LỜI MỞ ĐẦU. 4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 6
1.1 Khái niệm, vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. 6
1.1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. 8
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và biện pháp
chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 9
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và tăng doanh thu
tiêu thụ sản phẩm. 9
1.2.2 Các biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
tiêu thụ sản phẩm. 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ Ở CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG. 20
2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 20
2.1.1 Quá trình hình thành công ty. 20
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức, quản lý sản xuất của công ty. 23
2.1.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 24
2.1.4 Đặc điểm về sản phẩm của công ty. 25
2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động của công ty. 27
2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2000. 28
2.2.1 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của công ty. 28
2.2.2 Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của
công ty năm 2000. 31
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG. 35
3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 35
3.2 Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty
Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông. 35
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 36
3.2.2 Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức bán hàng. 37
3.2.3 Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá và cải tiến mẫu mã sản phẩm. 38
3.2.4 Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 40
3.2.5 Tăng cường sử dụng triệt để các biện pháp tài chính
để thúc đẩy tiêu thụ. 42
3.2.6 Xây dựng chiến lược quảng cáo tổng hợp nhiều hình thức nhưng
tiết kiệm và hiệu quả. 43
KẾT LUẬN. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 46
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải pháp tối ưu và việc thành công trong công tác tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Tóm lại: Trong điều kiện kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta nói riêng, các doanh nghiệp ngày càng được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, cùng sản xuất kinh doanh, cùng tồn tại cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chức năng cơ bản là sản xuất và tiêu thụ trong đó công tác tiêu thụ quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích để nhận thức đúng đắn vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp nói chung và trong thời gian thực tập tại Công ty BĐPN Rạng Đông, trong bài viết này tôi xin trình bày một số nét về tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở công ty.
Chương II
Thực trạng công tác tiêu thụ ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.
2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.1 Quá trình hình thành công ty.
Công ty Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông ngày nay có tên giao dịch là RangDong Light Source and Cacuum Flask Company, trực thuộc Tổng cty sành sứ thủy tinh Công nghiệp và cũng trực thuộc Bộ Công nghiệp quản lý. Công ty được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1959 theo thiết kế của Trung Quốc, đến tháng 6 năm 1962 thì hoàn thành và đi vào sản xuất thử. Đến ngày 27 tháng 1 năm 1963. công ty chính thức đi vào sản xuất. Công ty nằm trong khu công nghiệp Thượng Đình, trên Km7 quốc lộ 6, tại 15 phố Hạ Đình-Thanh Xuân-Hà Nội với diện tích mặt bằng khoảng 5 hecta. Trên mặt bằng nhà máy hiện nay có 45 hạng mục công trình với diện tích xây dựng là 20696 m2 chưa kể diện tích sân bãi và đường sá. Tháng 6 năm 1994 chính thức đổi tên nhà máy thành Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông theo Quyết định số 667/QĐ-TCLĐ ngày 30 tháng 6 năm 1994 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Qua gần 40 năm thành lập và phát triển, đến nay Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông đã lớn mạnh, trở thành một cái tên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Quá trình phát triển được chia thành 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: (từ ngày thành lập đến 1975)
Đây là giai đoạn phát triển của công ty trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, đi vào sản xuất được 3 năm thì cuộc chiến tranh phá hoại leo thang ra miền Bắc. Nhà máy bị tàn phá nặng nề, toàn bộ cán bộ và công nhân viên cùng với vật tư, máy móc, thiết bị của công ty phải sơ tán về các cơ sở ở Hà Tây và Hải Hưng. Công nhân vừa phải bám máy sản xuất, vừa phải cầm súng chiến đấu. Trong điều kiện hết sức khó khăn đó nên công ty không thể khai thác hết được công suất như thiết kế. Năm 1975 mức sản lượng tối đa cũng chỉ là:
Bóng đèn tròn: 1.700.000 chiếc
Ruột phích: 200.000 chiếc
* Giai đoạn 2: (từ 1976 đến 1988)
Giai đoạn này đất nước đã được thống nhất, nhân dân bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh đồng thời xây dựng và phát triển CNXH trên phạm vi cả nước. Song giai đoạn này chúng ta cũng gặp những khó khăn không nhỏ do nguồn viện trợ của các nước XHCN giảm dần. Đặc biệt là nguồn viện trợ lớn phục vụ cho sản xuất mà ta nhập từ Trung Quốc bị cắt hoàn toàn do mâu thuẫn giữa hai nước. Mặc dù trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn xác định phải đầu tư chiều sâu vào một số công đoạn trong dây chuyền công nghệ. Sau đây là các công trình kỹ thuật tiêu biểu được thực hiện trong giai đoạn này:
Lĩnh vực sản xuất
Cải tiến kỹ thuật
Thuỷ tinh
1977-1979: Nấu thuỷ tinh bằng lò bể đốt dầu và đốt than cho lò nồi bán khí
1982: Băng hấp phích nước bằng bức xạ nhiệt
Cơ động
1976-1980: Chế tạo lò gaz kiểu Đức 350 m3/giờ thay thế cho lò gaz 60 m3/giờ của Trung Quốc
1986-1988: Cải tiến van thải không khí cho lò gaz
1988: Đưa nguồn nước Thượng Đình về bể 300 m3
Đột dập
1986-1987: Cuốn thân phích bằng thép lá tráng thiếc tipô, phích có quai xách
Phích
1979: Rút khí phích nước trên máy bầu tròn tự động của Nhật Bản
1982: Công nghệ trang trí vỏ phích với khắc hoạ bản giấy, sơn mau khô Ankyd Melamin
1984-1985: Thực hiện đề tài thu hồi AgNO3. Nâng cao chất lượng ruột phích, đưa băng ủ miệng phích vào sản xuất thay cho ủ rơm
1986: Đưa vỏ phích in tipô vào sản xuất thay cho phun sơn, vỏ phích có quai xách
Bóng đèn
1976: Cơ giới hoá khâu sản xuất đèn ôtô, nâng công suất 1 triệu chiếc/năm
1978: Đưa dây tóc xoắn kép vào sản xuất bóng đèn thường thay cho dây xoắn đơn là bước nhảy vọt về chất lượng
1979: Chế tạo đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất đèn thường 3
1986-1988: Thực hiện đề tài nâng cấp chất lượng bóng đèn về tuổi thọ, keo gắn đầu, bao bì
* Giai đoạn 3: (từ 1989 đến nay)
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần V, nước ta bước vào giai đoạn mới chuyển từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều rất lúng túng trong việc chuyển mình từ trạng thái sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, các nguồn lực đầu vào do Nhà nước cung cấp và sản phẩm sản xuất ra được Nhà nước bao tiêu sang trạng thái tự thân vận động.
Nhà nước chỉ cấp vốn ban đầu còn lại các khoản vốn khác thì doanh nghiệp phải tự lo.Công ty đã tự tìm cho mình một hướng đi đúng đắn cho sự phát triển. Từ tình trạng công ty phải đóng cửa liền 6 tháng vì hàng ngoại lấn át, sản phẩm đơn điệu, chất lượng chưa cao, không tiêu thụ được đến duy trì sản xuất ổn định liên tục, sản lượng tăng ko ngừng để đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Công ty vẫn tiếp tục có những cải tiến công nghệ sản xuất:
Lĩnh vực sản xuất
Cải tiến kỹ thuật
Thuỷ Tinh
1991-1993: Thiết kế các lò thuỷ tinh đốt bằng hơi than, hiệu suất khai thác cao, chất lượng ổn định
1995: Đầu tư máy thổi vỏ bóng tự động 18 đầu khuôn
Cơ động
1992-1993: Cải tiến công nghệ vận hành lò gaz, đảm bảo tuổi thọ lò, tiết kiệm than, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng gaz cao
Đột dập
1992-1993: Tự đúc cán nhôm, cải tạo hệ thống khuôn mẫu dập phụ tùng phích bằng nhôm dày 0.6 mm, tiết kiệm nguyên liệu
Bóng đèn
1992: Chế tạo mới máy vít miệng cho dây chuyền số 3
1993-1994: Chế tạo đưa vào sản xuất dây chuyền đèn thường số 4
1992-1993: Thực hiện cuộc cách mạng về bao bì cho bóng đèn
1994-1995: Củng cố thiết bị, phụ tùng, ổn định chất lượng bóng đèn trong sử dụng và giảm chi phí vật tư. Đầu tư dây chuyền lắp ghép bóng đèn mới, công suất 1200 chiếc/giờ với máy vít miệng 24 đầu, máy rút khí 36 đầu và máy gắn đầu đèn hàn thiếc và thông điện liên hoàn tự động
Phích
1992: Đưa vào sản xuất vỏ phích in vân đá. Thực hiện cải tiến công nghệ, giảm định mức sử dụng AgNO3
Từ một cơ sở sản xuất kinh doanh thua lỗ tiến đến làm ăn có lãi ngày càng cao. Trước đây cả nước có tới 5 cơ sở sản xuất phích nước nhưng đến nay chỉ còn Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông là cơ sở duy nhất còn tồn tại, trụ vững và phát triển. Đặc biệt công ty là cơ sở duy nhất ở miền Bắc 3 năm liền(1993,1994,1995) và năm 1997 được lựa chọn vào Topten hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích. Qua đó chứng tỏ công ty có sự tiến bộ vượt bậc về nhiều mặt, thể hiện sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty đã chi phối cả 3 miền. Hiện nay công ty đã liên doanh với công ty Seeesmega-Đài Loan trong việc hợp tác sản xuất đèn huỳnh quang. Sản phẩm của công ty không những chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là sự ghi nhận đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của công ty trong thời gian vừa qua.
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức, quản lý sản xuất của công ty.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tính chất phức tạp của kỹ thuật, quy mô sản xuất và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng (sơ đồ 1)
Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là giám đốc, đại diện cho Nhà nước quản lý công ty. Giám đốc có quyền quyết định việc điều hành, hoạt động sản xuất của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo và giám sát phòng thị trường. Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc và kế toán trưởng giúp việc tham mưu điều hành các phòng ban còn lại. Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của các phó giám đốc, phòng ban, phân xưởng trong công ty được phân công như sau:
- Phó giám đốc kỹ thuật và đầu tư phát triển: điều hành hoạt động của phòng KCS và đứng đầu Văn phòng Giám đốc đầu tư phát triển.
- Phó giám đốc điều hành sản xuất và nội chỉnh: phụ trách quản lý các trưởng phòng quản lý kho, phòng tổ chức điều hành sản xuất, phòng dịch vụ đời sống, phòng bảo vệ.
- Kế toán trưởng: quản lý trực tiếp hướng hoạt động của phòng thống kê kế toán tài vụ.
- Phòng quản lý kho: chịu trách nhiệm xuất nhập kho thành phẩm và cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất của các phân xưởng.
- Phòng tổ chức điều hành sản xuất: bố trí, sắp xếp lao động trong công ty đồng thời quản lý các giấy tờ hành chính, tổ chức hội nghị...
- Phòng dịch vụ đời sống: có trách nhiệm chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên.
- Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ kiểm tra, bảo vệ của cải vật chất, cũng như con người trong công ty, kịp thời xử lý các hành vi về mặt an ninh trật tự.
- Phòng thị trường: chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc, có chức năng lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, cải tiến phương thức bán hàng, chào hàng, đề xuất và phát hiện giá bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh.
- Phòng thống kê kế toán tài vụ: có nhiệm vụ quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn vốn của công ty sao cho có hiệu quả. Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫn các phòng ban thủ tục thanh toán với khách hàng, đồng thời tính toán lãi, lỗ trong quá trình hoạt động.
- Phòng đầu tư phát triển: có chức năng chính là thu hút các nguồn đầu tư từ trong và ngoài công ty đồng thời định ra chiến lược phát triển cho công ty trong từng giai đoạn.
- Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): kiểm tra sản phẩm của từng công đoạn, quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất, kiểm soát sản phẩm không phù hợp và ra các biện pháp khắc phục.
2.1.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty được tổ chức theo dây chuyền, được chuyên môn hoá cao và được sắp xếp theo nguyên tắc trình tự khép kín. Công ty tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng bao gồm một hay nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Công ty có 4 phân xưởng chính và 1 bộ phận sản xuất phụ trợ.
Các bộ phận sản xuất chính bao gồm:
- Phân xưởng thuỷ tinh: sản xuất ra bán thành phẩm thuỷ tinh (bình phích, bóng đèn tròn, đèn ống). Đây là khâu đầu tiên của dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm. Quy trình sản xuất bằng máy tự động hoá cao nên năng suất rất cao.
- Phân xưởng bóng đèn: lắp ghép thành phẩm bóng đèn từ bán thành phẩm vỏ bóng và các vật liệu đã qua chế biến tại phân xưởng thành sản phẩm bóng đèn hoàn chỉnh. Quy trình sản xuất được chuyên môn hoá cao với công nghệ lắp ghép hiện đại.
- Phân xưởng đột dập: gia công các phụ tùng nhôm, bộ phận sản xuất vỏ phích sắt và bộ phận lắp ráp phụ tùng nhôm, nhựa.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ (phân xưởng cơ động): sản xuất khí nén, cung cấp điện và hơi nước cho các công đoạn sấy, ủ...
Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty được xác định là quy trình sản xuất phức tạp. Sơ đồ quy trình sản xuất cụ thể như sau (sơ đồ 2)
2.1.4 Đặc điểm về sản phẩm của công ty.
Những năm đổi mới, sản phẩm của công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng ngoại, đặc biệt từ Trung Quốc. Những năm gần đây nhờ cải tiến kỹ thuật sản xuất cũng như tổ chức lại lao động trong công ty, đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại nên sản phẩm của công ty đã có thể thay thế được hàng ngoại với mức giá cả cạnh tranh. Nhìn chung chủng loại mẫu mã các mặt hàng của công ty rất đa dạng, phong phú và đặc biệt là chất lượng cao, đạt tới trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của khu vực và thế giới. Sau đây là Catalog một số sản phẩm chính của công ty :
* Đèn COMPACT:
Chủng loại
Quang thông
(Lm)
Tuổi thọ
(Giờ)
Chiều dài
(mm)
Trọng lượng
(g)
5W-2U
7W-2U
9W-2U
11W-2U
13W-2U
15W-2U
15W-3U
18W-3U
20W-3U
240
320
400
550
640
810
810
900
1200
5000
5000
5000
5000
5000
5000
5000
5000
5000
125
130
140
160
175
180
156
165
173
75
80
85
90
98
98
118
120
125
* Ruột phích:
Ký hiệu
Dung tích
(l)
Số lượng
(chiếc/thùng)
Kích thước thùng
(mm)
C.101
1,2
12
470x355x345
C.102-103
2
12
615x465x420
C.104
2
12
640x485x420
* Đèn huỳnh quang:
Chủng loại
Dòng điện
(mA)
Quang thông
(Lm)
Tuổi thọ
(Giờ)
Chiều dài
(mm)
FL-20D/T10
360
1000
6000
590
FL-40D/T10
415
2600
8000
1198
* Đèn tròn:
Điện áp
Công suất
Màu sắc
Đường kính vỏ bóng
Chiều dài
Đầu đèn
110/220
110/220
110/220
110/220
110/220
110/220
110/220
110/220
110/220
110/220
110/220
10
15
25
25
40
60
75
100
150
200
300
Clear
Clear
Clear
Clear
Clear
Clear
Clear
Clear
Clear
Clear
Clear
45
45
45
60
60
60
60
60
80
80
90
68
68
68
105
105
105
105
105
160
160
160
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B22
E27-B40
+ Sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở thị trường khắp trong cả nước và một số thị trường nước ngoài. Mặc dù vậy, sản phẩm của công ty mang tính mùa vụ, theo số liệu thống kê nhiều năm cho thấy việc tiêu thụ chỉ diễn ra nhanh ở các tháng 12,1,2. Điều này có tác động rất lớn đến công tác điều hành sản xuất và quản lý kho.
+ Đối tượng khách hàng trực tiếp và chủ yếu của công ty là các công ty tạp phẩm, bách hoá tại các trung tâm thành phố lớn. Công ty cung cấp sản phẩm thông qua hợp đồng và đơn đặt hàng của khách hàng.
+ Việc tổ chức kênh tiêu thụ, sử dụng các hình thức tiêu thụ ở mỗi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố như sự phát triển của thị trường hàng hoá trong nước, đặc thù hàng hoá của công ty....
ở Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông áp dụng kênh phân phối:
Kênh1 Kênh2
Công ty Công ty
Người bán buôn Người bán lẻ
Người bán lẻ Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Trong các kênh tiêu thụ trên thì kênh 1 được công ty áp dụng nhiều nhất. Do vậy cũng là kênh mang lại doanh thu lớn nhất. Do thị trường của công ty tương đối rộng, sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở hầu như trên phạm vi toàn quốc nên công ty không thể phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng được. Đại bộ phận sản phẩm được tiêu thụ thông qua các nhà bán buôn, sau đó là các nhà bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng.
2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động của công ty.
+ Ưu điểm: Nhờ luôn bám sát thị trường nên việc lập kế hoạch sản xuất và tổ chức sản xuất đã thực sự gắn liền với hoạt động tiêu thụ và được phối hợp một cách nhịp nhàng do đó luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng, thoả mãn nhu cầu thị trường.
Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị, tạo điều kiện tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.
Công ty không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm , từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống cho cán bộ, công nhân viên.
Sản phẩm của công ty đã thuyết phục được một số lượng lớn khách hàng bằng chất lượng và giá cả. Điều đó cho thấy chính sách sản phẩm, chính sách giá cả của công ty rất hợp lý. Những chính sách này tạo cho sản phẩm có một sức cạnh tranh lớn trên thị trường Việt Nam, nhiều lần lọt vào Topten được người tiêu dùng ưa thích. Uu tín của công ty trong quan hệ kinh doanh ngày càng cao, thế và lực của công ty được tích luỹ khá; nội bộ công ty đạt được độ thống nhất ý chí và hoạt động cao; kinh nghiệm về hoạt động tiêu thụ trong cơ chế thị trường tích luỹ được nhiều bài học quý.
+ Nhược điểm: Công tác Marketing chưa được đề cao, sự hiểu biết về Marketing còn ít, việc nắm bắt các kiến thức về kinh tế thị trường và sự thích nghi với nền kinh tế thị trường của nhiều cán bộ còn hạn chế do hầu hết các cán bộ nhân viên của công ty đều là những người tương đối lớn tuổi, được đào tạo và trưởng thành trong thời kỳ nền kinh tế nước ta còn bao cấp. Chính vì thế, có lúc chưa thực sự là công cụ đắc lực cho công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty.
Việc quảng cáo tiếp thị, xúc tiến bán hàng, mẫu mã, nhãn mác, bao bì sản phẩm chưa được quan tâm nhiều.
2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2000.
2.2.1 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của công ty.
a. Lập kế hoạch tiêu thụ.
Để chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh hàng năm, mỗi doanh nghiệp phải lập cho mình rất nhiều kế hoạch như: kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm...tất cả tập hợp thành kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty thì vấn đề được đặt ra xem xét và nghiên cứu là công tác lập kế hoạch tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để từ đó công ty có thể chủ động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sao cho đạt hiệu quả cao.
Thông qua kế hoạch đã lập công ty có thể tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nói riêng đi đúng hướng đã định, nếu công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không khoa học, không chính xác thì quá trình tiêu thụ sẽ bị động, tiêu thụ không phù hợp với sản xuất sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác. Như vậy, công tác lập kế hoạch tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm là điều cần thiết cho công ty trước khi bước vào sản xuất kinh doanh, nó tạo ra sự chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm của công ty.
* Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm: dựa vào đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của mình, công ty đã lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho cả năm. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm có phân chia số lượng sản phẩm theo từng quý, trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quý lại phân chia số lượng sản phẩm theo từng tháng.
* Căn cứ lập kế hoạch: việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm căn cứ chủ yếu vào tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế của năm trước, kết quả dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch, các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa công ty với khách hàng trước thời điểm lập kế hoạch.
* Thời điểm lập kế hoạch: công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm sau thường vào giữa quý IV năm báo cáo. Đây cũng là thời điểm công ty lập các kế hoạch sản xuất, tài chính, kỹ thuật.
b. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2000.
Trong năm 2000, kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm của công ty được lập như sau (biểu số 1)
- Cột Tên sản phẩm được lập chi tiết cho ba loại sản phẩm là bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang và ruột phích nước.
- Hai cột Số lượng tiêu thụ năm 1999 và Doanh thu tiêu thụ năm 1999 được tổng hợp từ các sổ sách, chứng từ báo cáo sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty trong năm 1999.
- Cột Số lượng kế hoạch năm 2000 được lập trên cơ sở căn cứ vào đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết, kết hợp với việc dự đoán nhu cầu thị trường năm 2000, kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm năm 1999 và năng lực sản xuất của công ty.
- Cột Đơn giá bình quân kế hoạch năm 2000 được lập căn cứ vào đơn giá bình quân mỗi sản phẩm năm 1999 và kết quả của việc nghiên cứu thị trường như tình hình biến động của giá cả trên thị trường để tính cho năm sau.
- Cột Doanh thu dự kiến năm 2000 được xác định bằng cách nhân số lượng sản phẩm kế hoạch năm 2000 với đơn giá bình quân kế hoạch của từng loại sản phẩm.
Ngoài kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập cho cả năm, công ty còn lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng quý. Để chi tiết chúng ta có thể xem kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý, cụ thể ở đây ta lấy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của quý I (biểu số 2). Ta thấy rằng từ số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong quý I của năm 2000, công ty sẽ chia ra số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng tháng nhưng không phải phân bổ đều cho từng tháng bởi tính mùa vụ của sản phẩm của công ty.
Qua công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là phù hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mặc dù việc lập kế hoạch tiêu thụ là hết sức khó khăn, phải dựa trên nhiều căn cứ khoa học nhằm đưa ra được những con số tương đối chính xác với thực tế tiêu thụ. Điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu thị trường để dự kiến nhu cầu tiêu dùng, từ đó có căn cứ để lập kế hoạch sản xuất; kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng tạo điều kiện mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ dẫn đến tăng doanh thu và chiếm lĩnh được thị phần.
- Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ của công ty cụ thể, chi tiết cho từng tháng, từng quý phù hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty, thuận lợi cho công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã lập kế hoạch tiêu thụ dựa trên tình hình tiêu thụ thực tế năm trước, dự đoán nhu cầu năm kế hoạch và nhu cầu tại thời điểm trong năm nhằm đạt tới sự trùng khớp giữa sản xuất và tiêu thụ.
Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2000 của công ty, doanh thu dự kiến sẽ đạt 174.904.000.000đ, tăng 20.893.000.000đ so với năm 1999, với tỷ lệ tăng tương ứng là 113,56%.
Ta thấy rằng doanh thu dự kiến năm 2000 tăng lên so với năm 1999 chủ yếu là do một số nguyên nhân cơ bản:
- Số lượng đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ tăng lên làm cho doanh thu dự kiến tăng.
- Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ tại thị trường trong nước năm 2000 tăng lên so với năm 1999 cũng làm cho doanh thu tiêu thụ dự kiến tăng lên, cụ thể:
+ Về số lượng sản phẩm tiêu thụ: Q đèn tròn tăng từ 23.202.000 chiếc (1999) lên 24.500.000 chiếc (2000) tức là dự kiến tăng tiêu thụ 1.298.000 chiếc với tỷ lệ tăng 105,59%; Q đèn huỳnh quang tăng từ 5.122.000 chiếc (1999) lên 6.500.000 chiếc (2000) tức là dự kiến tăng tiêu thụ 1.378.000 chiếc với tỷ lệ tăng 126,9%; Q ruột phích tăng từ 1.882.000 chiếc (1999) lên 2.000.000 chiếc (2000) tức là dự kiến tăng tiêu thụ 118.000 chiếc với tỷ lệ tăng 106,26%. Sự tăng lên về số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ dự kiến là một biểu hiện đáng mừng, chứng tỏ công ty đã có nhiều thành tích trong việc giữ chữ tín với khách hàng, đồng thời cũng thể hiện sự năng động trong việc tìm kiếm bạn hàng mới và mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Về giá cả tính cho mỗi đơn vị sản phẩm tiêu thụ: nhìn chung giá cả của các sản phẩm đều có biến động so với thực tế năm 1999, song sự biến động là không đáng kể:
Giá bóng đèn tròn dự kiến tăng từ 1812đ (1999) lên 2000 đ tức là tăng 118đ.
Giá đèn huỳnh quang dự kiến giảm từ 13.585đ (1999) xuống 13.000đ (2000) tức là giảm 585đ.
Giá ruột phích dự kiến giảm từ 22.522đ (1999) xuống 22.000đ (2000) tức là giảm 522đ.
Việc dự kiến tăng hoặc giảm giá bán của các loại sản phẩm là dựa trên giá bán sản phẩm năm trước và dự đoán về tình hình biến động thị trường để đặt giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch.
+ Về cơ cấu sản phẩm tiêu thụ: công ty tập trung vào sản xuất và tiêu thụ mặt hàng bóng đèn huỳnh quang do những đặc tính của loại sản phẩm này đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Chính vì vây mà sản phẩm đèn huỳnh quang dự kiến tăng sản lượng lên 126,9% trong khi đó việc tiêu thụ các sản phẩm có tính ổn định hơn (đèn tròn là 105,59% và ruột phích là 106,26%).
Như vậy, với sự tác động tổng hợp của 3 nhân tố: số lượng, kết cấu, giá cả sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch năm 2000 so với kỳ thực tế năm 1999 đã dẫn đến doanh thu tiêu thụ dự kiến trong năm 2000 tăng lên. Để thấy rõ được công tác thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty ra sao ta đi nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty trong năm 2000.
2.2.2 Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2000.
a. Phương thức bán hàng.
Thông thường, công ty áp dụng phương thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ. Nghiệp vụ bán buôn được thực hiện thông qua phương thức bán buôn qua kho với chứng từ ban đầu, kiêm phiếu xuất kho là chứng từ bán hàng duy nhất có giá trị làm căn cứ cho hạch toán nghiệp vụ bán buôn. Còn hàng hoá bán lẻ được thực hiện tại phòng thị trường của công ty. Phòng thống kê kế toán tài vụ sẽ theo dõi chung dựa theo các chứng từ do 2 phòng trên cung cấp. Từng loại sản phẩm được theo dõi trên sổ chi tiết riêng, kế toán tiêu thụ sản phẩm căn cứ vào các hoá đơn phiếu xuất kho phát sinh trong tháng để lập sổ. Công ty cũng thực hiện theo dõi tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm theo từng tháng, từng quý. Cuối mỗi quý, phòng tài vụ lại tập hợp kết quả tiêu thụ theo các chỉ tiêu số lượng, số tiền chi tiết cho từng loại sản phẩm.
Như vậy,với các phương thức bán hàng linh hoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0311.doc