Thực trạng việc lập báo cáo kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập

Lời nói đầu 1

Phần I: Lý luận chung 2

1. Khái quát chung về BCKT 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Vai trò, ý nghĩa của BCKT về BCTC 2

2. Nội dung BCKT về BCTC 3

2.1.Các yếu tố cơ bản và nội dung các yếu tố trên BCKT 3

2.1.1.Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán 3

2.1.2.Số hiệu BCKT về BCTC. 4

2.1.3.Tiêu đề BCKT về BCTC. 4

2.1.4.Người nhận BCKT về BCTC 4

2.1.5.Mở đầu của BCKT về BCTC 4

2.1.6.Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán BCTC 5

2.1.7.Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán 6

2.1.8.Địa điểm và thời gian lập BCKT về BCTC 7

2.1.9.Chữ ký và đóng dấu 8

2.1.10.Ngôn ngữ trình bày trên BCKT 8

2.1.11.BCKT về BCTC hợp nhất 8

2.2.Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên BCKT 9

2.2.1.Ý kiến chấp nhận toàn phần 9

2.2.2.Ý kiến chấp nhận từng phần 10

2.2.3.Ý kiến từ chối 11

2.2.4.Ý kiến không chấp nhận 11

3.Yêu cầu lập, trình bày và gửi BCKT 12

3.1.Yêu cầu lập, trình bày và gửi BCKT 12

3.2.Điều kiện thay đổi ý kiến của kiểm toán viên trên BCKT 12

3.2.1.Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn 12

3.2.2.Không nhất trí với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán 13

Phụ lục: Mẫu BCKT của công ty kiểm toán độc lập 15

Phần II: Trách nhiệm của kiểm toán viên và công 16

 ty kiểm toán độc lập đối với BCKT phát hành

1. Trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập 16

2. Trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập 16

Phần III: Thực trạng việc lập BCKT tại các công ty kiểm toán độc lập 19

1. Lập BCKT về BCTC 19

2. Sai phạm trọng yếu trên BCKT về BCTC gây hậu quả tới các đối 22

 tượng sử dụng thông tin

3. Sự mất uy tín của ngành kiểm toán trong nước và Quốc tế 24

4. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh về trách nhiệm của kiểm toán 25

 viên và công ty kiểm toán độc lập đối với BCKT phát hành

5. Nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán 25

 độc lập đối với BCKT phát hành

Kết luận 27

Danh mục tài liệu tham khảo 28

Mục lục

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng việc lập báo cáo kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nhất của Tổng công ty phải được lập dựa trên kết quả kiểm toán được thực hiện đối với các đơn vị thành viên, và kết quả kiểm tra BCTC hợp nhất. 2.2 ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên BCKT BCKT về BCTC phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về các BCTC đã thực hiện kiểm toán trên hai phương diện: Phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu các thông tin định lượng của BCTC và kết quả kinh doanh và việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), cũng như việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một trong các loại ý kiến về BCTC như sau: ý kiến chấp nhận toàn phần. ý kiến chấp nhận từng phần. ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến). ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) Mỗi khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối, ý kiến không chấp nhận) thì phải mô tả rõ ràng trong BCKT về BCTC tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lượng, nếu được, những ảnh hưởng đến BCTC. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tìa chính quy định nội dung ý kiến kiểm toán viên trình bày trên BCKT như sau: 2.2.1. ý kiến chấp nhận toàn phần BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằng tất cả các nguyên tắc kế toán và các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh BCTC. Ví dụ: “ Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan”. ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp BCTC được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên; BCTC sau khi đã được điều chỉnh được kiểm toán viên chấp nhận. Trường hợp này thường dùng mẫu câu: “Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”. ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng cho cả trường hợp BCKT có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC, nhưng có ảnh hưởng đến BCTC. Ví dụ: “ Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọc BCTC đến điểm X trong phần thuyết minh BCTC: Công ty ABC đã đưa vào sử dụng công trình xây dựng có giá trị XX VNĐ, 3 tháng trước ngày kết thúc niên độ tài chính, nhưng chưa ghi tăng tài sản cố định, chưa tính khấu hao và cũng chưa lập dự phòng. Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trong BCTC …”. ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là BCTC được kiểm toán là hoàn toán đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu. 2.2.2. ý kiến chấp nhận từng phần BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc hoặc ngoại trừ mà kiểm toán viên đã nêu ra trong BCKT. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do kiểm toán viên nêu ra trong BCKT có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì BCTC đó không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. a) ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tuỳ thuộc. Yếu tố tuỳ thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Yếu tố tuỳ thuộc do kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên. Việc đưa ra yếu tố tuỳ thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc BCTC phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra. Ví dụ về BCKT có yếu tố tuỳ thuộc: “ Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X , cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X , phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan tuỳ thuộc vào: Khoản doanh thu XX VNĐ được chấp nhận; Khoản chi XY VNĐ được Hội đồng quản trị thông qua” ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến “ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận”. b) ý kiến chấp nhận có ngoại trừ. ý kiến chấp nhận từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của những vấn đề nêu trên, BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”. 2.2.3. ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC, bằng mẫu câu: “”Theo ý kiến của chúng tôi, vì các lý do trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về BCTC…”. 2.2.4. ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC, bằng mẫu câu: “ Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nêu trên, BCTC phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”. Mỗi khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận) thì phải mô tả rõ ràng trong BCKT tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lượng, nếu được, những ảnh hưởng đến BCTC. Thông thường, các thông tin này được ghi trong một đoạn riêng nằm trước đoạn đưa ra ý kiến của kiểm toán viên, và có thể tham chiếu đến một đoạn thuyết minh chi tiết hơn trong BCTC (nếu có) 3. Yêu cầu lập, trình bày và gửi Báo cáo kiểm toán. 3.1 Yêu cầu lập, trình bày và gửi BCKT. Khi kết thúc cuộc kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải lập BCKT về BCTC trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng này trên BCTC do đơn vị (tổ chức, doanh nghiệp) mời kiểm toán đã lập. BCKT về BCTC phải được trình bày theo chuẩn mực kiểm toán quy định cả về nội dung, kết cấu và hình thức. Sự trình bày nhất quán về nội dung, kết cấu và hình thức để người đọc dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra. BCKT về BCTC phải được đính kèm với BCTC được kiểm toán. 3.2 Điều kiện thay đổi ý kiến của kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán. kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, như: Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn: Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn đôi khi là do khách hàng áp đặt (Ví dụ: Trường hợp các điều khoản của hợp đồng kiểm toán thoả thuận rằng kiểm toán viên không được thực hiện một số thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cho là cần thiết). Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên cho rằng giới hạn này lớn đến mức có thể dẫn đến ý kiến từ chối, thì hợp đồng bị giới hạn này sẽ không được coi là hợp đồng kiểm toán, trừ khi kiểm toán viên bị bắt buộc về mặt pháp luật. Trường hợp hợp đồng kiểm toán trái với nghĩa vụ pháp lý của mình thì kiểm toán viên nên từ chối. Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn có thể do hoàn cảnh thực tế (Ví dụ: Kế hoạch kiểm toán không cho phép kiểm toán viên tham gia kiểm kê hàng tồn kho). Giới hạn cũng có thể do tài liệu kiểm toán không đầy đủ, hoặc là do kiểm toán viên không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết. Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải cố gắng thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp do giới hạn phạm vi công việc kiểm toán dẫn đến ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối, thì BCKT phải mô tả các giới hạn này và những điều chỉnh liên quan đến BCTC, nếu không có sự giới hạn này. Ví dụ về phạm vi kiểm toán bị giới hạn: “…Chúng tôi đã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X, vì tại thời điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị, chúng tôi cũng không thể kiểm tra tính đúng đắn của số lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác. Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến BCTC vì lý do nêu trên. BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…” Hoặc: “… Do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi đã không kiểm tra được toàn bộ doanh thu, cũng không nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu từ khách hàng, và vì tính trọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị.” Không nhất trí với Giám đốc đơn vị được kiểm toán: Trường hợp kiểm toán viên không nhất trí với Giám đốc một số vấn đề như việc lựa chọn và áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán, hay sự không phù hợp của các thông tin ghi trong BCTC hoặc phần thuyết minh BCTC, hay các BCTC của doanh nghiệp không phù hợp với các quy định pháp lý có liên quan. Nếu những điểm không nhất trí với Giám đốc là trọng yếu đối với BCTC, thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận. Ví dụ về không nhất trí với Giám đốc: “… Như đã nêu trong phần thuyết minh X của BCTC, đơn vị đã không tính khấu hao tài sản cố định, trong khi tài sản cố định này đã thực sự được sử dụng trên 6 tháng, với mức khấu hao đáng lẽ phải tính là XXX VNĐ. Do vậy, chi phí kinh doanh đã bị thiếu và giá trị thuần của tài sản cố định đã cao hơn thực tế với giá trị tương đương XXX VNĐ, làm cho lãi tăng giả tạo XXX VNĐ. Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) đến BCTC của sự kiện trên, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…” Ngoài ra, việc thay đổi hình thức BCKT còn cần xem xét tới tính độc lập của kiểm toán viên và mức độ mập mờ của số liệu. Thông thường tính độc lập của kiểm toán viên cần phải được kiểm tra trước khi tiến hành cuộc kiểm toán. Nhưng nếu “Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ được thì kiểm toán viên phải nêu rõ điều này trong BCKT” – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC. Nhìn chung, nếu kiểm toán viên không thoả mãn tính độc lập theo Điều lệ đạo đức nghề nghiệp thì kiểm toán viên sẽ phải từ chối cho ý kiến dù tất cả các hình thức kiểm toán cần thiết đã được thực hiện. Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số 13 – Báo cáo kiểm toán các BCTC nêu rõ: Nếu mức độ mập mờ của số liệu là đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC mà các giải pháp khắc phục lại tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai khiến cho kiểm toán viên phải ghi ý kiến nhận xét loại chấp nhận từng phần hay ý kiến từ bỏ, BCKT cần mô tả được sự mập mờ về số liệu, trong điều kiện có thể thì chú dẫn thêm tình trạng này trong bản ghi chú của BCTC. Phụ lục: Mẫu Báo cáo kiểm toán của Công ty kiểm toán độc lập Công ty kiểm toán việt nam Số 8 Phạm Ngọc Thạch – thành phố Hà Nội Tel: (04) 8 888 888; Fax: (04) 8 888 888 Số / VACO – BCTC Báo cáo của kiểm toán viên độc lập Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty TNHH ABC Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2001 của Công ty TNHH ABC (gọi tắt là “Công ty”) từ trang 05 đến trang 09 kèm theo. Báo cáo tài chính đã được lập theo các chính sách kế toán trình bày trong Ghi chú số 2 của phần Ghi chú Báo cáo tài chính (từ trang 10 đến trang 11). Trách nhiệm của Ban Giám đốc và của kiểm toán viên Theo quy định của Chế độ kế toán Việt Nam và như đã trình bày tại trang 2 và trang 3, Ban Giám đốc của Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý. Trách nhiệm của Kiểm toán viên là đưa ra ý kiến độc lập về Báo cáo tài chính này dựa trên kết quả cuộc kiểm toán và báo cáo ý kiến của chúng tôi cho Ban Giám đốc Công ty TNHH ABC. Cơ sở ý kiến Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các Hướng dẫn thực hành Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trong Báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu của Ban Giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính này và xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của Công ty hay không. Chúng tôi đã lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán để đạt được các thông tin và sự giải trình mà chúng tôi thấy cần thiết, qua đó cung cấp các bằng chứng xác thực cho chúng tôi để có được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu. Để đưa ra ý kiến, chúng tôi cũng đã đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng công việc kiểm toán đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi. ý kiến của kiểm toán viên Theo ý kiến chúng tôi, Báo cáo tài chính kèm theo của Công ty TNHH ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 32/12/2001 đã phản ánh trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu, số dư tài sản, công nợ, nguồn vốn tại ngày 31/12/2001 cũng như kết quả kinh doanh cho năm tài chính cùng ngày, phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành tại Việt Nam. Các Báo cáo này được lập bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh. Nguyễn Văn A Hà Văn C Tổng Giám đốc Kiểm toán viên Số chứng chỉ kiểm toán viên: XXXXX Số chứng chỉ kiểm toán viên: XXXXX Công ty kiểm toán Việt Nam Hà Nội ngày 26/5/2002 Phần II. Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập đối với BCKT phát hành. Trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập. Công ty kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm trước đơn vị được kiểm toán, trước những người sử dụng BCKT về BCTC và trước pháp luật về BCKT phát hành. Lập BCKT về BCTC là trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập được quy định rõ tại Điều 4 – Báo cáo kiểm toán của Hợp đồng kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210). Công ty kiểm toán chịu trách nhiệm cử kiểm toán viên và chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán và lập BCKT về BCTC. Thiết lập và thực hiện hệ thống kiểm soát quá trình kiểm toán và soát xét chất lượng BCKT của công ty kiểm toán độc lập để đảm bảo độ tin cậy của BCKT . Trách nhiệm của kiểm toán viên. 2.1 Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số13 – Báo cáo kiểm toán các Báo cáo tài chính quy định trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc lập BCKT như sau: “Kiểm toán viên phải soát xét lại và đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng chứng kiểm toán thu thập được làm căn cứ cho các nhận xét của mình về các thông tin tài chính. Việc soát xét lại và đánh giá kéo theo việc hình thành kết luận toàn diện về các khía cạnh sau đây: Các thông tin tài chính được lập ra bằng cách sử dụng chế độ kế toán có thể chấp nhận được và chế độ kế toán này đã được áp dụng một cách nhất quán. Thông tin tài chính phù hợp với các quy định hiện hành và yêu cầu của luật pháp. Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp là nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin tài chính đã thể hiện thoả đáng mọi vấn đề trọng yếu và được trình bày hợp lý”. 2.2 Kiểm toán viên phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán đã được phê chuẩn hoặc hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán của quốc gia và quốc tế được phép áp dụng khi lập BCKT . 2.3 Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng BCKT và trước pháp luật về ý kiến của mình trình bày trên BCKT về BCTC. Hiện tại ở Việt Nam chưa có đầy đủ các chuẩn mực, các quy định cụ thể về trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập đối với BCKT phát hành. Nhưng nói chung kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập luôn phải chịu trách nhiệm đối với BCKT đã phát hành, đặc biệt là khi ý kiến kiểm toán trên BCKT có những sai sót trọng yếu gây thiệt hại tới các đối tượng sử dụng BCKT về BCTC. Tuy nhiên, mức độ trách nhiệm của kiểm toán viên và công trọng yếu kiểm toán sẽ tuỳ thuộc vào các nguyên nhân đã làm cho ý kiến của kiểm toán viên bị sai lệch. Nếu ý kiến của kiểm toán viên bị sai lệch do một trong những nguyên nhân cơ bản sau đây: Cuộc kiểm toán được tiến hành bởi những kiểm toán viên và chuyên gia có trình độ chuyên môn thấp, không tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán đã được phê chuẩn hoặc hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán của quốc gia và quốc tế được phép áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán đã không tuân thủ những nguyên tắc bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp, cố tình bỏ qua các quy định nghề nghiệp. Công ty kiểm toán độc lập có sự yếu kém trong việc công tác quản lý, về việc thiết lập và thực hiện hệ thống kiểm soát quá trình kiểm toán và soát xét chất lượng BCKT. Trong trường hợp này kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập phải chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm về BCKT của mình. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải bồi thường thiệt hại cho những người sử dụng thông tin trên BCKT về BCTC theo sự quyết định của toà án. Trường hợp BCKT của kiểm toán viên có chứa đựng sai sót trọng yếu gây thiệt hại cho người sử dụng thông tin trên BCKT, nhưng trong suốt quá trình kiểm toán , kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đã tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành hoặc các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được áp dụng rộng rãi và các quy định pháp lý có liên quan. Và hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty kiểm toán đã đảm bảo các nguyên tắc soát xét chất lượng nhưng nếu các bằng chứng pháp lý mà kiểm toán viên thu thập được đã chứa đựng những gian lận cố ý mà đơn vị được kiểm toán tạo ra, và như vậy với các thủ tục kiểm toán thông thường, kiểm toán viên không thể phát hiện được. Trong trường hợp này, kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã gặp phải rủi ro phát hiện, dẫn đến ý kiến sai lầm trên BCKT. Khi đó, kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đối tượng sử dụng BCKT do việc sử dụng thông tin trên BCKT gây nên các quyết định sai lầm. Đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đơn vị có hành vi cố tình gian lận hoặc thông đồng gian lận đã làm sai lệch các thông tin trên BCTC dẫn đến những sai sót trọng yếu trên BCKT của công ty kiểm toán độc lập. Trường hợp các kiểm toán viên của công ty kiểm toán độc lập và đơn vị được kiểm toán thông đồng với nhau có hành vi gian lận thì xem xét mức độ liên đới của từng phía để quyết định về việc bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thông tin trên BCKT về BCTC. Phần III. Thực trạng việc lập Báo cáo kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập. Lập Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Nhìn chung BCKT về BCTC được kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập lập theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được áp dụng rộng rãi về việc xây dựng các yếu tố trên BCKT. Tuy nhiên vấn đề ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên BCKT vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Về ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi: Các thông tin tài chính được lập phù hợp với chế độ kế toán có thể chấp nhận, được áp dụng nhất quán hoặc nếu có sự thay đổi thì những thay đổi về kế toán được trình bày một cách phù hợp trên phần thuyết minh BCTC. Thông tin thích hợp được thuyết minh, phân loại và mô tả phù hợp với các chế độ kế toán được chấp nhận và các đòi hỏi về mặt pháp lý nếu có thể. Thông tin trong các BCTC phù hợp với hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình kinh doanh của khách hàng. ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược hoặc ý kiến từ chối không đưa ra ý kiến được đưa ra trong những trường hợp sau đây: a) Có sự giới hạn trong phạm vi công việc kiểm toán. Kiểm toán viên bất đồng với ban quản lý về các BCTC. Bất cứ khi nào kiểm toán viên đưa ra một ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn bộ thì cũng phải mô tả rõ ràng toàn bộ các lý do trong BCKT và một phần định lượng những ảnh hưởng có thể lên các BCTC, trừ khi không thể thực hiện được. Thông tin này được trình bày trong một đoạn riêng biệt, trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến từ chối không đưa ra ý kiến. Thông tin này có thể cũng tham chiếu tới phần đề cập sâu hơn về lý do này trong ghi chú BCTC. ảnh hưởng của phạm vi công việc kiểm toán đối với ý kiến kiểm toán. Trong một số tình huống, nếu phạm vi của cuộc kiểm toán bị giới hạn, kiểm toán viên cần cố gắng thực hiện một thủ tục kiểm toán thay thế hợp lý để thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ nhằm hỗ trợ cho một ý kiến chấp nhận toàn bộ. Khi cho rằng giới hạn về phạm vi của một cuộc kiểm toán không cho phép đưa ra một ý kiến chấn nhận toàn bộ, thì kiểm toán viên nêu ra giới hạn đó trong BCKT. Trong BCKT chỉ ra rằng ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra liên quan đến những điều chỉnh mà nếu không có hạn chế về phạm vi kiểm toán thì những điều chỉnh này được phát hiện và xử lý. Kiểm toán viên có thể từ chối không đưa ra ý kiến kiểm toán khi ảnh hưởng của việc giới hạn trong phạm vi kiểm toán quan trọng đến nỗi không thể đưa ra bất kỳ ý kiến nào về BCTC đó. Đôi khi giới hạn về phạm vi kiểm toán có thể do khách hàng đặt ra, ví dụ, khi các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán quy định rằng sẽ không thực hiện một số thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cho là cần thiết. Có thể không thường xuyên thực hiện các hợp đồng kiểm toán khi các giới hạn dự kiến là những giới hạn buộc chúng ta phải đưa ra ý kiến từ chối hoặc ảnh hưởng tới trách nhiệm có tính luật định của kiểm toán viên. c) ảnh hưởng của sự bất đồng với ban quản lý đối với ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên có thể bất đồng với ban quản lý về: - Khả năng các chế độ kế toán được áp dụng, - Các phương pháp áp dụng chế độ kế toán đó, bao gồm cả các phần diễn giải trong BCTC - Các BCTC phải tuân thủ các quy định có liên quan và các yêu cầu mang tính luật định. Kiểm toán viên đưa ra một ý kiến chấp nhận từng phần khi kiểm toán viên kết luận rằng có một sai sót trọng yếu trong các BCTC do các điều kiện mà kiểm toán viên không thống nhất được với ban quản lý. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dưới hình thức “ngoại trừ ảnh hưởng” của sự bất đồng. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến trái ngược khi ảnh hưởng của sự bất đồng quan trọng và tác động nhiều tới BCTC đến nỗi kiểm toán viên phải kết luận rằng việc đưa ra báo cáo chấp nhận từng phần là không đủ để diễn giải tính chất không đầy đủ và sai lạc của BCTC Nhấn mạnh mức độ không chắc chắn Nếu như có sự không chắc chắn đáng kể, giải pháp đối với sự không chắc chắn đó tuỳ thuộc vào các sự kiện tương lai, tác động đến BCTC, kiểm toán viên có thể thêm một đoạn (sau đoạn đưa ra ý kiến kiểm toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1118.doc
Tài liệu liên quan