lượng hàng nhận gia công. Ngoài ra, trong điều kiện phải bảo đảm được chất lượng theo quy định, doanh nghiệp gia công còn có thể thu lợi từ phần hạ thấp chi phí nguyên phụ liệu. Ngược lại, nếu không bảo đảm chất lượng và tiến độ thời gian giao hàng, phần lãi của doanh nghiệp bị giảm xuống. Về phía người lao động, thu nhập của họ phụ thuộc vào năng suất lao động nghĩa là phụ thuộc vào mức sản phẩm làm ra.
Nếu so với xuất khẩu bằng phương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm, lợi ích của doanh nghiệp thu được sẽ thấp hơn.
Kết cấu giá gia công ( bình quân cho các mặt hàng)
Khoản mục
Tỉ trọng
Tiền lương
- Của công nhân sản xuất
- Của cán bộ quản lý
52%
44,7%
7,3%
Bảo hiểm xã hội
2%
Chi phí phụ liệu, bao bì
15%
Chi phí điện nước
4,5%
Khấu hao tài sản cố định
9%
Chi phí xuất nhập khẩu
6,5%
Lãi
4%
Cộng
100%
Nguồn: Công ty may Chiến Thắng
Thứ tư, doanh nghiệp nhận gia công tổ chức toàn bộ quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên nước ngoài từ khâu giác mẫu đến đóng gói sản phẩm và giao hàng cho đối tác nước ngoài. Bên nước ngoài có thể trợ giúp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và giám sát quá trình sản xuất, hoặc bên nhận gia công đảm nhận hoàn toàn quá trình sản xuất, bên nước ngoài chỉ việc thu sản phẩm cuối cùng. Các giai đoạn sản xuất thử và sản xuất hàng loạt đôi khi được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn vì việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm gặp những trục trặc trong khâu vận chuyển, giao nhận. Mặt khác, các doanh nghiệp đặt gia công thường không muốn vốn của mình bị tồn đọng trong một thời gian dài. Đó cũng chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc các doanh nghiệp nhận gia công thường phải tổ chức sản xuất tăng ca, tăng kíp, làm thêm giờ vào những thời điểm cao. Ngược lại, vào những thời gian gối vụ, chuyển mùa, công việc có thể giảm đáng kể.
Thực trạng gia công xuất khẩu hàng may mặc hiện nay ở Việt Nam thể hiện trên hai mặt chủ yếu là quy mô sản xuất và quy mô xuất khẩu.
Về quy mô sản xuất, theo thống kê của hiệp hội dệt may Việt Nam, các cơ sở may mặc là thành viên của VITAS với 392 cơ sở thuộc các thành phần kinh tế ở 35/61 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó chủ yếu là các cơ sở may gia công xuất khẩu. Các cơ sở này đã thu hút gần 1 triệu lao động thường xuyên. Năng lực sản xuất của từng ngành đã lên tới trên 400 triệu sản phẩm sơ mi quy chuẩn/năm và được tập trung chủ yếu ở một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ … Quy mô của các cơ sở sản xuất cũng khác nhau. Có doanh nghiệp có năng lực sản xuất tới trên 10 triệu sản phẩm/ năm, nhưng cũng có nhiều cơ sở, năng lực sản xuất chỉ khoảng 1 triệu sản phẩm/ năm. Nhìn chung mỗi cơ sở chỉ tập trung vào sản xuất một số mã hàng cố định. Điều này có lý do từ sự đầu tư chuyên môn hóa của các cơ sở gia công, nhưng cũng có lý do từ các doanh nghiệp đặt gia công ,vì hầu hết các khách hàng nước ngoài cũng chỉ có thế mạnh về một số mặt hàng nhất định.Do năng lực sản xuất hạn chế nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ nhận được các đơn hàng với sồ lượng nhỏ.
Về quy mô xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng mạnh trong các năm qua. Bình quân giai đoạn 1991-2001 tăng gần 29%/năm. Riêng giai đoạn 1991-1999 tăng bình quân 35%/năm. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,15 tỷ USD. Hàng dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu đi 174 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, và đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn của thế giới như thị trường Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, Đông Âu, Trung Đông … Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thu được từ các thị trường phi hạn ngạch, chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam bước đầu đã có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường quốc tế.
2.3.2: Những nhận định khái quát về những đóng góp và hạn chế của gia công xuất khẩu hàng may mặc
2.3.2.1: Những đóng góp của gia công xuất khẩu hàng may mặc
Tạo nguồn ngoại tệ quan trọng phục vụ CNH-HĐH đất nước. Cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành dệt may đã có những đóng góp quan trọng vào xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Từ năm 1994, ngành dệt may đã vươn lên hàng thứ 2 trong mười mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của đất nước, trong đó, phần đóng góp chủ yếu là từ gia công xuất khẩu hàng may mặc ( Chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may) và từ đó đến nay vẫn luôn giữ vững ở vị trí này.
Thu hút lao động xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo sự ổn định chính trị xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn ngành dệt may Việt Nam hiện thu hút một lực lượng lao động khoảng 1,6 triệu người, trong đó trên 80% là hoạt động trong lĩnh vực may mặc, mà chủ yếu là gia công xuất khẩu. Lao động của ngành may không còn chỉ có ở những thành phố lớn, có truyền thống về nghề may mà đang phát triển ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng và trung du trong toàn quốc, với nhiều loại hình tổ chức khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã…
Góp phần tăng cường mỗi liên hệ sản xuất giữa các ngành. Nhờ phát triển gia công xuất khẩu hàng may mặc mà một loạt các ngành nghề liên quan đã có điều kiện để phát triển, tiêu biểu là hai ngành cơ khí và sản xuất các loại phụ liệu. Đối với ngành cơ khí, nhiều thiết bị l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phương thức xuất khẩu cho ngành may Việt Nam.DOC