Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Công ty Giầy Ngọc Hà - Hà Nội

Lời mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu

trong nền kinh tế thị trường. 2

 1.1. Hình thức và nội dung của hoạt động gia công xuất khẩu của

 các doanh nghiệp. 2

 1.1.1. Ý nghĩa của gia công xuất khẩu. 2

 1.1.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế. 2

 1.1.1.2. Các đặc trưng của thương mại quốc tế. 2

 1.1.1.3. Đặc trưng cơ bản của sản xuất gia công xuất khẩu. 2

 1.1.2. Các hình thức gia công xuất khẩu. 3

 1.1.3. Nội dung của gia công xuất khẩu. 4

 1.1.3.1. Nghiên cứu, tiếp cận thị trường gia công và tìm đối tác. 4

 1.1.3.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu. 5

 1.1.3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu. 6

 1.2.Các thị trường giầy gia công lớn nhất thế giới. 6

 1.2.1. Thị trường Đông Âu. 7

 1.2.2. Thị trường chung Châu Âu và thị trường Tây Âu. 7

 1.2.3. Thị trường Nhật Bản. 7

 1.2.4. Thị trường trong nước. 8

 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến gia công xuất khẩu và tiềm năng

 gia công giầy của Việt Nam. 8

 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến gia công xuất khẩu 8

 1.3.1.1. Nhóm nhân tố trong nước. 8

 1.3.1.2. Nhóm nhân tố nước ngoài. 9

 1.3.2. Tiềm năng gia công giầy của Việt Nam. 9

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Công ty Giầy Ngọc Hà - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mỗi tổ có 1 trưởng phụ trách kĩ thuật và điều hành kế hoạch sản xuất của tổ. - Phân xưởng sản xuất giầy: + Cán bộ quản lí: 1 quản đốc phân xưởng + 4 phó quản đốc + 3 thống kê. _ Quản đốc phân xưởng phụ trách chung _ 1phó quản đốc phụ trách gò ráp. _ 1 phó quản đốc cán luyện cao su. _ 1 phó quản đốc phụ trách cắt dán sản phẩm. _ 1 phó quản đốc phụ trách may mũ giầy. + Công nhân kĩ thuật và công nhân sản xuất: có 300 người, trong đó: Cắt 20 người. Máy 120 người. Cao su, hấp, đế 30 người. Gò ráp 130 người. Được chia ra làm nhiều tổ sản xuất, mỗi tổ có 1 tổ trưởng phụ trách kĩ thuật và kế hoạch sản xuất của tổ. * Đội ngũ cán bộ quản lí của Công ty: - Ban lãnh đạo Công ty: + Giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ Công ty là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên chức của Công ty. + 1 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh kiêm Chủ tịch công đoàn. + 1 Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật sản xuất. Các phòng ban nghiệp vụ - Phòng Tổ chức- Hành chính- bảo vệ- Y tế- Đời sống: Tổng số 31 người, trong đó: + 1 Trưởng phòng trình độ đại học phụ trách chung. + 1 Phó phòng trình độ trung cấp phụ trách bảo vệ. + 1 Phó phòng trình độ bác sĩ phụ trách y tế đời sống. Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty để quản lí các vấn đề về nhân sự, tiền lương, chế độ chính sách của Nhà nước, các công việc về nghiệp vụ hành chính, y tế và bảo vệ tình hình an ninh chính trị của Công ty. - Phòng kế toán tài vụ: Tổng số 7 người, trong đó: + 1 Trưởng phòng trình độ đại học phụ trách chung. + 1 Phó phòng trình độ đại học phụ trách kế toán thống kê. Chức năng: Quản lí các hoạt động sản xuất kinh doanh tiền tệ, quản lí về tài chính của Công ty. - Phòng Kế hoạch- Vật tư- XNK- Kho vận: Tổng số 30 người, trong đó: + 1 Trưởng phòng trình độ đại học phụ trách chung. + 1 Phó trưởng phòng trình độ đại học phụ trách kế hoạch XNK. + 1 Phó phòng trình độ đại học phụ trách vật tư. + 1 Phó phòng trình độ đại học phụ trách kho vận. Chức năng: Nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng kinh tế- thương mại với khách hàng trong và ngoài nước, lập kế hoạch ngắn hạn- dài hạn. Theo dõi tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư và thực hiện nhiệm vụ XNK của Công ty. Theo dõi bảo quản hệ thống kho tàng tài sản của Công ty. - Phòng Kĩ thuật- KSC- Cơ điện: Tổng số 25 người, trong đó: + 1 Trưởng phòng trình độ đại học phụ trách chung. + 1 Phó phòng trình độ trung cấp phụ trách cơ điện. + 1 Phó phòng trình độ thợ bậc cao phụ trách công nghệ giầy. + 1 Phó phòng trình độ thợ bậc cao phụ trách công nghệ may. Chức năng: Quản lí, xây dựng định mức vật tư kĩ thuật, chế tạo mẫu mã sản phẩm, hướng dẫn kĩ thuật công nghệ cho các phân xưởng sản xuất và sửa chữa bảo hành máy móc thiết bị của Công ty. Sơ đồ : Mô hình quản lí tại công ty giầy Ngọc Hà Giám đốc PGĐ kĩ thuật sản xuất PGĐ kinh doanh Phòng Kỹ thuật KCS cơ điện Phòng Kế toán tài vụ Phòng Tổ chức bảo vệ hành chính y tế Phòng KHVT XNK kho vận Phân xưởng mũ Phân xưởng túi cặp Phân xưởng giầy 2.1.3. Đặc điểm sản xuất của Công ty Giầy Ngọc Hà: * Các lĩnh vực hoạt động của Công ty: Như phần trên đã trình bày, nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghiệp nghành may, giầy và da giầy. Kể từ ngày thành lập Công ty luôn chú trọng đến việc làm sao để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa tại các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Hà... đã có cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty. Các bạn hàng lâu năm như Công ty trang thiết bị bảo hộ lao động, Tổng Công ty than Việt Nam, Công ty gang thép Thái Nguyên... hàng năm vẫn đặt Công ty sản xuất các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo hộ lao động như găng tay, quần, áo, màn, mũ, giầy... Đối với sản phẩm xuất khẩu, qua việc kí kết gia công với 3 đối tác của Hàn Quốc và Đài Loan nên Công ty đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của phía bạn, đã đầu tư máy móc mới và thiết bị hiện đại. Do có sự giúp đỡ trực tiếp của cán bộ kĩ thuật nước ngoài nên đến nay sản phẩm của Công ty đã đáp ứng và tiêu thụ tại các thị trường lớn như Tây Âu, Nhật Bản, Canađa, Mĩ, Đài Loan, Hàn Quốc... Hàng hoá sản xuất ra luôn được tiêu thụ hết, không có hiện tượng hàng tồn kho không bán được. Đồng thời các sản phẩm của Công ty đã dần chiếm được các thị phần trong và ngoài nước với 3 sản phẩm mũi nhọn của Công ty: - Sản phẩm giầy xuất khẩu. - Sản phẩm mũ xuất khẩu. - Sản phẩm túi, cặp, vali xuất khẩu. Với 3 sản phẩm chính trên do luôn cải tiến mẫu mã, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên đã được các thị trường khó tính trên thế giới chấp nhận đơn đặt hàng ngày càng nhiều, sản phẩm sản xuất ra đủ sức cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của các nước trên thị trường Quốc tế. * Quy trình công nghệ sản xuất giầy - sản phẩm chủ yếu của Công ty: Nguyên liệu chính để sản xuất giầy là vải bạt nhập từ Đài Loan để may mũ giầy và cao su làm đế giầy. Hoá chất sử dụng bao gồm: Oxytitan, Paraphin, bột màu và các loại hoá chất khác đóng vai trò chất trộn, chất xúc tác làm dẻo cao su, tăng độ bền và chống lão hoá. Sử dụng khuôn kim loại để dập ôrê sau đó đưa sang bộ phận gò giầy. Sản phẩm giầy sau khi được hoàn thành được đưa sang bộ phận OTK để kiểm tra chất lượng, những sản phẩm có đóng dấu OTK mới được nhập kho thành phẩm. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất giầy Vải, cao su, hoá chất Bồi vải và cắt mũ giầy Đúc, dập đế giầy May hoàn thiện mũ giầy, dập ô Quét keo vào mũ giầy, đế. Lồng mũ giầy vào form, ráp đế, gò giầy, dán các đường trang trí, lưu hoá và hoàn chỉnh Hoàn thiện, lồng dây, đóng gói Kiểm Nghiệm OTK Nhập kho thành phẩm * Các thị trường chính: - Thị trường Đông Âu. - Thị trường chung Châu Âu (EC) và thị trường Tây Âu (EU) - Thị trường Nhật Bản. - Thị trường trong nước. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 2000 2001 1. Tổng doanh thu 2. Tổng chi phí 3. Tổng lợi nhuận 4. Tổng vốn kinh doanh 5. Tổng số lao động 6. Thu nhập bình quân tháng 1000đ - - - người đ/người 37.500.256 37.402.000 98.256 10.356.256 889 425.543 43.654.254 43.528.412 125.842 13.132.251 845 439.247 46.372.235 46.217.910 154.325 17.562.324 904 454.214 55.264.510 55.059.352 205.158 19.275.672 933 498.090 65.350.360 64.992.110 358.250 21.254.356 830 552.451 2.2. Tình hình gia công xuất khẩu giầy của Công ty giầy Ngọc Hà. 2.2.1. Phân tích chung kết quả gia công xuất khẩu: Đến nay Công ty đã đi vào hoạt động được 10 năm. Chức năng nhiệm vụ chính của công ty xuất nhập khẩu các mặt hàng như túi, cặp, vali, mũ... trong đó mặt hàng truyền thống là giầy. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đồng thời tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty cần tạo ra hướng đi phù hợp để có thể tồn tại và phát triển hàng gia công giầy xuất sang thị trường Tây Âu và các nước XHCN. Công ty đã tiến hành thăm dò và tìm kiếm khách hàng nước ngoài, vừa chuẩn bị cho khâu sản xuất trong nước. Cho đến nay Công ty đã có nhiều hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Ngoài gia công giầy Công ty còn tìm kiếm thêm khách hàng HANA Hàn Quốc làm gia công mũ và căp, túi, vali v.v... Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Giầy Ngọc Hà Đơn vị:USD Năm Tổng kim ngạch XK Kim ngạch XK hàng giầy Tỉ trọng (%) 2000 2001 4.791.349,63 4.234.698,28 1.280.567,62 3.064.093,3 26,73 72,35 Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu giầy thông qua hoạt động gia công năm 2001 lớn hơn 2 lần so với năm 2000. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty tỷ trọng hàng giầy xuất khẩu chiếm vị trí cao, nó đang là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Công ty. Từ năm 1993 trở lại đây Công ty luôn là một trong những đơn vị đạt được trị giá kim ngạch cao về làm hàng gia công giầy trong toàn quốc. Ngoài ra Công ty còn chủ động tìm kiếm khách hàng nước ngoài làm hàng gia công ở những thị trường không cần hạn ngạch như Đài Loan, Nhật, Mĩ... Thông qua các hợp đồng gia công, công ty đã đề nghị khách hàng nước ngoài cho công ty vay vốn đầu tư thêm máy móc, nhà xưởng để nâng cao trình độ tay nghề, tổ chức quản lí nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó công ty còn vận động khách hàng chuyển máy móc thiết bị sang thực hiện gia công. ở hình thức này khi nhập máy móc thiết bị Nhà nước sẽ tính giá trị và tạm thu thuế nhập khẩu. Khi kết thúc hợp đồng, nếu trả máy móc cho khách hàng nước ngoài thì Công ty sẽ được Nhà nước hoàn trả lại thuế nhập khẩu, nếu bán lại thì sẽ tính giá trị lại và thu thuế nhập khẩu. Trường hợp này Công ty đã thuyết phục được khách hàng CHENGPAO(Đài Loan) chuyển máy móc sang cho Công ty. Trên cơ sở cải tiến trang thiết bị đã nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giá gia công cũng tăng lên. 2.2.2. Phương thức xuất khẩu và nghiệp vụ gia công xuất khẩu của Công ty: Xuất khẩu các sản phẩm giầy sau khi tiến hành gia công xong: Công ty kí hợp đồng gia công với khách nước ngoài, sau đó nhận nguyên vật liệu tổ chức gia công, Công ty có thể trực tiếp gia công tại Công ty sau đó xuất hàng cho bên đặt gia công. Hình thức này đem lại hiệu quả cao hơn và bước đầu làm quen với thị trường nước ngoài, làm quen được công nghệ máy móc hiện đại và tạo cơ sở bước đầu cho sự xâm nhập vào thị trường nưóc ngoài của Công ty. Những năm đầu do thiếu kinh nghiệm, chưa có thị trường và bạn hàng nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty là không đáng kể. Trước tình hình như vậy Công ty áp dụng một loạt biện pháp nhằm khai thác nguồn hàng đẩy mạnh xuất khẩu: Tích cực tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, cử cán bộ giám sát các cơ sở nhằm giải quyết kịp thời những công việc phát sinh trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó Công ty đã xác định đúng: Với thực trạng về khả năng sản xuất giầy trong nước muốn đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu bước đầu phải thực hiện gia công. Bên cạnh đó Công ty cũng đã tiến hành xuất khẩu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp. Công ty tự khai thác nguồn hàng xuất khẩu để xuất ra nước ngoài và tự chia trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Phương thức này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng phải gặp rủi ro cao hơn, đòi hỏi có vốn với đội ngũ cán bộ kinh nghiệm, nghiệp vụ vững vàng. Thông qua một số hội chợ, triển lãm, Công ty đã trưng bày chào hàng và ký được một số hợp đồng xuất khẩu giầy sang một số nước Châu Âu (Đức, Nga), Châu á(Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan...). Tuy nhiên đây cũng chỉ là những bước đầu thực hiện nên tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp của Công ty vẫn chưa cao. Có thể xem qua nhưng số liệu dưới đây ta sẽ thấy rõ hơn. Tỷ trọng doanh thu về xuất khẩu của Công ty Giầy Ngọc Hà trong năm 2001. Đơn vị : 1000đ Hình thức xuất khẩu Doanh thu Tỷ trọng (%) Xuất khẩu trực tiếp 12.564.412 19,22 Xuất khẩu gia công 52.785.648 80.78 Tổng số 65.350.360 100 Tỷ trọng lợi nhuận về xuất khẩu của Công ty Giầy Ngọc Hà trong năm 2001. Đơn vị : 1000đ Hình thức xuất khẩu Lợi nhuận Tỷ trọng (%) Xuất khẩu trực tiếp 91.450 25,52 Xuất khẩu gia công 266.800 74,48 Tổng số 358.250 100 Những điều nêu trên đã đánh giá Công ty có được lòng tin đối với khách hàng trong nước, Công ty đã được các Xí nghiệp chọn làm đầu mối gia công và khai thác xuất khẩu, còn đối với phía nước ngoài Công ty đã có uy tín nhất định đó là việc đặt hàng gia công cho các Công ty như: Ventare, Posceau (Hồng Kông) và đơn đặt hàng mua từ Hải Phòng của các khách hàng Đài Loan, Hàn Quốc... Mối quan hệ buôn bán không ngừng tăng lên làm cho sự phát triển sản xuất, xuất khẩu của Công ty khả quan hơn. 2.2.3. Mối quan hệ của Công ty với các bạn hàng: Công ty đã đưa khách hàng nước ngoài vào làm hàng gia công tạo công ăn việc làm ổn định, đảm bảo đời sống cho công nhân của Công ty. Một mặt Công ty đứng ra kí hợp đồng gia công với nước ngoài, mặt khác Công ty giới thiệu khách hàng kí trực tiếp với các Xí nghiệp giầy Mối quan hệ của Công ty với nước ngoài được thể hiện trên các mặt: - Về thị trường: + Nghiên cứu thị trường. + Thông tin về thị trường. + Giới thiệu sản phẩm chào hàng. - Đàm phán kí kết hợp đồng gia công, hợp đồng xuất khẩu. - Thực hiện hợp đồng. + Tổ chức nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu như vải chính, vải lót, mác, chỉ, dập, đai nẹp, túi PE, cao su, đế, keo, hộp đứng giầy. + Tiếp nhận máy móc thiết bị (nếu có). + Tổ chức gia công như phân phối nguyên liệu, cắt may, hoàn thiện, đóng gói. + Tổ chức xuất khẩu: Sau khi hàng được kiểm tra Công ty làm thủ tục xuất khẩu giao hàng theo như hợp đồng đã kí. + Giải quyết tranh chấp hoặc phát sinh (nếu có). Mối quan hệ giữa Công ty với đại diện nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện thông qua việc thông báo cho nhau kịp thời thường xuyên về vấn đề liên quan giữa các bên như: - ảnh hưởng của công ty với nước ngoài. - ảnh hưởng của công ty với các bạn hàng trong nước. - Cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh. - Nghiên cứu mở rộng mặt hàng, mở rộng mối quan hệ bạn hàng. Quan hệ giữa Công ty với Xí nghiệp bạn hàng: - Có thể mua bán, đặt hàng giầy xuất khẩu theo phương thức bán cho nước ngoài. - Thuê gia công. + Giao nguyên phụ liệu, tài liệu kĩ thuật. + Tiếp nhận sản phẩm sau khi đã hoàn thành. Mối quan hệ giữa Công ty nước ngoài với đại diện tại Việt Nam: - Thông báo cho nhau về tình hình gia công sản xuất. - Là người đại diện bên nhận tài liệu, kĩ thuật mẫu mã. - Thay mặt nước ngoài kiểm tra kĩ thuật chất lượng sản phẩm. - Thị trường các mặt hàng gia công xuất khẩu: là một Công ty kinh doanh gia công XNK nên thị trường, mặt hàng của Công ty giầy Ngọc Hà rất phong phú, bao gồm tất cả những mặt hàng Nhà nước không cấm gia công XNK trong đó có các mặt hàng truyền thống như: hàng may mặc, giày, dép, mũ, túi, cặp, vali v.v... + Thị trường bạn hàng trong nước chủ yếu là những Công ty như: Khu công nghiệp mỏ than Quảng Ninh, khu gang thép Thái Nguyên, Công ty trang thiết bị bảo hộ lao động, các trường học và các khách sạn v.v... + Thị trường bạn hàng gia công nước ngoài như một số nước Châu Âu (Đức, ý, Nga, Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp...) Châu á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông...) Châu A/ Phi, Châu Đại Dương... Australia, EC, SNG... Hiện nay thị trường gia công đang được mở rộng ở Châu A/, khu vực các khối Ai Cập, coi trọng thị trường cơ bản và truyền thống như SNG và Đông Âu, các thị trường Nhật, EC ngày càng phát triển trên các thị trường lớn. + Từ năm 1991 đến nay Công ty đã kí được các hợp đồng gia công xuất khẩu: Hợp đồng số 920968 kí ngày 18/09/1992 với Công ty JEONG HO KOREA Co., LTD - gia công xuất khẩu túi sách tay, túi du lịch, túi thể thao và các loại túi khác (thời hạn 10 năm). Hợp đồng số 20491 kí ngày 4/05/1993 với Công ty HANA TRADING Co. KOREA - gia công xuất khẩu mũ các loại (thời hạn 10 năm). Hợp đồng không số kí ngày 27/08/1996 với Công ty CHENGPAO TAIWWAN - gia công xuất khẩu các loại giầy (thời hạn 10 năm). Hợp đồng 534265 kí ngày 24/07/1998 với Công ty ACS của Đức – gia công xuất khẩu 100.000 đôi giầy da. Hợp đồng không số ký ngày 18/01/2001 với Công ty INTERMEDIUM (Hà Lan) - gia công xuất khẩu 150.000 cả giầy da và giầy vải. 2.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu giầy cuả Công ty Giầy Ngọc Hà. 2.2.4.1. Những công việc chuẩn bị giao dịch: - Hoạt động nghiên cứu thị trường. Đối với những đơn vị kinh doanh quốc tế thì việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung công ty thường tập trung nắm vững là: Điều kiện chính trị thương mại nói chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ tín dụng, điều kiện về vận tải và giá cước trên thị trường... Riêng đối với gia công thì công ty nghiên cứu xem đó là thị trường hạn ngạch hay phi hạn ngạch. Nếu là thị trường cần hạn ngạch thì phải đệ đơn lên Bộ thương mại xin hạn ngạch hay tìm đơn vị trong nước được Bộ cấp hạn ngạch để tiến hành uỷ thác. Đó là nghiên cứu có tính chất vi mô, đi sâu vào thị trường cần phải xem dung lượng thị trường đó ra sao, điều kiện cạnh tranh như thế nào. Ngoài ra công ty còn phải nghiên cứu về thị hiếu, kiểu mẫu, chất liệu thịnh hành để từ đó đoán được giá quốc tế của sản phẩm, giá gia công để tránh bị ép giá hay bị hớ. Để từ đó Công ty mới tiến hành tuyển, sắp xếp nhân công, trang bị may móc, chuẩn bị điều kiện gia công phù hợp. - Nghiên cứu bạn hàng (đối tác giao dịch kinh doanh). Mục đích tìm được bạn hàng trong nước và ngoài nước ổn định đáng tin cậy. Để lựa chọn đối tác, Công ty không chỉ căn cứ vào những lời quảng cáo, giới thiệu mà còn phải tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị, khả năng tài chính, lĩnh vực và uy tín của học trong kinh doanh. 2.2.4.2 Các bước giao dịch: B1. Đơn đặt hàng: là đề nghị bên đặt hàng với Công ty về thuê gia công với các điều kiện ghi trong đó. Đối với hàng gia công giầy thì một đơn đặt hàng gồm có hai phần: + Điều khoản chủ yếu:gồm tên hàng, khối lượng, phí gia công, thời hạn giao hàng, miêu tả kiểu, đóng gói, mô tả phụ liệu, mác. + Mẫu mã phác thảo và các chỉ số. B2. Ký hợp đồng gia công xuất khẩu: Sau khi xem xét nghiên cứu đơn đặt hàng, thỏa thuận về phí gia công, Công ty sẽ ký hợp đồng, đặc thù ngành gia công xuất khẩu hợp đồng ký ban đầu chỉ có tính nguyên tắc, cam kết giữa hai bên. Sau này khi đi vào thực hiện các bên sẽ ký bản phụ lục (Annek) cụ thể hoá về giá cả, thời hạn giao hàngtrong bản phụ lục sẽ có giá trị thực hiện. Hợp đồng gia công gồm những điều khoản chính sau: Tên hàng, phẩm chất, số lượng, thời hạn giao nguyên phụ liệu, phí gia công, phuơng thức thanh toán và trọng tài. 2.2.4.3.Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu: B1. Xin phép thực hiện hợp đồng gia công: Sau khi ký hợp đồng nguyên tắc với phía nước ngoài Công ty làm luận chứng kinh tế trình lên Bộ thương mại để xin giấy phép cho thực hiện hợp đồng gia công. Luận chứng kinh tế này phải thể hiện được khả năng thực hiện hợp đồng của Công ty, phải tính được các lợi ích thu được khi thực hiện hợp đồng, kế hoạch thực hiện theo thời gian. B2. Xin hạn ngạch: Nếu là thị trường cần hạn ngạch thì phải đệ đơn lên Bộ thương mại xin hạn ngạch B3. Xin phép nhập khẩu nguyên phụ liệu. Căn cứ vào số liệu bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu Công ty sẽ tiến hành xin phép nhập khẩu nguyên phụ liệu cho từng hợp đồng. B4. Làm thủ tục nhận nguyên vật liệu: Hàng gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn nhập nguyên phụ liệu bởi khi tiến hành gia công xong sẽ xuất ngược trở lại hoàn toàn không tiêu dùng trong nước. Do vậy một trong những khâu quan trọng là hoàn thành thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan có nhiệm vụ giám sát quá trình nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất thành phẩm, nguyên phụ liệu thừa ra nước ngoài. Cùng với công văn cho phép nhập khẩu nguyên phụ liệu bộ chứng từ do bên B gửi sang Công ty sẽ làm thủ tục hải quan. Bộ hồ sơ gồm: - Công văn Bộ thương mại cho phép nhập nguyên phụ liệu - Hợp đồng giữa Công ty và phía nước ngoài, có đính kèm phụ lục (annek) cho mã hàng. - Vận đơn. - Hoá đơn thương mại. - Phiếu đóng gói. - Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. - Hạn ngạch (nếu có) - Tờ khai hải quan. Hải quan sau khi xem xét hồ sơ sẽ đóng dấu tiếp nhận tờ khai. Bộ hồ sơ này lưu lại hải quan. Nguyên liệu có thể kiểm tra tại kho cảng hoặc đưa ra khỏi cảng để kiểm tra hoặc chuyển hải quan Hà Nội kiểm tra. Sau mỗi lần nhận hàng, Công ty và hải quan sẽ ghi số nguyên liệu vào số gia công do Công ty và hải quan cùng giữ. B5. Nhận hàng với tàu: Khi nhận được thông báo của hãng tàu hay đại lý hàng hải là tàu đã về đến cảng, Công ty sẽ xuất trình bộ vận đơn gốc cho hãng tàu để nhận lệnh giao hàng, nhân viên của Công ty tại Hải Phòng ra cảng nhận hàng. B6. Gia công sản xuất: Sau khi nhận nguyên phụ liệu Công ty chuyển nguyên phụ liệu về thẳng Công ty để gia công. Tổ chức gia công cùng các kỹ thuật viên nước ngoài hướng dẫn giám sát, kiểm tra chất lượng. Sau khi thực hiện gia công xong, công ty sẽ tiến hành giao hàng cho phía nước ngoài. B7. Làm thủ tục hải quan giao thành phẩm: Công ty lập tờ khai hải quan chi tiết về số lượng, bao bì, ký mã hiệu, thành phẩm xuất, nước nhập, đơn vị nhận hàng, người giao hàng. Bộ hồ sơ gồm: - Tờ khai hải quan. - Vận đơn. - Phiếu đóng gói. - Hoá đơn thương mại (chi tiết phí gia công). - Bản định mức nguyên phụ liệu do đơn vị gia công lập và hải quan kiểm tra. - Giấy chứng nhận xuất xứ (Công ty phải xin giấy tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam). - Giấy chứng nhận về nguyên phụ liệu. - Công văn cho phép thực hiện hợp đồng. - Hợp đồng gia công. - Hạn ngạch. Trên cơ sở vận đơn được cấp. Công ty lập bộ chứng từ gửi hàng(đồng thời là chứng từ thanh toán). Gồm : - Vận đơn - Phiếu đóng gói. - Hoá đơn thương mại. - Giấy chứng nhận xuất xứ. - Giấy xác nhận nguyên phụ liệu. - Hạn ngạch. Phía nước ngoài nhận bộ chứng từ này và tiến hành nhận hàng, đồng thời phải thanh toán tiền phí cho Công ty. B8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Phần lớn các hợp đồng gia công, Công ty yêu cầu cho phía nước ngoài dùng luật Việt Nam và tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, theo nhưng nguyên tắc tố tụng của trung tâm này. 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giầy của Công ty giầy Ngọc Hà: 2.3.1. Những mặt đã làm tốt: Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng Công ty giầy Ngọc Hà đã có những cố gắng rất lớn để trụ vững, ổn định và tạo hướng đi lên nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và kinh doanh có hiệu quả cao. Bên cạnh đó Công ty tích cực khai thác thị trường, chủ động đi tìm nguồn hàng, tìm khách hàng ngoài nước, trong nước, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Công nghiệp Hà Nội, Sở Thương mại Hà Nội, để nhận hạn ngạch trả nợ theo nghị định thư, tích cực tìm đầu mối nhận uỷ thác xuất nhập khẩu để hạn chế số tiền phải bồi thường, đồng thời rút kinh nghiệm về phía mình như phẩm chất hàng hoá, số lượng đóng gói, thời hạn giao hàng... - Để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngành hàng, Công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất từ Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Triều Tiên như chỉ thêu, vải carton, da, giả da và nhập khẩu các mặt hàng dân dụng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Qua hoạt động nhập khẩu này, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được tăng lên, lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng được tăng lên. - Khi thị trường chính của Công ty bị thu hẹp, Công ty đã phát huy được tính tự chủ trong việc sản xuất và kinh doanh, năng động sáng tạo, mở rộng được các mối quan hệ của mình với khách hàng ở các nước tư bản phương Tây và một số nước trong vùng, sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì tốt hoạt động này trong tương lai. Công ty đã bỏ qua được khâu trung gian mà trực tiếp tìm kiếm và ký hợp đồng gia công với khách hàng. - Ngoài việc nhận gia công xuất khẩu, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trực tiếp (xuất khẩu trực tiếp) cho khách hàng nước ngoài, tạo thêm được việc làm, cải thiện đời sống cho nhân viên trong Công ty, và thu mua hàng xuất khẩu, hoạt động này làm tăng tổng giá trị xuất khẩu đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 của Công ty Giầy Ngọc Hà. Hình thức xuất khẩu Lượng (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 1.154.892 27,27 Kim ngạch xuất khẩu gia công 3.079.806,28 72,73 Tổng kim ngạch xuất khẩu 4.234.698,28 100 Đối với ngành hàng, Công ty đã lựa chọn một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng loại thị trường gia công cũng như khu vực thị trường. Sản phẩm được đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc mở rộng thị trường sang khu vực thị trường các nước EU đã làm tăng số lượng xuất khẩu các loại giầy. Thu hút được khách hàng trong nước lẫn khách hàng ngoài nước đặc biệt là những khách hàng Tây Âu chứng tỏ uy tín của Công ty ngày càng được củng cố, Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Các hãng đặt gia công cho Công ty cũng có tiếng trên thế giới như NIKE (Mỹ), ACS (Đức), INTERMEDIUM (Hà Lan)... sản phẩm gia công đã được bán vào những thị trường có thể cho là khắt khe như Đức, ý, Mỹ, Pháp... từ đó ta có thể thấy được chất lượng sản phẩm của công ty làm ra là đạt tiêu chuẩn cao, được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận,đã có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và đó cũng là nhờ Công ty đã có được một đội ngũ tay nghề cao, thành thạo và chuyên nghiệp. Trong công tác thanh toán thì Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như mở thư tín dụng thương mại (thư tín dụng xuất nhập khẩu), phương thức trả tiền trước.... sao cho đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của kháchh hàng đồng thời đảm bảo lợi ích cho Công ty. 2.3.2. Những tồn tại chủ yếu: Công ty chỉ chú trọng mở rộng thị trường gia công mà chưa chú trọng đến những nhân tố quan trọng còn nội tại: Trong công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu Công ty đã đạt nhiều kết quả (thâm nhập được các thị trường mới) tuy nhiên vẫn còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0387.doc
Tài liệu liên quan