Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn rất nhiều tồn tại cần phải giải quyết như:
- Do đời sống dân cư được nâng lên, công thêm tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã quy cách phẩm chất của hàng hoá ngày càng cao mà lượng hàng hoá tồn đọng của công ty khá lơn - những hàng hoá không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường ( giá cả cao, kém chất lượng, mẫu mã lỗi thời). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến khâu tiêu thụ hàng hoá của công ty còn yếu.
- Cơ chế quản lý của công ty tuy được đổi mới song chưa đồng bộ và chưa thật nhất quán gây trở ngaị cho việc triển khai các kế hoạch kinh doanh.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều gây khó khăn trong công tác tổ chức kinh doanh.
23 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phú Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty TNHH Phú Thái theo mô hình trực tuyến - chức năng- Cơ cấu quản trị này đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của công ty TNHH Phú Thái.
p.kế toán
Bán buôn
Bán lẻ
Thủ quỹ
Thủ kho
Tổng Giám Đốc
Gd. Tổ chức
Gđ.kinh doanh
p.kinh doanh
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy:
- Tổng giám đốc thực hiện chức năng quản lý, giám sát, hoạch định chiến lược và điều hành chung mọi hoạt động của công ty.
- Giám đốc kinh doanh: trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kinh doanh và có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh của toàn công ty cho Tổng giám đốc để từ đó có thể đề ra được chiến lược và phương thức kinh doanh phù hợp với biến động của thị trường.
- Giám đốc tổ chức trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán và đảm nhiệm chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển dụng, phân công lao động, phân công công việc phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng người để có được hiệu suất công việc cao nhất.
- Phòng kinh doanh tham mưu giúp việc cho giám đốc kinh doanh trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá dịch vụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu nguồn hàng. Ngoài ra, phòng còn có thể trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ.
- Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng và các cơ quan thuế. Ngoài những chức năng trên phòng còn có chức năng thống kê, hạch toán phân tích lỗ lãi của các đơn vị từ đó phản ánh lại với lãnh đạo doanh nghiệp để có kế hoạch cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
- Các đơn vị bán buôn trực tiếp giao hàng cho các đại lý bán buôn cấp dưới và các đại lý bán lẻ trong cả nước để tiếp tục thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá.
- Các đơn vị bán lẻ trực tiếp bán cho người tiêu dùng, thực hiện đầy đủ quy luật giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ. Thông qua hoạt động bán lẻ công ty có thể nắm bắt nhu cầu thực sự, mức độ thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có kế hoạch phù hợp với những biến động của thị trường.
- Thủ quỹ có chức năng quản lý lượng tiền trong kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện việc thu, chi theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
- Thủ kho có nhiệm vụ quản lý khối lượng hàng hoá xuất nhập kho, có kế hoạch bảo quản, chống hao hụt, đảm bảo giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, từng bộ phận dưới sự chỉ đạo cao nhất của Tổng giám đốc. Do có một cơ cấu quản lý gọn nhẹ nên công ty đã giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết trong việc điều hành và quản lý bộ máy của công ty.
4. Các nguồn lực của công ty.
4.1 Vốn của công ty.
Công ty TNHH Phú Thái là một doanh nghiệp tư nhân do đó nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu và một phần là vốn vay của các tổ chức tín dụng.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp).
Qua bảng số liệu trên ta có thể thâý tổng số vốn của công ty tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao và mức tỷ trọng này có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng vốn lưu động tăng thể hiện được vai trò thật sự của một doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, là chú trọng vào việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh.
4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh. Công ty TNHH Phú Thái là một công ty chính là một doanh nghiệp tư nhân nên lượng vốn đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa được nhiều.
Trụ sở chính của công ty đặt tại 4-5 IF Thành Công - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Đây là một địa điểm lý tưởng, khi được đầu tư thoả đáng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
4.3 Nguồn nhân lực
Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty không thể kinh doanh hiệu quả nếu đội ngũ lao động trong công ty không được đào tạo, bố trí hợp lý và phù hợp với chức năng vị trí kinh doanh. Công ty TNHH Phú Thái là một doanh nghiệp có quy mô vừa với 200 lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau và được bố trí sắp xếp hợp lý, đồng thời với việc tinh giản bộ máy quản lý là việc đào tạo và phát triển cán bộ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Năm 2000 công ty sử dụng 200 lao động, trong đó 67 người có trình độ đại học chiếm 33,5%, 52 người có trình độ trung cấp chiếm 26%, 32 người có trình độ sơ cấp chiếm 16%, còn lại là chưa qua đào tạo
II - Thực trạng về hoạt động kinh doanh của công ty thời kỳ 1998 - 2000
1. Đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Phú Thái là một công ty kinh doanh thương mại nên đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu.
1.1 Mặt hàng kinh doanh
Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại khác nhau như: như bột giặt, mỹ phẩm, hoa quả tươi, các dịch vụ kho tàng và vận chuyển .... Các mặt hàng kinh doanh là những hàng hoá có chất lượng cao có uy tín trên thị trường và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Tuy công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng nhưng ta có thể chia ra các nhóm hàng kinh doanh chính:
- Nhóm hàng thực phẩm gồm: hoa quả tươi, bánh mứt kẹo, rượu bia, sản phẩm bơ sữa, thức ăn nhẹ, đồ uống giải khát, thức ăn trẻ em, đồ hộp....
- Nhóm hàng hoá mỹ phẩm gồm: bột giặt, mỹ phẩm, dầu gội đầu, đồ dùng trẻ em, xà phòng, chất tẩy rửa...
- Các mặt hàng tiêu dùng khác
- Kinh doanh dịch vụ kho tàng và vận chuyển.
Đây là những mặt hàng kinh doanh chính của công ty nó bộ phận chủ yếu đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ cơ cấu doanh thu của các nhóm hàng hoá trên ở phần tiếp theo.
1.2 Thực trạng về tổ chức nguồn hàng của công ty
Tổ chức nguồn hàng là khâu quan trọng và là tiền đề để thực hiện doanh số bán ra của công ty. Hàng hoá cung ứng cho công ty có nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có mặt hàng, khối lượng, chất lượng và giá cả khác nhau. Vì vậy công ty phải chú trọng nghiên cứu nguồn hàng và lựa chọn người cung ứng, phải tìm được nguồn cung ứng ổn định, có uy tín trên thị trường, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú và giá cả hợp lý. Sau đây là tình hình tổ chức nguồn hàng của công ty trong thời gian qua:
- Trên cơ sở đánh giá thị trường, nắm bắt nhu cầu để lựa chọn mặt hàng đầu tư theo hình thức như: ký kết hợp đồng mua hàng hoá theo thời vụ, có kế hoạch nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, những mặt hàng trong nước sản xuất được nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhằm mục đích tạo khả năng cạnh tranh và chi phối thị trường.
- Kiên trì bám sát các cơ sở, các nhà sản xuất lớn có hàng uy tín trên thị trường, xây dựng mối quan hệ tốt, lâu dài với các nhà cung cấp
- Củng cố mặt hàng truyền thống của công ty và chú trọng khai thác, phát triển các mặt hàng mới, hàng thay thế có chất lượng tốt hơn nhằm đa dạng hoá sản phẩm.
- Tổ chức khai thác nguồn hàng dưới nhiều hình thức nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh như: bao tiêu phần lớn sản phẩm của các nhà sản suất, ứng trước vốn lấy hàng khi vào thời vụ tiêu thụ, đặt hàng theo nhu cầu, nhận đại lý hoặc mua trả chậm để tránh căng thẳng về vốn, tạo đủ lực lượng hàng hoá để tổ chức bán ra có hiệu quả cao.
- Công ty không ngừng củng cố và hoàn thiện hơn mối quan hệ với các nhà sản xuất, các đơn vị xuất nhập khẩu và các bạn hàng khác trong và ngoài nước
- Chủ động kí kết hợp đồng ngay từ đầu năm để các nhà sản xuất bố trí kế hoạch kịp thời
- Quá trình giao nhận hàng hoá kịp thời và luôn thanh toán sòng phẳng, một số mặt hàng phục vụ nhu cầu lễ tết công ty đã ứng tiền trước để giữ hàng, giữ giá và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất kinh doanh
- Không mua hàng chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất. Hàng mua về phải đảm bảo bán được ngay, không để tồn kho gây ứ đọng.
1.3 Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty thời kỳ 1998 - 2000
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kinh doanh, có bán được hàng mới có doanh thu và lợi nhuận Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bán hàng công ty đã không ngừng củng cố, xây dựng các biện pháp bán hàng phù hợp với sự thay đổi chung của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trong vòng ba năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty cũng đã đưa ra nhiều giải pháp thích hợp, quay vòng vốn nhanh, không ngừng củng cố, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng, giữ chữ tín trong kinh doanh. Mối quan hệ đó được thể hiện:
- Bán giữ giá đối với những khách hàng đã trả tiền trước
- Quản lý và và sử dụng mọi nguồn vốn, chủ động lập kế hoạch vay vốn tại ngân hàng và tìm nhiều biện pháp trả tiền khế ước vay ngân hàng đúng hạn.
- Việc thực hiện văn minh thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tốt, giữ được chữ tín với bạn hàng nên có nhiều khách hàng đến với công ty như thương nghiệp các tỉnh, các huyện, các cơ quan đơn vị và các nhà buôn lớn nhỏ khác
- Điều quyết định thành công trong kinh doanh là nắm bắt được thông tin nhanh nhạy, chính xác, đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu của các nhà sản xuất và các đối tượng tiêu thụ hàng hoá để không ngừng mở rộng thị trường, tăng thêm ngành hàng, mặt hàng kinh doanh. Lượng hàng bán ra đã bình ổn giá cả thị trường, hông để những cơn sốt về hàng hoá do nguyên nhân thiếu hàng. Những mặt hàng công ty kinh doanh luôn có mặt trên thị trường. Ngoài những mặt hàng chính công ty còn đẩy mạnh kinh doanh những mặt hàng có giá trị như: mỹ phẩm cao cấp, rau quả nhập khẩu, quần áo may sẵn đưa doanh số của công ty ngày càng cao hơn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiêu thụ của công ty vẫn còn nhiều nhược điểm và tồn tại:
- Chưa chú trọng đầu tư phát triển thị trường toàn diện, hệ thống kênh tiêu thụ chưa đủ mạnh, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, mạng lưới bán hàng còn bị động, lệ thuộc vào cơ sở.
- Phần lớn các đơn vị và cán bộ nghiệp vụ chưa mở rộng được thị trường, chủ yếu còn theo đường mòn, sẵn có quen thuộc nhỏ , lẻ và không ổn định lâu dài
- Công tác xuất nhập khẩu trực tiếp diễn ra còn chậm, còn thiếu người, thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Một số mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ chậm, giá liên tục hạ có phần do yếu tố khách quan, nhưng nghiêm túc đánh giá lại thì do cán bộ chưa nhạy cảm, chưa đánh giá đúng thị trường.
- Công tác kinh doanh chuyên sâu chưa đầu tư đúng mức vào những ngành hàng, mặt hàng mang tính định hướng phát triển lâu dài của công ty.
- Hàng cao cấp chuyên ngành chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như hàng mỹ phẩm cao cấp, đồ uống bằng thuỷ tinh pha lê, đồng hồ các loại...
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta giảm sút mạnh dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại.
Năm 1999, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tuy đã chấm dứt song vẫn tiếp tục tác động đến nền kinh tế nước ta. Thị trường hàng tiêu dùng vẫn trong tình trạng cung lớn hơn cầu, việc tiêu thụ các mặt hàng tồn kho gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng khi thực hiện hai luật thuế mới là thuế VAT và thuế Thu nhập doanh nghiệp, mức thuế VAT cao hơn thuế doanh thu trong khi đó giá không tăng đã làm giảm hiệu quả kinh doanh . Mặt khác, năm 1999 mùa mưa đến sớm, thiên tai bão lụt liên tiếp xảy ra tại khu vực miền Trung đã làm giảm sức mua nhất là vào quý IV của năm.
Bước sang năm 2000, trước những khó khăn nảy sinh Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế như : tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước, đẩy mạnh các biện pháp kích cầu tiêu dùng, điều chỉnh thuế suất thuế VAT đối với một số mặt hàng.... Những biện pháp trên đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty theo chiều hướng tích cực làm cho doanh thu tăng lên một cách đáng kể trong năm 2000 ( xem bảng 2).
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh.
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp).
Qua bảng số liệu trên có thể rút ra mấy nhận xét sau:
Doanh thu thuần của công ty năm 1999 giảm 9,38% tức là giảm 5.127 triệu đồng so với năm 1998. Năm 2000 so với năm 1999 doanh thu thuần tăng 6,31% tức tăng 3.125 triệu đồng.
Trong cơ 0cấu thu thuần thì doanh thu từ nhóm hàng Hoá mỹ phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của toàn công ty. Mức tỷ trọng này tuy không thật sự ổn định nhưng mức xê dịch là không đáng kể. Mức tỷ trọng của nhóm kinh doanh dịch vụ kho tàng thấp nhưng nó đang có xu hướng tăng qua các năm. Còn các nhóm hàng khác có sự tăng giảm không đáng kể.
III - Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty TNHH Phú Thái được xác định qua hệ thống chỉ tiêu sau: Lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, chi phí, tỉ suất chi phí.
Biểu: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Qua biểu trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty trong bốn năm qua là không ổn định. Có thể đưa ra một số nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty như sau:
Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, đầu tư nước ngoài vào Việt nam giảm sút, các nhà sản xuất và người tiêu dùng hoang mang không dám đầu tư vào sản xuất và mua sắm. Thị trường ở trong tình trạng cung lớn hơn cầu.
Năm 1999 Nhà nước ban hành và sửa đổi hai luật thuế mới là thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế Giá trị gia tăng (VAT), cộng thêm vào sáu tháng cuối năm do mùa mưa đến sớm, thiên tai bão lụt liên tiệp xảy ra nên giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng lên, khối lượng hàng hoá tiêu thụ giảm sút mạnh kéo theo việc giảm doanh thu.
Năm 1998 và năm 2000 doanh thu của công ty tương đối cao so với các năm. Đặc biệt năm 2000 công ty đã thu được lợi nhuận cao rất hơn nhiều, có lẽ đây là một thành tựu đáng kể trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng xét một cách tổng thể tình hình kinh doanh của công ty chưa thật sự ổn định .
Phần dưới đây xin tập trung phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của công ty trong ba năm 1998, 1999, 2000.
1.1 Phân tích lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
Bảng 3: Tình hình phát triển lợi nhuận của công ty
Đơn vị tính : triệu đồng
(Nguồn số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp).
Từ số liệu bảng 3 ta có thể rút ra nhận xét sau:
Như đã phân tích ở trên, năm 1999 do ảnh hưởng của hai luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế Thu nhập doanh nghiệp, nên giá cả của các mặt hàng có phần cao hơn giá cả năm 1998. Điều này dẫn đến doanh thu thuần của năm 1999 giảm 9,38% so với năm 1998. Nhưng do năm 1999 công ty tổ chức tốt các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường nên mức lợi nhuận của công ty tăng lên 23,58% tức là tăng 27 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận tăng lên 0,0008% và lợi nhuận trên đồng vốn tăng 0,7439%. Tổng chi phí giảm xuống 9,34%.
Bước sang năm 2000, Nhà nước đã đưa ra những chính sách rất hợp lý như : chính sách kích cầu tiêu dùng, trợ giá, trợ cước. Tạo điều kiện cho công ty tiêu thụ được những sản phẩm tồn kho, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong năm. Do vậy, doanh thu của công ty năm 2000 tăng 6.31% so với năm 1999. Tuy tổng chi phí cũng tăng theo nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng lợi nhuận. Tổng lợi nhuận tăng 11%, tỉ suất lợi nhuận tăng 0,0001% và lợi nhuận trên đồng vốn tăng 0,0543% .
1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 4: Hiệu quả sử dụng chi phí
Đơn vị tính : triệu đồng
(Nguồn số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp).
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng chi phí của công ty qua các năm như sau :
- Năm 1999 so với năm 1998 tổng chi phí của công ty giảm 9,34% và tổng doanh thu thuần giảm 9,38%, do doanh thu thuần giảm nhanh hơn nên tỉ suất chi phí tăng 0,05%.
- Năm 2000 so với năm 1999 tổng chi phí tăng 6,29% nhưng bù lại tổng doanh thu tăng 6,31% nhanh hơn so với mức tăng tổng chi phí nên tỉ suất chi giảm - 0,02%.
Qua những phân tích trên ta thấy được năm 1999 công ty đã sử dụng chi phí không thật sự có hiệu quả. Nhưng bước sang năm 2000 công ty đã sử dụng chi phí có hiệu quả hơn, mặc dù mức hiệu quả này chưa thật cao nhưng cũng đủ thấy được sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty trong việc tìm kiếm một hướng giải quyết cho vấn đề sử dụng chi phí.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp. Khi tăng được tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng được doanh thu đồng thời tiết kiệm được vốn lưu động, từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Phần dưới đây xin trình bày chi tiết tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty từ năm 1998 - 2000
ảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Đơn vị tính : triệu đồng
(Nguồn số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp).
Qua bảng phân tích trên ta có nhận xét sau:
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động của năm 1999 giảm 1,04 vòng so với năm 1998. Do khó tiêu thụ lượng hàng tồn kho buộc doanh nghiệp phải tăng lượng vốn lưu động để đảm bảo khối lượng kinh doanh. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 1999 là 0,29 cao hơn năm 1998 là 0,07. Tức là năm 1999 để làm ra một đồng doanh thu thuần thì cần phải có 0,29 đồng vốn lưu động. Trong khi năm 1998 để làm ra một đồng doanh thu chỉ cần 0,22 đồng vốn lưu động. Thời gian luân chuyển vốn lưu động của năm 1999 là 104,12 ngày cao hơn năm 1998 là 24,14 ngày. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 1999 cao hơn năm 1998 là 0,09%, mức hiệu quả này cao hơn là do năm 1998 công ty phải đóng thuế lợi tức với mức thuế suất cao hơn mức thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 1999.
So với năm 1999, năm 2000 tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty tăng 0,07 vòng. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0,05 tức năm 1999 để làm ra một đồng doanh thu thuần thì cần 0,29 đồng vốn lưu động trong khi đó năm 2000 để làm ra một đồng doanh thu chỉ cần 0,24 đồng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (sức sinh lời của vốn lưu động) từ 0,911 năm 1999 tăng lên1,261 vào năm 2000. Điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động năm 2000 đem lại 1,261 đồng lợi nhuận trong khi đó một đồng vốn lưu động năm 1999 chỉ đem lại 0,911 đồng lợi nhuận, giảm 0,27 đồng. Để có được kết quả trên công ty đã sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng tốc độ chu chuyển từ 3,46 lên 4,20 hay rút ngắn số ngày luân chuyển từ 104.12 ngày xuống còn 85,69 ngày. Tuy kết quả này không mấy khả quan nhưng cũng có thể thấy được công ty đang có những biện pháp sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn
2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng vốn cố định giúp doanh nghiệp với số vốn hiện có vẫn có thể tăng được khối lượng kinh doanh, tiết kiệm được chi phí góp phần vào việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt vốn cố định giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh.
Vốn cố dịnh của doanh nghiệp thường chi phối năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và sau một thời gian dài mới thu hồi được toàn bộ. Trong quá trình đó có nhiều rủi ro có thể nảy sinh dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có thể mất vốn cố định như : lạm phát ở mức cao, thiên tai, hoả hoạn ... hoặc quản lý lỏng lẻo hoặc sử dụng không tốt.
Công ty TNHH Phú Thái là một doanh nghiệp thương mại thuần tuý nên khối lượng vốn cố định không nhiều. Dưới đây là tình hình sử dụng vốn cố định qua các năm.
Bảng 6: hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Đơn vị tính : triệu đồng
(Nguồn số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp).
Năm 1999 vốn cố định của công ty tăng 24,16% tức là tăng 49,54 triệu đồng so với năm 1998. Năm 2000 vốn cố định tăng 7,16% so với năm 1999, điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 1999 giảm 72,98% so với năm 1998 nghĩa là năm 1998 cứ một đồng tài sản cố định tạo ra được 266,50 đồng doanh thu thuần, trong khi năm 1999 chỉ tạo ra được 194,50 tđồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định năm 1999 tăng so với năm 1998, nghĩa là năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu chỉ cần 0,0038 đồng vốn cố định trong khi đó năm 1998 phải cần tới 0,0052 đồng vốn cố định, tăng 0,0014 đồng. Hệ số lợi nhuận cố định năm 1999 là 0,5578 cao hơn so với năm 1998 là 0,213 - nghĩa là năm 1998 để tạo ra một đồng lợi nhuận cần 0,5365 đồng đồng vốn cố định, trong khi năm 1999 để tạo ra một đồng lợi nhuận cần phải có 0,5578 đồng vốn cố định.
Từ những chỉ tiêu được so sánh trên ta thấy năm 1999 công ty đã sử dụng vốn cố định không thật sự đúng mục tiêu và đầu tư không mấy hiệu quả.
- Bước sang năm 2000, tuy công ty đã đưa ra nhiều biện pháp sử dụng vốn cố định thích hợp hơn nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định vẫn tiếp tục giảm từ 194,50 xuống còn 192,96 - tức là năm1999 một đồng vốn cố định tạo ra được 194,50 đồng doanh thu, trong khi năm 2000 một đồng vốn cố định chỉ tạo ra 192,96 đồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định năm 2000 tăng 0,00004, tức là năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,0051 đồng vốn cố định thì năm 2000 phải cần tới 0,0052 đồng vốn cố định. Khả năng sinh lời của vốn cố định tăng từ 0,5578 lên 0,5791, nghĩa là năm 1999 một đồng vốn cố định chỉ tạo ra 0,5578 đồng lợi nhuận ròng, trong khi năm 2000 một đồng vốn cố định tạo ra những 0,5591 đồng lợi nhuận ròng tăng 0,0214 đồng.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra kết luận, trong những năm mặc dù công ty đã cố gắng đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo tiền đề để phát triển về sau. Hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao hay nói đúng hơn là không có hiệu quả. Công ty cần nghiên cứu lại vấn đề này để có sự điều chỉnh thích hợp.
3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nhất là trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin. Lao động hay nói đúng hơn là chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng lao động cần xác định được mức tiết kiệm hay lãng phí lao động, khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của người lao động. Để từ đó từ đó tìm ra được biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất, hợp lý nhất và có hiệu quả cao nhất.
Bảng 7: Tình hình sử dụng lao động
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn số liệu do công ty TNHH Phú Thái cung cấp).
Qua bảng trên ta thấy :
- Năm 1999 tổng doanh thu thuần của công ty giảm 9.39% so với năm 1998, số lao động bình quân giảm 2,82% tức là giảm 6 lao động. Do tốc độ giảm doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm lượng lao động nên năng suất lao động của năm 1999 giảm 6,76% so với năm 1998 , nghĩa là năm 1998 bình quân một người lao động tạo ra được 256,54 triệu đồng doanh thu trong khi đó năm 1999 một người lao động chỉ tạo ra được 239,21 triệu đồng doanh thu, giảm 17,33 triệu đồng.
Do tổng doanh thu giảm, số lao động giảm chậm hơn, nên tổng quỹ lương giảm và tiền lương bình quân giảm từ 0,92 triệu đồng/ tháng xuống còn 0,87 triệu đồng/ tháng.
- Năm 2000 so với năm 1999 do tổng doanh thu tăng 6,31%, số lao động giảm 3.38% tức là giảm 7 lao động nên năng suất lao động tăng 10,03% - nghĩa là năm 1999 một lao động chỉ tạo ra được 239,21 triệu đồng doanh thu thuần trong khi năm 2000 một lao động tạo ra được 263,21 triệu đồng doanh thu. Điều này đã làm tổng quỹ lương của công ty tăng lên 24,38% tức là tăng 526,92 triệu đồng. Tiền lương bình quân tăng từ 0,87 triệu đồng/ tháng lên 1,12 triệu đồng/tháng.
Đánh giá tổng quát xu hướng chung, công ty đã có nhiều biện pháp để sử dụng lao động hợp lý bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên, nhịp độ tăng năng suất lao động chậm hơn nhịp độ tăng tiền lương bình quân.
IV- những thuận lợi và khó khăn của công ty
1. Những thuận lợi
Trong những năm qua, mặc dù hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiều biến động phức tạp, công ty THH Phú Thái đã vượt qua khó khăn, luôn đứng vững và phát triển. Thông qua hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng, mức sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Cụ thể công ty đã đạt được những kết quả sau:
- Công ty đã đưa ra những chính sách tiếp thị,bán và phân phối hàng hoá một cách hợp lý dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
- Công ty thực hiện tốt việc thu nợ của khách hàng làm cho vốn của công ty ít bị chiếm dụng, làm giảm thiểu được chi phí về vốn, giá thành hạ, tăng lợi nhuận cho công ty.
- Công ty tiến hành kiểm tra tình hình kinh doanh, tài chính - kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC582.doc