Thực trạng và phương hướng phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội - Báo cáo thực tập giữa kỳ

LỜI NÓI ĐẦU

Nội Dung

Chương I : Giới thiệu khái quát về thư viện trường đại học luật

Hà Nội.

I) Quá trình hình thành và phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội.

1)Quá trình hình thành và phát triển.

II) Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường đại học Hà Nội.

Chương II : Thực trạng và phương hướng phát triển của thư viện trường đại học Luật Hà Nội.

I) Thực trạng của thư viện trường đại học luật Hà Nội.

I.1) Thực trạng về cơ cấu của thư viện.

I.2) Thực trạng về cơ sở vật chất trang thiết bị của thư viện.

I.3) Thực trạng về vốn tài liệu của thư viên.

I.4) Thực trạng về đội ngũ cán bộ của thư viện.

I.5) Thực trạng về bạn đọc của thư viện.

I.6) Thực trạng về các hình thức tra cứu tin của thư viện.

II) Phương hướng phát triển của thư viện trường đaih học luật Hà Nội.

II.1) Những hạn chế của thư viện trường đại học luật Hà Nội.

II.2) Những ưu điểm của thư viện.

II.3) Phương hướng phát triển của thư viện trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN.

PHỤ LỤC.

1) Tài liệu tham khảo.

2) Sơ đồ tổ chức của thư viện.

3) Sơ đồ của chu trình xử lý thông tin

 

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3863 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội - Báo cáo thực tập giữa kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời Nói Đầu Nội Dung Chương I : Giới thiệu khái quát về thư viện trường đại học luật Hà Nội. I) Quá trình hình thành và phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội. 1)Quá trình hình thành và phát triển. II) Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường đại học Hà Nội. Chương II : Thực trạng và phương hướng phát triển của thư viện trường đại học Luật Hà Nội. I) Thực trạng của thư viện trường đại học luật Hà Nội. I.1) Thực trạng về cơ cấu của thư viện. I.2) Thực trạng về cơ sở vật chất trang thiết bị của thư viện. I.3) Thực trạng về vốn tài liệu của thư viên. I.4) Thực trạng về đội ngũ cán bộ của thư viện. I.5) Thực trạng về bạn đọc của thư viện. I.6) Thực trạng về các hình thức tra cứu tin của thư viện. II) Phương hướng phát triển của thư viện trường đaih học luật Hà Nội. II.1) Những hạn chế của thư viện trường đại học luật Hà Nội. II.2) Những ưu điểm của thư viện. II.3) Phương hướng phát triển của thư viện trong những năm tiếp theo. Kết Luận. Phụ lục. 1) Tài liệu tham khảo. 2) Sơ đồ tổ chức của thư viện. 3) Sơ đồ của chu trình xử lý thông tin Lời Nói Đầu Con người đã bước sang một thời kỳ mới, một thời kỳ mà hầu như mọi lĩnh vực đều phát triển, đều tiến bộ đó là nhờ có thông tin. Thông tin đã giúp con người nhận thức được cái mới, cái tiến bộ để từ đó con người có thể nâng xã hội lên một bước. ở thời đại ngày nay thông tin càng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia, trong tương lai mọi hoạt động của con người đều phải dựa trên thông tin. Người ta nói rằng thư viện là nơi hộ tụ của mọi kiến thức của mộtm quốc gia. Một xã hội văn minh không thể thiếu tri thức, một xã hội công bằng không thể thiếu pháp luật. Đúng thế thư viện Việt Nam nói chung và thư viện trường đại học luật Hà Nội nói riêng luôn lấy mục tiêu phục vụ đất nước làm mục tiêu chính cho mình. Các hoạt động của thư viện đai học Luật Hà Nội luôn được chú trọng và thương xuyên được đổi mới, cập nhật bổ xung những kiến thức mới phù hợp với những yêu cầu của thời đại. Hiện nay, Trường đại học luật Hà Nội là trung tâm đào tạo luật lớn nhất Việt Nam, góp phần đảm bảo nguồn cán bộ cải tạo cho cải cách tư phá, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhà nước t. Các hoạt động đào tạo đang được tổ chức phong phú, đã đang nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ luật trong nước: đào tạo cử nhân luật các hệ chính quy, tại chức, cao học ...thư viện trương đại học luật Hà Nội là một bộ phận của nhà trường, trong thời gian qua đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lưong giảng dạy và học tập của trường và từng bước đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin thư viện trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Để đánh giá và nhìn nhận sự phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội, trước mắt và hướng phát triển trong thời gian thực tập tại thư viện trường em đã chọn đề tài: "tìm hiểu thực trạng và phương hướng phát triển của thư viện trương đại học luật Hà Nội làm đề tài nghiên cứu và viết báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô tại thư viện trường, đặc biệt em xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Đàm Viêt Lâm đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Phần Nội dung Chương I)Giới thiệu khái quát về thư viện trường đại học luật Hà Nội. I) Quá trình hình thành và phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội. 1) Quá trình hình thành và phát triển. Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của trường đại học luật Hà Nội và nó được chia làm hai giai đoạn sau: a)Giai đoạn 1: từ năm 1979 - 1993. Đây là giai đoan thư viện trường hình thành về mặt tổ chức. Trước khi xát nhập ba cơ sở đào tạo là trương cao đẳng pháp lý, khoa luật trường đại học tồng hợp Hà Nội, trường đào tạo cán bộ toà án thì về mặt tổ chức thư viện chỉ là một tổ chức thuộc phòng thông tin khoa học và là bộ phận phục vụ đơn giản cho sinh viên; cơ sở vật chất rất nghèo nàn thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, vốn tài liệu và cán bộ hạn chế. Hình thức phục vụ bạn đọc là mượn về nhà và đọc tại chỗ. Đứng trước tình hình đó vào ngày 19/04/1988 Hiệu trưởng đại học pháp lý Hà Nội đã ra quyết định lập thư viện trường đai học pháp lý Hà Nội cắn cứ vào quyết định 688/QĐ ngày 14/07/1986 của bộ trưởng bộ đại học và trung học chuyên nghiệp (nay là bộ giáo giục và đào tạo). Do điều kiện khó khăn cơ sở vật chất bị phân tán nên các hình thức hoạt động của thư viện không được thuận lợi. Nhưng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ thư viện đã khắc phục được khó khăn. Năm 1983 nhà trường chính thức đổi tên thành trường đại học luật Hà Nội và tập trung tai một nơi tại Láng Trung - Đông Đa - Hà Nội. Thời gian này đánh giấu mốc lịch sử quan trọng của thư viện trường đại học luật Hà Nội. Thư viện tập trung được toàn bộ cơ sở vật chất trang thiết bị vốn tài liệu về Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ bạn đọc. b) Giai đoạn 2 từ năm 1993 - 2003. Đây là giai đoạn xây dựng và phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội. Trong điều kiện mới, năm 1996 thư viện đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, giảng dạy học tập của giáo viêndvà sinh viên trong trường và đang từng bước đi vào hoàn thiện theo hướng chính quy hiện đại. Năm 1998, theo chủ trương của ban giám hiệu nhà trường, thư viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động. Được sự hỗ trợ và hợp tác về nghiệp vụ của trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia ... Đến cuối năm 1998 thư viện đã bước đầu xây dựng được cơ sở dữ liệu đó là một hệ thống lưu trữ, bảo quản và tìm kiếm thông tin tự động hoá và cho đến nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của thư viện. Đặc biệt tháng 10/2001 thư viện đã bắt đầu chuyển giao phần mềm tin học LiBol giải pháp thư viện điện tử và quản lý nghiệp vụ tích hợp. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu bạn đọc, song song với các hoạt động trong thư viện còn mở rộng giao lưu và hợp tác hoá với các thư viện, các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế và nâng cao vốn tài liệu, cơ sở vật chất trang thiết bị. II) Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường đại học luật Hà Nội. Thư viện trường đai học luật Hà Nội có chức năng thu thập, sử lý bảo quản cung cấp thông tin và tư liệu khoa học xã hội nói chung và khoa học chuyên nghành luật nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu giảng giạy và học tập của cán bộ, giáo viên nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nhà trường. Trên cơ sở chức năng đó thư viện có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu đề xuất những ý kiến và phương án xây dựng, củng cố và phát triển thông tin - thư viện nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ giáo viên học viên, nghiên cứu sinh, sinh viên trong trường. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao, bao gồm toàn bộ trang thiết bị và hệ thống giáo trình, sách, báo và các loại tài liệu tham khảo khác . - Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, bổ sung cập nhật các giáo trình, sách báo và các loại tài liệu tham khảo. Tiếp nhận các ấn phẩm được cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước trao tặng. - Thực hiện các thao tác nghiệp vụ kỹ thuật: kiểm tra, phân loại, mô tả ấn phẩm, làm thủ tục theo đúng quy trình về công tác thông tin thư viện.Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin ,truy cập thông tin. - Xây dựng nội quy quản lý và sử dụng tài sản của thư viện, kiểm tra giám sát việc thực hiện và sử lý các vi phạm nội quy của thư viện. - Tổ chức các hoạt động thư mục nhằm giới thiêu sách mới và các thông tin tư liệu khoa học khác, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên ,nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên mượn giáo trình, sách báo và các tài liệu tham khảo. -Thực hiện các hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin với các cơ sơ thông tin thư viện và ngoài trường theo quy định của hiệu trưởng. Những chức năng và nhiệm vụ trên đã xác định rõ hoạt động nhằm từng bước xây dựng thư viện trường đại học luật Hà Nội trở thành trung tâm thông tin-thư viện, phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thoả mãn nhu cầu bạn đọc. Chương II Thực trạng và các phương hướng phát triển của thư viện trường đại học luật Hà Nội. I) Thực trạng của thư viện trường đại học luật Hà Nội. I.1) Thực trạng về cơ cấu của thư viên. Thư viện trường đại học luật Hà Nội, sau khi thành lập đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị đồng thời thư viện cũng có cơ cấu tổ chức đáp ứng với yêu cầu phục vụ tốt đào tạo và nghiên cứu của giáo viên, cán bộ,nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên nhà trường. Bộ Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Bộ Phận Phục Vụ Người Đọc Người Dùng Tin Tổ nghiệp vụ -Bổ sung trao đổi -xử lý tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu Tổ thông tin - Thông tin thư mục -Thông tin chuyên đề tài khoá và các thông tin khác Tổ phục vụ tiếng anh Tổ phục vụ bạn đọc sinh viên Tổ phục vụ mượn giáo trình và sách tham khảo cho sinh viên Tổ phục vụ cán bộ giáo viên học viên cao học Ban Giám Đốc Căn cứ vào quyết định 668/QĐ ngày 14/07/1986 của bộ trưởng bộ đai học và trung học chuyên nghiệp về "quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học" và căn cứ vào "quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học Hà Nội" thư viện trường đại học luật đã tổ chức cơ cấu thành hai bộ phận với các hoạt động như sau. Sơ Đồ Sơ đồTổ Chức Bộ Máy Của Thư Viện Trường Đại Học Luật Hà Nội a) Giám đốc :hiện nay thư viện có một giám đốc và một phó giám đốc - Giám đốc : là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của thư viện trước ban giám hiệu và nhà trường về công việc quản lý,tổ chức hoạt động chuyên mô, hợp tác trao đổi thông tin với các thư viện khác. -Phó giám đốc: Được giám đốc uỷ quyền phụ trách một số lĩnh vực công tác trong thư viện. b) Bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ. *) Tổ kỹ thuật nghiệp vụ thư viện. - Nhóm bổ xung trao đổi tư liệu có nhiệm vụ. +) Xây dựng kế hoạch bổ sung,trao đổi tài liệu gồm bổ sung hiện tại và bổ sung hồi cố. +) Liên kết với các tổ phục vụ và các khoa để nắm bắt được nhu cầu tài liệu của cán bộ, giáo viên,nghiên cứu sinh, sinh viên. +) Tài liệu thiết bị mua về giao cho tổ nghiệp vụ và chủ nhiệm xác nhận, sau đó trình ban giám hiệu duyệt thanh toán. +) Tham gia tiếp nhận tài liệu, thiết bị của cá nhân và tổ chức bên ngoài giúp thư viện. Tu sửu đóng sách báo, tạp trívà mua thiết bị trong thư viện. +) Liên hệ với các khoa và tổ bộ trong trường để thu nhận luận văn tài liệu các công trình khoa học để nhập vào thư viện. +) Liên hệ với các cơ sở nghiên cứu,đào tạo,các trung tâm thông tin thư viện, lưu trữ để trao đổi dữ liệu, tài liệu và sao chụp tài liệu. - Nhóm sử lý kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu, nhốm này có nhiệm vụ. +) Nhận đủ nguồn tài liệu nhập về thư viện. +) Xử lý sơ bộ: Đăng ký tổng quát trên máy và sổ theo mẫu thống nhất của thư viện trường luật, sau đó là đăng ký cá biệt, đóng dấu in nhãn và mạch mã phân loại sơ bộ, thống nhất ký hiệu xếp giá cho các loại hình kho tài liệu. +) Xử lý nghiệp vụ. Đây là công đoạn đầu tiên mà hệ thống xây dựng bộ máy tra cứu gồm cơ sở dữ liệu sách tiếng việt, tiếng nước ngoài, các luật văn, luận án, các công trình khoa học, bài báo tạp trí. Công đoạn thứ hai ta xây dựng hệ thống mục: Trước tiên là công đoạn xử lý tiền máy bao gồm : mô tả thư mục, phân loại tài liệu, định từ khoá, kiểm tra phiếu tiền máy,xử lý trên máy nhập kiểu ghi vào cơ sở dữ liệu, in phiếu mục lục, in thư mục thông báo tài liệu mới. *) Tổ thông tin. - Tổ thông tin có nhiệm vụ : +) Xác định nhu cầu tin của cán bộ lãnh đạo bao gồm ban giám hiệu lãnh đạo các phòng ban, cán bộ nghiên cứu,giảng dạy, sinh viên của trường nhằm đáp ứng nhu cầu tin. +) Biên soạn và xuất bản thư mục chuyên đề, xây dựng hệ thống thư mục bài báo, tạp chí các công trình nghiên cứu cho cán bộ, giáo viên, sinh viên trong trường. +) Thường xuyên mời các chuyên gia đầu nghành về giới thiệu những thông tin liên quan đến chuyên nghành luật cho cán bộ, giáo viên,sinh viên. +) Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học,các trung tâm thông tin thư viện trong nước và quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin về các lĩnh vực chuyên môn. c) Bộ phận phục vụ người đọc - người dùng tin. Bộ phận này gồm các tổ phục vụ (phòng đọc,phòng mượn sinh viên, phòng phục vụ giáo viên và phòng học tiếng anh). - Nhiệm vụ: +) Thực hiện nghiêm túc các nội quy phục vụ tại các phòng phục vụ. +) ứng dụng tin học trong việc quản lý và phục vụ bạn đọc. +) Tiếp nhận, bảo quản thiết bị tài sản,tài liệu. Kiểm kê tài liệu tài sản định kỳ theo quy định. +) Tổ chức sắp xếp kho sách theo quy định, vệ sinh kho sách, phòng trừ mối mọt hoả hoạn. +) Nắm bắt nhu cầu tài liệu của bạn đọc và đề xuất với lãnh đạo. I.2) Thực trạng về cơ sở vật chất trang thiết bị: Trong quá trình phát triển thư viện trường đại học luật Hà Nội luôn chú trọng đầu tư đến cơ sở vật chất và trang thiết bị sao theo hướng đồng bộ và hiện đại. Thư viện có tổng diện tích là 900m2 phân bổ cho phòng đọc sinh viên 300m2 chố ngồi. Diện tích còn lại dành cho phòng phục vụ giáo trình sách tham khảo cho sinh viên, phòng phục vụ giáo viên, phòng tiếng anh, phòng nghiệp vụ, phòng thông tin, phòng giám đốc. Toàn bộ trang thiết bị như tủ trưng bày, giá sách,bàn ghế, ánh sánh, điều hoà, thiết bị truyền tải thông tin khá hiện đại. Riêng phòng đọc sinh viên có 3 tủ trương bày các tài liệu quý như :luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giáo viên và sinh viên nhà trường. Hệ thống máy tính của thư viện đang từng bước được nâng cấp và kết nối một máy chủ với 22 máy cá nhân, có hai điểm truy cập mạng quốc gia, quốc tế để phục vụ công tác thông tin thư viện. ngoài ra thư viện còn có 6 máy in 4 máy phôtôcopy, 2catsette và 1 video. I.3) Thực trạng về vốn tài liệu hiện có của thư viện: Vốn tài liệu là một nhân tố quan trọng, là cơ sở tiền đề cho sự ra đời tồn tại và phát triển của thư viện. Hiện nay vốn tài liệu hiện có trong thư viện trường đại học luật Hà Nội rất đa dạng và phong phú có khoảng 140000 cuốn. Trong đó có sách giáo trình sách tham khảo, tài liệu tra cứu, tài liệu khoa học... - Sách giáo trình và sách tham khảo. Với 140000 cuốn sách thì 70% là sách chuyên nghành về luật gồm sách giáo khoa, giáo trình... và 30% là sách tham khảo về kinh tế. chính trị phục vụ cho tất cả các chuyên ngành được đào tạo tại trường như luật kinh tế, luật hành chính, luật tư pháp. Đây là vốn tài liệu rất quý phục vụ cho học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên có điều kiện tham khảo các tài liệu về chuyên nghành của mình. - Báo tạp trí. Thư viện có khoảng 150 loại báo, tảp chí trong nước và ngoài nước. Nôi dung thường đề cập đến lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Nhìn chung, báo và tạp chí có nội dung đa dạng, được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. -Tài liệu tra cứu. Nó bao gồm các loại tài liệu kinh điển, tài liệu có tính chất chỉ đạo của đảng và nhà nước,từ điển sách tra cứu, lịch biểu, niên biểu, niên giám... I.4) Thực trạng về đội ngũ cán bộ của thư viện. Tổng số cán bộ trong thư viện hiện có 20 người trong đó một cán bộ có trình độ thạc sĩ, một cán bộ đang học cao học, 17 người có trình độ đại học cao đẳng, 3 người có chuyên môn khác. Hầu hết cán bộ đều có trình độ tin học và một số có trình độ tiếng anh ngoài ra có một số biết tiến Pháp, Nga... Với sự thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ của ban lãnh đạo nhà trường và của thư viện nên đội ngũ cán bộ luôn luôn được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn. I.5) Bạn đọc của thư viện. Bạn đọc của thư viện là hầu hết mọi cán bộ nghiên cứu, giảng dạy luật ở các trường và khu vực Hà Nội nhưng đặc biệt là dành cho sinh viên, giáo viên , học viên cao học, nghiên cứu sinh. I.6) Thực trạng về các hình thức phục vụ và tra cứu tin của thư viện Từ khi thành lập (1988) cho đến nay thư viện trường đại học luật vẫn sử dụng các kiểu tìm kiếm thông tin theo cả truyền thống lẫn hiện đại. - Truyền thống:Xây dựng các hệ mục lục chứ cái, phân loại, chuyên đề, các thư mục quyển. - Hiện đại : Xây dựng các cơ sở dữ liệu trên máy, tra cứu thông tin trên mạng. Để việc tra cứu đạt được kết quả tốt thư viện trường đại học luật luôn chú trọng phục vụ theo từng đối tưởng riêng biệt và tưng nhu cầu tin cụ thể mà tiêu biểu là tổ chức phục vụ hệ thống phù hợp - Phòng đọc tổng hợp phục vụ sinh viên. - Phòng mượn giáo trình miễn phí cho sinh viên. - Phòng phục vụ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh. - Phòng học tiếng anh. - Phòng thông tin. II) Phương hướng phát triển của thư viện trương đại học luật Hà Nội. II.1) Những ưu điểm của thư viện trường đại học luật Hà Nội. - Qua quá trình khảo sát một số thư viện ở Hà Nội như thư viện đai học Bách Khoa Hà Nội, thư viện đại học Kinh Tế Quốc Dân... thì thư viện trường đai học Luật có một tổ chức cơ cấu tương đối hợp lý vì nó được xây dựng trên cơ sở nguyên lý tổ chức công tác thư viện ở trường đại học, đồng thời các phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau... - Từ khi thành lập thư viện đã không ngừng phát triển vì thế mà nó có cơ sở vật chất hiện đại, rất tiện lợi khi đưa tin học vào áp dụng. Đặc biệt tháng 10/2001 thư viện đã bắt đầu chuyển giao phần mềm tin học LiBol giải pháp thư viện điện tử và quản lý nghiệp vụ tích hợp. - Vốn tài liệu của thư viện là tương đối lớn so với tất cả các cơ sở nghiên cứu đào tạo luật trong nước. -Đội ngũ cán bộ của thư viện trường đại học luật Hà Nội có nghiệp vụ trình độ thông tin thư viện và chuyên nghành luật đã được sắp xếp xen kẽ với nhau tương đối hợp lý tạo nhiều thuận lợi trong công tác, đặc biệt là ở khâu sử lý kỹ thuật tài liệu.Đồng thời họ thường xuyên được nâng cao kiến thức chuyên ngành do nhà trường chú trọng đầu tư. - Khâu bổ xung tài liệu được thư viện rất quan tâm vì thế mà nhu cầu tin luôn được đáp ứng kịp thời. - Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của thư viện đã đạt được các kết quả cao với việc xây dựng cơ sở dữ liệu, nối mạng đã chứng tỏ được điều đó. Xong bên cạnh những mặt trên thì tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học Luật Hà Nội còn có một số hạn chế. II.2) Những hạn chế của thư viện trường đại học Luật Hà Nội. - Mặc dù là một thư viện lớn nhất về chuyên nghành luật ở Việt Nam xong cơ sở vật chất các phòng ban làm việc quá chật hẹp, không tập trung tản mạn mỗi phòng một nơi hạn chế năng suất, hiệu quả trong quá trình hoạt động của thư viên. - Nhu cầu tin và đáp ứng nhu cầu tin chưa phù hợp, bởi nhu cầu tin luôn luôn lớn hơn số tài liệu có trong thư viện. - Vốn tài liệu luật còn hạn chế chưa cập nhật. - Kinh phí đầu tư cho việc bổ xung tài liệu điện tử còn rất ít. - Trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn nhiều bất cập vì vậy việc sử lý tài liệu nước ngoài còn nhiều khó khăn mà trong khi đó đây là nguồn tài liệu vô cùng quý giá. II.3) Phườn hướng phát triển của thư viện trường đại học Luật Hà Nội trong những năm tiếp theo. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng của thư viện, ta có thể đưa ra một số phương hướng phát triển. *) Tiếp tục hiện đại hoá thư viên. Đây là xu thế chung của tất cả các thư viện Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tiếp tục hiện đại hoá thư viện tức là tổ chức các hoạt động theo mô hình thư viện hiện đại, chuyển dần thư viện thành trung tâm thông tin. - Nghiên cứu thống nhất các quy trình thao tác xử lý tài liệu đạt cấp chuẩn quốc gia, quốc tế và xử lý tập trung nguồn tài liệu. - Tuyển thêm cán bộ có chuyên môn thư viện và tin học. - Đào tạo cán bộ đương chức về nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. - Ban hành các văn bản quản lý thông tin, thư viện trương sửa đổi các quy định về chuyên môn, văn bản phối hợp công tác với các đơn vị trong trường. - Xây dựng nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng. - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. - Đa dạng hoá các hình thức phục vụ thông tin. - Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học. *) Tiếp tục nhận sự giúp đỡ của các cơ quan thông tin nước ngoài đặc biệt là Thụy Điển và các nước khác thông qua các dự án hợp tác với trường. Kết Luận. Thư viện trương đại học luật sau 24 năm xây dựng và phát triển đã và đang góp phần cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường hiện nay. Để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp đó thư viện trường đại học Luật luôn luôn đổi mới phù hợp với xu thế hiện nay, xu thế chuẩn hoá để hội nhập và phát triển. Với những thành tựu mọi mặt đã đạt được trong những năm qua và những nỗ lực trong việc thực hiện phương hướng tới, thư viện đại học luật Hà Nội đang khẳng đình chính mình để vươn lên trở thành 1 thư viện chuyên nghành luật đứng đầu ở Việt Nam có vị trí trong quan hệ quốc tế Danh mục tài liệu tham khảo 1) Quy định ngay 16/11/1999 của giám đốc thư viện trường đại học Luật Hà Nội về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học luật Hà Nội. 2) Đỗ Thị Minh Khôi , tìm hiểu và hoàn thiện các quá trình xử lý thông tin tại thư viện trường đại học luật Hà Nội.(KlTN)-H:2001 74tr. 3) Đàm Viết Lâm , vai trò thông tin của thư viện trong công tác đào tạo luật và hoàn thiện công tác thông tin thư viện ở trường đại học luật Hà Nội, Bản tin điện tử 1999-25tr. 4) Đàm Viết Lâm, thực trạng về nguồn lực và hình thức hoạt động, phương hướng phát triển của thư viện trường đại học Luật Hà Nội H:2002-5tr. 5) LiBol giải pháp thư viện điện tử và quản lý nghiệp vụ tích hợp. 6) Thư viện trường đại học luật Hà Nội, Tin điện tử -1993, số 2+3. Phụ Lục 1) Sơ đồ tổ chức thư viện. 2) Sơ đồ bố trí các bộ phận trong thư viện. Phòng Thông Tin Phòng mượn Giáo trình Sách tham khảo Phòng ban giám đốc Phòng Tiếng Phòng đọc Giảng viên Phòng đọc sinh viên Phòng nghiệp vụ 3) Sơ đồ về chu trình sử lý thông tin. phục vụ thông tin Lưu trữ thông tin Xử lý thông tin Bổ xung thông tin Bộ GIáO GIụC Và ĐàO TạO ĐạI HọC D ÂN LậP ĐÔNG ĐÔ KHOA THÔNG TIN Và QUảN TRị TIN HọC - - - ***- - - NGUYễN THị THU HƯờNG Thực trạng và phương hướng phát triển của thư viện Trường đại học Luật Hà Nội. Báo cáo thực tập giữa kỳ Cơ quan thực tập : Thư viện trường đại học Luật Hà Nội Ngành : Thông tin - thư viện Giảng viên hướng dẫn : Đàm Viết Lâm Hà Nội - 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC735.doc
Tài liệu liên quan