Thực vậy, công ty Gallup đã khảo sát 6000 hành khách đI máy bay và nhận
thấy: việc phục vụ chu đáo của tiếp viên hàng không quan trọng hơn gấp 3 –4 lần
so với các thông điệp quảng cáo để xây dựng sự trung thành thương hiệu. Và tỉ lệ
này đối với ngành ngân hàng sẽ là gấp 10 đến 20 lần nếu ngân hàng có nhân viên
giỏi. Trong ngành viễn thông, sự trung thành của khách hàng bị ảnh hưởng bởi
dịch vụ khách hàng nhiều hơn từ 3 –5 lần so với việc quảng cáo.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thương hiệu và Dịch vụ chăm sóc khách hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương hiệu và Dịch vụ
chăm sóc khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng (DVCSKH) đang nhen nhóm sự bất mãn của
khách hàng. Sự bất mãn này thể hiện không những trong các cuộc thăm dò tại các
công ty tư nhân hay nhà nước, mà sự đả kích còn diễn ra trên các diễn đàn của các
website. Mặc dù sự cạnh tranh cũng góp phần cải thiện tình hình DVCSKH và chú
ý hơn đến quản lý thương hiệu, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Vì thế, DVCSKH
đang làm phiền lòng khách hàng và ngày càng tồi tệ hơn.
Chắc là không đến nỗi tệ thế chứ? Làm sao tình hình lại trở nên như
vậy? Đơn giản đến ngạc nhiên, bạn sẽ thấy:
Cách đây không lâu, một ngân hàng lớn của New Zealand quảng cáo rầm rộ
trên TV với tiêu đề “Sự hiểu biết tạo nên sự khác biệt”. Thông điệp đã rõ: ngân
hàng có nhiều thông tin, ý kiến và sự thành thạo hơn giúp họ đáp ứng nhu cầu của
khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Đồng nghiệp của tôi nghe được một tin quảng cáo của ngân hàng này: tặng
miễn phí phiếu mua hàng cho những nhà đầu tư vào tài sản riêng. Mặc dù không
phảI là khách hàng của ngân hàng, anh ta cũng đã bị nhầm to. Anh ta đến một chi
nhánh của ngân hàng để hỏi tài liệu quảng cáo và phiếu quà tặng. Kết qủa là không
những không có phiếu quà tặng mà nhân viên phụ trách khách hàng cũng không hề
biết gì về chương trình quảng cáo ấy. Không cần phảI nói thêm, người khách hàng
tiềm năng này không thể đặt tài khoản của mình vào cái gọi là ngân hàng của “sự
hiểu biết tạo nên sự khác biệt” này.
Các công ty phải chi hàng tỉ đồng để quảng cáo cho mọi người biết họ
mong muốn khách hàng nghĩ như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ của họ. Trong
tình huống trên đây, câu nói “tôi không hề biết” của anh nhân viên đã đập tan lời
hứa của ngân hàng.
Ngạc nhiên chưa! Không như David Burrows – một công ty thiết kế ở Anh
quốc – cho rằng “40% tiền đầu tư tiếp thi bị bỏ phí bởi sự yếu kém về cập nhật
thông tin và cung cách ứng xử đối với khách hàng của nhân viên đã vô tình làm
chôn vùi các thông điệp về lời hứa”; và kết quả là 68% khách hàng bỏ đi vì cung
cách phục vụ của nhân viên.
Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên, nghe có vẻ
bình thường, nhưng hay bị bỏ qua khi phát triển thương hiệu một cách vội vã.
Nhiều công ty tạo dựng hay tư vấn thương hiệu bị cuốn hút vào đặc tính hữu hình
của sản phẩm, sự kết nối với cam kết thương hiệu của sản phẩm mà lại không
quan tâm đúng mức đến phần quan trọng nhất, rộng lớn nhất mà dịch vụ thương
hiệu phải mang lại – đó là sự tương tác trực tiếp với khách hàng.
Kinh nghiệm sử dụng lần đầu tiên ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tiếp
tục mua của người tiêu dùng. Đó là do khách hàng trở thành nhà truyền miệng sau
mỗi lần sử dụng, tạo ra nhiều ấn tượng tốt về một nhãn hiệu trong giai đoạn đầu.
Theo nghiên cứu của Richard Elliott và Krisadarat Wattanasuwan- Đại học
Oxford, Anh Quốc – “kinh nghiệm thực tiễn với 1 nhãn hiệu, thông qua chu kỳ
mua sắm và sử dụng, sẽ dần thay thế quảng cáo”. Vì thế, củng cố thơng hiệu thông
qua mỗi tác động của khách hàng có thể tạo ra sự lặp lại cần thiết để thôi thúc
quyết định tiếp tục mua sắm của khách hàng”.
Thực vậy, công ty Gallup đã khảo sát 6000 hành khách đI máy bay và nhận
thấy: việc phục vụ chu đáo của tiếp viên hàng không quan trọng hơn gấp 3 – 4 lần
so với các thông điệp quảng cáo để xây dựng sự trung thành thương hiệu. Và tỉ lệ
này đối với ngành ngân hàng sẽ là gấp 10 đến 20 lần nếu ngân hàng có nhân viên
giỏi. Trong ngành viễn thông, sự trung thành của khách hàng bị ảnh hưởng bởi
dịch vụ khách hàng nhiều hơn từ 3 – 5 lần so với việc quảng cáo.
Như đã nói trên, những động lực này luôn bị bỏ qua. TMI gần đây có làm
việc với một công ty lớn để phát triển giải pháp giải quyết khiếu nại của khách
hàng. Sau khi họp với phòng Tiếp thị, họ đề nghị thực hiện 1 buổi tập huấn cho
nhân viên xoay quanh chủ đề vị thế của một nhãn hiệu mới sẽ được tung ra trên
toàn quốc trong chiến dịch quảng cáo. Sự xuề xoà của nhân viên tiếp thị hầu như
không chấn chỉnh được. Họ biết dịch vụ của công ty cần phải cảI tiến lại cùng với
chiến dịch mới và sản phẩm mới, nhưng đơn giản là họ không có đủ thời gian và
nhân lực để thực hiện theo những mục tiêu đã đề ra. Họ thích có thêm khách hàng
mới hơn là đảm bảo cho khách hàng hiện tại được phục vụ như đã hứa.
Trong nhiều khía cạnh khác, thương hiệu có thể được xem như là phần
quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh nhằm xây dựng lòng tin của khách
hàng. Chúng ta cũng biết là rất khó để xây dựng lòng tin. Cuộc khảo sát 4000
khách hàng của 9 công ty Blue Chip (Australia) cho thấy rằng chỉ có 01 trong 20
khách hàng tin rằng “công ty phục vụ họ” , thậm chí chỉ có 01 trong 40 khách
hàng cho rằng “công ty tin họ”.
Vậy, khách hàng đặt câu hỏi: TôI có thể tin đợc công ty này không? Họ có
giữ lời hứa khi đưa ra sản phẩm hay dịch vụ không? Họ có giữ đúng cam kết
không, hay đó chỉ là quảng cáo suông? Rõ ràng năng lực giữ vững cam kết với
khách hàng là điều cơ bản đối với danh tiếng của công ty. Vì thế, năng lực để
chuyển từ một chiến lược khả thi sang những cam kết đích thực là tuyệt đỉnh của
việc xây dựng lòng tin.
Tóm lại, thương hiệu thể hiện một cách chính xác hình ảnh công ty bởi vì
nó là nền tảng của lòng tin: chúng tôI hứa, chúng tôI giữ lời hứa. Khi điều này
không được thực hiện đúng thì mối quan hệ với khách hàng chỉ là ngắn hạn.
Sự tiếp xúc giữa nhân viên và khách hàng sẽ làm gia tăng giá trị thương
hiệu. Để đạt được điều có ý nghĩa này, công ty phải cung cấp cho khách hàng
nhiều hơn là những lời nói suôn về giá trị của lòng tin. Giáo sư Gerald Zaltman-
Đại học Harvard có lưu ý rằng: những người làm công tác quản lý quan hệ khách
hàng phảI thấu hiểu được làm thế nào để khách hàng ghi nhớ, nghĩ ra và tiếp tục
ghi nhớ mọi sự tiếp xúc với công ty. Sự tiếp xúc này có thể là trực tiếp như khi
khách hàng làm việc với nhân viên phụ trách khách hàng và cũng có thể là gián
tiếp.
Hình ảnh khách hàng ghi nhớ sẽ thay đổi theo những lần tiếp xúc. Thường
thì sự thay đổi này không đáng kể, nhưng đôI khi lại rất quan trọng. Zaltman cũng
đưa ra 1 tình huống gỉa định của 1 công ty sản xuất sơn. Họ nhận ra rằng các đại lý
mua hàng sẵn sàng trả giá cao cho những thương hiệu mà nhân viên kinh doanh
của công ty có thể gắn kết được lòng tự trọng với việc bán hàng. Ai có thể biết đ-
ược có bao nhiêu sản phẩm bán đợc theo cách này?
Với Jan Carlzon, thành viên ban điều hành Hãng hàng không Scandinavian,
đã viết cuốn sách “Khoảng khắc của sự thật” mà thành ngữ của nó đã trở thành
phổ biến trong dịch vụ khách hàng – nó là phương tiện để định nghĩa cáI khoảnh
khắc mà khách hàng đánh giá sản phẩm hay dịch vụ và tuyên bố kết luận “cái này
tốt” hoặc “tôI không thích cáI này”. Trong các ngành nghề phảI tiếp xúc với nhiều
loại khách hàng (như bệnh viện), có thể xảy ra hàng ngàn “khoảnh khắc sự thật”
mỗi ngày. Thời điểm này được ví như khoảnh khắc mà đấu sĩ đối diện với con bò
trong trận đấu bò ở Tây Ban Nha – đấu sĩ sẽ chiến thắng hay thất bại? Đấu bò là
một công việc rất nguy hiểm và đấu sĩ là người hiểu rất rõ điều cốt lõi của cáI gọi
là “khoảnh khắc sự thật”. Họ phảI hình dung 1 hoàn cảnh mà mọi thứ đều có thể
xảy ra và phải hành động một cách chính xác những gì diễn ra trong suy nghĩ…
hoặc họ là đấu sĩ hoặc chẳng còn gì.
Buồn thay, rất nhiều công ty đơn giản là cứ để mặc kệ nhân viên DVCSKH
tiếp xúc với khách hàng của mình mà chẳng cần phảI đào tạo tí gì về thương hiệu.
Tốt nhất thì những nhân viên này phảI được đào tạo về “nụ cời”. Sự đối đầu hoặc
chống đối trực tiếp với khách hàng, đôi khi gặp khách hàng nóng tính cũng không
mấy nguy hiểm như đấu bò tót, nhưng danh tiếng thương hiệu coi như bỏ đi.
Hầu hết các công ty cho rằng những nhân viên tiếp xúc với khách hàng là
có đủ kiến thức cơ bản về giao tiếp và do vậy họ có thể cảm nhận được thế nào là
ứng xử đúng mực với khách hàng. Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như
dịch vụ cũng có một công thức chung nào đó, thế nhưng nhân viên của DVCSKH
không thể có được những cảm nhận để ứng xử đúng mực với khách hàng nếu như
họ không biết những kiến thức sơ bộ về thương hiệu. Có trường hợp, nhân viên
thậm chí không biết “lời hứa thương hiệu” là gì, đó không phảI lỗi của họ mà đơn
giản là họ không có đủ thông tin để chuyển tải dịch vụ của doanh nghiệp theo
đúng đẳng cấp thương hiệu.
Trọng tâm của sự thử thách là chuyển giao thương hiệu thông qua những
kinh nghiệm xây dựng dịch vụ khách hàng. Những thương hiệu thành công nhất
trên thế giới, đa số là thương hiệu sản phẩm, được quản lý rất chặt chẽ. Với những
hướng dẫn rất tỉ mỉ, các chuyên gia phân tích thị trường dễ dàng quản lý các nhãn
hiệu tiêu dùng như Coca Cola, kem đánh răng Colgate, dược phẩm Bayer.
Nhưng việc đảm bảo lon Coca-Cola đến tay người tiêu dùng được đồng
nhất quan trọng hơn là xem xét xem điều gì sẽ xảy ra giữa khách hàng và nhà cung
cấp dịch vụ.
Lý do thì đơn giản. Trong lĩnh vực hàng hoá, bạn luôn muốn tất cả đều
giống nhau. Sự kiên định là điều then chốt. Đó là biểu trưng của thành quả thật sự.
Ngược lại trong dịch vụ, sự giống nhau là cáI chết được báo trước. Nếu dịch vụ
của bạn không có sự khác biệt thì đó cũng chỉ là tờ giấy dán tường mà thôi. Và đó
là lý do tại sao xuất hiện loại hình Dịch vụ khách hàng – dịch vụ thì như nhau – là
sự dịu dàng, chứ không là thương hiệu.
Buồn thay, một số nhà quản lý bỏ tiền ra mua các chương trình phần mềm
dịch vụ khách hàng và nghĩ rằng họ đang mua các chương trình đào tạo kỹ năng
phục vụ khách hàng. Đây chính là điều mà nhiều người đang làm. Hầu hết các
công ty dịch vụ đào tạo kỹ năng phục vụ khách hàng đều có chương trình phần
mềm để cung cấp cho đại đa số các công ty từ cấp thấp đến cấp cao trong một loạt
lĩnh vực. Họ bán một chương trình cho hàng loạt công ty với ý tưởng cung cấp
dịch vụ như nhau trong việc tạo dựng lòng trung thành đối với mọi nhãn hiệu khác
nhau.
Công chúng đã vượt xa các công ty trong lĩnh vưc này. Người tiêu dùng
không giữ 1 ý kiến dịch vụ trong đầu của họ, mọi người không giống nhau khi đ-
ược phục vụ. Khi đánh giá dịch vụ chăm sóc khách hàng, người tiêu dùng có rất
nhiều sự mong đợi mang tính cách cá nhân, cụ thể và rất đặc trưng về sản phẩm
hay dịch vụ của một nhãn hiệu cụ thể.
Các chuyên gia về thương hiệu, Bob Tyrell và Tim Westall, đưa ra 1 số
điểm lưu ý về sự khác biệt: “Xây dựng thương hiệu thông qua dịch vụ khách hàng
đòi hỏi phức tạp hơn nhiều so với các hoạt động xây dựng quan hệ khách hàng. Nó
là một phong cách đặc trưng và có sự nối kết quan trọng trong tiếp thị thương
hiệu”.
Suy nghĩ về điều này, nếu bạn muốn phân biệt được vị thế thương hiệu của
mình giữa các thương hiệu khác bằng cách so sánh dựa trên mẫu quảng cáo như
mọi người vẫn làm là rất khó thực hiện. Tương tự như vậy, một dịch vụ chung
chung sẽ không nâng được sự cảm nhận của khách hàng về nét đặc trưng của th-
ương hiệu bạn. Sự tương tác với khách hàng phải phản ánh rõ về lời hứa và giá trị
thương hiệu.
Starbucks đã tung ra 1 sản phẩm tiêu dùng là cà phê. Sau đó là tạo thêm vị
thế thương hiệu độc nhất vô nhị để có thể lôI cuốn khách hàng đến cửa hiệu 18 lần
trong 1 tháng. Nếu không có 1 dịch vụ đặc trưng hướng về thương hiệu để kích
thích mọi người thì sẽ không có động lực để người tiêu dùng cảm thấy họ phảI
quay lại cửa hàng Starbucks cho dù phảI đứng xếp hàng dài chờ đợi và giá lại đắt
gấp đôI.
Có người cho rằng dịch vụ hướng về thương hiệu thì quá khó và tốn tiền.
Trớ trêu thay, chi phí lại nằm ở việc nâng cấp mức độ phục vụ khách hàng. Không
những chỉ là chi phí cho việc đào tạo kỹ năng phục vụ của nhân viên, mà còn phải
đầu tư vào toàn bộ hệ thống và kỹ thuật cần thiết để đảm bảo giao hàng một cách
nhanh chóng, bảo đảm, chất lượng cao, miễn phí dịch vụ cho các sai sót kỹ
thuật….
Ngược lại, nếu bạn chú tâm vào những điểm liên quan đến cái gọi là lời hứa
thương hiệu, thì các hệ thống nội bộ sẽ kết dính với nhau thông qua sự hiểu rõ về
thương hiệu, như vậy sẽ giảm được chi phí đầu tư cho việc nâng cấp mức độ phục
vụ khách hàng. Đó là dịch vụ hướng về thương hiệu và hướng về khách hàng.
Làm thế nào để nhân viên hiểu được sự khác biệt? Hãy cho họ cái kính lúp.
Qua đó, họ có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ và từ đó thay đổi hành vi phục
vụ. Nếu bạn đưa những hình ảnh phục vụ vì thương hiệu này ra trước toàn thể
công ty, bạn sẽ dễ dàng cho nhân viên thấy được có phải họ đang phục vụ vì th-
ương hiệu hay không. Ngược lại, nếu bạn đưa những hình ảnh phục vụ chung áp
dụng lên dịch vụ của mình thì chỉ thấy được những phần làm thoả mãn khách
hàng. Từ đó, sẽ có thắc mắc: “tôI đang cung cấp 1 dịch vụ tốt hay không tốt?”. Tại
sao vậy? Sự thoả mãn của khách hàng sẽ tạo ra những hành vi hướng về những
điều bình thường như là cung cấp dịch vụ chuẩn giống như đối thủ cạnh tranh của
mình và tin rằng vậy là đủ. Nhìn lại dịch vụ thông qua lăng kính thương hiệu để
nhân rộng mô hình dịch vụ hướng về thương hiệu. Lúc đó câu hỏi sẽ là: “tôI đã tạo
được sự trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng chưa? TôI đã nỗ lực hết mình vì
thương hiệu chưa? Tôi có giữ đúng lời hứa thương hiệu chưa? Nằm sau những câu
hỏi ấy là một câu hỏi mang sức mạnh tiềm ẩn: “Có phảI tôi đang giúp khách hàng
biết yêu những gì chúng ta đang làm và gợi nhắc cho khách hàng quay lại với
mình?”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuong_hieu_va_dich_vu_cham_soc_khach_3154.pdf