Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng lao động tại công ty điện lực thành phố Hà Nội

Lời mở đầu 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

I. Khái quát chung về tuyển dụng nhân lực. 3

1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực. 3

1.1 Các khái niệm cơ bản 3

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp 5

2. Yêu cầu và các chỉ tiêu đánh giá sự thành công của công tác tuyển dụng nhân lực. 7

3. Ý nghĩa của công tác tuyển dụng 9

II. Quy trình tuyển dụng nhân lực 10

1. Công tác chuẩn bị cho quá trình tuyển dụng 10

2. Quá trình tuyển mộ nhân lực 15

3. Quá trình tuyển chọn nhân lực 20

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

I. Giới thiệu về Công ty điện lực Thành Phố Hà Nội 23

1. Quá trình hình thành và phát triển 23

2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty 25

3 .Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Hà nội 27

4. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ 33

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 34

II. Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

1.Thực trạng chung trong công tác tuyển dụng lao động tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội 35

2. Tình hình tuyển dụng một số năm gần đây 43

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. Một số nhận định chung về Công ty Điện lực Hà Nội và định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới 47

1. Nhận định tổng quát 47

2. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội 48

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội. 50

1. Các giải pháp cụ thể cho từng bước trong quá trình tuyển dụng lao động của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

1.1Đối với quá trình tuyển mộ nhân lực 50

1.2Đối với quá trình tuyển chọn nhân lực 52

1.3Đối với các công tác khác nhằm đảm bảo cho hiệu quả của quá trình tuyển dụng 55

2. Một số kiến nghị riêng 57

Kết luận 62

Tài liệu tham khảo 64

Mục lục 65

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2451 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng lao động tại công ty điện lực thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện nhằm đáp ứng yêu cầu về điện cho sự phát triển của Thủ đô. Đây là thời kỳ cam go nhất của ngành điện, đó là nguồn điện thiếu, lưới điện cũ nát, chắp vá, nạn câu móc lấy điện tràn lan. Vào những năm tháng này, Sở Điện lực Hà Nội đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ cải tạo lưới điện, tăng cường công tác kiểm tra chống lấy cắp điện, dần dần đưa công tác cung ứng điện vào nền nếp. Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với toàn ngành điện Công ty Điện lực Hà Nội đã kịp thời chuyển mình theo cơ chế mới, củng cố lưới điện, cấp điện an toàn liên tục cho các nhu cầu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô, cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Đặc biệt, từ khi trở thành Công ty hạch toán độc lập tháng 4/1995 đến nay, Công ty Điện lực Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong khâu kinh doanh, coi khách hàng là người bạn đồng hành, là động lực để phát triển. Công ty Điện lực Hà Nội đã thực hiện chương trình nâng cao trách nhiệm phục vụ khách hàng của Tổng Công ty điện lực Việt Nam bằng những việc làm cụ thể: lắp đặt công tơ 1 pha và 3 pha trọn gói, thủ tục đơn giản thuận tiện. Mục tiêu hoạt động của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là "Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đảm bảo thoả mãn mọi yêu cầu cung cấp điện cho khách hàng với chất lượng cung cấp cao, dịch vụ cung cấp hoàn hảo". Đến nay lưới điện Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu về cả công suất và sản lượng điện của Thủ đô. Hơn 3200 CBCNV Công ty đã hàng ngày, hàng giờ thực hiện lời căn dặn của Bác làm cho Công ty ngày một phát triển hơn. Đội ngũ CNVC đã và đang phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu người thợ điện Thủ đô “Trách nhiệm - Trí tuệ - Thanh lịch”. Công ty Điện lực Hà Nội là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với sự phát triển chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng cũng như đời sống sinh hoạt của Thành phố và nhân dân Thủ đô. Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0,4kV đến 110kV, đang trực tiếp vận hành quản lý 17 trạm 110KV với tổng công suất 1413 MVA. Tính đến ngày 31/07/2004 có 543.683 khách hàng mua điện. Đặc biệt hàng năm Công ty Điện lực TP Hà Nội được vinh dự thay mặt Ngành Điện cả nước phục vụ cung cấp điện cho mọi hoạt động, chính trị, ngoại giao của đất nước diễn ra ở Thủ đô. 50 mươi năm xây dựng và trưởng thành kế tiếp sự nghiệp, đến nay Công ty Điện lực TP Hà nội có trên 3200 CBCNV trong đó có 500 người có trình độ Đại học và trên Đại học, trên 700 Công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc 7/7. Với một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật, công nhân đông đảo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao được đào tạo và trưởng thành trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng sẵn sàng tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến trong công tác quản lý vận hành lưới điện. Tính đến nay Công ty Điện lực TP Hà nội được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 23 Huân chương các loại cùng nhiều Huy chương và bằng khen khác. Tháng 5 năm 2001 Công ty được vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân" của Nhà nước trao tặng. Ngành nghề kinh doanh của Công ty - Kinh doanh điện năng. - Tư vấn thiết kế điện. - Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện. - Xây lắp các công trình điện đến 110 KV. - Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện. - Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp Quận Huyện. - Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, phụ kiện điện, đồ điện dân dụng. - Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng. - Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng. - Kinh doanh bất động sản: cho thuê đất, cho thuê nhà ở, cho thuê kho, bãi đỗ xe... - Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất. - Quản lý bất động sản. - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng. - Xây dựng công trình. - Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng. - Hoàn thiện các công trình xây dựng. - Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm theo người điều khiển. Các dịch vụ khác về điện (sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa lắp đặt điện nội thất). Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Hà nội Các đơn vị trực thuộc Công ty gồm có: 1 Xưởng Công tơ. 1 Xí nghiệp quản lý lưới điện 110KV. 1 Trung tâm thiết kế Điện. Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin. 1 Ban Quản lý Dự án lưới điện Hà Nội. 1 Đội Thí nghiệm điện. 17 phòng ban chức năng. 14 Điện lực ở các Quận, Huyện nội ngoại thành. Và một số đơn vị phụ thuộc khác. Sơ đồ tổ chức của công ty Điện lực thành phố Hà Nội được bố trí như sau: 3.1 CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ PHÒNG BAN CHÍNH TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI 3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của văn phòng Công ty. 3.1.1.1 Chức năng. Tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo công tác quản trị, văn phòng, văn thư, lưu trữ, y tế và một số công việc khác được giao; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện. Nhiệm vụ cơ bản. - Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại khối cơ quan Công ty. - Thực hiện công tác quản trị, văn phòng tại khối cơ quan Công ty. - Thực hiện việc mua sắm, quản lý, cấp phát trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm...theo phân cấp. - Thực hiện các công việc thuộc chức năng quản trị, văn phòng cho các hội - nghị, hội thảo, tập huấn... của Công ty; thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách. - Quản lý và đảm bảo phương tiện đưa đón CBCNV khối cơ quan Công ty đi công tác. - Đảm bảo môi trường, vệ sinh công cộng trong Công ty và các phòng làm việc thuộc khối khối cơ quan Công ty. - Thực hiện công tác y tế trong Công ty: lập và thực hiện kế hoạch trang thiết bị, phương tiện y tế, thuốc men; thực hiện khám chữa bệnh và các chế độ liên quan đến y tế cho CBCNV trong Công ty theo quy định. - Thực hiện công tác quản lý và sử dụng con dấu, chế độ bảo mật theo quy định. - Nhận và trả công văn của các đơn vị trình Giám đốc; tổng hợp công tác tuần, tháng, quý và thông báo nội dung kết luận các cuộc họp do Ban Giám đốc chủ trì. - Tập hợp lịch công tác tuần do các đơn vị đăng ký; tổng hợp lịch công tác tuần khối cơ quan Công ty và các buổi làm việc của Ban Giám đốc với các đơn vị, phòng ban trực thuộc trình Giám đốc phê duyệt. 3.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng kế hoạch. 3.1.2.1Chức năng. Tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác quản trị kế hoạch: kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp thuộc các mặt hoạt động SXKD, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn...; điều độ các nguồn lực và các biện pháp để thực hiện kế hoạch; một số công việc khác được giao; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện. 3.1.2.2. Nhiệm vụ cơ bản. - Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch mua sắm vật tư, tài sản... chiến lược, dài hạn, ngắn hạn và tác nghiệp; tổng hợp cân đối trình Giám đốc Công ty xét duyệt và trình Tổng Công ty theo phân cấp. - Lập tiến độ chi tiết và triển khai thực hiện để hoàn thành kế hoạch. - Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc Công ty trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Công ty; tổ chức triển khai thực hiện. - Thực hiện công tác điều động các nguồn lực để phục vụ SXKD, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn... của Công ty. - Thực hiện các thủ tục tăng, giảm TSCĐ trong Công ty; thực hiện các thủ tục tiếp nhận TSCĐ của khách hàng bàn giao theo qui định. - Tham gia thực hiện công tác thanh quyết toán các công trình sửa chữa lớn theo phân cấp. - Giải quyết các nhu cầu về đảm bảo điện phục vụ chính trị, các ngày lễ tết và các nhu cầu đảm bảo điện khác theo quy định. - Thực hiện việc kiểm tra trình Giám đốc ký kết; triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện các Hợp đồng SXKD khác và dịch vụ khách hàng theo phân cấp. - Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn... của Công ty theo qui định. - Lập báo cáo sơ kết, tổng kết các mặt hoạt động của Công ty theo từng kỳ: quý, 6 tháng, năm... - Đề xuất và tham gia tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ liên quan cho CBCNV toàn Công ty. - Thực hiện nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng tổ chức lao động. 3.1.3.1 Chức năng. Tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức sản xuất, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công tác chế độ chính sách, công tác lao động tiền lương và một số công việc khác được giao; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện. 3.1.3.2 Nhiệm vụ cơ bản. - Đề xuất các phương án sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ và điều động lao động phù hợp với trình độ quản lý, năng lực chuyên môn và yêu cầu SXKD của Công ty; tổ chức triển khai thực hiện. - Lập qui hoạch về cán bộ thuộc diện Công ty quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị lập kế hoạch và tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận của đơn vị. - Lập kế hoạch tuyển dụng lao động trình Giám đốc phê duyệt, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của SXKD; tổ chức triển khai thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các bước tiếp theo theo phân cấp. - Đề xuất các phương án về mô hình tổ chức quản lý SXKD, phương án phân cấp quản lý phù hợp với yêu cầu thực tế và chiến lược, định hướng phát triển của Công ty; tổ chức triển khai thực hiện. - Lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty; tuyển chọn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên trực tiếp sản xuất theo yêu cầu của SXKD. - Hướng dẫn và làm các thủ tục cho các đoàn đi thực tập, công tác và học tập trong nước và ngoài nước, các đoàn sinh viên, học sinh về thực tập tại khối cơ quan Công ty. - Thực hiện việc nâng bậc lương và chuyển xếp lương cho công nhân; nâng lương và chuyển xếp lương cho viên chức theo phân cấp. - Nghiên cứu, áp dụng và thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, của Tổng Công ty về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí... Nghiên cứu hồ sơ và đề xuất hình thức kỷ luật theo phân cấp đối với những CBCNV vi phạm nội quy kỷ luật lao động, quy chế... của Nhà nước, của Tổng Công ty và của Công ty trình Hội đồng kỷ luật Công ty quyết định. - Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty trong việc lập, trình duyệt kế hoạch trang phục làm việc, trang phục bảo hộ lao động; kiểm tra, tổng hợp trình Giám đốc Công ty phê duyệt; tham gia tổ chức thực hiện. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đó là kinh doanh điện, bên cạnh đó Công ty còn mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực kinh doanh khác như kinh doanh, quản lý bất động sản, tham gia thiết kế xây dựng. Công ty có chức năng quản lý vận hành lưới điện cho các 14 quận huyện nội ngoại thành Hà Nội. Sản phẩm chủ yếu của Công ty chính là lượng điện năng thương phẩm mà Công ty cung cấp. Đây là một sản phẩm đặc biệt vì nó là nguồn tài nguyên đất nước, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này chính là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Công ty. Vì đặc điểm này của Công ty nên số lượng lao động chủ yếu của Công ty là các kỹ sư, công nhân điện, bên cạnh đó còn có một số kỹ sư khảo sát thiết kế các công trình điện phục vụ cho mục đích kinh doanh và dân sinh xã hội. Các nhân viên của Công ty làm trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông chiếm một số lượng không nhiều. Các lao động này có cả các kỹ sư điện và có cả các kỹ sư công nghệ thông tin cũng như điện tử viễn thông. Trong lĩnh vực kinh doanh thì chỉ có kinh điện là lĩnh vực kinh doanh chính, bên cạnh đó mới đến viễn thông. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính KH năm Thực hiện % TH/KH 1 Điện đầu nguồn Triệu KWh 4.343 4.841 102,07 SL giờ cao điểm Triệu KWh 967 SL giở bình thường Triệu KWh 2.940 SL giờ thấp điểm Triệu KWh 934 2 Điện thương phẩm Triệu KWh 4.335 4.441 102,46 3 Giá bán điện bình quân đ/KWh 877 884 100,07 4 Tổng doanh thu tiêu thụ Tr.đồng 3.801.795 3.993.077 105,03 4.1 Trong đó: SXKD Tr.đồng 3.801.795 3.942.153 103,69 - Điện Tr.đồng 3.801.795 3.930.795 103,39 - CSPK Tr.đồng 11.358 4.2 SXKD Viễn thông Tr.đồng Tổng doanh thu Tr.đồng 40.127 42.728 106,48 Doanh thu được hưởng Tr.đồng 19.375 20.851 107,62 4.3 SX khác Tr.đồng 30.073 104,23 5 Tổng Chi phí tiêu thụ Tr.đồng 3.801.752 3.962.748 103,00 5.1 Chí phí SXKD Điện Tr.đồng 3.801.752 3.915.832 120,21 - Vật liệu Tr.đồng 46.385 55.758 122,34 - Lương và BHXH Tr.đồng 145.843 178.422 119,82 + Lương Tr.đồng 133.533 160.000 119,82 Lương phát sinh theo luật ĐL Tr.đồng 1.950 + BHXH, BHYT, KPCĐ Tr.đồng 12.301 16.472 133,81 - Khấu hao TSCĐ Tr.đồng 246.200 267.689 108,73 - Điện mua của TCT Tr.đồng 3.173.597 3.252.443 102,50 - Các khoản DV mua ngoài Tr.đồng 10.101 16.128 159,67 - CP sửa chữa lớn Tr.đồng 48.594 46.993 96,71 - Chi phí khác bằng tiền Tr.đồng 130.672 97.399 74,54 + Thuế đất Tr.đồng 2.000 1.804 90,20 + Ăn ca Tr.đồng 16.388 16.744 102,17 + Lãi vay dài hạn Tr.đồng 93.947 56.000 59,61 + CP bằng tiền khác Tr.đồng 18.337 22.851 124,62 5.2 CP SXKD Viễn Thông Tr.đồng 18.551 23.010 124,04 5.3 CP SXKD khác Tr.đồng 23.906 6 Lợi nhuận thực hiện Tr.đồng 30.329 - SXKD điện Tr.đồng 43 26.321 61,21 - SXKD Viễn thông Tr.đồng 824 -2.159 - SXKD khác Tr.đồng 6.167 Nguồn: Báo cáo công tác năm 2006 – Công ty Điện lực TP Hà Nội II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI 1.Thực trạng chung trong công tác tuyển dụng lao động tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội. Quá trình tuyển dụng lao động tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội cũng bao gồm 2 quá trình đó là : quá trình tuyển mộ và quá trình tuyển chọn. Một quá trình tuyển mộ cơ bản sẽ bao gồm 4 bước: - Xây dựng chiến lược tuyển mộ - Tìm kiếm người xin việc. - Đánh giá quá trình tuyển mộ. - Các giải pháp thay cho tuyển mộ. Trong quá trình tuyển dụng lao động ở Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thì Phòng tổ chức lao động và tiền lương giữ vai trò chính, các đơn vị thành viên sẽ có vai trò cung cấp các số liệu cụ thể giúp Phòng tổ chức lao động và tiền lương hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Phòng Tổ chức lao động sẽ là đơn vị chính thực hiện tất cả các bước trong quá trình tuyển dụng nhân lực từ nhiệm vụ xác định số lượng tuyển dụng trong năm, số lượng cần tuyển dụng mỗi đợt, và thực hiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn. Phòng tổ chức sẽ hoạch định cụ thể nội dung cho các bước trong quá trình tuyển mộ như: chiến lược tuyển mộ, tìm kiếm người xin việc, đánh giá quá trình tuyển mộ, các giải pháp thay thế cho tuyển mộ. Tuy nhiên trong các bước cụ thể nêu trên Công ty Điện lực thành phố Hà Nội có những điểm tiến hành giống với các doanh nghiệp khác nhưng cũng có những đặc điểm rất riêng mà không Công ty nào có được. Thứ nhất là số lượng lao động theo kế hoạch cần tuyển trong năm sẽ được xác định dựa trên các nhu cầu về bổ sung lao động tại các đơn vị thành viên và được đưa ra từ quý IV năm trước, có nghĩa là số lượng tuyển dụng gần như cố định cho năm sau. Sau khi xác định được nhu cầu về tuyển dụng, Phòng tổ chức lao động sẽ đưa ra bản kế hoạch tuyển dụng lao động. Tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, việc tuyển dụng thường được chia thành 2 đợt là vào tháng 6 và tháng 10 hàng năm. Với mỗi đợt tuyển dụng lao động đều phải có 2 quá trình đó là tuyển mộ và tuyển chọn tuy nhiên tầm quan trọng của các bước trong mỗi quá trình trên có thể được nâng cao hoặc có thể bỏ qua tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Trong mỗi đợt tuyển dụng các yêu cầu tuyển dụng không giống nhau, và các vị trí tuyển dụng cũng khác nhau. Sau khi xác định được các vị trí và yêu cầu cần tuyển Công ty sẽ tiến hành xây dựng chiến lược tuyển mộ đây là bước đầu tiên của quá trình tuyển mộ. Lập kế hoạch tuyển mộ nhằm xác định xem cần bao nhiêu người cho 1 vị trí cần tuyển. Tuy nhiên khó khăn trong bước này là trong mỗi đợt tuyển dụng Công ty thường tuyển cho nhiều vị trí mà mỗi vị trí lại có các đặc thù riêng, yêu cầu riêng. Đây là một khó khăn cho quá trình tuyển mộ của Công ty. Với đặc thù kinh doanh điện là lĩnh vực hàng đầu thì Công ty chỉ tuyển dụng một số vị trí đó là: công nhân điện, công nhân viễn thông, kỹ sư điện, kỹ sư viễn thông, kỹ sư công nghệ thông tin. Qua thực tế của các năm gần đây thì tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tỷ lệ sàng lọc chung của quá trình tuyển mộ thực tế không thống nhất thường 7/1 – 20/1. Đây là tỷ lệ tuyển chọn gần như có thể nói là “tự nhiên” vì nguồn tuyển mộ và cách thức thu hút người xin việc trong các lần tuyển không mấy khác nhau. Tỷ lệ chọn này không được quan tâm vì vậy các bước hoạch định tỷ lệ chọn không có mà Công ty chú trọng hơn vào bước tuyển chọn vì vậy tỷ lệ chọn này không được quan tâm. Tuy nhiên lại tỷ lệ sàng lọc này rất cần chú trọng quan tâm đến vì tỷ lệ sàng lọc có thể quyết định đến chất lượng của tuyển mộ. Mặc dù vây, nhưng bước lập kế hoạch tuyển mộ ở Công Ty Điện lực Hà Nội vẫn không được quan tâm đúng mức. Đặc điểm riêng thứ hai của quá trình tuyển mộ tại Công ty Điện lực Hà Nội đó là nguồn tuyển mộ lao động đối với lao động công tác trực tiếp với điện của Công ty chủ yếu là từ trường Trung cấp Điện lực, Đại học Điện lực và khoa Điện trường Đại học Bách Khoa nhưng số lượng lao động cần tuyển của ngành này lại lớn hơn rất nhiều so với các ngành còn lại. Nguồn tuyển mộ này gần như không thay đổi trong các đợt tuyển dụng. Còn đối với các ngành liên quan tới công nghệ thông tin và điện tử viễn thông thì nguồn tuyển mộ của Công ty được mở rộng ra đó là tuyển mộ từ nhiều trường khác nhau. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng tuyển dụng đối với các lao động công tác trực tiếp với điện và nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tri thức mới đối với đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin và viễn thông. Ngược lại với điều đó thì nguồn tuyển mộ đối với các cán bộ lao động trực tiếp với điện lại là nguồn tuyển mộ mang tính chất nội bộ, về kỹ năng và khả năng làm việc thực tế có thể đảm bảo được công việc trước mắt nhưng về lâu dài với sự phát triển của công nghệ thì lượng cán bộ này có thể trở thành lạc hậu và cần phải đào tạo. Sau khi xác định được nguồn tuyển dụng cách thức thu hút người xin việc của Công ty đó là lựa chọn các phiên tiện thông tin đại chúng đó là báo Lao động và Đài truyền hình Hà Nội để đăng tin tuyển dụng. Đây là một phương pháp thu hút người xin việc khác hữu hiệu tuy nhiên nó mang tính chất “truyền thống” vì ở mỗi lần tuyển dụng đều chỉ sử dụng phương pháp này. Bởi vậy, ở Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tỷ lệ tuyển chọn mang tính chât “tự nhiên”. Tỷ lệ chọn này mang tính chất “tự nhiên” vì lượng người lao động nộp đơn xin việc không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo được số lượng vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố cạnh tranh giữa các Công ty với nhau như mức lương, điều kiện làm việc, yếu tố trên thị trường lao động và một số lý do cá nhân khác liên quan đến lợi ích của bản thân người xin việc. Nên tỷ lệ tuyển chọn không được điều tiết trong một khoảng nhất định nào. Điểm khác nữa trong công tác tuyển mộ tại Công ty Điện lực Hà Nội đó là không có bước đánh giá hiệu quả tuyển mộ nhằm đưa ra các điểm yếu và điểm mạnh trong công tác tuyển mộ nhằm nâng cao chất lượng tuyển mộ. Bước đánh giá hiệu quả tuyển mộ của Công ty chỉ dừng lại ở mức thông báo về tỷ lệ chọn, số lượng hồ sơ xin việc, trình độ của người xin việc (tổng kết qua đơn xin việc). Công tác này hoàn toàn mang tính chất thống kê. Có thể nhận xét chung cho quá trình tuyển mộ của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đó là - Quá trình tuyển mộ mang tính chất “truyền thống”, nguồn tuyển mộ và cách thu hút người xin việc không thay đổi trong mỗi lần tuyển dụng. Trong quá trình tuyển mộ một số bước không được quan tâm không đúng mức như công tác lập kế hoạch tuyển mộ và đánh giá lại công tác tuyển mộ. Còn đối với công tác tuyển chọn tại Công ty cũng có những khác biệt so với công tác tuyển chọn của các doanh nghiệp. Một quá trình tuyển chọn hoàn thiện sẽ phải bao gồm 9 bước sau: - Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ - Sàng lọc qua đơn xin việc. - Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn. - Phỏng vấn tuyển chọn. - Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên. - Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp. - Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn - Tham quan công việc. - Ra quyết định tuyển chọn. Khác biệt đầu tiên phải kể đến trong quá trình tuyển chọn của Công ty đó là bỏ qua bước tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ. Tác dụng của bước tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ đó là nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này sẽ xác định được những cá nhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc hay không để từ đó ra những quyết định có tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó. Trong mỗi lần tuyển chọn của Công ty thì bước đầu tiên đó là người xin việc nộp đơn xin việc thông qua Văn phòng tuyển dụng của Công ty. Các thông tin cơ bản được điền vào đơn xin việc và đó là tiêu chuẩn để đánh giá có tiếp tục xác lập mối quan hệ với người xin việc đó hay không. Trong hồ sơ xin việc, mẫu đơn xin việc của Công ty là mẫu đơn thông thường, đòi hỏi ghi rõ họ tên, ngày sinh, trình độ và quá trình làm việc, công tác sẽ được điền vào lý lịch bản thân của ứng viên nộp kèm theo đơn xin việc trong hồ sơ. Đây là một cách thức thu thập thông tin về ứng viên khá thông dụng và cổ điển. Với một số doanh nghiệp hiện nay hình thức này không được sử dụng nữa mà họ yêu cầu có đơn xin việc bằng tiếng Anh và phải được viết bằng tay vì theo quan niệm của một số nhà quản trị thông tin thu thập qua chữ viết và câu văn trong đơn xin việc sẽ có thể đánh giá được một của ứng viên. Sau khi nhận đơn xin việc, văn phòng tuyển dụng của Công ty sẽ sàng lọc và đưa ra các ứng viên đạt được yêu cầu của tuyển dụng và tiến hành trắc nghiệm tuyển chọn tuyển chọn. Tác dụng của quá trình trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn đó là nắm được các tố chất tâm lý, những khả năng, kỹ năng, và khả năng đặc biệt khác của ứng viên. Tuy nhiên, trong quá trình trắc nghiệm tuyển chọn tại Công ty chỉ có duy nhất một loại trắc nghiệm được áp dụng đó là trắc nghiệm về thành tích của các ứng viên nhằm kiểm tra xem ứng viên đó nắm vững nghề nghiệp, hiểu biết nghề đến mức nào. Nội dung được đem ra trắc nghiệm chủ yếu đó là các kiến thức về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Các ứng viên được tổ chức thi tập trung hai môn thi đó trong một ngày và theo hình thức trắc nghiệm. Với kiến thức chuyên môn các câu hỏi và câu trả lời được viết trên giấy, bài thi chuyên môn sẽ có 30 câu hỏi và thời gian để hoàn thành bài thi là 60 phút, còn với môn thi tiếng Anh thì các ứng viên phải làm trên máy vi tính với thời gian là 30 phút cho 30 câu hỏi. Sau khi chấm bài, các ứng viên được chọn vào vòng phỏng vấn là các ứng viên phải đạt đủ các điều kiện sau: - Trong 2 môn thi không có môn thi nào dưới 5 điểm. - Ứng viên được chọn vào phỏng vấn sẽ là các ứng viên có tổng số điểm lớn hơn một số điểm nhất định do ban tổ chức đề ra. Ưu điểm trong phần thi trắc nghiệm nhân sự tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đó là sẽ chọn được các ứng viên đạt yêu cầu về chuyên môn và đó là các ứng viên sáng giá nhất với số điểm chuyên môn cao nhất và phải đạt được yêu cầu về cả 2 môn thi. Tuy nhiên, nhược điểm trong phần thi này đó là phần thi này chỉ đánh giá được về khả năng chuyên môn của người dự thi chứ không đánh giá được tính cách, năng khiếu, khả năng, tính trung thực của ứng viên. Trong phần thi phỏng vấn, mỗi ứng viên sẽ có một hội đồng phỏng vấn gồm ba người, trong đó có một người phỏng vấn chính và 2 người còn lại sẽ phỏng vấn ứng viên nếu còn điều gì thắc mắc. Ba người này sẽ chấm điểm theo sự đánh giá riêng của họ và số điểm của ứng viên trong phần phỏng vấn này sẽ là điểm trung bình của cả 3 người phỏng vấn. Tác dụng của phần thi phỏng vấn đó là sẽ có thêm thông tin về các mặt còn thiếu cần tìm hiểu đối với người xin việc như năng khiếu, khả năng, tính cách, sở thích, tính trung thực của ứng viên. Bên cạnh đó, thông qua phỏng vấn người được phỏng vấn sẽ được cung cấp thêm thông tin về tổ chức, các ứng viên sẽ được giải thích về các mục tiêu của Công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức, các chính sách về nhân sự, cơ hội thăng tiến từ đó sẽ nâng cao vị thế của Công ty và tăng cường khả năng thuyết phục đối với người xin việc. Các câu hỏi phỏng vấn ở đây rất đa dạng đồng nghĩa với điều đó các câu trả lời cũng có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào chính sự hiểu biết và tính cách bản thân người xin việc vì vậy đây có thể sẽ là một bước khó khăn cho người xin việc nếu câu hỏi quá nhiều và quá rộng, điều này làm tâm lý của người xin việc dao động khiến mất bình tĩnh và có thể trả lời không đúng với những câu hỏi đó. Đây là một bước hết sức quan trọng đối trong quá trình tuyển chọn của Công ty bởi vì các nội dung thu thập được từ phần phỏng vấn sẽ là những nội dung vô cùng quan trọng để đánh giá người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0093.doc
Tài liệu liên quan