Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta thời gian vừa qua - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn

 Nhà ở của đa số các hộ nghèo, gia đình chính sách đang được đặt ra như một chính sách lớn về xã hội ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các đô thị, vùng gặp thiên tai. Song vấn đề đặt ra, chuyển sang cơ chế thị trường thì nhà ở được coi là một hàng hoá, Nhà nước không thể dùng vốn ngân sách xây dựng nhà ở và phân phối cho người nghèo. Bởi vậy cần phải có một chính sách riêng về nhà ở cho đối tượng người nghèo trên cơ sở thực hiện chiến lược "tạo điều kiện về nhà ở cho nhân dân" của Nhà nước. Mục tiêu của chính sách nhà ở cho người nghèo là làm sao tạo mọi điều kiện để người nghèo có nhà ở. Nhưng chính sách đó chỉ được thực thi trên một cơ chế nhất định từ phía Nhà nước. Theo tôi, chính sách nhà ở cho người nghèo phải xác định rõ một số cơ chế có thể thực thi trong điều kiện thực tế về đất ở, về hạ tầng nhà ở, quỹ nhà công, nguồn tài chính huy động.

 Về đất ở : Nhà nước có thể miễn giảm tiền đất, các loại thuế đất cho người nghèo khi họ được giao đất làm nhà ở. Đối với khu vực đô thị, Nhà nước cần mở rộng xây dựng nhà cao tầng để bán hoặc cho người nghèo thuê. Họ có thể được mua hoặc thuê ở các tầng trên với giá thấp hơn bởi các căn hộ tầng cao không phải chịu hoặc chịu ít tiền đất tính theo hệ số tầng ở. Đối với các khu vực nhà ở "ổ chuột" hoặc ở tạm của dân nghèo, khi giải toả Nhà nước phải có chính sách đền bù riêng để họ có đủ chỗ ở tối thiểu.

 Về hạ tầng nhà ở : Nói chung các khu nhà mới của dân nghèo đô thị, Nhà nước phải hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối với các khu nhà tạm, nhà "ổ chuột" không phải di chuyển theo quy hoạch thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí và bằng các nguồn đóng góp khác để xây dựng và cải tạo từng bước hạ tầng tối thiểu cho sinh hoạt của dân cư.

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta thời gian vừa qua - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời hạn cho vay rất đa dạng và khác nhau. Song mục tiêu xuyên suốt hàng đầu là hỗ trợ vốn sản xuất cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nghèo. Qua 4 năm chỉ đạo chương trình giúp phụ nữ nghèo nông thôn, Hội phụ nữ đã hướng dẫn xây dựng các nhóm phụ nữ tiết kiệm, mỗi nhóm từ 30 - 40 người. Nhóm là sự liên kết và cam kết tự nguyện giữa các thành viên để đảm bảo việc hoàn trả vốn vay. Quỹ tương trợ của phụ nữ cho vay thông qua nhóm không đòi hỏi tài sản thế chấp. Hiện nay tín dụng cho phụ nữ nghèo của quỹ tương trợ được giải ngân chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt nam (được mô tả theo sơ đồ số 1). Ngoài ra quỹ đang tổ chức thí điểm cho vay trọn gói để giải ngân trực tiếp đến hội viên vay vốn. Một số điểm rút ra khi nghiên cứu phương thức hoạt động của quỹ tương trợ phụ nữ nghèo là : - Tổ chức vay vốn kết hợp với tổ chức tiết kiệm bắt buộc thông qua nhóm. Tiền vay không phải thế chấp tài sản mà chỉ cần Sơ đồ số 1 : Mối quan hệ giải ngân của quỹ tương trợ phụ nữ nghèo. Hội phụ nữ Ngân hàng nông nghiệp (1) (3) (2) Nhóm phụ nữ tiết kiệm (1) Hội phụ nữ vận động thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm. (2) Tiết kiệm của nhóm gửi vào quỹ tại ngân hàng nông nghiệp. (3) Ngân hàng nông nghiệp giải ngân vốn vay. đảm bảo tín chấp qua nhóm và áp dụng món vay nhỏ. - Lãi suất cho vay được áp dụng xấp xỉ lãi suất thị trường hoặc tuỳ thuộc nguồn hình thành quỹ để áp dụng mức lãi suất khác nhau. Song tỷ lệ hoàn vốn cao. - Các dự án tài trợ cho phụ nữ nghèo thông qua quản lý của quỹ được áp dụng các phương thức tín dụng riêng theo yêu cầu của chủ dự án. - Xét về thực chất, hoạt động của quỹ tương trợ phụ nữ nghèo là một dịch vụ tài chính vi mô trực tiếp với cộng đồng phụ nữ nghèo, về mặt thể chế chưa có pháp lý rõ ràng. 2.1.5. Một số kết luận rút ra sau khi nghiên cứu các phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta. Kết luận thứ nhất : Có nhiều phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo song thông qua phương thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. Trong phương thức tín dụng thì vấn đề cho vay phù hợp là quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc cấp vốn cho người nghèo kịp thời, thuận tiện và trực tiếp. Kết luận thứ hai : Cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để có một nguồn vốn đủ lớn hỗ trợ cho người nghèo có sức lao động thiếu vốn. Song để vận hành nó một cách hiệu quả và phù hợp phải tập trung vào một đầu mối là Ngân hàng phục vụ người nghèo làm nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, giải ngân, thông qua cơ chế chính sách của Nhà nước và quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng, của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Trên ý nghĩa đó, Ngân hàng phục vụ người nghèo phải được nâng lên một cấp độ mới cao hơn. Kết luận thứ ba : Thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn Đảng, Chính phủ, các cấp các ngành các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Bởi vậy Nhà nước phải có chính sách xã hội hoá mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong đó đối với người nghèo, vùng nghèo cần có sự tài trợ của ngân sách Nhà nước kết hợp với khai thác mọi nguồn vốn, tiềm lực của dân cư, huy động sức mạnh toàn xã hội cùng thực hiện. Kết luận thứ tư : Cần có một cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt quá trình chuyển tải vốn cho người nghèo : đúng đối tượng, thuận tiện, sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ vay sòng phẳng. Để người nghèo thự sự tăng thu nhập phải coi việc hướng dẫn sử dụng vốn sản xuất là quan trọng. 2.2. Kinh nghiệm một số nước trên Thế giới cho người nghèo vay vốn. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp đồng bộ kết hợp cả về kinh tế, xã hội, tâm lý để tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống chính họ. Riêng nguồn tài chính để hỗ trợ cho người nghèo cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng phổ biến được thực hiện dới các dạng sau : Một là, trợ cấp cứu tế xã hội như : trợ cấp thất nghiệp, cấp khẩu phần, phát chẩn ... của Chính phủ và tài trợ từ thiện các tổ chức, cá nhân. Tài trợ vốn tạo điều kiện cho người nghèo làm ăn và miễn giảm các loại thuế đối với họ. Hai là, đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, mở rộng phúc lợi công cộng, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo việc làm và chuyển giao kỹ thuật, cho người nghèo, vùng nghèo. Ba là, nhiều nước quy định các điều luật bắt buộc các tổ chức tài chính, tín dụng góp vốn cho ngân hàng thương mại được Chính phủ chỉ định phục vụ người nghèo. Riêng việc tài trợ vốn cho người nghèo làm ăn được thực hiện qua các hình thức sau : Một, tài trợ không hoàn trả hoặc hoàn trả thông qua cấp tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Hai, vốn tài trợ thông qua sự tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư trên nguyên tắc tự ngụyện bắt nguồn từ tình thương và lòng nhân đạo thông qua cho vay có tính lãi và không tính lãi hoặc cho không; tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGO) không hoàn trả theo các chương trình, dự án. Ba, người nghèo vay mượn trên thị trường tín dụng ngầm thông qua hình thức cầm cố, cầm đồ thậm chí ứng trước tiền hàng như kiểu "bán lúa non" ở Việt nam. Bốn, cấp tín dụng thông qua mô hình ngân hàng thương mại trực thuộc Chính phủ có chức năng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Năm, cấp tín dụng thông qua mô hình ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, mô hình này đang phát triển tại Bangladesh, Indonexia, Malaysia. 2.2.1 Kinh nghiệm Bangladesh cho người nghèo vay vốn. 2.2.1.1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội ở Bangladesh. Bangladesh là một quốc gia hồi giáo với dân số 120 triệu người, trên 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn. So với thế giới nói chung và các nước khu vực nói riêng thì Bangladesh là một nước rất nghèo, thu nhập quốc dân bình quân đầu người chỉ đạt 120 USD, trên 50% nông dân không có ruộng sống dưới mức nghèo khổ, bên cạnh đó phổ biến lại mù chữ.[13] Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Bangladesh chỉ đạt từ 4 - 5%/năm nhưng tiền tệ ổn định, chỉ số lạm phát hàng năm ở mức 2 đến 4%. Hệ thống tổ chức tín dụng có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, một số ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Từ năm 1990 lại nay các ngân hàng thương mại thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi theo quan hệ cung cầu vốn. Đặc biệt, các ngân hàng Bangladesh không thực hiện chính sách cho vay theo lãi suất ưu đãi. Tham gia thị trường tài chính nông thôn còn có các tổ chức phát triển nông thôn thực hiện cho vay theo chương trình của Chính phủ từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước. Các tổ chức phi Chính phủ cũng có mặt hoạt động tại Bangladesh để hỗ trợ vốn cho các vùng di dân, thiên tai ... Tuy nhiên, thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn nhìn chung hầu như đang bỏ trống. 2.2.2.1 Quá trình hình thành Ngân hàng dành riêng cho người nghèo. Khoảng trước năm 1976, trong những buổi chiều dạo chơi trên các đường phố nhỏ quê hương, một hình ảnh đập vào mắt Giáo sư Yunus những người đan rổ rá thuê, họ chỉ nhận được tiền công rẻ mạt chỉ vì không có vốn để mua nguyên liệu.ý tưởng lớn nảy sinh với ông lúc đó : "Nếu những người đan rổ rá thuê này có vốn mua tre nứa thì họ sẽ được hưởng toàn bộ số lãi kia, số lãi tuy ít nhưng tiết kiệm lâu ngày sẽ thành vốn lớn, làm sao ta không giúp họ được điều đó". Ông đến gõ cửa ngân hàng thì ngân hàng trả lời: "Họ không phải là đối tượng phục vụ của chúng tôi". Và Giáo sư đã tự hỏi : "Tại sao ta không làm ngân hàng ? Ta có thể làm ngân hàng để giúp họ được chứ !" Với số vốn ban đầu hết sức nhỏ nhoi chỉ 20 USD, ngân hàng phục vụ cho người nghèo Grameen do Giáo sư Yunus và cộng sự của ông ở trường Đại học quốc gia Chi-ca-gô - Bangladesh sáng lập và được phép hoạt động từ năm 1976.[13] Grameen Bank là một ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo. Nhưng tại sao lại có những người nghèo và có nên cho người nghèo vay vốn để làm ăn không? Có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về nhận thức vấn đề này. Số lớn cho rằng, người nghèo phải chịu trách nhiệm về sự nghèo đói của họ. Bởi, họ nghèo vì họ lười; họ nghèo vì họ thiếu sáng kiến làm ăn, họ bị ảnh hưởng của nền văn hoá lạc hậu, họ thiếu hoài bão, hay họ có thói quen xấu như rượu chè, cờ bạc, ... Vì thế quan điểm này cho rằng : không nên cho người nghèo vay vốn vì họ không biết làm ăn gì cả và họ phải thực hiện sứ mệnh những người đi làm thuê mà thôi. Trái ngược hoàn toàn điều đó, Yunus cho rằng : người nghèo cũng có khả năng, biết làm ăn như bất cứ ai trên thế giới này nhưng do hoàn cảnh xô đẩy, họ làm việc vất vả hơn người khác. Họ có nhiều kỹ năng làm ăn nhưng ít có cơ hội để sử dụng chúng. Về tính nhân văn, họ cũng là con người thì họ phải được cư xử bình đẳng. Trong họ đều có tính tự trọng, đếu muốn vươn lên bứt khỏi cảnh nghèo đói và dốt nát. Từ quan điểm này, ông đã đặt mục tiêu chủ yếu cho Grameen Bank là phục vụ đối tượng người nghèo, cho người nghèo vay vốn và sau khi hoàn trả vốn phải nâng cao được cuộc sống bứt khỏi cảnh đói nghèo. 2.2.1.3. Hoạt động của Ngân hàng Grameen. Đến cuối năm 1995, Grameen Bank có trên 1080 chi nhánh đặt khắp các vùng nông thôn, từ 3 đến 5 làng với khoảng 25.000 dân có một cơ sở. Hiện nay có trên một vạn nhân viên làm việc cho Grameen Bank và có trên 2 triệu thành viên vay vốn. Các thành viên vay vốn tự nguyện tổ chức sinh hoạt theo nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 7 thành viên, cứ khoảng 10 đến 12 nhóm thành lập một trung tâm tín dụng người nghèo. Trên 70% số làng tại Bangladesh có trung tâm tín dụng này. Ngân hàng Grameen được tổ chức theo hai cấp : cấp quản trị điều hành và cấp quản trị kinh doanh. Cơ quan cao cấp ban hành chính sách, thực hiện thanh tra và kiểm tra là hội đồng quản trị có 12 người, trong đó có 3 người do Chính phủ chỉ định, gồm : đại diện Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và 9 người được bầu từ thành viên cổ đông. Chủ tịch hội đồng quản trị do Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng quản trị chỉ định giám đốc điều hành được chọn từ các ứng cử viên có năng lực về ngân hàng, hiểu biết về nông thôn và có quan điểm thực sự vì người nghèo. Tại Trung ương (Thủ đô Bangladesh) có hội sở hội đồng quản trị và có hệ thống văn phòng đại diện tại các Bang; Văn phòng đại diện cũng đặt các vùng (dưới Bang) để trực tiếp chỉ đạo các chi nhánh cơ sở làm nhiệm vụ huy động và cho vay tới các thành viên. Với phương thức cấp tín dụng đặc biệt, Grameen Bank chỉ cho người nghèo vay vốn gắn với gửi tiền tiết kiệm bắt buộc hàng tuần để tạo lập nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, Grameen Bank đã thiết lập cơ chế quản lý nghiêm ngặt để hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên; biến các thành viên vừa đóng vai trò khách nợ, vừa là chủ nợ. Điều đặc biệt đáng chú ý, Grameen Bank được quản lý bởi một bộ máy nhân sự riêng biệt, họ được tập thói quen làm việc vì người nghèo, có khả năng giúp đỡ người nghèo và từng nhân viên phải cam kết làm tốt công việc nghiêm túc nhất. Tính đặc biệt của mô hình Grameen Bank được khẳng định bởi hoạt động của nó nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, nó có pháp lệnh riêng, hoạt động của nó không phải nộp thuế cho Nhà nước. Grameen Bank hoạt động theo nguyên tắc : Một là, để phát triển, Grameen Bank phải tự bù đắp được chi phí. Như vậy định chế tài chính này với thiết chế tín dụng đặc biệt nhưng cũng đồng là một ngân hàng thương mại truyền thống. Nó không được bao cấp bằng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ. Hai là, Grameen Bank thực hiện cơ chế lãi suất thực dương. Không những thế lãi suất cho vay tới các thành viên lại cao hơn lãi suất cho vay trên thị trường. Hiện nay lãi suất cho thành viên vay từ 16 đến 18%/năm trong khi đó lãi suất cho người giàu vay chỉ ở mức 12 đến 13%/năm. Ba là, Grameen Bank cho vay trực tiếp đến hộ nghèo thông qua tổ nhóm "tiết kiệm và vay vốn". Thật đúng với mục tiêu vì người nghèo, Grameen Bank thường tự tìm đến khách hàng chứ không phải chờ khách hàng đến với họ. Giáo sư Yunus đã nói : "Chúng tôi thường phát vốn ở ngay trước cửa nhà của họ". Bốn là, Grameen Bank cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp là đủ. Thủ tục cho vay vốn của Grameen Bank rất đơn giản, thuận tiện. Một người muốn vay vốn chỉ cần làm đơn và được bốn người khác bảo lãnh cho mình là được. Họ đã dám làm điều đó bởi họ có lòng tin tuyệt vời đối với người nghèo, trách nhiệm tập thể nhóm vay vốn và một gì hơn thế - chính là Grameen Bank có một cơ chế kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, tạo cho người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả. Năm là, để được vay vốn, người vay phải đủ chuẩn mực phân biệt đối với người nghèo. ở Bangladesh, chuẩn mực phân loại người nghèo là những hộ có 40 m2 đất trở xuống và có mức thu nhập đầu người dưới 100 USD/năm. Sáu là, Grameen Bank được quyền đi vay để cho vay và được uỷ thác nhận tài trợ từ các tổ chức quốc tế, huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên là quản lý các quỹ của nhóm, được phát hành trái phiếu và giấy nhận nợ khác có sự bảo lãnh của Chính phủ. Grameen Bank cũng được thực hiện cơ chế tài chính như các ngân hàng thương mại : chênh lệch thu chi tài vụ được dùng để bù đắp các chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng và quỹ tích luỹ tăng trưởng nguồn vốn. Điều đặc biệt khác, quy định khấu trừ 5% tiền vay để nộp thuế nhóm và 5% tiền vay lập quỹ bảo hiểm. Đây là sợi dây kinh tế ràng buộc các thành viên đối với Grameen Bank . Nếu người vay không trả hết nợ thì trừ vào quỹ nhóm, quỹ bảo hiểm. Người ra nhóm không được rút vốn đã góp vào. Nguồn vốn của Grameen Bank những năm trước đây chủ yếu từ các quỹ Chính phủ, quỹ Na uy, quỹ Sida cho vay với lãi suất "mềm". Từ năm 1993 đến nay Grameen Bank không vay của Chính phủ nữa mà vay của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất như các ngân hàng thương mại khác vay. Điều đó đã đủ sức chứng minh sức sống và sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Grameen ngày nay. Năm 1983 Chính phủ Bangladesh ban hành pháp lệnh về Grameen Bank , theo đó vốn điều lệ được quy định 250 triệu Taka (tương đương 6 triệu USD). Vốn điều lệ thực có 150 triệu Taka, trong đó Nhà nước cấp chỉ 18 triệu Taka, phần lớn còn lại (132 triệu) Taka huy động cổ phần của các thành viên. Đến cuối năm 1995 tổng nguồn vốn hoạt động của Grameen Bank có trên 4,4 tỷ Taka (tương đương 110 triệu USD). Đến nay có trên 2.2 triệu thành viên vay vốn, trong đó trên 95% thành viên là phụ nữ. Về cơ cấu vốn cho vay chủ yếu cho vay vốn sản xuất (khoảng 90% dư nợ), số còn lại cho vay xây dựng nhà ở. Thành viên được cấp tín dụng xây dựng nhà ở khi sau 5 vòng quay vốn vay đều trả nợ sòng phẳng, có uy tín đối với ngân hàng. Thời hạn cho vay áp dụng theo chu kỳ sản xuất nhưng không phân biệt vốn cho vay ngắn hạn, dài hạn mà chỉ quy định trả nợ hàng tuần. Mức cho vay trung bình không thấp hơn 100 USD cho mỗi thành viên. Hiện nay tổng doanh số cho vay hàng tháng của Grameen Bank trên 35 triệu USD. Một bất ngờ nhưng là sự thật với tỷ lệ hoàn trả vốn của các thành viên đạt 98%, 2% còn lại do gặp sự cố như thiên tai, hoả hoạn, ... khó thu hồi nợ. Không có người vay nào cố tình chây ì trả nợ ngân hàng kể cả chỉ là ý định của họ. Hoạt động đầy hiệu quả của Grameen Bank thực sự như một tổ chức "cứu nhân độ thế" cho hàng triệu dân nghèo ở Bangladesh. Qua khảo sát tổng kết, người đứng đầu Grameen Bank - Giáo sư Yunus cho biết trên 70% số hộ người nghèo được cấp tín dụng từ 5 đến 8 vòng quay đã dứt khỏi nghèo đói, trên 20% đến ranh giới nghèo và chỉ chưa đầy 10% trong họ không được thay đổi do thiên tai hoặc ốm đau. Trên 95 % thành viên vay vốn là phụ nữ, theo đó nhờ sử dụng vay vốn có hiệu quả mà vị trí của người phụ nữ được khẳng định và nâng cao hơn. Người nghèo tự tin và tự lực. Ngày nay mô hình Grameen Bank không chỉ hiện diện trong một quốc gia nhỏ bé Bangladesh mà đã có hơn 40 nước trên thế giới đang học tập, ứng dụng; kể cả một số nước phát triển như Phần lan, Ca na đa. Để bước sang những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3 có một tỷ lệ người nghèo rất thấp, theo Giáo sư Yunus cần phải kiên trì, có một lòng tin cao hơn. Và hơn thế, ông cho rằng ngân hàng thế giới là chiếc đầu tàu tiên phong của tất cả các ngân hàng phải thay đổi hướng đi - Xây dựng những ngân hàng từ lý thuyết đến hành động, trong đó mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ trung tâm. 2.2.2. Kinh nghiệm Malaysia cho người nghèo vay vốn. Hiện nay Malaysia là nước phát triển được mệnh danh là một trong năm "con rồng" ở châu á. Với thu nhập bình quân đầu người trên 2000 USD/năm, so với Việt nam con số này không thấp hơn mười lần nhưng Chính phủ Malaysia vẫn dành riêng những ngân khoản để lập quỹ cho vay nông dân nghèo. Những người nông dân có thu nhập bình quân dưới 70 USD/tháng được vay vốn từ quỹ này và chỉ trả gốc, không phải trả lãi. Số tiền cho vay tối đa một nông dân là 5.000 Ringit (tiền Malaysia), thời hạn cho vay 5 năm. Người vay không cần tài sản thế chấp nhưng phải có ít nhất 2 người đứng làm bảo đảm. Nhìn chung quy mô hoạt động của quỹ này nhỏ, bình quân dư nợ cho vay dưới 1 triệu USD. Tác động của nó chỉ tới một bộ phận nhỏ người nghèo ở nước này mà thôi. [27] Vào năm 1986 hai Giáo sư đại học là Gibbons và Kasim đã quyết định dùng sáng kiến của Grameen Bank vào Malaysia tại trung tâm có tên Amanah Ikhitiar Malaysia (viết tắt là AIM). AIM cho những người rất nghèo vay những khoản tiền nhỏ mà không đòi hỏi tài sản thế chấp hay có người bảo đảm. Mặc dù có thế lực chỉ trích của chủ nghĩa hoài nghi và ngờ vực song chương trình này hoạt động tốt và đến năm 1988, AIM - quỹ uỷ thác tư nhân hoạt động cho người nghèo được thành lập. Không dừng tại đó, năm 1991 AIM là thành viên sáng lập tổ chức tín dụng và tiết kiệm cho người nghèo Châu á - Thái bình dương (viết tắt là CASHPOR). Tổ chức này hoạt động theo mô hình Grameen Bank, phát triển với nhiều nguồn vốn khác nhau. Mục tiêu của CASHPOR đến năm 2000 tiếp cận được 10 triệu người nghèo, chiếm 10% số người nghèo ở mỗi nước thuộc chương trình tín dụng khu vực Châu á - Thái bình dương. Ngoại trừ Trung quốc và ấn độ có số lượng dân số khổng lồ, theo đó số lượng người nghèo có tới hàng trăm triệu. Xác định phân biệt mục tiêu chính trị và mục tiêu tín dụng là quan điểm của những người đứng đầu AIM. Họ cho rằng "lẫn lộn giữa chính trị và tín dụng có thể nguy hiểm" bởi người nghèo không có vai trò chính trị trong xã hội mà người nghèo "ăn bữa sáng chỉ lo buổi tối" mà thôi. Cái chủ yếu quyết định là người nghèo cần được vay vốn làm ăn để tẩy xoá "vết bánh xe" bên vực nghèo đói. Vì vậy cũng như Grameen Bank ở Bangladesh, mục tiêu của AIM là giảm nghèo đói và những năm qua họ đã thành công. So với quỹ cho vay nông dân nghèo của Chính phủ thì AIM, quỹ uỷ thác cho vay người nghèo đã phát triển và lớn mạnh gấp bội lần, bởi : - Nguồn vốn có hạn của Nhà nước cấp cho quỹ cho vay nông dân nghèo. - Ngược lại quỹ uỷ thác cho vay người nghèo, bản sao chép tốt nhất mô hình Grameen Bank , thành viên đến với nó ngày một đông và nguồn vốn không ngừng tăng trưởng. 2.2.3. Kinh nghiệm Thai Land cho vay nông dân nghèo. Ngân hàng nông nghiệp Thailand (BAAC) được Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Chuẩn mực phân loại nông dân nghèo được Chính phủ quy định như sau : - Những người có thu nhập bình quân dưới 10.000 Bath/năm (tương đương 400 USD/năm). - Những nông dân có mức ruộng đất thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực. Về cơ chế nghiệp vụ cho vay, BAAC thực hiện như sau : - Điều kiện cho vay không cần thế chấp và phải có tín chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ, hợp tác sản xuất. - Lãi suất cho vay so với lãi suất cho vay bình thường giảm từ 1 đến 3%/năm, riêng cho vay khắc phục thiên tai có thể lãi suất thấp hơn. - Thời hạn cho vay được tính đến thời điểm người vay tổ chức sản xuất ổn định được cuộc sống, thường khoảng từ 3 đến 5 năm. - Phương thức thu nợ : năm đầu người vay chưa phải trả lãi, từ năm thứ hai trả lãi 8%/năm và gốc được thu khi hết hạn nợ. Với quy mô quỹ hỗ trợ nông dân nghèo này, hàng năm BAAC đã cho vay từ 12 vạn đến 13 vạn nông dân nghèo với số tiền từ 1000 đến 1200 triệu Bath. Tuy vậy do nguồn vốn có hạn bởi được hình thành duy nhất từ nguồn tài trợ của Chính phủ nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn rất chậm. [10] 2.2.4. Những vấn đề rút ra có khả năng vận dụng vào Việt nam khi nghiên cứu tín dụng đối với người nghèo tại một số nước trên thế giới. 2.2.4.1. Khả năng áp dụng mô hình Grameen Bank vào Việt nam. Qua nghiên cứu toàn diện hoạt động của Grameen Bank có thể rút ra những vấn đề lớn sau : Một là, Grameen Bank là ngân hàng cho người nghèo nhưng thực chất là một ngân hàng thương mại, hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương và phải tự bù đắp được chi phí. Hai là, hoạt động của Grameen Bank không theo một pháp lệnh chung của Ngân hàng Nhà nước mà theo một pháp lệnh riêng. Thủ tục cho vay đơn giản không thực hiện nguyên tắc thế chấp tài sản nhưng thay vào đó, Grameen Bank thực hiện một quy chế nghiệp vụ nghiêm ngặt. Ba là, bộ máy nhân sự bao gồm những người đầy tâm huyết với người nghèo, có khả năng làm việc tại ngân hàng cho người nghèo. Bốn là, đánh giá đúng nội sinh người nghèo đã tạo ra một lòng tin và quyết tâm cho Grameen Bank thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo ở Bangladesh. Xét vào điều kiện Việt nam, tôi cho rằng có thể vận dụng các kinh nghiệm của Grameen Bank để thực hiện ở nước ta như sau : Một, nhận thức về người nghèo cũng có lòng tin tự trọng, có khả năng vươn lên để thoát khỏi nghèo đói, do đó họ có khả năng trả nợ sòng phẳng. Hai, ngân hàng cho người nghèo là ngân hàng thương mại cổ phần có cơ chế quản lý nghiêm ngặt. Ba, ngân hàng cho người nghèo là một thiết chế tín dụng đặc biệt, hoạt động theo luật riêng nằm ngoài sự điều chỉnh của luật Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng khác. Bốn, thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thực dương bởi xóa bỏ dần phương thức cấp phát tài trợ cho người nghèo đồng cũng là xoá bỏ bao cấp từ ngân sách Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng. Năm, tập trung các nguồn vốn vào một đầu mối để thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho người nghèo theo chương trình của Chính phủ. Sáu, sử dụng bộ máy nhân sự gần gũi với người nghèo, hiểu biết nông thôn và tâm huyết với người nghèo. Bảy, người nghèo nước ta cũng như Bangladesh, gia tài của họ rất ít ỏi. Vì vậy phải cho họ vay bằng biện pháp tín chấp, trả nợ dần bằng tiết kiệm bắt buộc đối với người vay vốn. 2.2.4.2. Tín dụng đối với người nghèo ở Thai land và Malay có khả năng áp dụng và Việt nam. Một là, hỗ trợ vốn giảm nghèo đối với nông dân đã trở thành chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy Chính phủ cần thiết có sự tài trợ ngân khoản để hình thành nguồn cho vay, tuỳ theo điều kiện ngân sách của mỗi nước. Hai là, để tiếp cận vốn tới nông dân nghèo phải có một chuẩn mực rõ ràng đối với người vay như mức thu nhập, số ruộng đất sở hữu (ở nước ta quyền sử dụng đất lâu dài). Ba là, không thực hiện yêu cầu tài sản thế chấp khi vay vốn đối với nông dân mà chỉ cần tín chấp thông qua bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã mà người vay là thành viên. Bốn là, cho vay với các món nhỏ (đối với Việt nam, có thể dưới 10 triệu đồng) và thời hạn cho vay từ 5 năm trở lại. Năm là, nguồn vốn hình thành quỹ cho vay nông dân nghèo được tài trợ từ ngân sách Nhà nước nên cho phép giảm lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay bình thường. Tóm lại : Qua nghiên cứu chương 2 luận án đã phân tích thực trạng nghèo đói và vốn hỗ trợ cho người nghèo hiện nay ở nước ta đang là vấn đề hết sức phức tạp. Thời gian vừa qua, việc hỗ trợ vốn cho người nghèo được tiến hành trên nhiều phương thức khác nhau và qua đa dạng các kênh. Tuy nhiên có thể tóm lại theo hai phương thức. Thứ nhất, tài trợ không hoàn trả bằng cấp phát của ngân sách Nhà nước chủ yếu nhằm vào các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng. Ngân sách Nhà nước hạn chế dần việc tài trợ cấp phát trực tiếp cho người nghèo mà đang chuyển dần vào tài trợ có hoàn trả. Thứ hai, phương thức tài trợ đang được mở rộng là thông qua kênh tín dụng, bao gồm : tín dụng tài trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (tín dụng Nhà nước) tín dụng của hệ thống ngân hàng có sự ưu đãi và tín dụng của cộng đồng dưới các dạng thức linh hoạt khác nhau. Đây là phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo ngày càng có hiệu quả. Đặc biệt vai trò của tổ chức ngân hàng phục vụ người nghèo được triển khai từ năm 1996. Tuy nhiên các phương thức tín dụng đối với người nghèo trong thời gian qua vẫn tiềm chứa nhiều tồn tại cần được điều chỉnh một cách phù hợp hơn. Xét về tính ổn định lâu dài và hữu hiêu, nước ta cần có những kênh tín dụng đảm bảo tối ưu trong việc hỗ trợ vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Chương 3 Các giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo ở nước ta 3.1. Các quan điểm định hướng cho giải pháp tạo lập vốn và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo. Như đã luận giải phần trên, tình trạng đói nghèo ở nước ta hiện nay đang là vấn đề xã hội bức bách cần được giải quyết. Bởi vậy, xoá đói giảm nghèo đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Điều đó, có sức thuyết phục cao bởi bằng chứng : Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã đặt chương trình xoá đói giảm nghèo là một trong mười một chương trình lớn phát triển kinh tế - xã hội của nước ta từ 1996 đến năm 2000. Trong đó tính khả thi đã được luận chứng, điểm "nút" để phá rào cản của ngưỡng nghèo đói - đó là vốn cho người nghèo tổ chức sản xuất kinh doanh. Song để tài trợ vốn cho người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0117.doc
Tài liệu liên quan