Thực trạng và giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG 3

1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Đặc điểm của đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 4

2.Vai trò của FDI đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng và sự tăng trưởng phát triển kinh tế. 5

2.1. Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng 5

2.2. Đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. 6

3. Tính tất yếu phải thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 9

4. Nội dung đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 10

II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG 11

1Khái quát chung FDI vào Việt Nam trong thời gian qua 11

2. Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 17

2.1. Thực trạng thu hút FDI trong một số lĩnh vực của kết cấu hạ tầng 17

2.2. FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phân theo hình thức đầu tư 21

2.3. FDIi vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phân theo đối tác đầu tư 25

2.4. FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phân theo địa phương 29

3. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. 32

3.1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 32

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng- Nguyên nhân của các tồn tại đó. 33

CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM 38

1. Quan điểm thu hút 38

2. Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giai đoạn 2006- 2010 46

3. Một số giải phápchủ yếu để tăng cường khả năng thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam 50

3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp, chính sách đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập theo hướng xoá bỏ phân biệt đốí xử, thông thoáng, minh bạch. 50

3.2. Điều chỉnh quy hoạch, mở rộng lĩnh vực đầu tư. 51

3.3 Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với tăng cường phối hợp giám sát hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài. 52

3.4 Ban hành danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài, danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danh mục lĩnh vực cấm đầu tư. 53

3.5 Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hoá các phương thức xúc tiến. 53

3.6 Đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng để thúc đẩy quá trình thực hiện dự án. 54

3.7. Đa dạng hoá hình thức đầu tư 55

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n doanh bị lỗ thì nhà nước chưa thu được tiền cho thuê đất. Thêm vào đó, với quyết định hiện hành, doanh nghiệp nào có quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp đó có quyền liên doanh với bất kể ngành nghề chuyên môn đã đăng ký có phù hợp với mục tiêu hoạt động của liên doanh hay không. Điều này dẫn đến tình trạng Việt Nam bị”lép vế” do không nắm được chuyên môn. Về mặt kinh tế các đối tác nước ngoài tham gia liên doanh trong ngành du lịch phần lớn là những công ty con trong những tập đoàn Khách sạn, du lịch lớn hoạt động trên phạm vi toàn thế giới (tập đoàn mẹ). Đây là điều kiện rất thuận lợi để các đối tác này khai vống các chi phí đầu tư, khai vống giá trị thiết bị, máy móc dùng để góp vốn, nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra thông qua việc chuyển giá cho các tập đoàn mẹ để thu lợi nhuận từ đầu và hạch toán lỗ cho cho liên doanh mà bên Việt Nam trong liên doanh không có khẳ năng kiểm soát. Bảng 5 : FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phân theo hình thức kinh doanh ĐƠN VỊ: USD Loại hình kinh doanh Số dự án Tổng VĐT Tổng vốn pháp định I)Khách sạn du lịch 153 3.239.426.699 1.389.893.541 1)KD dịch vụ du lịch 9 8.424.800 7.160.361 2)KD dịch vụ KS trong đó: 102 2.583.257.050 978.121.688 2.1)KD khách sạn+ dịch vụ du lịch 96 2.393.957.050 916.056.888 2.2)KD khách sạn 6 189.300.000 62.064.800 3)KD sân golf 12 388.417.000 272.090.000 4)KD khu DL, làng DL 6 79.052.194 30.221.500 5)KD biệt thự 7 43.784.178 27.427.743 6)KD vận chuyển du lịch 4 32.007.000 11.870.000 7)KD câu lạc bộ thể thao- VH- giải trí 9 98.323.225 57.440.997 8)KD nhà hàng 4 6.161.252 5.561.252 II)Văn phòng- căn hộ 120 7.214.125.549 2.376.243.468 Tổng cộng(I+II) 273 10.453.552.248 3.766.137.009 Nguồn: tổng cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và đầu tư Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng nhóm kinh doanh khách sạn du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án (102 dự án) lẫn tổng vốn đầu tư (gần 2.583 triệu USD). Tuy nhiên trong những năm gần đây cũng là nhóm kinh doanh kém hiệu quả, nhiều công trình bị tạm ngừng hay bên nước ngoài xin rút vốn cho bên Việt Nam hay liên doanh xin chuyển hướng hoạt động, bổ sung ngành nghề. 2.3. FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phân theo đối tác đầu tư Hiện nay nước ta đã thu hút được trên 30 quốc gia đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Điều đó thể hiện Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Việc thu hút đã đi đúng hướng và đúng đường lối phát triển kinh tế của nước ta là phát triển kết cấu hạ tầng đi trước một bước để tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Bảng 6 : FDI phân theo vùng lãnh thổ ĐƠN VỊ: USD Đối tác đầu tư Khách sạn du lịch Văn phòng căn hộ Tổng số Số dự án Tổng VĐT Tổng vốn pháp định Số dự án Tổng VĐT Tổng vốn pháp định Số dự án Tổng VĐT Tổng vốn pháp định (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Anh 1 103.000.000 32.628.571 1 103.000.000 32.628.571 Aó 2 8.150.000 3.875.000 2 8.150.000 3.875.000 Ba lan 2 21.080.000 12.244.000 2 8.150.000 3.875.000 Bermuda 2 46.431.043 15.011.247 2 46.431.043 15.011.247 Bỉ 1 12.200.000 4.234.830 1 12.200.000 4.234.830 Bristish virgin Island 12 234.215.818 93.596.277 18 1.388.987.253 447.047.541 30 1.623.203.071 540.643.818 Bristish West Indles 1 7.765.000 1.250.000 1 7.765.000 1.250.000 Câyman Islands 1 15.232.400 6.804.000 1 15.232.400 6.804.000 Đài Loan 11 321.449.000 210.625.000 10 1.077.963.318 371.340.399 21 1.399.412.318 581.965.399 Hà Lan 3 127.188.750 39.002.750 3 28.310.000 10.655.577 6 155.498.750 49.658.327 Hàn Quốc 5 401.179.474 107.168.789 8 268.496.783 86.709.685 13 669.676.257 139.878.474 Hồng Kông 40 647.108.071 309.385.049 26 694.368.261 327.844.249 66 1.341.476.332 637.229.289 Inđonexia 1 57.542.000 11.385.000 0 0 0 1 57.542.000 11.385.000 Macao 1 3.000.000 3.000.000 1 3.000.000 3.000.000 Malaysia 11 247.090.000 99.574.830 1 40.000.000 12.140.200 12 287.090.000 111.715.030 Mỹ 1 558.361 588.361 2 45.733.215 28.371.428 3 462.915.576 28.959.789 Nhật 11 244.949.974 109.875.335 11 138.811.910 45.587.391 22 383.761.884 158.462.726 Philipin 1 58.000.000 34.727.093 1 58.000.000 34.727.093 Pháp 12 156.894.139 50.777.928 1 54.000.000 21.600.000 13 210.894.139 72.377.928 Singapore 17 503.753.069 193.138.631 24 2.844.797.600 820.638.345 41 3.348.550.669 1.013.776.976 ThaiLan 10 122.573.215 73.346.264 2 256.840.000 75.802.000 12 379.413.215 149.148.264 Australia 3 14.427.617 5.672.500 3 60.901.366 16.762.705 6 75.328.983 22.435.205 Nguồn: Vụ kết cấu hạ tầng - Bộ kế hoạch và đầu tư Qua bảng trên ta có thể thấy có 5 nước và vùng lãnh thổ có số dự án và tổng vốn đầu tư lơn nhất là: Hồng Kông với 66 dự án, trên 1.342 triệu USD. Singapore với 41 dự án, trên 3350 triệu USD. British Virgin Islands với 30 dự án, trên 1623 triệu USD. Nhật Bản với 22 dự án, trên 383 triệu USD. Đài Loan với 21 dự án, trên 1399 triệu USD. Thực trạng này thể hiện luồng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam là những dòng đầu tư có trình độ khoa học công nghệ trung bình còn thiếu vắng những luồng đầu tư của các nước đã phát triển với tiềm lực khoa học và công nghệ. Nguồn để chế tạo ra những máy móc, thiết bị và những sản phẩm cao cấp nhằm đạt giá trị tăng trưởng cao. Ngay cả những đối tác của các nước đó vào những lĩnh vực Việt Nam khuyến khích còn rất ít. Điều đó đòi hỏi phải có những nhu cầu sâu hơn để tìm ra được những nguyên nhân thực sự tại sao vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp FDI có trình độ, khoa học, công nghệ và quản lý cao, hàm lượng tri thức lớn và có những giải pháp đúng đắn để thay đổi tình trạng này. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng các vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam là những nước thuộc khu vực Châu Á là chủ yếu chưa có sự đầu tư mạnh mẽ của các nước Châu Âu và Mỹ La Tinh. Đó là một trong những nước có nền khoa học tiên tiến và nguồn vốn lớn. Nhưng Việt Nam chưa thực sự có những chính sách thực sự phù hợp để thu hút nguồn vốn dồi dào từ những nước này. Những nước đầu tư vào Việt Nam là những nước trong khu vực nước ta. Một phần là do nền văn hoá của các nước đó có nhiều điểm tương đồng với nền văn hoá nước ta, mặt khác trình độ của nước ta cũng tương đương trình độ khoa học và công nghệ của nước họ, nên có khẳ năng đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như công tác quản lý của các đối tác đầu tư. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển như mục tiêu đề ra thì cần có những chính sách và định hướng thu hút FDI phù hợp hơn nữa để nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tận dụng tối đa mọi cơ hội đầu tư từ các nước vào Việt Nam. 2.4. FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng phân theo địa phương Cho đến nay đã có hơn 30 địa phương thu hút được đầu trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được phổ biến rộng rãi trên nước t. Nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm phia bắc và phía Nam, những vùng kinh tế phát triển. Những vùng sâu vùng xa chưa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Mà những vùng này lại đòi hỏi phải được đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng để tạo tiền đề cho các ngành khác phát triển. Bởi nhưng vùng đó đường xã thông tin liên lạc còn chậm và lạc hậu đã cản trở sự phát triển của các vùng này. Vì vậy trước hết nước ta cần chú trọng đầu tư vào những vùng này hơn nữa để tạo ra sự phát triển cho những khu vực này đảm bảo cho sự phát triển đi lên của đất nước theo đúng định hướng phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá. Đồng thời tạo ra sự phát triển cân đối đồng đều giữa các vùng làm cho các vùng không chênh lệch nhau quá xa về kinh tế và mức sống. Bảng 7 : FDI phân theo địa phương giai đoạn 1988-2005 ĐƠN VỊ: USD Địa phương Khách sạn- du lịch Văn phòng- Căn hộ Tổng số Số dự án Tổng VĐT Tổng vốn pháp định Số dự án Tổng VĐT Tổng vốn pháp định Số dự án Tổng VĐT Tổng vốn pháp định An Giang 1 700.000.000 2.500.000 1 700.000.000 2.500.000 Bà Rịa- Vũng Tàu 16 169.978.425 100.070.765 3 36.147.130 15.560.850 19 206.125.555 115.631.615 Bến Tre 1 4.000.000 1.200.000 1 4.000.000 1.200.000 Bình Thuận 4 20.626.700 9.076.700 4 20.626.700 9.076.700 Cần Thơ 1 4.200.000 1.250.000 1 4.200.000 1.250.000 Đồng Nai 1 22.729.000 19.236.000 1 54.000.000 21.600.000 2 76.729.000 40.836.000 Hà Bắc 1 80.000 80.000 1 80.000 80.000 Hà Nội 43 1.080.538.917 396.048.243 43 3.323.756.850 973.599.876 86 4.404.295.767 1.369.648.119 Hà Tây 1 21.875.000 21.875.000 1 21.875.000 21.875.000 Hải Phòng 6 135.610.000 101.432.500 3 49.400.000 13.334.830 9 1.405.500.000 114.767.330 Khánh Hoà 4 32.232.494 15.496.800 1 13.000.000 8.370.000 5 45.232.497 23.866.800 Lâm Đồng 2 55.887.000 45.000.000 2 55.887.000 45.000.000 Lào Cai 1 5.000.000 1.500.000 1 5.000.000 1.500.000 Lạng Sơn 1 818.763 818.763 1 818.763 818.763 Quảng Ninh 9 165.507.896 63.631.402 1 3.000.000 3.000.000 10 168.507.896 66.631.402 TP HCM 47 1.316.240.790 539.244.779 68 3.734.821.569 1.340.777.912 115 5.851.062.359 1.880.022.691 Vĩnh Phú 3 46.050.000 15.500.000 3 46.050.000 15.500.000 Nguồn: cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn và những vùng kinh tế trọng điểm. Hai Thành Phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh thu hút nhiều nhất đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng cả về số dự án và tổng vốn đầu tư. Điều đó là do hai thành phố này có nhiều điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như: thông tin liên lạc thi nhanh nhạy đường xá giao thông thuận tiện, tập trung nhiều cơ quan đầu mối quan trọng của cả nước. Qua bảng số liệu có năm Tỉnh Thành phố có số dự án và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng lớn nhất là: + Thành phố Hồ Chí Minh với 115 dự án và tổng vốn đầu tư là 5.851.062.359 USD + Thành Phố Hà Nội với 86 dự án và tổng vốn đầu tư là 4.404.295.767 USD + Bà Rịa vũng Tàu với 19 dự án và tổng vốn đầu tư là 206.125.555 USD + Qu ảng Ninh: với 10 dự án và tổng vốn đầu tư là 168.507.896 USD + Hải Phòng: Với 9 dự án và tổng vốn đầu tư là 1.405.500.000. USD 3. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. 3.1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng Tính hết năm 2005 nước ta đã thu hút được 1119 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng trên 3755 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước chiếm tỷ trọng 19,96%. Từ đó đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Đã nâng cấp chất lượng phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng. Mạng lưới kết cấu hạ tầng được củng cố và nâng cấp theo hướng đi vào chuẩn hoá, phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng trên toàn hệ thống, một số công trình xây dựng mới nhằm tăng năng lực và mở rộng diện phục vụ. Tập trung xây dựng các nút giao thông đô thị lớn, ưu tiên những vùng khó khăn, khắc phục chênh lệch vùng. Nhờ đó mạng kết cấu hạ tầng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với chất lượng phục vụ cao hơn và điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn. Nước ta đã thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng của trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư huy động được là 16.822.832.618 USD. Vấn đề giải ngân và sử cũng đã đạt được những thành công nhất định. Nhiều khu đô thi mới với nhiều khách sạn hiện đại đã được xây dựng thông qua nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đã có 167 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh khách sạn và du lịch với tổng vốn là 3.515.089.648 USD. Lĩnh vực xây dựng khu đô thị mới với 4 dự án và tổng vốn đầu tư là 2.551.674.000 USD.Qua đó tạo ra chỗ ở cho hàng ngàn người chưa có chỗ ở. Ngành bưu điện và hàng không của Việt Nam chưa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng trong tương lai chắc chắn những ngành đó sẽ thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi chúng có những triển vọng nhất định. Qua đầu tư trực tiếp nước ngoài hệ thống đường xá, giao thông được củng cố và thông thoáng hơn nhiều. Hệ thống khách sạn du lịch vui chơi giải trí đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân Việt Nam. Hệ thống cấp thoát nước cũng đã được xây dựng và phục vụ cho nhân dân các thành phố lớn và một số vùng, miền của nước ta đã được cung cấp nước sạch đến tận nơi 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Khối lượng FDI thu hút được vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn thấp so với tiềm năng của nó. Chưa tương xứng với tiềm năng của đât nước và yêu cầu đặt ra của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và nhà nước ta đã đặt ra. Tính đến tháng 12 năm 2005 nước ta đã thu hút được 1119 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng là 19,96% với tổng vốn đầu tư là 16.822.832.618 USD chiếm tỷ trọng 17,49%. Qua đó có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn tương đối khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành như: du lịch, khách sạn, văn phòng, căn hộ, cho thuê… bởi nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu mát mẻ, lại có nhiều danh lam thắng cảnh, một đất nước đậm đà bản sắc dân tộc, với nguồn lao động dồi dào và nhân công rẻ. Vì vậy tiềm năng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất lớn. Đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách phù hợp để thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Nguyên nhân để khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của nó là : Nước ta chưa thực sự tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Nước ta vẫn tồn tại hai bộ luật song song là luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật đầu tư trong nước nên tạo ra sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách luật pháp còn hay thay đổi, không ổn định và chặt chẽ, đồng tiền còn mất giá và thủ tục đăng ký cấp phép đầu tư còn rườm rà, mất nhiều thời gian và tồn tại nhiều tiêu cực trong đó. Bên cạnh đó nước ta chưa thực sự có những chính sách định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hợp lý. Hệ thống pháp luật và chính sách điều chỉnh hoạt động FDI nói chung còn chắp vá, hay thay đổi, nhất là trong quản lý đất đai, các chế độ ưu đãi… làm ảnh hưởng tới sự hấp dẫn đối với môi trường đầu tư. Tốc độ triển khai hoạt động của các dự án còn chậm so với dự kiến ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là các thủ tục sau khi cấp giấy phép tiến độ giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Riêng thời gian chờ phê duyệt chờ được cấp đất đã mất 3-6 tháng, có dự án kéo dài tới 2 năm. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp tại Hà Nội để được cấp giấy phép quyền sử dụng đất phải qua 11 cơ quan với 8 chữ ký trùng lặp nhiều lần của các cơ quan chức năng thành phố như: phó chủ tịch thành phố(2 nguời):3 lần; giám đốc sở tài chính: 3 lần; kiến trúc sư trưởng thành phố: 2 lần… Mục tiêu tăng dần tỷ lệ vốn của bên Việt Nam trong liên doanh chưa thực hiện được. Do vậy mà lợi nhuận được chia từ kết quả sản xuất kinh doanh rất nhỏ: nhiều liên doanh thua lỗ, bên Việt Nam không trực tiếp liên doanh được đành bán lại phần vốn góp của mình, xảy ra tình trạng các liên doanh chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính của bên Việt Nam hạn chế cho nên khi gặp khó khăn cần bàn bạc giải quyết. Bên Việt Nam thường lúng túng thoái thác cho bên nước ngoài. Hơn nữa các liên doanh sản xuât kinh doanh thường thua lỗ 4 -5 năm đầu, yêu cầu tăng vốn góp, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng phía Việt Nam không đáp ứng được đành chuyển phần vốn góp của mình cho bên nước ngoài Đào tạo lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa thực sự được chú trọng chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa địa phương và doanh nghiệp FDI trên địa bàn về việc đào tạo công nhân kỹ thuật cho nên có sự bất cập về số lượng cũng như chất lượng người lao động. Một vấn đề nữa là thái độ đối xử của chủ đầu tư nước ngoài với người lao động Việt Nam chưa công bằng cả trong cách cư xử lẫn tiền lương. Một cán bộ kỹ thuật nước ngoài có mức lương gấp 10-13 lần tổng lương của người lao động Việt Nam. Đây đó vẫn xảy ra tình trạng chủ đầu tư nước ngoài có hành vi xúc phạm người lao động Việt Nam. Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường phải làm việc thêm ngày và rất vất vả, quy định của doanh nghiệp rất khắt khe. Bên cạnh đó, mục tiêu nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Việt Nam cũng chưa đạt yêu cầu. Thực chế lao động Việt Nam kém về trình độ và hạn chế về nhận thức, lao động chưa qua đào tạo chiếm 60-70%, hoạt động của tổ chức công đoàn trong các liên doanh chưa làm tròn vai trò của mình. Thực tế cho thấy, công tác đào tạo của nước ta trong những năm qua còn nhiềi bất hợp lý, tỷ lệ đại học/ trung học là 4/1 trong khi các nước tiên tiến tỷ lệ đó là 1/6, điều đó dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay. Công nhân có trình độ tay nghề cao không nhiều, lao động chủ yếu chưa qua đào tạo ( chiếm 60-70%) Công nghệ được chuyển giao còn lạc hậu: Một số doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam các dây chuyền công nghệ quá hiện đại, công xuất sử dụng thấp cho nên lãng phí. Ngược lại, không ít các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam công nghệ lạc hậu, trung bình tiên tiến. Đối tác nước ngoài chủ yếu là các nước trong khu vực, các nước ASEAN; hiện các nước này đang tiến hành đổi mới công nghệ nên họ chuyển giao công nghệ trung bình tiên tiến sang Việt Nam. Nếu Việt Nam không cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này thì nguy cơ Việt Nam sẽ là bãi thải công nghệ của các nước ASEAN. Hơn nữa nước ta thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để có thể giám định, cũng như tìm đúng công nghệ mình cần mà hoạt động chuyển giao chủ yếu do bên nước ngoài giới thiệu và thực hiện. Công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp công nghiệp còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể. Các khu công nghiệp đã thành lập do thiếu thiết kế kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nên mới chỉ lấp kín được 30% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Nhiều KCN ở miền bắc và miền Trung tỷ lệ cho thuê đất rất thấp ( KCN Nomurai - Hải Phòng chưa lấp đầy 10%). Quy hoạch tổng thể của nhiều địa phương, nhiều KCN đã được phê duyệt nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, dẫn đến bị động trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư, giá phí sử dụng cơ sở hạ tầng trong các KCN cao đã triệt tiêu lợi thế về giá thuê đất rẻ trong các KCN. Cơ cấu phân bổ FDI còn nhiều bất hợp lý: FDI chủ yếu tập trung ở các Thành phố lớn, những vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam như: Thành Phố Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu…Nguyên nhân chính là do các vùng này có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và tập trung nhiều dân cư, có nguồn lao động dồi dào, thông tin liên lạc thuận tiện và là các đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước. Còn các vùng sâu vùng xa và những vùng xa trung tâm thành phố hầu như chưa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực đó. CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG 1. Quan điểm thu hút Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2010 và biến nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp như đại hội IX của Đảng đã đề ra, đòi hỏi phải có sự chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của tất cả các ngành, các cấp. Đối với lĩnh vực ĐTNN, cần thống nhất nhận thức và khẳng định quan điểm chiến lược thu hút ĐTNN cả đối với trung hạn và dài hạn. Dựa trên quan điểm của Đại hội IX và nghị quyết Trung ương 9 của Đảng, trên cơ sở đánh giá, dự báo tình hình trong nước và quốc tế trong những năm tới, cần khẳng định và quán triệt các quan điểm sau đây: Quan điểm 1: Phải coi FDI là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực khoa học, công nghệ tạo nên nguồn lực quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm”, muốn vậy, “cần phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến “ [84, tr. 91]. Vì vậy, việc đưa ra các chính sách và những ưu đãi nhằm thu hút FDI trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ cao là rất cần thiết. Những thành tựu bước đầu nhưng rất quan trọng trong 18 năm đổi mới cho phép kết luận rằng, vị trí của Việt Nam trong quan hệ chính trị-kinh tế quốc tế phụ thuộc nhiều vào việc Việt Nam có chính sách, biện pháp đúng đắn và kịp thời đến đâu để kết hợp các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tạo cho Việt Nam chỗ đứng trong nền kinh tế thế giới. Trước hết, cần nhận thức rằng xu hướng quốc tế hoá trong đời sống kinh tế ngày càng mở rộng. Đây là quá trình mà nền kinh tế của các nước tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phụ thuộc vào nhau. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương tận dụng những khả năng to lớn của nền kinh tế thế giới về di chuyển vốn, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý để bổ sung và phát huy có hiệu quả lợi thế và nguồn lực trong nước. Để thực hiện chủ trương trên, việc đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó việc đẩy mạnh thu hút FDI là một nội dung quan trọng cần được đề cao. Điều này đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế trong thời gian vừa qua, kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã chứng tỏ FDI là nguồn lực quan trọng góp phần bảo đảm vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào việc tạo ra năng lực sản xuất mới, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, kích thích thị trường nội địa phát triển, mở mang thị trường quốc tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp cho nguồn thu ngân sách và cuối cùng là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút FDI qua đó rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải có chiến lược tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả trên cơ sở khai thác tốt mọi nguồn lực trong nước và sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định và là điều kiện hấp thụ vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn FDI là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của Nhà nước. Nhưng cần nhận biết rằng nguồn vốn này không thể điều động được mà phải dùng các biện pháp đặc biệt để thu hút, và phải chủ động làm việc này một cách quyết liệt, bằng cách cải thiện môi trường đầu tư đến những biện pháp khác như xúc tiến đầu tư từ cam kết của các nhà lãnh đạo cấp cao đến những người công chức bình thường trong bộ máy nhà nước. FDI là nhân tố nối kết và phát huy các nguồn lực tăng trưởng kinh tế (vốn, công nghệ, năng lực quản lý, lao động,...), là hình thức đầu tư ít lệ thuộc vào điều kiện chính trị và có tính khả thi cao, tránh được tình trạng nợ của Chính phủ và tạo cơ hội tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy vốn FDI không chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng nếu được bố trí hợp lý trên bàn cờ chiến lược chung về vốn đầu tư thì FDI sẽ có vai trò tích cực, hỗ trợ cho việc phát huy năng lực sản xuất xã hội. Cần nhìn nhận vai trò của dòng vốn FDI vào Việt Nam và dòng vốn FDI ra từ Việt Nam đầu tư sang các nước khác. Quan điểm 2: Không nên tuyệt đối hoá vai trò FDI đối với việc giải quyết mọi vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước Quan điểm này nhấn mạnh rằng, bên cạnh việc thu hút FDI vào những ngành cần khuyến khích đầu tư, Nhà nước cần chủ động đầu tư vào những lĩnh vực nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và một số ngành công nghiệp nặng then chốt, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh. Không ai có thể phủ nhận vai trò và những đóng góp quan trọng của FDI đối với nền kinh tế quốc dân nhưng cũng cần tránh quan điểm ảo tưởng về tính màu nhiệm của FDI và tuyệt đối hoá vai trò của FDI. Nếu chỉ có các hoạt động FDI thì cũng không thể quyết định sự thành công của mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, mà nó phải được kết hợp đồng bộ với các nguồn vốn khác được huy động trong nước và nguồn vốn ODA... Mặt khác, FDI tự thân nó sẽ không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế nếu thiếu sự định hướng đúng đắn củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2248.doc
Tài liệu liên quan