Trong thi công lắp ghép, ta phải có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân trên công trường.
- Công tác lắp ghép thường tiến hành trên cao, bởi vậy những công nhân lắp ghép cần có sức khoẻ tốt và được kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ tuỳ theo thời gian thi công công trình.
- Mỗi khi có gió cấp 6 trở lên, cũng như khi trời rét buốt hoặc có sương mù nhiều thì phải đình chỉ mọi công việc thi công lắp ghép ở trên cao.0
- Trang bị cho công nhân trang thiết bị bảo hộ lao động: Quần, áo,găng tay giày không trơn đảm bảo làm việc gọn gàng, dây an toàn (phải chịu được lực tĩnh 300 KG lực).
- Các đường lối qua lại nơi đang lắp ghép phải ngăn chặn bằng hàng rào. Ban ngày cắm biển báo, ban đêm thắp đèn báo. Có hàng rào ngăn cách xung quanh công trình.
- Cấm đi lại trên các dầm, giằng hoặc các thanh cánh trên của dàn. Chỉ được đi lại trên thanh cánh hạ.
- Cấm công nhân đứng trên kết cấu đang cẩu lắp hoặc lên xuống bằng máy thăng tải hoặc cần trục.
- Sàn công tác phải chắc chắn, liên kết vững vàng ổn định và phải có hàng rào tay vịn cao 1m để bảo hiểm.
23 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh Đồ án Lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghép.
móng nhỏ
móng lớn
Số lượng móng cần lắp dựng là:
4*12 = 48 (móng).
Trọng lượng toàn bộ móng:
ồQ = (3+1,5)*48 = 216 (T).
Cột:
Ta có 22 cột biên và 22 cột giữa:
- Cột giữa có H = 13,8m h = 10,8m P = 8 (T).
- Cột biên có H = 10,3m h = 8 m P = 4,2 (T).
Số lượng cột cần lắp dựng là:
12*4 = 48 (cột)
Tổng trọng lượng cột là.
ồQ = 44*(4,2 + 8) = 536,8 (T).
c. Dầm cầu trục :
Số lượng cầu trục cần lắp dựng là:
11*6 = 66 (cầu trục).
Trọng lượng 1 dầm cầu trục là: 3,3T
ồQ = 66*3,3 = 217,8 (T).
d. Dàn mái:
Số lượng dàn mái cần lắp dựng là:
12*3 = 36 (dàn )
Trọng lượng 1 dàn mái là 1,5T
ồQ = 36*1,5 = 54 (T).
Panen mái:
Dùng panen có kích thước (6 x 1)m.
Trọng lượng một Panen là: 0,7T
Số lượng panen cần lắp dựng là:
3*18*11 = 594 (panen).
Tổng trọng lượng của panen:
ồQ = 594*0,7 = 415,8 (T).
II. Biện pháp kỹ thuật:
1. Biện pháp lắp ghép chung:
- Với mặt bằng nhà kéo dài ba khối nhà tiếp giáp nhau, nhà có nhịp L = 18 m, bước cột B = 6m, dầm cầu trục có khổ độ là 6m nên ta dùng cần trục tự hành để dựng lắp.
Trong các phương pháp lắp ráp ta chọn phương án lắp ghép tuần tự, bởi vì phương án này có nhiều điểm thuận lợi phù hợp với điều kiện công trường nơi ta tiến hành lắp ráp, do có địa hình tương đối rộng nên không gian trống để tập kết vật liệu, nguyên liệu tương đối lớn.
Phương án này có những ưu điểm:
+ Không phải thay đổi dụng cụ treo buộc, chỉ lắp ghép những kết cấu cùng loại nên cho năng suất cao.
+ Lắp ghép từng công việc riêng biệt hoàn chỉnh nên thi công đơn giản.
Song phương án này có những nhược điểm sau:
+ Đường đi của cầu trục là rất lớn, phải dùng nhiều loại cần trục cho từng cấu kiện riêng.
Lắp ghép kiểu tuần tự cho hai cầu trục cùng xuất phát kiểu tiến hành song song quá trình lắp ghép mỗi loại cấu kiện: móng, cột, dầm cầu trục,dàn mái, panen, cửa mái.
Theo phương pháp lắp ghép ta chọn phương án lắp ghép dọc nhà theo từng khổ độ một, cho cần trục di chuyển ở giữa để lắp ghép các cấu kiện. Để đảm bảo thi công nhanh mà máy không bị vướng , cho cầu trục di chuyển lắp ghép các cấu kiện theo sơ đồ trong bản vẽ.
Lắp móng:
Công tác chuẩn bị:
Kích khối móng tại nhà máy theo đúng thiết kế. Kiểm tra kích thước hình học, đấnh dấu tim trục lên 4 cạnh mặt khối móng bằng sơn đỏ, sau đó vận chuyển đến công trường và bày sẵn theo thiết kế đấnh số hiệu móng.
Trước khi lắp móng phải làm sạch hố móng, đầm nền đáy hố móng, đổ lớp bê tông lót dày 10 cm, rộng hơn đế móng mỗi bên 30cm. Kiểm tra bề mặt lớp lót móng bằng nivô, kiểm tra cốt bằng thước đo từ dây thép căng ngang giá ngựa để lắp móng đúng cao trình, đảm bảo độ thẳng đứng của cột.
Lấy tim trục đế móng: đóng 4 cọc thép tròn f10-12mm quét sơn đỏ đóng cách mép hố 50 cm theo hai chiều tim móng để làm chuẩn khi lắp móng.
Các khối móng được đặt trên xe trong tầm hoạt động của cần trục.
Bố trí mặt bằng:
Ta có sơ đồ bố trí mặt bằng và các vị trí đứng của cần trục:
Công tác bố trí mặt bằng gồm hai phần công việc, đó là:
Bố trí vị trí các khối móng:
+ Phương án 1: Các khối móng được xếp sẵn trên mặt bằng trong phạm vi hoạt động của cần trục.
Phương án này tuy có nhược điểm là phải mất một bước trung gian là khâu bốc dỡ cấu kiện từ xe vận chuyển tới mặt bằng, nhưng nó lại có ưu điểm thi công chủ động, không cần phải phối hợp chặt chẽ với qúa trình vận chuyển, các xe chuyên chở không phải chờ đợi nhau.
+ Phương án2: Phương án cung ứng trực tiếp các khối móng trực tiếp từ xe vận chuyển đến vị trí lắp đặt. Phương án này tuy bỏ qua được một bước trung gian là khâu bốc dỡ, nhưng rất khó phối hợp chặt chẽ giữa khâu cung ứng và khâu lắp ghép, do thời gian ngừng của xe vận chuyển lâu, phải dùng nhiều xe một lúc, bị ảnh hưởng yếu tố giao thông đi lại, nếu không phối hợp tối các khâu thì gây ra hiện tượng đợi chờ hoặc cản trở nhau gây ra lãng phí.
đ Căn cứ vào hai phương án trên, để chủ động cho công tác lắp ghép ta lựa chọn phương án bày sẵn. Các khối móng được vận chuyển tới và bày sẵn dọc tuyến công tác thành hai dãy và được đặt xen kẽ gần các hố móng trong phạm vi hoạt động của cần trục.
Bố trí vị trí cần trục:
Công trình được thi công theo phương pháp tuần tự, nên mỗi tuyến đi cần trục chỉ làm một phần việc, tuyên đi của cần trục phụ thuộc vào khẩu độ của công trình sao cho tại mỗi vị trí đứng thì cần trục thực hiện được nhiều công việc nhất.
Với khẩu độ công trình là 18m thì tuyến đi của cần trục là ở giữa nhịp. Tại một vị trí đứng cần trục lắp ghép được 4 khối móng.
c. Lựa chọn cần trục và thiết bị treo buộc.
Dụng cụ treo buộc : dùng dây cáp treo 4 nhánh với đường kính cáp được chọn như sau.
Lực căng 1 nhánh dây.
đ Vậy chọn dây cáp có đường kính F 15mm
Lựa chọn cần trục được căn cứ vào các thông số sau:
+ Độ cao nâng cần thiết H.
+ Tầm với cần thiết R.
+ Sức trục Q.
Độ cao nâng cần thiết H khi cần trục lắp cẩu móng là:
H = ht + hct + hat
Trong đó:
ht = 1,5m là chiều cao của cáp treo buộc.
hck =1,5m là chiều cao của khối móng.
hat = 0,5m là chiều cao an toàn khi cẩu vật.
đ Ta có:
H = 1,5 + 1,5 + 0,5 = 3,5 (m).
Độ với cần thiết R:
Do cần trục đi giữa khẩu độ nên tầm với R được tính toán như sau:
Trong đó:
+ A: là chiều dài một nhịp nhà.
+ B: là chiều rộng một nhịp nhà.
đ Ta có tầm với R:
Sức trục cần thiết:
Q = Qck + Qtb = 3 + 0,5 = 3,5 (T).
Trong đó: Qtb = 0,5T là trọng lượng thiết bị treo buộc.
Ta có bảng lựa chọn cần trục lắp móng.
Các thông số cần thiết khi lựa chọn cần trục
Các thông số của cần trục được lựa chọn có
Hct (m)
Rct (m)
Qct (T)
Số hiệu máy
H (m)
R(m)
Q(T)
3,5
9,48
3,5
KX-4361
4,5
9,5
3,7
Cách lắp:
Các khối móng được đặt sao cho trọng tâm 4 khối móng và tim hố móng tương ứng nằm trên đường tròn bán kính là tầm với tay cần cấu trục, tâm là điểm dừng cầu trục cẩu lắp.
Rải một lớp vữa dày 2-3 cm trên bề mặt lớp bê tông lót trong phạm vi đáy móng.
Cẩu khối móng về vị trí cẩu lắp và hạ từ từ xuống hố móng, khi khối móng các mặt nền 20 á 30 cm thì dừng lại kiểm tra điều chỉnh rồi từ từ hạ xuống.
Đặt khối móng xuống lớp vữa vừa rải sẵn.
Kiểm tra lại tim trục (và cột) bằng máy kính vĩ (máy thuỷ bình):
+ Nếu sai lệch ít dùng xà beng điều chỉnh. Nếu sai lệch nhiều phải cho cầu trục nâng khối móng lên để công nhân chỉnh lại.
+ Sai số cho phép sau khi lắp ghép việc kiểm tra:
Không quá ± 5 mm với tim trục theo hai phương.
Không quá ± 3 mm với cốt độ cao đáy cốc móng.
+ Sau khi lắp khối móng xong, lấp đất đầm kỹ để ổn định khối móng.
+ Dọn sạch đất thừa và các chướng ngại vật tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn thi công sau.
+ Tiến hành lấp lần lượt các móng theo sơ đồ.
Lấp đất hố móng.
Lấp đất hố móng thường có hai cách , lấp đất phụ thuộc vào loại móng
Trường hợp móng chậu thấp: Đất lấp được chia thành hai gia đoạn:
+ Giai đoạn1: Đất lấp tới vị trí miệng chậu.
+ Giai đoạn1: Sau khi đã lắp cột xong tiến hành lấp đất tới cốt thiết kế.
Trường hợp móng chậu cao: Sau khi lắp đặt xong khối móng ta có thế tiến hành lấp đất tới cốt thiết kế tiến hành đầm chặt.
đ Công trình này có móng chậu cao nên ta tiến hành lắp móng theo các bước của trường hợp móng chậu cao.
3. Lắp cột:
Công tác chuẩn bị:
Do trong quá trình chế tạo hàng loạt cột bê tông cốt thép không thể đảm bảo 100% các cột đều như nhau về hình dạng, kích thước, do đó trước khi cẩu lắp phải tiến hành kiểm tra lại độ dài cột trước khi lắp ghép, đối chiếu với cốt hoàn công lắp móng để khắc phục những sai sót khi đúc cột.
Đánh số cho các cột vào các móng tương ứng. Vận chuyển cột đến bày sẵn tại vị trí cẩu lắp theo thiết kế. Đo lại chiều dài từng cột ứng với từng móng, khi biết được những sai số về kích thước xử lý bằng cách thay đổ chiều dày lớp vữa lót ở cốc móng (trường hợp cột ngắn chút ít).
Kiểm tra kích thước hình học của cột, đánh dấu tim (theo hai phương) và cốt ở mức ngang máy thuỷ bình bằng sơn đỏ để tiện cho việc kiểm tra trước khi vận chuyển ra công trường.
Chuẩn bị các thiết bị cần thiết: dây treo, đòn treo, kẹp ma sát, nêm, dây đai cố định tạm...
Bố trí mặt bằng:
Trong thi công lắp ghép, việc bố trí mặt bằng thi công đóng vai trò hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, việc bố trí cột trên mặt bằng phụ thuộc vào hướng, phương pháp lắp dựng cột và tính năng của cần trục
Các phương pháp bố trí mặt bằng theo cách dựng cột:
+ Phương pháp kéo lê: Là phương pháp nâng đầu cột lên cao, chân cột kéo lê trên mặt đất hoặc các con lăn, tay cần trục giữ nguyên ở một vị trí.
Ưu điểm: dùng để cẩu cột nặng, việc bố trí cột đơn giản, dễ dàng cột có thể nằm bất cứ vị trí nào miễn sao trọng tâm cột(điểm móc) nằm trong phạm vi hoạt động của tay cần và không làm cản trở sự di chuyển của cần trục.
+ Phương pháp quay: Cần trục nâng đầu cột lên thì chân cột cố định ở một vị trí, khi đầu cột được nâng lên ở tư thế thẳng đứng, cần trục vừa cuốn dây cáp vừa nâng cột vừa quay tay cần.
Ưu: Trước khi rời khỏi mặt đất ròng rọc chỉ chịu một nửa trọng lượng cột.
Nhược: Với phương pháp này thì việc bố trí cột trên mặt bằng phức tạp hơn, cần phải tính toán.
đ Sau khi so sánh hai phương pháp lắp dựng cột, kết hợp với điều kiện thực tế của công trình. Ta quyết định chọn phương pháp kéo lê để lắp dựng cột.
- Ta bố trí tuyến đi của cầu trục dọc theo chiều dài công trình.
+ Đặt cột gần cốc móng.
+ Bố trí cột thành hai hàng dọc theo nhịp nhà sao cho tâm hố móng, điểm treo buộc cùng nằm trên một đường tròn bán kính là tầm với tay cần, tâm là điểm dừng cần trục.
chọn cần trục và thiết bị treo buộc.
Thiết bị treo buộc:
Treo buộc bằng đòn treo, dây treo hai nhánh, kẹp ma sát.
Trọng lượng của cột lớn(cột giữa) là: 13,8T
Ta tính toán chọn dây cáp cho cột giữa và dùng dây cáp này cho cột bên vì trọng lượng cột biên là khá bé(4,2T).
* Lực tác dụng lên kẹp ma sát khi cẩu cột là:
S1 = S2 = Gcột/2
S1 = S2 = 13,8/2 = 6,9 (T).
Chọn loại dây cáp đơn có hai quai móc với hệ số an toàn là k = 6 thì lực làm đứt dây cáp được xác định như sau:
R = k*S1= 6*6,9 = 41,4 (T).
Chọn loại dây cáp có cường độ chịu kéo là 150KG/mm2. Ta có đường kính cáp là:
đ Chọn đường kính dây là 20(mm).
Khi cẩu cột sử dụng đòn treo, đòn treo cách đỉnh cột 1m, còn kẹp ma sát kẹp dưới vai cột.
Chiều dài của sợi cáp dùng để treo cột là:
Lcáp = Hcột trên + hvai cột + 1 = (13,8 -10,8) + 1,1 + 1 = 5,1 (m).
+ Trọng lượng của hai sợi cáp là:
Gcáp = 2*2,67*5,1 = 27,334 (Kg) = 0,02734 (T).
+ Trọng lượng của kẹp ma sát, giả thiết bằng 15 KG = 0,015(T).
+ Trọng lượng đòn treo bằng thép hình chữ I có số hiệu là N016 có các thông số sau: chiều dài 1m, chiều cao đòn treo là 16cm:
Gđòn treo = 16,9*1 = 16,9 (Kg) = 0,0169 (T).
đ Vậy với tất cả các dụng cụ trên khi cẩu lắp cột cần trục phải cẩu một trọng lượng là:
Q = Gcột + Gcáp + Gđòn treo + Gkẹp ma sát
= 8 + 0,02734 + 0,0169 + 0,015 = 8,05924 (T).
Chọn cần trục:
Cần trục lựa chọn để lắp cột phải thoã mãn các điều kiện sau:
+ Trọng lượng vật cẩu: Q = 8,05924
+ Chiều cao nâng cần thiết:
H = Lcột + hat + htr
Trong đó: hat = 0,5 á1,0m
H = 13,8 + 0,8 + 1,0 = 15,6(m).
Tầm với: R = 9m
Ta có bảng lựa chọn cần trục lắp cột
Các thông số yêu cầu
Các thông số cần trục được chọn
R (m)
Q (T)
Số hiệu máy
H(m)
R(m)
Q(T)
9
8,05924
KX-5361
16,8
9
9,8
d) Cách lắp dựng:
ta có bố trí mặt bằng và các vị trí đứng của cần trục khi lắp cột
Lắp dựng cột theo phương pháp kéo lê:
+ Kiểm tra thiết bị treo buộc, buộc dây điều chỉnh (dây thừng) vào thân cột.
+ Dùng cầu trục nâng từ từ đầu cột lên còn chân cột thì được kéo lê trên mặt đất. Khi dựng bệ máy đứng yên tay cần được giữ nguyên góc 700chỉ có dây cáp của cẩu được cuốn lại để kéo dần móc cẩu lên cao do vậy đầu cột được nâng dần lên dồng thời chân cột cũng chuyển từ từ về phía tâm móng để cuối cùng là cột tới được tư thế thẳng đứng sau đó cần trục nhấc bổng cột lên đặt vào móng. Khi kéo lê chân cột thường bị xóc nẩy lên dễ bị sứt mẻ và rung cần trục do vậy để khắc phục người ta đặt chân cột lên một tấm ván, trên ray bôi trơn.
+ Dùng máy kính vĩ hoặc quả dọi chỉnh tim trục cột sao cho đường tim trục đấnh dấu trên cột và trên mặt móng trùng nhau. Khi cột cách đỉnh móng thì ngừng lại để kiểm tra và điều chỉnh. Dùng máy thuỷ bình kiểm tra cốt, sai số cho phép về cao độ ở vai cột là ±10 mm.
Tiến hành lắp dựng tương tự với các cột khác.
e) Cố định tạm:
+ Sau khi điều chỉnh, kiểm tra tim cốt, cố định tạm cột để giải phóng cầu trục.
+ Cột cao 13,8m, nặng 8 tấn nên dùng nêm và dây neo cố định tạm.
Nêm bằng gỗ tốt được đóng chèn khe giữa chân cột và thành cốc móng xung quanh chân cột.
Dây neo có tăng đơ điều chỉnh, một đầu nối vào đai sắt phía trên vai cột, đầu dưới liên kết vào hai khối móng theo phương dọc nhà, nối vào hai cọc neo theo hai phương ngang nhà.
+ Thả chùng dây cáp nâng móc cẩu để đai ma sát tụt xuống. Tháo móc cẩu và đai ma sát để giải phóng cầu trục.
f) Cố định vĩnh viễn:
+ Sau khi cố định tạm, kiểm tra lại tim cốt và điều chỉnh lại (nếu cần).
+ Làm sạch bụi bẩn và vẩy nước cho ướt phần tiếp xúc ở cốc móng.
+ Đổ bê tông chèn, bê tông cốt liệu nhỏ, xi măng đông kết nhanh, có mác cao hơn mác bê tông móng là 20%, tiến hành bảo dưỡng để bê tông sớm đạt cường độ thiết kế để có thể tiến hành lắp ghép các kết cấu bên trên cột.
+ Sau khi chèn bê tông chân cột xong tiến hành bảo dưỡng bê tông để bê tông đảm bảo tốt được cường độ thiết kế yêu cầu.
+ Lấp phần đất hố móng còn lại sao cho mặt bằng thi công bằng phẳng.
4. Lắp dầm cầu chạy:
Tiến hành lắp dầm cầu trục sau khi cố định vĩnh viễn chân cột với lớp bê tông chèn chân cột đạt ít nhất 70% cường độ thiết kế.
Công tác chuẩn bị:
+ Trước khi tiến hành cẩu lắp dầm cầu chạy phải tiến hành kiểm tra lại kích thước hình học của dầm, kiểm tra chất lượng của dầm.
+ Vạch tim trục dầm bằng sơn đỏ trên vai cột và trên mặt dầm.
+ Vận chuyển dầm cầu trục về bày sẵn trên công trường tai những vị trí cẩu lắp được vạch sẵn theo thiết kế.
+ Chuẩn bị các thiết bị treo buộc: dây, đòn treo, khoá bán tự động, dây điều khiển, chuẩn bị bu lông liên kết dầm - cột.
+ Dựng lắp sàn công tác và thang lên xuống ở vị trí hai cột liền nhau cần lắp dầm cầu trục.
Bố trí mặt bằng:
Với phương pháp lắp tuần tự cho cầu trục giữa nhịp nhà lắp lắp dầm cầu trục cho từng hàng cột, tại mỗi vị trí dựng lắp được 2 dầm cầu trục đ Bố trí mặt bằng như bản vẽ:
mặt bằng lắp dầm cầu chạy
b
a
11
12
13
10
9
8
r9000
c
r9000
1
2
3
d
15
14
7
6
4
5
11
10
9
7
8
4
6
5
3
2
1
Mặt bằng bố trí và vị trí lắp của cần trục:
+ Đặt các dầm nằm dọc theo dãy cột theo phương dọc nhà sao cho trọng tâm mỗi dầm nằm trong một đường tròn bán kính là tầm với tay cần, tâm là điểm dừng máy (điểm này là giao giữa đường di chuyển cầu trục và trục phương ngang nhà) và không làm cản trở đến sự di chuyển của cần trục.
+ Cách một trục (trục theo phương ngang khối nhà) bố trí một điểm dừng cho cầu trục đứng cẩu lắp 2 dầm cầu trục.
chọn cần trục và thiết bị treo buộc .
Thiết bị treo buộc.
Do dầm cầu chạy có chiều dài 6m. Nên khi cẩu lắp dây cáp được móc trực tiếp vào quai cẩu đặt sẵn trong dầm.
Trọng lượng dầm cầu trục Q ck= 3,3T
Chiều dài một sợi cáp:
Lcáp = = 2,5 (m).
Ta có Tga = 2/1,5 =1,33 đ a 530
Dưới tác dụng của trọng lượng dầm lực căng của hai sợi dây khi cẩu vật là:
S = = = 2,7417(T).
Chọn loại dây cáp 2 đầu có móc treo, lấy hệ số an toàn k = 6:
Lực làm đứt cáp:
R = k*S = 2,7417*6 = 16,45(T).
ứng suất chịu kéo của cáp là 150 KG/mm2. Ta có đường kính cáp là:
đ Theo điều kiện cấu tạo ta chọn cáp có đường kính f15.
Chọn cần trục lắp dầm cầu chạy.
Khi lắp dầm cầu chạy cần trục đứng giữa nhịp nhà để cẩu lắp. Lúc này tầm với của cần trục đòi hỏi đảm bảo đưa được dầm cầu chạy lên vai cột.
đ Tầm với là A/2 = 9(m).
Trọng lượng mà cần trục phải cẩu lắp là: 3,3 (T), ở đây ta coi như bỏ qua trọng lượng của cáp.
Chiều cao nâng vật cần thiết là:
Hcần thiết = hvai + hat + hck + htr
Trong đó: hvai = 10,8(m): là chiều cao từ chân cột tới vai cột.
hat = 1,0(m): là chiều cao an toàn cẩu vật.
hck = 0,8(m) : là chiều cao dầm.
htr = 1,5 (m): là chiều dài dây treo.
Hcần thiết = 10,8 + 1 + 0,8 + 1,5 = 14,1(m).
Do trọng lượng của dầm cầu chạy là không lớn, đồng thời tăng tiến độ ta chọn cần trục bánh hơi cho việc lắp dầm cầu chạy, khi lắp dầm cầu chạy thì sử dụng móc chính, còn khi lắp kết cấu mái ta sử dụng móc phụ.
Ta có bảng lựa chọn cần trục lắp dầm cầu chạy
Các thông số yêu cầu khi lựa chọn cầu trục
Khả năng của cần trục được chọn
R (m)
Q(T)
H(m)
Số hiệu máy
R(m)
Q(m)
H(m)
9
3,3
14,1
KX-4361
9
3,4
22,8
d) Cách lắp:
+ Kiểm tra cao trình vai cột.
+ Móc dây đòn treo vào dầm đồng thời buộc các dây thừng để điều chỉnh.
+ Lồng các bu lông liên kết dầm cầu trục với ray.
+ Sàn công tác có thể treo vào đầu cột hoặc bắc từ dưới đất lên tuỳ theo điều kiện cụ thể của công trường.
+ Cẩu nhấc dầm lên và nâng dần tới chỗ lắp. Khi đó có hai công nhân làm công việc kéo dây điều chỉnh, hai công nhân khác leo lên sàn công tác dùng đòn bẩy điều chỉnh hai đầu dầm vào vị trí thiết kế (đường tim vạch sẵn). Người công nhân có nhiệm vụ đánh tín hiệu chỉ đạo việc lắp ghép (mỗi tổ lắp dầm cầu trục gồm 5 người).
+ Kiểm tra mặt phẳng ngang ở mặt trên của dầm bằng máy thuỷ bình (hoặc ni vô). Nếu sai lệch ít dùng đòn bẩy chỉnh lại. Sai lệch nhiều phải cho cầu trục nâng dầm lên và chỉnh đặt lại. Độ sai lệch cho phép đối với việc lắp ghép dầm cầu trục là Ê ±5mm (có thể kê đệm bằng tấm thép mỏng).
+ Tiến hành tương tự cho các dầm cầu trục khác theo sơ đồ vạch sẵn.
e) Cố định dầm cầu trục:
+Sau khi lắp dầm cầu chạy vào vai cột, nếu kiểm tra thấy dầm đạt được các dung sai cho phép kể trên thì tiến hành hàn sơ bộ các mối nốí ở gối tựa vai cột với đầu dầm để tháo dây cẩu, giải phóng cầu trục.
+Sau khi kiểm tra lần cuối thấy đạt các yêu cầu của thiết kế đặt ra, tiến hành cố định các mối nối ở gối tựa vai cột, hàn thép nối hai đầu dầm và lấp vữa khe nối.
5.Lắp dàn mái:
Tiến hành lắp ghép dàn mái sau khi bê tông chèn mối nối dầm, cột đã đạt ít nhất 70% cường độ thiết kế.
Công tác chuẩn bị:
+ Dàn thép là kết cấu mảnh và dẻo nên dễ mất ổn định vì vậy nên khi cẩu lắp phải kiểm tra và gia cường cho dàn nếu thấy cần thiết. Gia cường để bảo vệ dàn khi cẩu lắp.
+ Chỉ được lắp kết cấu mái khi đã cố định vĩnh viễn cột.
+ Khi lật dàn từ tư thế nằm ngang sang tư thế thẳng đứng phải dùng các thanh gỗ bờ ốp hai bên dàn từ cánh thượng tới cánh hạ. Khi lật lên xong thì phải tháo ra ngay.
+ Vạch các đường tim ở các chỗ tựa dàn mái vào đầu cột.
+ Trang bị các dụng cụ điều chỉnh (đòn bẩy, dây kéo), các thiết bị cố định tạm (dây giằng, thanh giằng có tăng đơ điều chỉnh) và sàn công tác.
+ Sắp xếp các dàn nằm trong tầm hoạt động của cần trục.
+ Gắn vào sàn mái các bulông liên kết dàn với đầu cột, dây thừng giữ ổn định và điều chỉnh khi lắp ghép. Các thiết bị an toàn và thiết bị gia cường dàn.
+ Chuẩn bị thiết bị treo buộc.
Bố trí mặt bằng:
Cầu trục đi giữa nhịp nhà, tại mỗi vị trí dừng của cầu trục cẩu lắp được một dàn mái. Bố trí mặt bằng các dàn mái sao cho tâm dàn và tâm vị trí lắp nằm trên đường tròn bán kính là tầm với tay cần: R = 9m, tâm là điểm dừng cầu trục (giao giữa đường di chuyển cầu trục và trục phương ngang khối nhà).
Phải lưu ý kết hợp bố trí mặt bằng cho panen mái để cầu trục này dùng mỏ phụ lắp các panen mái ở gian vừa lắp dàn mái xong. Cần chú ý không để cấu kiện vướng vào hành lang di chuyển cầu trục.
chọn cần trục và thiết bị treo buộc.
Thiết bị treo buộc.
Do dàn có L = 18(m). Nên khi cẩu lắp ta chỉ cần treo buộc tại hai điểm. Trọng lượng dàn và trọng lượng cửa trời Q ck= 1,5 +1,2 = 2,7(T).
Chiều dài một sợi cáp:
Lcáp = = 3,6 (m).
Ta có Tga = 3/2 =1,5 đ a 56,30
Dưới tác dụng của trọng lượng dầm lực căng của hai sợi dây khi cẩu vật là:
S = = = 2,433(T).
Chọn loại dây cáp 2 đầu có móc treo, lấy hệ số an toàn k = 6:
Lực làm đứt cáp:
R = k*S = 2,433*6 = 14,6(T).
ứng suất chịu kéo của cáp là 150 KG/mm2. Ta có đường kính cáp là:
đ Theo điều kiện cấu tạo ta chọn cáp có đường kính f15.
Chọn cần trục lắp dàn mái.
Do ta lựa chọn phương pháp lắp dàn mái và tấm mái đồng thời nên cần trục chọn để lắp phải đảm bảo lắp được panen.
Chiều cao nâng vật cần thiết là:
Hcần thiết = hcột + hat + hck + htr
Trong đó: hvai = 13,8(m): là chiều cao từ chân cột tới vai cột.
hat = 1,0(m): là chiều cao an toàn cẩu vật.
hck = 2,45+2,6=5,05(m) : là chiều cao của cửa trời và dàn.
htr = 2 (m): là chiều dài dây treo.
Hcần thiết = 13,8 + 1 + 5,05 + 2 = 21,85(m).
Tầm với cần thiết của cần trục là:
Ryc=
Với taga = ==1,788888.
đ Ryc = (21,85-1,5)/1,788888 = 11,375(m).
Do nhà phải lắp ghép có 3 nhịp mà chiều cao nhịp biên và nhịp giữa khác nhau nên đúng ra ta phải tính toán để chọn ra hai loại cần trục, nhưng do công trình có chiều dài không lớn(66m), nên ta dùng loại cần trục đã tính toán cho nhịp giữa để lắp cho toàn nhà để tiết kiệm thời gian khi phải thay loại cần trục.
Chọn máy có số hiệu XKG-30 L = 25m có móc phụ l = 8m
Ta có bảng lựa chọn cần trục lắp dàn mái
Các thông số yêu cầu của cầu trục
Khả năng của cần trục được chọn
R (m)
Q(T)
H(m)
Số hiệu máy
R(m)
Q(m)
H(m)
11,375
2,7
21,85
E-10011D
12
3,5
23
d) Cách lắp:
Tổ chức nhân lực tương tự lắp dầm cầu trục.
+ Do dàn có nhịp L = 18(m), nên khi cẩu lắp ta dùng đòn treo và treo ở 2 điểm.
+ Kiểm tra cao trình đỉnh cột, vạch tim lên chỗ tựa của dàn.
+ Cẩu dàn theo đúng tư thế làm việc của nó.
+ Dàn được điều chỉnh khi cẩu lên vằng các dây lèo(thông thường buộc hai dây ở hai đầu).
+ Dàn đầu tiên khi đặt lên cột được cố định vằng các bulông và các dây giằng.
+ Dàn tiếp theo được cố định với dàn đã lắp bằng các thanh giằng ngang.
+ Lồng các bulông vào lỗ liên kết dàn. Cho cầu trục cẩu nhấc dàn lên cao quá vị trí lắp ghép một khoảng. Sau đó giữ nguyên để công nhân kéo chỉnh đúng với vị trí thiết kế. Cho hạ từ từ bằng cách thả cáp đưa dàn vào vị trí lắp ghép, tiếp tục dùng đòn bẩy điều chỉnh hai đầu gối tựa.
+ Dung sai lắp ghép cho phép ±5mm.
e) Cố định tạm:
Sau khi lắp đặt dàn vào vị trí thiết kế tiến hành cố định tạm dàn:
+ Chiếc dàn mái đầu tiên sau khi lắp đặt lên cột phải cố định tạm ngay bằng cách:
- Vặn các bulông liên kết.
- Dùng 4 dây neo chéo cố định tạm, 2 dây nối vào cọc neo đất, 2 dây liên kết vào 2 chân cột cần lắp dàn kế tiếp.
+ Từ chiếc dàn mái thứ hai trở đi, cố định tạm bằng các thanh giằng với các dàn mái lắp trước. Các thanh giằng được liên kết sàn một đầu với dàn cầu cố định tạm ở dưới đất. Đầu kia thả tự do buộc dây thừng. Sau khi lắp đặt dàn lên cột, người công nhân đứng trên phần mái đã lắp kéo dây thừng liên kết đầu thanh giằng tự do vào dàn trước đó.
+ Dàn tiếp theo được cố định vào dàn đã lắp bằng các thanh giằng ngang. Cố định xong đầu dàn vào cột mới cho giải phóng cầu trục.
+ Chỉ được tháo dỡ dụng các dụng cụ cố định tạm dàn mái sau khi đã lắp và hàn xong 4 tấm mái trên dàn hoặc sau khi đã lắp xong hệ giằng đặc biệt theo thiết kế.
+ Tháo thiết bị treo buộc, giải phóng cầu trục để lắp panen mái.
f) Cố định vĩnh viễn:
+ Kiểm tra lại tim trục, xiết chặt các bulông liên kết dàn mái với đầu cột.
+ Tháo dụng cụ cố định tạm sau khi đã lắp và hàn xong 4 tấm mái trên dàn đó hoặc sau khi đã lắp xong hệ giằng đặc biệt theo thiết kế .
6. Lắp panen mái:
a
mặt bằng cẩu lắp dàn mái-panel
c
b
d
hệ giằng dàn
r12000
2
1
11
10
9
7
8
4
6
5
3
2
1
Panen mái trong các gian nhà được tiến hành lắp song song với việc lắp lắp mái, tiến hành lắp panen mái sau khi đã cố định vĩnh viễn dàn mái vào vị trí thiết kế.
Công tác chuẩn bị:
Lắp panen bằng cầu trục lắp dàn có lắp thêm cần phụ, do đó giải phóng cầu trục lắp dàn mái nối cần phụ kiểm tra dụng cụ thi công, chuẩn bị dây an toàn cho công nhân, dây thừng để điều chỉnh panel khi cẩu lắp, máy hàn để cố định panel.
Bố trí mặt bằng:
Ta có sơ đồ bố trí mặt bằng panen và vị trí đứng của cần trục:
Ta tiến hành cung ứng panen trực tiếp từ xe ô tô di chuyển ngay gần cần trục dọc theo dãy cột. Khi cần trục lắp xong dàn mái của từng nhịp thì tiến hành lắp luôn panen. Trọng tâm panen nằm trên đường trong bán kính là tầm với móc phụ cầu trục, tâm là điểm dừng cầu trục.
Tính toán chọn cần trục và thiết bị treo buộc.
Chọn luôn cần trục cẩu lắp mái để cẩu lắp panen lắp thêm móc phụ
Chọn chiều cao dây treo là: htr=1,5(m).
Góc a hợp bởi dây cáp và phương thẳng đứng:
Taga = =1,6996
a = 59,52960
Cosa = Cos(59,52960) = 0,50709
Với trọng lượng panel P = 0,7(T).
Lực tác dụng lên mỗi sợi cáp khi cẩu vật là:
Lực làm đứt sợi cáp là: R = S*k = 0,345*6 = 2,07(T).
ứng suất chịu kéo của cáp là 150 KG/mm2. Ta có đường kính cáp là:
đ Theo điều kiện cấu tạo ta chọn cáp có đường kính f15.
Do ta dùng phương pháp lắp dàn mái và panel đồng thời nên ta dùng ngay cần trục đã chọn lắp dàn mái để tiến hành lắp panel.
d) Cách lắp:
Sau khi cố định vĩnh viễn dàn mái xong mới tiến hành lắp panen mái.
Với đặc điểm nhà: nhà có cửa trời, lắp từng nhịp, với nhịp giữa lắp các tấm panen từ một đầu mái đến cửa trời còn trên cửa trời thì lắp từ một đầu này sang đầu kia.
Các tấm mái phải ổn định, không có khe hở lớn sau khi lắp. Đầu các tấm mái tựa lên dàn ít nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN419.doc