Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su

Các đặc điểm về nghề nghiệp

Nơi công tác: NT Gò Dầu chiếm nhiều nhất với 32,41%, kế tiếp là NT Bến Củi

29,91%, NT Cầu Khởi với 29,39%, ít nhất ở XNCB với 8,29%.

Công việc đang làm: Chăm sóc cây chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 52,76%, kế tiếp là các

công nhân BVTV là 18,34%, cạo mủ 11,59%, chế biến chiếm 11,31%.

Tuổi nghề: từ 1 -20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 66,08%, tiếp theo là 11-20 năm

chiếm 23,12%, > 20 năm chiếm tỉ lệ 10,80%.

pdf32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu trên các công nhân làm công tác thu hoạch mủ cao su và chế biến mủ cao su tại các công ty cao su. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu "Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh". Qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi mong muốn đánh giá về mô hình bệnh da và các yếu tố có liên quan trên những công nhân làm công tác thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da chung và các loại bệnh da. Xác định một số đặc điểm lâm sàng và thái độ điều trị bệnh da của các công nhân. Ảnh hưởng của bệnh lên khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Tìm mối liên quan giữa bệnh da và các yếu tố dịch tễ (tuổi, giới, trình độ học vấn, tuổi nghề, loại công việc đang làm), mối liên quan giữa bệnh da và môi trường làm việc. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Đặc tính của cao su thiên nhiên Cao su thiên nhiên (CSTN) được chiết xuất từ nhựa mủ của cây cao su (Hevea brasiliensis). Khi được cạo ra từ vỏ cây cao su, mủ cao su (latex) là một chất lỏng màu trắng đục như sữa. Trong mủ cao su, ngoài thành phần chính là cao su ra, còn chứa nhiều protein, acid béo và dẫn chất enzyme, muối khoáng... Ngoài ra còn tìm thấy các vi khuẩn. Cao su là một hydrocarbon phân tử cao, cấu trúc hóa học là polymer của Isopren với công thức nguyên là (C5H8)n Các protein: trong mủ cao su có khoảng 2 – 2,7% là protein hòa tan trong nước. Theo Alenius H.(Error! Reference source not found.) thì có hơn 200 protein hay polypeptid trong mủ cao su và chỉ có khoảng ¼ trong số đó có tính kháng nguyên. Người ta đã nghiên cứu được khoảng 11 dị nguyên của mủ cao su. Ảnh hưởng của CSTN lên sức khỏe người tiếp xúc Từ lâu người ta đã biết đến bệnh do nghề nghiệp ở những công nhân trong ngành công nghiệp cao su và ở một số người sử dụng các sản phẩm làm từ CSTN. Theo các tác giả Zucker – Pinchoff B(Error! Reference source not found.), Sussman GL(Error! Reference source not found.), thì CSTN có thể gây tổn thương sức khỏe người tiếp xúc qua các phản ứng sau: + Viêm da tiếp xúc kích thích: là phản ứng hoàn toàn không liên quan dị ứng, do các hóa chất tồn đọng trong sản phẩm cao su, tác động tại chỗ trên da giống như chất ăn mòn tại chỗ với sự mất lớp da ngoài, dẫn đến đỏ, ngứa và đau, có những vết rạn nứt, bong vảy. + Viêm da tiếp xúc dị ứng: là phản ứng quá mẫn chậm (type 4) và là kết quả từ sự nhạy cảm liên quan tế bào T đến các phụ gia của CSTN (thường là Thiuram và Carbamat). Phản ứng bắt đầu trong 48 – 72 giờ sau tiếp xúc, thường dẫn đến hồng ban và mụn nước, đóng mài. + Quá mẫn tức thì (type 1) liên quan IgE là phản ứng dị ứng với các protein CSTN. Phản ứng bắt đầu trong vòng vài phút, hiếm khi trên 2 giờ. Triệu chứng có thể nhẹ như mề đay tại chỗ hay toàn thân, viêm kết mạc mũi, hoặc nặng hơn như hen phế quản, shock phản vệ, thậm chí có thể tử vong. Người ta nhận thấy rằng liều lượng dị nguyên, đường tiếp xúc và tính nhạy cảm của cá thể có ảnh hưởng đến kiểu biểu hiện và mức độ nghiêm trọng. Đặc tính của các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất cao su thiên nhiên Trong quá trình chế biến cao su có sử dụng rất nhiều hóa chất, trong đó có một số hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiếp xúc: + Ammoniac gây phỏng da, loét các ngón tay + Dung dịch KOH gây ăn mòn da + Acid sulfuric: . Kích thích hô hấp, niêm mạc mũi họng . Gây chàm vùng da hở . Làm da nhăn, mất màu . Có khi gây loét thân mình. + Dung dịch acid formic làm giảm tiết mồ hôi, da khô, mề đay, chàm, loét. Hơi acid formic làm chảy nước mũi, viêm họng, viêm phế quản. + Lưu huỳnh gây kích thích da, niêm mạc hô hấp và mắt. + Phenol gây đỏ da, sạm da, chàm, có khi hoại tử đầu ngón tay, tê tay. + Một số hóa chất phối hợp cho cao su có thể gây viêm da kích thích hoặc viêm da dị ứng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu: Tất cả công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh Dân số chọn mẫu: Tất cả công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh trong thời gian tháng 11-12/2007 Cở mẫu: Tỉ lệ p chưa biết, do chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tỉ lệ bệnh da trên công nhân thu hoạch và chế biến cao su nên ta lấy p=0,5. Cỡ mẫu tối thiểu là: 385. Dự phòng các trường hợp vắng lúc khám, chúng tôi lấy mẫu là 410. Kỹ thuật chọn mẫu: ngẫu nhiên hệ thống. Xử lý số liệu Các số liệu được thu thập sẽ được kiểm tra lại mã hóa và nhập vào máy vi tính bằng chương trình SPSS 15.0 for Window Phân tích số liệu Dùng chương trình SPSS 15.0 for Window KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số công nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời đầy đủ bảng câu hỏi là 398 người. Các đặc điểm về xã hội học Tuổi đời: tuổi đời từ 30 – 39 chiếm 36,68%, tuổi từ 40-49 chiếm 30,65%, từ 20-29 chiếm 28,39%. Nhóm tuổi từ 50-59 chỉ chiếm 4,28%. Giới: nam chiếm 47,99%; nữ chiếm 52,01%. Trình độ học vấn: đa số là cấp 2 chiếm 48,49%, nhóm mù chữ – cấp 1 chiếm 31,16%. Từ cấp 3 trở lên chiếm 20,35%. Các đặc điểm về nghề nghiệp Nơi công tác: NT Gò Dầu chiếm nhiều nhất với 32,41%, kế tiếp là NT Bến Củi 29,91%, NT Cầu Khởi với 29,39%, ít nhất ở XNCB với 8,29%. Công việc đang làm: Chăm sóc cây chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 52,76%, kế tiếp là các công nhân BVTV là 18,34%, cạo mủ 11,59%, chế biến chiếm 11,31%. Tuổi nghề: từ 1 - 20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 66,08%, tiếp theo là 11-20 năm chiếm 23,12%, > 20 năm chiếm tỉ lệ 10,80%. Các đặc điểm về môi trường làm việc Trong môi trường làm việc có tiếp xúc với: Ẩm ướt là 352 người chiếm 88,4%. Ánh nắng: 284 người chiếm 71,4%. Nóng: 259 người chiếm tỉ lệ 65,1%. Côn trùng (muỗi, kiến): 358 người chiếm tỉ lệ 89,9%. Mủ cao su tươi: 362 người chiếm tỉ lệ 91,0%. Hóa chất chế biến: 36 người chiếm tỉ lệ 9,04%. Cây cỏ (cỏ dại): 210 người chiếm tỉ lệ 52,8%. Thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, trừ bệnh cây): 73 người chiếm tỉ lệ 18,3%. Tiền sử dị ứng bản thân Có tiền sử dị ứng là 141 người chiếm 35,43%. Trong đó loại dị ứng hay gặp là thức ăn: 101 (chiếm 71,6%), thời tiết 29 người (7,3%), thuốc 5 người (1,3%), không rõ 6 người (1,5%). Tỉ lệ bệnh da chung và từng nhóm bệnh da Tỉ lệ hiện mắc bệnh da Mắc bệnh da: 264, chiếm tỉ lệ 66,33%. Trong đó: Mắc 1 bệnh: 242, Mắc 2 bệnh: 22 Tỉ lệ từng nhóm bệnh da theo chẩn đoán Bảng 1. Tỉ lệ từng nhóm bệnh da theo chẩn đoán Nhóm bệnh da Tổng số Tỉ lệ % trong tổng số bệnh Tỉ lệ % trong mẫu nghiên cứu Bệnh da nhiễm trùng 128 48,5 32,2 Nhóm bệnh da Tổng số Tỉ lệ % trong tổng số bệnh Tỉ lệ % trong mẫu nghiên cứu Bệnh da miễn dịch-dị ứng 98 37,1 24,6 Các rối loạn phần phụ của da 42 15,9 10,6 Các bệnh da khác 15 5,7 3,8 Bệnh da nhiễm trùng gồm 128 ca chiếm tỉ lệ cao nhất 48,5% trong số bệnh da và 32,2% trong mẫu nghiên cứu. Một số đặc điểm trên các công nhân bị bệnh da Tần suất các triệu chứng cơ năng thường gặp Biểu đồ 1 Triệu chứng cơ năng thường gặp .Diện tích thương tổn Diện tích thương tổn > 5% là 21 người chiếm 7,95%; từ 1 - 5% là 106 người chiếm 40,15%.; < 1% là 137 người chiếm 51,90%. Vị trí tổn thương Biểu đồ 2 Vị trí tổn thương Ảnh hưởng của bệnh lên khả năng lao động Đa số đều cho rằng bệnh không ảnh hưởng lên khả năng lao động: 232 ca (87,88%), có 32 người cho là có chiếm 12,12%. Sự liên quan giữa bệnh da và yếu tố dịch tễ Bệnh da và tuổi nghề Bảng 3. Bệnh da và tuổi nghề Bệnh da Tuổi nghề (năm) 2 Giá trị 1 – 10 (n=263) 11 – 20 (n = 92) > 20 (n = 43) p Bệnh da chung 167 (63,3) 60 (22,7) 37 (14,0) 8,481 0,014 Bệnh thường gặp -Bệnh da nhiễm trùng 86 (67,2) 32 (25,0) 10 (7,8) 7,994 0,018 -Bệnh da do miễn dịch - dị ứng 63 (64,3) 26 (26,5) 9 (9,2) 3,612 0,164 -Các rối loạn phần phụ 31 (73,8) 9 (21,4) 2 (4,8) 3,973 0,137* của da -Các bệnh da khác 11 (73,3) 2 (13,3) 2 (13,3) 0,886 0,644* Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher Bệnh da chung có liên quan với tuổi nghề với 2 (2) = 8,481, p<0,05; OR=0,93; 95%CI= 0,56 – 1,53 Bệnh da nhiễm trùng có liên quan với tuổi nghề 2 (2) = 7,994, p< 0,05; OR=0,93; 95%CI= 0,51 – 1,68 Bệnh da và tiền sử dị ứng bản thân Bảng 4. Bệnh da và tiền sử dị ứng bản thân Tiền sử dị ứng bản thân Bệnh da Có (n = 141) Không (n = 257) 2 Giá trị p Bệnh da chung 112 (42,4) 152 (57,6) 16,782 <0,001 Bệnh da chung có liên quan với tiền sử dị ứng bản thân với 2(1)=16,782, p<0,001; OR= 2,67; 95%CI=1,65 – 4,30. Sự liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố môi trường, nghề nghiệp Bệnh da và môi trường ẩm ướt Bảng 5. Bệnh da và môi trường ẩm ướt Môi trường ẩm ướt Bệnh da Có (n = 358) Không (n = 40) 2 Giá trị p Bệnh da chung 235 (89,0) 29 (11,0) 0,252 0,616 Bệnh thường gặp - Bệnh da nhiễm trùng 120 (93,8) 8 (6,3) 5,701 0,017 - Bệnh da do miễn dịch-dị ứng 85 (86,7) 13 (13,3) 0,829 0,363 - Các rối loạn 41 1 (2,4) 3,787 0,051* Môi trường ẩm ướt Bệnh da Có (n = 358) Không (n = 40) 2 Giá trị p phần phụ của da (97,6) - Các bệnh da khác 14 (93,3) 1 (6,7) 0,303 0,582* Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher Bệnh da nhiễm trùng có liên quan với ẩm ướt, 2(1)=5,701, p< 0,05; OR=2,74; 95% CI=1,176 Bệnh da và ánh nắng Bảng 6. Bệnh da và ánh nắng Ánh nắng Bệnh da Có (n =284) Không (n = 114) 2 Giá trị p Bệnh da chung 186 (70,5) 78 (29,5) 0,312 0,576 Bệnh thường gặp - Bệnh da nhiễm trùng 101 (78,9) 27 (21,1) 8,532 0,004 - Bệnh da do miễn dịch-dị ứng 66 (67,3) 32 (32,7) 0,723 0,395 - Các rối loạn phần phụ của da 34 (81,0) 8 (19,0) 2,644 0,104 - Các bệnh da khác 8 (53,3) 7 (46,6) 2,24 0,134 Bệnh da nhiễm trùng có liên quan với ánh nắng với 2(1) =8,532, p < 0,05; OR= 2,24; 95%CI= 1,30-3,88. Bệnh da và nóng Bảng 7. Bệnh da và nóng Nóng Bệnh da Có (n =259) Không (n = 139) 2 Giá trị p Bệnh da chung 173 (65,5) 91 (34,5) 0,071 0,789 Bệnh thường gặp - Bệnh da nhiễm trùng 92 (71,9) 36 (28,1) 4,431 0,035 - Bệnh da do miễn dịch-dị ứng 70 (71,4) 28 (28,6) 2,202 0,121 - Các rối loạn phần phụ của da 26 (61,9) 16 (38,1) 0,291 0,590 - Các bệnh da khác 12 (80,0) 3 (20,0) 1,474 0,225* Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher Bệnh da nhiễm trùng có liên quan với nóng với 2 (1) = 4,431, p<0,05; OR= 1,74; 95%CI=1,04 – 2,91. Bệnh da và mủ cao su tươi Bảng 8. Bệnh da và mủ cao su tươi Mủ cao su tươi Bệnh da Có (n=362) Không (n = 36) 2 Giá trị p Bệnh da chung 246 (93,2) 18 (6,8) 4,732 0,029 Bệnh thường gặp - Bệnh da nhiễm trùng 116 (90,6) 12 (9,4) 2,564 0,111 - Bệnh da do miễn dịch-dị ứng 96 (97,9) 2 (2,1) 4,765 0,029* - Các rối loạn phần 40 (95,2) 2 (4,8) 0,331 0,564* phụ của da - Các bệnh da khác 15 (100,0) 0 1,162 0,281* Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher Bệnh da chung có liên quan với mủ cao su tươi với 2 (1) = 4,732, p< 0,05; OR= 2,12; 95%CI= 1,06 – 4,23.- Bệnh da do miễn dịch - dị ứng có liên quan với mủ cao su tươi với 2(1) = 5,603, p < 0,05; OR= 5,12; 95%CI= 1,15 – 22,77. Bệnh da và hóa chất chế biến Bệnh da chung không có liên quan với hóa chất chế biến với 2 (1) = 0,250, p > 0,05. Từng nhóm bệnh da cũng không có liên quan với hóa chất chế biến với p > 0,05. Bệnh da và thuốc BVTV Bảng 9. Bệnh da và thuốc BVTV Thuốc BVTV Bệnh da Có (n = 73) Không (n = 325) 2 Giá trị p Bệnh da chung 56 (21,2) 208 (78,8) 4,314 0,038 Thuốc BVTV Bệnh da Có (n = 73) Không (n = 325) 2 Giá trị p Bệnh thường gặp -Bệnh da nhiễm trùng 21 (16,4) 107 (83,6) 1,701 0,192 -Bệnh da do miễn dịch - dị ứng 22 (22,4) 76 (77,6) 0,746 0,388 -Các rối loạn phần phụ của da 7 (16,7) 35 (83,3) 0,290 0,590 -Các bệnh da khác 6 (40,0) 7 (60,0) 4,145 0,042 Nhận xét: Bệnh da chung có liên quan với thuốc BVTV với 2(1)=4,314, p<0,05; OR= 1,85; 95%CI=1,02 – 3,33. BÀN LUẬN Một số yếu tố về dịch tễ học Các đặc điểm về xã hội học Đa số công nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở độ tuổi từ 30 – 39 tuổi chiếm 36,68% và 40 – 49 tuổi chiếm 30,65%. Nhóm tuổi từ 50 – 59 tuổi chỉ chiếm 4,28%. Khác với trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thùy(Error! Reference source not found.) do công nhân của họ đa số ở độ tuổi 21 – 30 chiếm 50,52%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam chiếm tỉ lệ 47,99% và nữ chiếm 52,01%, gần giống với nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá(Error! Reference source not found.) ở tỉ lệ nam là 44,4% và nữ là 55,6%. Đa số công nhân có trình độ học vấn cấp 2 chiếm 48,49%. Công nhân có trình độ từ cấp 3 trở lên chỉ có 20,35%. Điều này có thể do các công việc đa số là thủ công cho nên Công ty Cao su Tây Ninh không cần tuyển công nhân có trình độ học vấn cao. Các đặc điểm về nghề nghiệp Nơi công tác: đa số công nhân ở các nông trường chiếm đa số với 365 người chiếm tỉ lệ 91,71%. Ở tại xí nghiệp chế biến chỉ có 33 người chiếm tỉ lệ 8,29%. Tỉ lệ bệnh da cao hơn ở nhóm công nhân chăm sóc (tỉ lệ 56,06%), sau đó đến nhóm công nhân BVTV (tỉ lệ 21,21%) và nhóm cạo mủ (tỉ lệ là 14,49%), thấp nhất ở nhóm công nhân chế biến (tỉ lệ bệnh da là 8,33%). Tuổi nghề: tuổi nghề từ 1 – 10 năm là 66,08%; từ 11 – 20 năm là 23,12%; > 20 năm là 10,8%. Kết quả này khác với kết quả của Dương Văn Tuấn, Trương Bình Minh nghiên cứu trên công nhân luyện kim màu có tuổi nghề chủ yếu từ 11 – 20 năm (41,70%)(Error! Reference source not found.). Điều này có thể do công nhân cao su thường nghỉ việc sớm do điều kiện lao động quá cực nhọc, nên công ty thường tuyển lao động mới cho nên tuổi nghề từ 1 – 10 năm chiếm đa số. Các đặc điểm về môi trường làm việc: Các đặc điểm về môi trường làm việc của mẫu nghiên cứu như sau Môi trường ẩm ướt do nước mưa, nước sương là 358 người chiếm tỉ lệ 89,9%. Đa số các công nhân thu hoạch đều phải làm việc trong môi trường ẩm ướt do họ phải cạo mủ ngoài trời và phải đi cạo sớm từ 3 – 4 giờ sáng. Tỉ lệ môi trường ẩm ướt của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá năm 2002(Error! Reference source not found.) (tỉ lệ ngập nước ẩm ướt thường xuyên là 12,2%) nhưng thấp hơn trong nghiên cứu của GruŠnder K, Kroker A (201 công nhân đều làm việc trong môi trường ẩm ướt). Tiếp xúc với ánh nắng: có 284 người chiếm tỉ lệ 71,4%. Đây là các công nhân thu hoạch được phân công làm công tác chăm sóc, làm cỏ cho lô cây non của đội vào buổi chiều phải làm việc dưới trời nắng và một số công nhân XNCB làm việc ở bồn tiếp nhận mủ ngoài trời. Tỉ lệ này của chúng tôi cũng cao hơn của Huỳnh Văn Bá năm 2002 tại nông trường sông Hậu(Error! Reference source not found.). Tỉ lệ của tác giả này là 8,7%. Làm việc trong môi trường nóng là 259 người chiếm tỉ lệ 65,1%. Môi trường nóng là công nhân làm việc ngoài trời nắng nóng hoặc ở những nơi tiếp xúc với nóng nhiều hơn các công nhân khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở những người công nhân làm trong các XNCB và các công nhân thu hoạch được phân công chăm sóc lô cây non. Tỉ lệ làm việc trong môi trường nóng của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá(Error! Reference source not found.) (8,7%) và nghiên cứu của Yu- Hsuan Shao (11,87%). Tiếp xúc với côn trùng: 358 người có tiếp xúc với côn trùng chiếm tỉ lệ 89,9%. Hầu hết công nhân thu hoạch đều có tiếp xúc với côn trùng như muỗi, kiến, sâu bọ do phải thường xuyên cạo mủ lúc còn tối và thường gặp phải kiến, sâu bọ trên các cây cao su, lá khô, cỏ dại. Tiếp xúc với mủ cao su tươi: 362 người chiếm tỉ lệ 91%. Đây là những công nhân thu hoạch và những công nhân tiếp nhận mủ tươi ở các XNCB. Tiếp xúc với hóa chất chế biến: có 36 người chiếm tỉ lệ 9,04%. Đây là những công nhân làm trong các XNCB, họ phải tiếp xúc với mủ cao su được thêm vào các hóa chất theo quy trình sản xuất cao su. Tiếp xúc với cỏ dại: có 210 người chiếm tỉ lệ 52,8%. Đây là những công nhân thu hoạch được phân công chăm sóc lô cây non của đội vào buổi chiều. Tiếp xúc thuốc BVTV: có 73 người với tỉ lệ là 18,3%; đây là những công nhân thu hoạch được phân công thêm công tác BVTV, trực tiếp phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh cho cây cao su trong lô. Tỉ lệ của chúng tôi cũng cao hơn của tác giả Huỳnh Văn Bá năm 2002(Error! Reference source not found.) (Tỉ lệ trong mẫu nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá là 10,4%) nhưng thấp hơn trong nghiên cứu của Guo YL (65.94%). Tiền sử dị ứng của bản than Tiền sử dị ứng của bản thân là 141 người chiếm 35,43%, trong đó phổ biến nhất là dị ứng thức ăn (71,6%) và thời tiết (7,3%). Tỉ lệ bệnh da chung và từng nhóm bệnh da Tỉ lệ hiện mắc bệnh da Tỉ lệ hiện mắc bệnh da ở công nhân thu hoạch và chế biến ở Công ty Cao su Tây Ninh là 66,33% cao hơn các nghiên cứu của Hyesook Park(Error! Reference source not found.) trong các nông dân ở Iowa là 11%. Tỉ lệ từng nhóm bệnh da theo chẩn đoán So sánh cụ thể các nhóm bệnh da hay gặp với các tác giả trong nước và với các tác giả khác trên thế giới thì chúng tôi ghi nhận như sau: Tỉ lệ bệnh da nhiễm trùng của chúng tôi là 48,5% cao hơn so với các nghiên cứu của Nguyễn Văn Thùy là 38,78%(Error! Reference source not found.), của Dương Văn Tuấn là 25,44%(Error! Reference source not found.), của Trần Thị Liên, Lê Minh Thoa là 26,03%(Error! Reference source not found.), của Đỗ Hàm là 33,33%(Error! Reference source not found.), của Lê ăn Khoa là 28.88%(Error! Reference source not found.), của Spiewak R ở nông dân Ba lan là 10%. Tuy nhiên thấp hơn của Huỳnh Văn Bá là 56%(Error! Reference source not found.),của Kuruvila M, Dubey S trên công nhân xây dựng ở Mangalore, An độ là 89,72%. Có thể do nhóm công nhân của chúng tôi phải làm việc dưới trời nắng nóng, có tiếp xúc nhiều với ẩm ướt, đất đai, cây cỏ, là nơi có chứa nhiều vi sinh vật, đồng thời trong quá trình làm việc thường có những xây xát trên da dễ làm cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập vào da.. Nhóm bệnh da do miễn dịch dị ứng của chúng tôi là 37,1% cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thùy là 12,17%(Error! Reference source not found.), Dương Văn Tuấn là 30,67%(Error! Reference source not found.), Đỗ Hàm là 28,89%(Error! Reference source not found.), Huỳnh Văn Bá là 32%(Error! Reference source not found.) và thấp hơn Trần Thị Liên, Lê Minh Thoa là 58%(Error! Reference source not found.), Lê Văn Khoa là 41,83%(Error! Reference source not found.). Điều này có thể do công nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với cao su và các hóa chất trong chế biến cao su mà nhiều tác giả cho rằng có thể gây dị ứng cho người tiếp xúc như Alenius H.(Error! Reference source not found.), Pumphrey(Error! Reference source not found.). Nhóm bệnh nhân rối loạn phần phụ của da là 15,9%. Các bệnh rối loạn phần phụ của da gồm các rối loạn lông, tóc, móng (ngoại trừ viêm nấm do nhiễm trùng), tuyến bã, tuyến mồ hôi. Không thấy các tác giả trong nước ghi nhận về nhóm bệnh này. Tỉ lệ này cao hơn của các tác giả nước ngoài như Bak H, Ahn SK là 10,8%(Error! Reference source not found.) Nhóm các bệnh khác của da bao gồm các rối loạn về sắc tố da (tăng hay giảm sắc tố da), rối loạn về biệt hóa tế bào sừng... trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 5,7% thấp hơn nhiều đối với Dương Văn Tuấn là 22,91%(Error! Reference source not found.), Đỗ Hàm là 37,77%(Error! Reference source not found.), Lê Văn Khoa là 22,93%(Error! Reference source not found.). Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận được tỉ lệ bệnh da trong các nhóm khác như bệnh vẩy nến, bệnh bóng nước, ung thư da. Có thể do tần suất lưu hành của các bệnh này thấp hơn nên không hiện diện trong mẫu nghiên cứu. Một số đặc điểm trên các công nhân bị bệnh da Triệu chứng, diện tích tổn thương và vị trí tổn thương Trong 264 bệnh da của chúng tôi thì ngứa chiếm nhiều nhất với 158 trường hợp (59,85%), kế tiếp là không triệu chứng 64 trường hợp (24,24%), đau là 37 trường hợp (14,02%) và các triệu chứng khác như rịn nước, tê là 5 trường hợp (1,89%). Do bệnh da của chúng tôi đa số là bệnh nhiễm trùng nên triệu chứng thường gặp nhất là ngứa và đau, phù hợp với các nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá (2002) trên nông dân bệnh da nhiễm trùng chiếm đa số và ngứa nhiều nhất, đến 89%(Error! Reference source not found.). Triệu chứng ngứa cũng gặp nhiều nhất trong các nghiên cứu của các tác giả khác như Lê Văn Khoa(Error! Reference source not found.) có 68,36% ngứa, Jungbauer FH thấy 44% có ngứa(Error! Reference source not found.). Về diện tích tổn thương, đa số công nhân có diện tích tổn thương< 5% diện tích da: 243 trường hợp chiếm 92,05%. Diện tích tổn thương >5% diện tích da chỉ có 21 trường hợp chiếm 7,95%. Do diện tích tổn thương nhỏ nên đa số công nhân không vội đi điều trị. Về vị trí tổn thương: trên một bệnh nhân có thể gặp 1 hay nhiều vị trí tổn thương. Vị trí hay gặp nhất là cánh tay, cẳng tay 79 trường hợp (29,42%), bàn tay là 58 trường hợp (21,97%). Đùi, cẳng chân là 56 trường hợp (21,21%), bàn chân là 55 trường hợp (20,83%). Đầu mặt cổ là 52 trường hợp (19,7%), lông tóc móng 31 trường hợp (11,74%). Các vị trí khác như lưng, ngực, bụng, vùng kẽ chỉ chiếm 19,32%. Kết quả này giống với nghiên cứu của Jungbauer FH(Error! Reference source not found.) (tổn thương ở bàn chân là 50%, ở bàn tay là 33%) nhưng khác Lê Văn Khoa(Error! Reference source not found.) (tổn thương đầu mặt cổ chiếm 33,12%) Điều này cũng phù hợp với tính chất công việc và bệnh thường gặp của công nhân. Ảnh hưởng của bệnh da lên khả năng lao động Đa số công nhân lại cho rằng bệnh không ảnh hưởng lên khả năng lao động chiếm 232 người (tỉ lệ 87,88%), chỉ có 32 người cho là có ảnh hưởng (12,12%). Điều này còn phụ thuộc vào quan niệm của công nhân cho rằng bệnh da là bệnh nhẹ, không quan trọng, đồng thời các bệnh da tại đây có diện tích tổn thương nhỏ (thường < 5% diện tích da) nên họ vẫn làm việc, không nghỉ sợ ảnh hưởng đến tiền lương. Sự liên quan giữa bệnh da và yếu tố dịch tễ Sự liên quan giữa bệnh da và tuổi nghề Tỉ lệ hiện mắc của bệnh da có liên quan vói tuổi nghề với p<0.05. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh da bị giảm theo tuổi nghề. Tỉ lệ bệnh da từ 63,3% ở nhóm 1- 10 năm giảm xuống 22,7% ở nhóm 11-20 năm và còn 14% ở nhóm trên 20 năm. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hùng và cộng sự trong công ty dệt Hà Nội (ở nhóm 1 – 10 năm là 49,43%, nhóm 11 – 20 năm là 33,46%, nhóm 21 – 30 năm là 17,11%). Điều nầy có thể do nhóm bệnh phổ biến của công nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là bệnh da nhiễm trùng và bệnh da do miễn dịch dị ứng khác với bệnh da phổ biến trong các nghiên cứu của họ chủ yếu là bệnh xạm da. Điểm khác biệt khác là công nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có tuổi đời đa số từ 1 – 10 năm và đa số nghỉ việc sớm do điều kiện làm việc vất vả. Khi xét từng nhóm bệnh cụ thể ta thấy nhóm bệnh da nhiễm trùng có liên quan với tuổi nghề với p<0,05. Tỉ lệ bệnh giảm dần khi tuổi nghề càng cao. Điều nầy có vẻ bất hợp lý nhưng lại phù hợp với thực tế là tại Công ty Cao su Tây Ninh các công nhân hưởng lương theo sản phẩm nên các công nhân mới vào làm thường còn trẻ tuổi hơn nên họ cố gắng làm việc nhiều hơn, đuợc phân công những công việc nặng nhọc hơn, cho nên họ cũng có nhiều nguy cơ bị bệnh da hơn. Sự liên quan giữa bệnh da và tiền sử bệnh dị ứng. Tỉ lệ hiện mắc bệnh da có liên quan với tiền sử dị ứng bản thân với p<0,001; OR=2,67; 95%CI=1,65 – 4,30. Các công nhân có tiền sử dị ứng có tỉ lệ mắc bệnh da cao hơn. Điều nầy cũng phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá(Error! Reference source not found.), Hyesook Park(Error! Reference source not found.). Dickel và cộng sự(Error! Reference source not found.) nhận thấy người có tình trạng viêm da cơ địa bị BDNN nhiều hơn những người khác. Sự liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố môi trường, nghề nghiệp Sự liên quan giữa bệnh da và môi trường ẩm ướt Tỉ lệ hiện mắc bệnh của bệnh da không liên quan với điều kiện ẩm ướt với p>0,05. Tuy nhiên nếu xét riêng từng nhóm bệnh da thì lại thấy nhóm bệnh da nhiễm trùng lại có liên quan với điều kiện ẩm ướt với p<0,05; OR= 2,74; 95% CI=1,17 – 6,43. GruŠnder K, Kuruvila M nhận thấy môi trường ẩm ướt làm tăng bệnh da nhiễm trùng.. Sự liên quan gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf119_555.pdf
Tài liệu liên quan