Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội

Lời nói đầu.

Phần I : Cơ sở lí luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.

Thị trường và các qui luật kinh tế .

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Khả năng cạnh tranh của công ty .

Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của của công ty.

Phần II : Thực trạng và khả năng cạnh tranh của công ty Cơ khí Hà Nội.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phần III : Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Thời cơ và thuận lợi.

Chiến lược về sản phẩm.

Chiến lược về giá cả.

Chiến lược phân phối .

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp.

Kết luận.

Nhận xét của công ty.

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

Mục lục.

Tài liệu tham khảo.

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung ứng được khẳng định thông qua sức ép về giá nguyên liệu. Một số những đặc điểm sau của người cung ứng ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh trong ngành. -Số lượng người cung ứng: Thể hiện mức cung của nguyên vật liệu và mức độ lựa chọn nhà cung ứng của cá doanh nghiệp cao hay thấp. Nhiều nhà cung ứng tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường nguyên vật liệu, nó có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào cho các nhà sản xuất. -Tính độc quyền của nhà cung ứng tạo ra cho họ những điều kiện để ép giá những nhà sản xuất, gây ra những khó khăn cho việc thực hiện cạnh tranh bằng giá cả. -Mối liên hệ giữa các nhà cung ứng và nhà sản xuất. Khi nhà cung ứng đồng thời là một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một tổ chức với nhà sản xuất thì tính nội bộ được phát huy tạo cho các nhà sản xuất có điều kiện thực hiện cạnh tranh bằng giá. Để giảm bớt ảnh hưởng xấu từ phía các nhà cung ứng các nhà doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ tốt với họ hoặc mua của nhiều người trong đó chọn ra nhà cung cấp chính, đồng thời tích cực nghiên cứu tìm nguyên vật liệu thay thế, dự trữ nguyên vật liệu hợp lí. *) Sức ép của người mua (Khách hàng): Người nua tranh đua với ngành bằng cách ép giá giảm xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời còn làm cho các đối thủ chống lại nhau. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành nói chung và của doanh nghiệp trong ngành nói riêng. Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng của doanh nghiệp phụ thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường của nhóm và tầm quan trong của các hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng làm mạnh nếu có các điều kiện sau. -Nhóm tập trung hoặc mua với khối lượng lớn so với khối lượng hàng hoá bán ra của người bán. -Những hàng hoá mà nhóm mua của ngành chiếm tỷ lệ đáng kể, quan trọng trong các choi phí hoặc trong số hàng hoá phải mua của nhóm. Khách hàng sẽ có su hướng chi tiêu hợp lí các nguồn lực cần để mua hàng của mình, đặc biệt về lí do giá cả và sẽ mua một cách có chọn lựa. -Những sản phẩm mà nhóm mua của doanh nghiệp là theo đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt. Người mua chắc chắn có thể tìm được người cung cấp khác và sẽ có khả năng để doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp khác. -Nhóm chỉ kiếm được mức lợi nhuận thấp: Lợi nhuận thúc đẩy hạ thấp mức chi phí mua hàng. Còn đối với những khách hàng có mức lợi nhuận cao nhìn chung ít để ý đến giá cả hơn (Tất nhiên trong điều kiện hàng hoá đó không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí). -Người mua có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả trên thị trường, giá thành của nhà cung cấp. Điều này đem lại cho người mua lợi thế mạnh hơn trong cuộc mặc cả so với trường hợp họ chỉ có những thông tin nghèo nàn. Để chống lại những điều này thì việc lựa chọn các nhóm khách hàng của doanh nghiệp phải được xem xét như là một chiến lược tối quan trọng. Một doanh nghiệp có thể cải thiện được đúng chiến lược của mình bằng cách kiếm những khách hàng có ít quyền lực đối với họ nhất. IV. Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 1. Công cụ có tính chiến lược: 1.1. Chiến lược sản phẩm: *) Đa dạng hoá sản phẩm: Thực chất là việc mở rộng doanh mục sản phẩm tạo lên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh nghiệp. Đa dạng hoá sản phẩm là một sự cần thiết khách quan đối với mỗi doanh nghiệp, bởi vì: - Nhờ những thành tựu của khoa học kĩ thuật công nghệ mà chu kì sống của sản phẩm được rút ngắn lại, doanh nghiệp cần có nhiều sản phẩm thay thế hỗ trợ lẫn nhau. - Đa dạng hoá sản phẩm giúp doanh nghiệp sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp, tận dụng đầy đủ hơn những nguồn luạc sản xuất dư thừa (Nguyên vật liệu phế phẩm, phế liệu , nhà xưởng, sức lao động) qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu ngày một đa dạng, phong phú và phức tạp của thị trường. Thị trường của doanh nghiệp sẽ có thể được mở rộng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì đa dạng hoá sản phẩm là một hướng đi đúng nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể đa dạng hoá sản phẩm của mình với nhiều hình thức khác nhau: Thứ nhất: Theo sự biến đổi của doanh mục của sản phẩm: -Biến đổi chủng loại: Là quá trình hoàn thiện và cải tiến sản phẩm các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập thị trường mới nhờ sự đa dạng về kiểu cách, cấp độ hoàn thiện sản phẩm, thoả mãn thị hiếu sử dụng và khả năng thanh toán của những khách hàng khác nhau. -Đổi mới chủng loại: Là sự loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vào doanh mục của doanh nghiệp. Thứ hai: Theo tính chất nhu cầu của sản phẩm. -Đa dạng hoá theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm: Là việc phát triển kiểu cách mẫu mã của cùng một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầu cỉa các đối tượng khác nhau về cùng một loại sản phẩm. Việc thực hiện đa dạng hoá này gắn liền với phân khúc nhu cầu thị trường. -Đa dạng hoá theo bề rộng nhu cầu sản phẩm: Thể hiện việc chế tạo sản phẩm có kết cấu công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng khác nhau để thoả mãn đồng bộ một số yêu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu dùng. Thứ ba: Theo mối quan hệ với việc sử dụng nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm có đa dạng hoá theo hướng: -Sản xuất những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại nguyên vật liệu gốc sử dụng tổng hợp các cháat có ích chứa trong một loại nguyên vật liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. *) Nâng cao chất lượng sản phẩm và tính năng công dụng: -Không một ai lại đi mua một sản phẩm hàng hoá mà nó không đem lại lợi ích công dụng gì, hay nói cách khác là nó không thoả mãn một nhu cầu nào. Do vậy xcác doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tiên đến công dụng lợi ích của sản phẩm. -Chất lượng của sản phẩm là tập hợp những thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khi thiết kế sản phẩm đến khi sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm: Khâu thiết kế sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng lao động, chất lượng của máy móc thiết bị. -Muốn bảo đảm được chất lượng thì một mặt phải thường xuyên chú ý đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Mặt khác phải có chế độ kiểm tra sản phẩm một cách nghiêm túc do các nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện. Chất lượng sản phẩm không những được đảm bảo trước khi bán mà còn phải được đảm bảo ngay cả khi bán hàng bằng các dịch vụ bảo hành. -Thực hiện được chất lượng này sẽ định vị được sản phẩm một cách ổn định và lâu dài nhất trên thị trường, chính sách này đòi hỏi chi phí cho kĩ thuật công nghệ, nguyên vật liệu, nhân công cao. Đây là bức tường rào chắn khá cao để cho các đối thủ xâm nhập. -Chính sách này còn phải đòi hỏi có sự kết hợp với các hoạt động quảng cáo, giao tiếp, khuyếch trương để thị trường nhận biết được. Nếu thắng lợi doanh nghiệp sẽ có khả năng về một tỷ phần thị trường ổn định cao và cải thiện được thế đứng của mình trên thị trường. Chính sách này ngày càng được coi trọng ở nước ta hiện nay sau cạnh tranh về giá. *) Kết hợp đa dạng hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm: -Doanh nghiệp có thể đồng thời thực hiện được mục tiêu đa dạng hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ phải được cải thiện rất nhiều. 1.2. Chiến lược cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm: -Giá cả đóng vai trò rất quan trọng , đối với doanh nghiệp nó là khâu cuối cùng và thể hiện hiệu quả của các khâu trước đó, còn đối với người tiêu dùng cuối cùng nó là yếu tố quan trọng quyết định trong việc mua hay không mua hàng. Giá cả là yếu tố đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Thông qua giá cả doanh nghiệp có thể có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. -Giá cả tác động rất lớn đến cạnh tranh ,chúng thường được sử dụngkhi doanh nghiệp mới ra đổi tên thị trường hoăckhi muốn tham nhập vào một thị trường mới hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ muốn cạnh tranh khác. Cạnh tranh về giá cả sẽ có ưu thế hơn đối với doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều với các đối thủ khác. -Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại thị trường của mình trên cơ sở kết hợp một số chính sách,điều kiện khác. Định giá là việc ấn định có hệ thóng giá cả cho đúng với hàng hoá hay dịch vụ bán cho khách hàng. Việc định giá căn cứ vào các yếu tố sau: Các căn cứ định giá +Nhóm các căn cứ có thể kiểm soát +Chi phí sản xuất +Chi phí bán hàng,chi phí lưu thông, chi phí quản lý +Chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng(quảng cáo, triển lãm) Các chi phí trên có thể xác định được ,kiểm soát được.Giá bán phải là tập hợp của các chi phí trên và lợi nhuận mục tiêu, hay nói cách khác, giá bán bao giời cũng phải bù đắp chi phíđã bỏ ra và có lãi. Tuy nhiên, không phải bao giờ giá bán cũng cao hơn giá thành toàn bộ của đơn vị sản phẩm ,Có khi thấp hơn giá thành toàn bộ(doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ một thời gian nhất định) nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhóm các căn cứ không thể kiểm soát được Quan hệ cung cầu của sản phẩm trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến định giá. Nếu cung giảm cầu tănglàm cho giá tăng và ngược lại. +Sự cạnh canh tranh trên thị trường:Nếu cạnh tranh ngày càng gay gắt thì xu hướng giá cả càng giảm và chi phí cho các hoạt động yểm trợ xúc tiến bán hàng ngày càng cao. Cần lưu ý doanh nghiệp cần phải chọn đúng thị trường cạnh tranh để từ đó mới có cách định giá cho mỗi loại thị trường một cách thích hợp. +Sự điều tiết của nhà nước:(Đối với một số mặt hàng) Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường bằng một việc buộc doanh nghiệp phải chấp hành các chính sách, chế độ,những qui chế trong lĩnh vực giá cả, chính sách thuế khoá,nguyên tắc hạch toán giá thành, định giá cho một loại sản phẩm . 2.Các công cụ mang tính chiến thuật: Các công cụ mang tính chiến thuật được sử dụng như một kích thích tức thơì vào thị trường nhằm đón nhận những phản ứng tức thời theo hướng mong muốn từ phía thị trường. Các công cụ này chủ yếu đóng vai trò như một biện pháp yểm trợ, xúc tién bán hàng,tiêu thụ sản phẩm . 2.1. Quảng cáo: Quảng cáo là một nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền tin về hàng hoá ,dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, nhằm làm cho khách hàng chú ý đến sự có mặt của doanh nghiệp cũng như sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp ra thị trường . Quảng cáo giúp cho việc khác biệt hoá sản phẩm được rõ nét hơn và thúc đẩy tăng doanh số bán một cách có hiệu quả, không làm tổn thương đến lợi nhuận của doanh nghiệp,và tất nhiên đó phải là một quảng cáo có hiệu quả.Một quản cáo được gọi là có hiệu quả, chỉ khi thông điệp của nóđến được công chúngnhiều nhấtvà được thị trường tiếp nhận và ghi nhớ. Phải có sự kết hợp hài hoà, lôgic giữa các phương tiện truyền tin và sự sáng tạo độc đáo của các thông điệp quảng cáo thì mới phát huy được tính hiêu quả.Khi tính khác biệt của sản phẩm được thực hiện thông qua quảng cáo thì việc lôi kéo khách hàng về phía mình là rất thuận tiện. Khi thực hiên các hoạt động quảng cáonhư một công cụ cạnh tranh thì cần phải tính doanh nghiệp sẽ tăng lên bao nhieeu doanh số tính cho một đơn vị quảng cáo, phải định lượng được những thay đổi của thị trường dễ đảm bảo được hiệu quả của quảng cáo. 2.2. Khuyến mại: Khuyến mại kích thích người mua tiêu dùng sản phẩm,khuyến mại thường áp dụng nhiều ở pha thứ ba của chu kỳ sản phẩm khi mà thị trường mục tiêu đã ở trạng thái bão hoà. Khuyến mại làm tăng doanh số bán, nó đánh vào lợi ích kinh tế cá nhân làm cho việc quyết định mua sản phẩm được tăng lên đặc biệt là những khi còn đang phân vân giữa các đối thủ. Khuyến mại thường thích hợp cho việc hấp dẫn những khách hàng hiện tại làm cho việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường được thâm nhập nhanh hơn. 2.3.Chào hàng: Là một phương pháp chiêu thị thông qua các nhân viên của doanh nghiệp để bán hàng.Qua việc chào bán hàng cần nêu rõ ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh ,tìm hiểu sở thíchvà nhu cầu của khách hàng để thoả mãn nhu cầu đó. Trong việc chào hàng, nhân viên chào hàng đóng một vai trò rất lớn nên doanh nghiệp phải biết tuyển chọn, bồi dưỡng và đãi ngộ nhân viên bán hàng. 2.4. Chiêu hàng: Được các doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, hình thức chiêu hàng thường được sử dụng như: Tặng quà cho khách hàng khi mua hàng, trưng bày hàng hoá để cho khách nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu,hỏi han về hàng hoá đó, gửi mẫu hàng đến cho khách hàng dùng thử. 2.5. Tham gia hội trợ triển lãm: Hội trợ triển lãm là nơi để doanh nghiệp có thể trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của mình, gặp gỡ bạn hàng, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm các mặt hàng mới. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc, lựa chọn để tham gia đúng hội chợ cần tham gia trên cơ sở các căn cứ - Thị trường cần thâm nhập. - Đặc điểm uy tín của hội chợ. - Các doanh nghiệp tham gia. - Chủng loại sản phẩm,lệ phí tham gia. Khi tham gia hội chợ doanh nghiệp cần chọn đúng loại sản phẩm để thâm gia, chuẩn bị tốt các diều kiện tham giahội chợ.Việc tham gia hội chợ phải giúp các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Ngoài các công cụ chủ yếu trên, doanh nghiệp còn sử dụng một số công cụ cạnh tranh khác, trong đó phải kể đến các công cụ sau: 3. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng thuận lợi hợp lí: Chẳng hạn tổ chức tốt công tác bảo hành chất lượng sản phẩm ,hướng dẫn sử dụng sản phẩm,lắp đặt, sửa chữa...Nó sẽ làm nâng uy tín của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Đồng thời, qua dịch vụ sau bán hàng doanh nghiệp sẽ nắm bắt đươc sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ra sao,biết dược ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm,phát hiện các khuyết tật của sản phẩm mà hoàn thiện đổi mới sản phẩm. Hoạt động này chủ yếu áp dụng đối với các sản phẩm mang tính kỹ thuật cao, đơn giá sản phẩm cao,sản phẩm đơn chiếc,người tiêu dùng không am hiểu tính năng, cách thức sử dụng sản phẩm. 4.Phương thức thanh toán: Là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Phương thức thanh toán nhanh gọn hay chậm chạp rườm rà. Sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụvà do đó tới cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức thanh toán trả tiền qua ngân hàng đối với doanh nghiệp ở xa để đảm bảo tính nhanh gọn, an toàn cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có vốn lớn có thể cho khách hàng trả chậm sau một thời gian nhất định, giảm giá đối với khách hàng thanh toán ngay hoặc mua với khối lượng lớn. Phần II Thực trạng và khả năng cạnh tranh của công ty cơ khí hà nội I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sau cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp thành công, nhà nước chủ trương xây dựng CNXH ở miền Bắc một nền công nghiệp hiện đại là điều kiên cần thiết để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Ngày 26/11/1955 Đảng và chính phủ đã quyết định cho xây dựng một xi nghiệp cơ khí hiện đại do Liên xô viện trợ, xây dựng và thiết kế làm nòng cột cho việc chế tạo các máy công cụ cung cấp cho cả nước. Ngày 12/4/1958 khánh thành và bàn giao “Nhà máy Cơ khí Hà nội” cho Bộ Công nghiệp và cũng là ngày thành lập Doanh nghiệp. Ngày 22/5/1993 Bộ Công nghiệp nặng đã quyết định đổi tên nhà máy Cơ khí Hà nội thành “Nhà máy chế tạo Công cụ số I”. Ngày 30/10/1995 đổi tên Nhà máy chế tạo công cụ số I thành”Công ty Cơ khí Hà nội”. Công ty có diện tích 127.976m2(12ha). Quá trình phát triển của công ty: Ngày 14/02/1958 nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với 600 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 200 chuyển ngành từ quân đội sang. Nhà máy đã được hoạt động và áp dụng phương pháp quản lí xí nghiệp của Liên Xô (cũ) với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Nhà máy cử các cán bộ công nhân viên sang Liên Xô để học tập công nghệ quản lí kĩ thuật để làm lực lượng chính sau này. Các sản phẩm đầu tiên khi đi vào hoạt động là máy công cụ tiện, phay, bào, mài do Liên Xô giúp đỡ hoàn thiện một dây truyền khép kín. Trong thời kì này nhà máy đã sản xuất được 900 - 1000 máy các loại. Từ năm 1961 - 1965 kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hoàn thành với tiến bộ vượt bậc so với năm 1958. Giá trị tổng sản lượng tăng lên 8 lần, riêng máy công cụ tăng 122% so với thiết kế ban đầu, với thành tích đó nhà máy đã được Đảng và nhà nước trao tặng huân chương và các danh hiệu cao quí khác. Từ năm 1966 - 1975 do yêu cầu lúc đó nhà máy vừa sản xuất vừa chiến đấu sản phẩm sản xuất ra chủ yếu nhằm phục vụ Quốc phòng: Thước ngắm 210, nòng súng cối 71 phụ tùng các xe tải vượt Trường Sơn và tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sản xuất máy công cụ K125, B625, B12, T630, EV250, K550. Từ năm 1976 - 1985 thời kì này nhà máy tập trung đi vào khôi phục sản xuất đội ngũ công nhân viên lên tới 3000 người trong đó số lượng kĩ sư và trình độ đại học là 282 người, công nhân bậc cao từ bậc 4/7 trở lên là 782 người. Đây là thời kì qui mô nhà máy lớn nhất, sản lương máy công cụ tăng 2,7 lần, công ty đã xuất khẩu máy sang Cu Ba , Ba Lan, Tiệp Khắc. Giai đoạn 1986 - 1995 thời kì này thực hiện công cuộc đổi mới kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, đây là thời kì phải hoàn chỉnh kịp thời các cơ chế quản lí nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Công tác sắp xếp lại bộ máy và lao động theo hướng gọn nhẹ được thực hiện triệt để, tuy nhiên công ty vẫn giữ vững sản xuất và tăng trưởng hàng năm là 24,45% doanh thu tăng 39%. Giai đoạn từ 1995 trở lại đây đảng và nhà nước đã chỉ rõ tiếp tục đường lối phát triển kinh tế của đất nước cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng được với nhu cầu của thị trường. Trong thời gian này công ty đã đi vào ổn định đầu tư nâng cao dây truyền công nghệ, nghiên cứu các sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ tự động hoá CNC và PLC... nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường trong thời gian tới và trong tương lai. Với truyền thống tốt đẹp của mình đã 9 lần được vinh dự đón Bác về thăm công ty đã làm một bản cam kết nội bộ trong việc không ngừng vươn lên đạt nhiều thành tích mới xứng đáng là trung tâm cơ khí lớn nhất của đất nước và để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cơ Khí Hà Nội. Chức năng: Là một đơn vị kinh tế chuyên sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu: - Công nghiệp sản xuất cắt gọt kim loại. - Thiết bị công nghiệp và phụ tùng thay thế xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị. - Các dịch vụ kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp. - Sau đó được bổ sung một số ngành nghề. - Sản xuất tôn định hình mạ mầu, mạ kẽm, sản xuất máy và thiết bị nâng hạ. - Thiết kế và chế tạo lắp đặt thiết bị áp lực. II. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 1. Bộ máy tổ chức: Giám đốc công ty Phó Giám đốc kĩ thuật sản xuất Phó Giám đốc kinh tế đối ngoại XNK Phó Giám đốc nội chính Phó giám đốc đại diệnlãnh đao về chất lượng Xưởng máy công cụ Xưởng bánh răng Xưởng cơ khí lớn Xưởng gia công áp lựcnhiệt luyện Xưởng đúc Xưởng mộc Xưởng kết cấu thép Phân xưởng thuỷ lực Xưởng cán thép Xưởng cơ khí 4B Trung tâm lắp đặt T.B công nghiệp Văn phòng Giám đốc P.Tổ chức nhân sự TT-TĐH Thư viện Trường THCN Chế tạo máy Phòng Kĩ thuật Phòng điều độ sản xuất Phòng KCS Phòng cơ điện P.Kế toán TK-HC Phòng Vật tư Phòng giao dịch thương mại Phòng XDCB Phòng Bảo vệ Phòng QT-ĐS Phòng Y tế Phòng VH-XH Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cơ khí Hà Nội + Ban giám đốc công ty: Giám đốc công ty: Là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, ngoài công tác phụ trách chung, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc công ty còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị: Phòng tổ chức nhân sự, ban quản lí dự án, trung tâm tự động hoá. - Phó giám đốc quản lí chất lượng sản phẩm và môi trường: Giúp giám đốc công ty quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, an toàn lao động, có quyền thay mặt giám đốc kí kết các văn bản, các qui chế, các qui định liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường cũng như các văn bản về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và an ninh quốc phòng. - Phó giám đốc kinh tế đối ngoại: Phụ trách các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động đối ngoại của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc chỉ đạo, giám sát giải quyết các công việc hàng ngày của các đơn vị: Phòng kế toán thống kê hành chính, phòng vật tư, văn phòng giao dịch thương mại. Ngoài ra phó giám đốc kinh tế đối ngoại còn chỉ đạo các phương án đấu thầu, tạo lập các mối quan hệ kinh doanh, xây dựng các phương án xuất nhập khẩu. - Phó giám đốc kĩ thuật: Có chức năng tổ chức điều hành sản xuất. Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch theo các mục tiêu đã định, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hạot động sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất của các đơn vị: Phòng kĩ thuật, phòng điều độ sản xuất, phòng KCS, và phòng cơ điện. - Phó giám đốc nội chính và xây dựng cơ bản: Quản lí điều hành các mặt hoạt động nội chính, đời sống và xây dựng cơ bản. Chịu trách nhiệm về việc điều hành giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: Phòng xây dựng cơ bản, phòng quản trị đời sống, phòng bảo vệ, phòng Y tế, phòng văn hoá xã hội. + Một số đơn vị chính: - Văn phòng giám đốc công ty: có chức năng là thư kí cho các hội nghị do giám đốc triệu tập và chủ trì có tổ chức điều hành thực hiện các công việc của văn phòng, nhiệm vụ chủ yếu tập hợp thông tin các văn bản pháp lí hành chính trong và ngoài công ty. Truyền đạt ý kiến của giams đốc xuống các đơn vị hoặc cá nhân, tổ chức quản lí, lưu trữ, chuyển các thông tin và văn bản quản lí. - Phòng tổ chức nhân sự: Giúp giám đốc ra các quy định, quyết định, nội qui, qui chế về lao động tiền lương, tổ chức nhân sự và giải quyết những vấn đề chính sách xã hội theo quyết đinhj của giám đốc. Nhiệm vụ chủ yếu là dự thảo các văn bản về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, tuyển dụng, xây dựng nội qui qui chế lao độngt iền lương, liên hệ với cơ quan bảo hiểm làm thủ tục giải quyết các chế độ chính sách sau khi đã được giám đốc quyết định thi hành. - Trung tâm tự động hoá nghiên cứu các công nghệ tự động hoá của các nước phát triển, tìm mọi giải pháp ứng dụng vào sản xuất chế tạo tại công ty nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng của các sản phẩm. - Phòng kế toán tài chính: Có chức năng là tham mưu cho giám đốc về sử dụng nguồn vốn, khai thác khả năng vốn của công ty đạt hiệu quả cao. Nhiêmk vụ chủ yếu là lập kế hoạch hàng năm về tài chính, lập sổ sách ghi chép phản ánh chính xác kịp thời số liệu về tài sản, tiền vốn, tính giá thành sản phẩm, triển khai thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, thanh toán đúng hạn tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả, chủ động thu hồi vốn, vay vốn cần thiết cho sản xuất, tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán thống kê, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật nhà nước và công ty. - Phòng kĩ thuật: Bằng các phương pháp tổ chức điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công tác thiết kế công nghệ và quản lí khoa học kĩ thuật theo ISO 9000 của công ty vào nề nếp. Thiết kế và thiết kế lại các sản phẩm theo yêu cầu của kế hoạch, các hợp đồng kinh tế, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chủ yếu của sản xuất và của các sản phẩm, định mức lao động tiêu hao vật tư. - Phòng vật tư: Có chức năng tìm kiếm thị trường mua sắm vật tư kĩ thuật đúng với các chỉ tiêu và định mức kinh tế kĩ thuật đảm bảo số lượng, chất lượng chủng loại, thời gian để cung ứng cho sản xuất kinh doanh được liên tục nhịp nhàng đúng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận quản lí kho vận để nắm chắc tồn kho vật tư đầu kì kế hoạch và yêu cầu mua vật tư, tìm nguồn vật tư trong nước hay ngoài nước, lập kế hoạch thu mua vận chuyến cung cấp cho sản xuất, sửa chữa, xây dựng cơ bản theo kế hoạch của công ty. - Phòng điều độ sản xuất: Có chức năng phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, đề xuất các giải pháp quản lí và tổ chức sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng có nhiệm vụ lập phương án phân công sản xuất, lập sổ theo dõi các tiêu hao vật tư kĩ thuật của sản phẩm hàng hoá, có kế haọch bổ sung thay thế kịp thời các vật tư kĩ thuật bị hư hỏng, mất mát, tổng hợp phân tích kịp thời thuận lợi và khó khăn để báo cáo giám đốc sử lí kịp thời. - Phòng KCS: Có yêu cầu nắm vững kế hoạch sản xuất kinh doanh, nắm vững yêu cầu chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thị trường, phân công lao động tổ chức bám sát các đơn vị, chuẩn bị sản xuất và sản xuất. Kiểm tra từng chi tiết và tổng thể sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo thống nhất các thông số đo lường trong công ty trùng với tiêu chuẩn đo lường của nhà nước đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0124.doc
Tài liệu liên quan