Tỉ lệ khò khè ở học sinh 6 –7 tuổi

Mối liên quan giữa “khò khè trong 12 tháng qua” và hút thuốc lá thụ động: Tổng

số điếu thuốc những người sống chung nhà với trẻ hút trung bình mỗi ngày tăng

lên một mức thì nguy cơ bị “khò khè trong 12 tháng qua” tăng 60%, OR = 1,6

(khoảng tin cậy 95% là 1,3 –1,9), với p< 0,001.

Mối liên quan giữa khò khè trong 12 tháng qua và tiền sử bệnh suyễn và dị ứng

(chàm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang) của gia đình: Hầu hết các tiền sử bệnh dị

ứng của gia đình đều làm tăng nguy cơ bị khò khè trong 12 tháng qua ở trẻ, trừ

tiền căn suyễn ở mẹ, viêm mũi dị ứng ở mẹ, viêm xoang ở mẹ và viêm xoang ở

anh em, chúng tôi chưa ghinhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó, đáng

ghi nhận tiền sử suyễn ở cha và suyễn ở anh em làm gia tăng nguy cơ bị khò khè

trong 12 tháng qua ở trẻ lên lần lượt 7,3 và 4,4 lần.

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỉ lệ khò khè ở học sinh 6 –7 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈ LỆ KHÒ KHÈ Ở HỌC SINH 6 – 7 TUỔI TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Tỉ lệ suyễn đang gia tăng tại các nước, nhất là các nước đang phát triển. Tại Tiền Giang chưa có nghiên cứu nào về độ lưu hành suyễn và triệu chứng suyễn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ khò khè và mô tả đặc điểm những trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn về gánh nặng của bệnh và thói quen điều trị ở học sinh 6- 7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Có tổng cộng 940 học sinh tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua là 9%, tỉ lệ từng khò khè là 33,2% và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn là 2,2%. Từ đó có thể dự đoán được tỉ lệ suyễn chưa được chẩn đoán ở mức khá cao. 21 trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn có những đặc điểm như sau: Tỉ lệ nhập viện và tỉ lệ vào cấp cứu vì suyễn trong năm qua tương đương nhau là 19%; tỉ lệ nghỉ học vì suyễn trong năm qua là 29%, số ngày nghỉ học vì suyễn trung bình trong năm qua là 6,8 ngày. Nơi điều trị mỗi khi trẻ lên cơn suyễn thường gặp nhất là bệnh viện/ trung tâm y tế (57%) và phòng khám tư nhân (52%), có 24% trẻ được cha mẹ tự mua thuốc uống mỗi khi lên cơn suyễn. Mặt khác, có 57% trẻ khi lên cơn suyễn được điều trị thuốc dạng tiêm chích và chỉ có 48% trẻ được phun hoặc xịt thuốc mỗi khi lên cơn suyễn. Kết luận: Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua ở học sinh 6– 7 tuổi tại Tiền Giang ở mức trung bình cao và tỉ lệ suyễn chưa được chẩn đoán ở Tiền Giang ở mức khá cao. ABSTRACT THE PREVALENCE OF WHEEZING AMONG 6 - 7 YEAR-OLD SCHOOLCHILDREN IN TIEN GIANG IN 2007 Huynh Cong Thanh, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 88 - 93 Background - Objectives: The prevalence of asthma has been increasing in many countries, especially in developing countries. In Tien Giang, there hasn’t been any survey of the prevalence of asthma and asthma symptoms. Objectives: To determine the prevalence of wheezing and characteristic features of physician- diagnosed asthma among 6-7 year-old schoolchildren in Tien Giang province Method: Cross-sectional survey Results: 940 schoolchildren joined in our survey. Wheezing in the last 12 months 9%; ever wheezing 33.2% and physician - diagnosed asthma 2.2%. Prevalence of undiagnosed asthma was estimated at high level. 21 cases of physician - diagnosed asthma have some characteristic features: admission magnitude due to asthma and the rate of emergency room visits in the last year was 19%; school absences due to asthma in last year were 29% while mean days of missing school due to asthma came to 6.8 days. The most common places of choice for treatment asthma attacks were in hospital or health center (57%) and clinical cabinet (52%), 24% of patients taken orally administered drug self-treated from pharmacies for treatment asthma attacks, 57% of patients were injected and only 48% of patients got nebulized or sprayed medicine when having asthma attacks. Conclusion: The prevalence of wheezing in the last 12 months among 6–7 year- old schoolchildren in Tien Giang was at moderate – high level and the prevalence of undiagnosed asthma was rather high. ĐẶT VẤN ĐỀ Suyễn là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất trên thế giới. Với độ lưu hành cao và ngày càng gia tăng tại nhiều nước, đặc biệt ở trẻ em, suyễn hiện là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mang tính toàn cầu, là gánh nặng y tế và kinh tế của tất cả các quốc gia (3). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về độ lưu hành suyễn trẻ em đã được thực hiện ở một số nơi từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu này sử dụng những định nghĩa suyễn khác nhau nên khó sử dụng để so sánh độ lưu hành giữa các vùng trong nước cũng như khó tìm ra một con số thuyết phục về độ lưu hành suyễn chung cho cả nước. Những năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Hà Nội đã có những điều tra tỉ lệ suyễn và các triệu chứng suyễn theo mẫu bộ câu hỏi được chuẩn hóa của nghiên cứu ISAAC (International Study of Asthma and Allergies in childhood – Nghiên cứu Quốc tế về Suyễn và bệnh Dị ứng ở Trẻ em) (1). Tại Tiền Giang, hiện chưa có một số liệu nào về độ lưu hành suyễn. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm cung cấp một vài số liệu cơ bản về bệnh suyễn ở trẻ em Tiền Giang. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tỉ lệ khò khè và mô tả đặc điểm những trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn về gánh nặng của bệnh và thói quen điều trị ở học sinh 6- 7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu cụ thể - Xác định các tỉ lệ khò khè và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn ở học sinh 6-7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. - Xác định tỉ lệ các đặc điểm (nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học trong năm qua, yếu tố nghi khởi phát cơn suyễn, nơi điều trị và dạng thuốc điều trị mỗi khi lên cơn suyễn) của những trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn ở học sinh 6- 7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. - Thăm dò mối liên quan giữa giới tính, địa dư, cân nặng lúc sinh, bú mẹ, số người trong nhà, khói thuốc lá, tiền sử bệnh dị ứng của gia đình với khò khè và suyễn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ học sinh 6-7 tuổi sống tại tỉnh Tiền Giang. Dân số chọn mẫu Học sinh 6- 7 tuổi sống tại tỉnh Tiền Giang tại thời điểm nghiên cứu. Cỡ mẫu Chọn khoảng tin cậy 95% a: xác suất sai lầm loại 1 (a = 0,05) Z (1-a/2) = 1,96 (tra từ bảng phân phối chuẩn) d: Độ chính xác mong muốn p: Theo nghiên cứu của Bạch Văn Cam và cộng sự tại TPHCM vào năm 2001 (2): “Từng bị khò khè”: p1 = 0,325 ® n1 = 338 “Khò khè 12 tháng qua”: p2 = 0,17 ® n2 = 217 “Đã từng được chẩn đoán suyễn”: p3 = 0,045 và d = 0,02 ® n3 = 413. Vì vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu lớn nhất là n = 413. Cỡ mẫu hiệu chỉnh (vì chọn mẫu cụm) với ảnh hưởng thiết kế là 2: N = 2 x n = 2 x 413 = 826. Tuy nhiên, vì công cụ thu thập số liệu là bảng câu hỏi do cha mẹ trẻ tự điền, nên chắc chắn sẽ có 1 tỉ lệ cha mẹ trẻ không phản hồi. Trong nghiên cứu của Bạch Văn Cam và cộng sự, tỉ lệ phản hồi là 92,3% nên cần phải điều chỉnh cỡ mẫu lớn hơn: N’ = N/ 0,923 = 895. Chúng tôi chọn cỡ mẫu khoảng 1.000 trẻ. Phương pháp chọn mẫu Lấy mẫu 2 bậc và lấy mẫu cụm theo các bước: - Bước 1: Lập danh sách tất cả các lớp 1 và 2 trong tỉnh và đánh số thứ tự lớp. - Bước 2: Lấy mẫu bậc 1, tức là chọn ngẫu nhiên 30 lớp từ danh sách tất cả các lớp 1 và 2 trong tỉnh. Điều tra tất cả học sinh trong lớp được chọn. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí đưa vào Toàn bộ học sinh đang học lớp 1-2 của 30 cụm học sinh thuộc các trường tiểu học trong tỉnh Tiền Giang năm 2007. Tiêu chí loại trừ - Học sinh lớp 1 và 2 nhưng ngoài độ tuổi 6-7 tính tới thời điểm thực hiện nghiên cứu. - Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Người trả lời không phải là cha mẹ trẻ. - Phiếu trả lời thiếu thông tin. Thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu Gửi bộ câu hỏi cho cha mẹ trẻ tự điền. 7 ngày sau quay lại thu phiếu. Công cụ thu thập số liệu Là bộ câu hỏi do cha mẹ trẻ tự điền, gồm 27 câu trong đó có 8 câu hỏi đã được chuẩn hóa, được nghiên cứu ISAAC sử dụng trên toàn thế giới và 19 câu hỏi bổ sung tìm hiểu về những yếu tố liên quan đến suyễn, khò khè và những câu hỏi về gánh nặng của bệnh cũng như thói quen điều trị. Xử lý dữ liệu Các dữ liệu nhập bằng phần mềm EpiData 3.0. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0. KẾT QUẢ: Mô tả đặc tính chung của mẫu nghiên cứu Có tất cả 1023 học sinh 6 – 7 tuổi được gửi phiếu tham gia, trong đó có 940 phiếu phản hồi. Tỉ lệ phản hồi đạt 91,9%. Trong 940 học sinh tham gia nghiên cứu, một số đặc tính chung được ghi nhận là: nam chiếm 50,7%; sống ở nông thôn chiếm 81,8%. Tỉ lệ khò khè và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn: Từ 940 học sinh tham gia nghiên cứu, chúng tôi thu được một số tỉ lệ khò khè và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn như sau: Bảng 1: Tỉ lệ khò khè và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn Biến số Tần suất (N = 940) Tỉ lệ (%) Khoảng tin cậy 95% Từng khò khè 312 33,2 30,2 – 36,2 Khò khè trong 12 tháng qua 85 9 7,2 - 10,9 Khò khè nặng giới hạn lời nói trong 12 tháng qua 15 1,6 0,8 - 2,4 Khò khè liên quan gắng sức trong 12 tháng qua 61 6,5 4,9- 8,1 Khò khè ≥ 4 cơn trong 12 tháng qua 31 3,3 2,2 – 4,4 Thức giấc do khò khè > 1 đêm/ tuần trong 12 tháng qua 7 0,7 0,2 – 1,3 Ho khan về đêm trong 12 tháng qua 246 26,2 23,4 – 29 Từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn 21 2,2 1,3 - 3,2 Khi so sánh tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn ở từng huyện thị, chúng tôi có kết quả: Bảng 2: Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn phân bố theo từng huyện thị Huyện thị (N) Khò khè trong 12 tháng qua % (n) Từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn % (n) Cái Bè (236) 10,2 (24) 3,8 (9) Cai Lậy (125) 8,8 (11) 0 (0) Châu Thành (187) 10,2 (19) 1,1 (2) Chợ Gạo (40) 2,5 (1) 0 (0) Gò Công Đông (114) 11,4 (13) 1,8 (2) Gò Công Tây (22) 0 (0) 0 (0) Thành phố Mỹ Tho (137) 8 (11) 4,4 (6) Tân Phước (22) 18,2 (4) 4,6 (1) Thị xã Gò Công (57) 3,5 (2) 1,8 (1) Đặc điểm của các trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn Trong 21 trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn, độ tuổi trung bình được bác sĩ chẩn đoán là 30,8 tháng. Về gánh nặng của bệnh: Có 6 học sinh phải nghỉ học vì suyễn trong năm qua chiếm tỉ lệ 29%, trong đó trung bình số ngày nghỉ học vì suyễn trung bình trong năm qua là 6,8 ngày. Có 4 trường hợp nhập viện vì suyễn trong năm qua chiếm tỉ lệ 19%, 4 trường hợp vào cấp cứu vì suyễn trong năm qua chiếm tỉ lệ 19%. Các yếu tố nghi khởi phát cơn suyễn thường gặp là: thay đổi thời tiết (95%), gắng sức (48%), nhiễm khuẩn hô hấp (38%). Về thói quen điều trị: Nơi điều trị mỗi khi trẻ lên cơn suyễn thường gặp là bệnh viện/ trung tâm y tế (57%), phòng khám tư nhân (52%), có đến 24% cha mẹ tự mua thuốc để điều trị cho trẻ mỗi khi lên cơn suyễn. Về loại thuốc điều trị, có đến 57% trẻ được tiêm thuốc và chỉ có 48% được phun hoặc xịt thuốc mỗi khi lên cơn suyễn. Mối liên quan giữa giới tính, địa dư, cân nặng lúc sinh, bú mẹ, số người sống chung trong nhà, khói thuốc lá và tiền sử bệnh dị ứng của gia đình với khò khè và suyễn Mối liên quan giữa “khò khè trong 12 tháng qua” và hút thuốc lá thụ động: Tổng số điếu thuốc những người sống chung nhà với trẻ hút trung bình mỗi ngày tăng lên một mức thì nguy cơ bị “khò khè trong 12 tháng qua” tăng 60%, OR = 1,6 (khoảng tin cậy 95% là 1,3 – 1,9), với p< 0,001. Mối liên quan giữa khò khè trong 12 tháng qua và tiền sử bệnh suyễn và dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang) của gia đình: Hầu hết các tiền sử bệnh dị ứng của gia đình đều làm tăng nguy cơ bị khò khè trong 12 tháng qua ở trẻ, trừ tiền căn suyễn ở mẹ, viêm mũi dị ứng ở mẹ, viêm xoang ở mẹ và viêm xoang ở anh em, chúng tôi chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó, đáng ghi nhận tiền sử suyễn ở cha và suyễn ở anh em làm gia tăng nguy cơ bị khò khè trong 12 tháng qua ở trẻ lên lần lượt 7,3 và 4,4 lần. Mối liên quan giữa giới tính, địa dư, cân nặng lúc sinh, số người trong nhà với khò khè và suyễn: không có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Tỉ lệ khò khè và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua ở học sinh 6 – 7 tuổi tại Tiền Giang là 9%, ở mức trung bình – cao. Khi so sánh với các nơi khác, chúng tôi nhận thấy: Bảng 3: So sánh tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua ở trẻ 6 – 7 tuổi giữa các nơi trong nước và trên thế giới Nơi nghiên cứu (năm) Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua (%) Việt Nam Tiền Giang (2007) 9 TPHCM (2001) (2) 17 Hà Nội (1999) (5)* 14,9 Vùng Châu Á- Thái Bình Dương (chung) 9,6 Bandung, Indonesia 4,1 Hồng Kông 9,1 Đài Bắc, Đài Loan 9,6 Fukuoka, Nhật Bản 11,3 Châu Đại Dương 24,6 Nam Á (Ấn Độ) 5,6 Toàn cầu 11,8 *: Độ tuổi nghiên cứu là 5 – 11 Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua ở Tiền Giang thấp hơn ở TPHCM (17%) và Hà Nội (14,9%). Điều này cũng hợp lý bởi vì TPHCM và Hà Nội là 2 đô thị lớn nhất của Việt Nam, là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao nhất, sự thay đổi lối sống theo kiểu “Tây phương” nhiều nhất và mức độ ô nhiễm môi trường cũng thuộc hàng cao nhất cả nước. Nhưng 9% cũng không phải là một tỉ lệ thấp, con số này thuộc hàng trung bình – cao. Con số này cũng góp phần giảm bớt sự hoài nghi và góp một tiếng nói chung rằng: Tỉ lệ suyễn ở Việt Nam không hề thấp mà ở mức cao, ngang với những nước đã phát triển và thuộc hàng cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương Khi so sánh với kết quả của những nơi khác trên thế giới, tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua của chúng tôi tương đương với tỉ lệ ở Hồng Kông, Đài Bắc và tỉ lệ chung của vùng Châu Á Thái Bình Dương, cao hơn Indonesia (có tỉ lệ thấp nhất vùng Châu Á – Thái Bình Dương) nhưng thấp hơn Nhật Bản (có tỉ lệ cao nhất vùng Châu Á - Thái Bình Dương), thấp hơn nhiều so với Châu Đại Dương (có tỉ lệ cao nhất thế giới). Kết quả ISAAC giai đoạn I đã cho thấy trên thế giới, tỉ lệ khò khè 12 tháng qua ở độ tuổi 6- 7 thay đổi đáng kể, khác nhau đến 5 lần giữa các quốc gia, từ 4,1% ở Indonesia đến 32,1% ở Costa Rica. Người ta nhận thấy tỉ lệ này thấp hơn ở những nước đang phát triển so với những nước giàu có và cao nhất ở các nước nói tiếng Anh. Người ta nghĩ có thể là do yếu tố môi trường(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 21 trẻ đã từng được bác sĩ chẩn đoán là suyễn, chiếm tỉ lệ 2,2%. Trong nghiên cứu dịch tễ, có thể xem khò khè 12 tháng qua là suyễn hiện hành còn từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn là tỉ lệ suyễn cộng dồn. Với kết quả như trên, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ khò khè 12 tháng qua của chúng tôi (9%) cao hơn nhiều so với tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn (2,2%). Điều này tương tự kết quả tại TPHCM (tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn lần lượt là 17% và 4,5%). Tại Hà Nội hai tỉ lệ này khác biệt không nhiều (14,9% và 13,9%). Việc tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua cao hơn tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn trong nghiên cứu chúng tôi có thể gợi ý số bệnh nhân suyễn chưa được chẩn đoán tại Tiền Giang còn chiếm tỉ lệ cao. Như vậy có thể một số lớn bệnh nhân suyễn đã bị bỏ sót, không được chẩn đoán, điều này thật nguy hiểm vì hậu quả là những trường hợp này không được điều trị và quản lý. Khi xem xét ở từng huyện thị về tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn (bảng 2), chúng tôi nhận thấy những huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Đông, Tân Phước có tỉ lệ từng được chẩn đoán suyễn so với tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua là thấp nhất, tức số trường hợp suyễn chưa được chẩn đoán rơi nhiều nhất vào những huyện này. Tại thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, những con số có vẻ “khả quan” hơn những huyện trên nhưng thật ra chỉ có khoảng 50% trường hợp khò khè trong 12 tháng qua được chẩn đoán suyễn. Đây cũng không phải là con số lạc quan. Kết quả này cũng phù hợp vì thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công là hai đô thị của tỉnh. Người dân sống ở những nơi này sẽ có điều kiện thuận lợi hơn những nơi khác trong việc tiếp cận với chăm sóc y tế và kết quả là tỉ lệ suyễn chưa được chẩn đoán sẽ thấp hơn. Đặc điểm các trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn Những kết quả đã thu được cũng phản ánh phần nào gánh nặng suyễn ở Tiền Giang. Gánh nặng đó gợi ý cho chúng tôi thấy rằng suyễn ở trẻ em Tiền Giang chưa được kiểm soát tốt lắm, điều này có thể có nguyên nhân từ sự nhận thức của cha mẹ bệnh nhi về bệnh lý này và cũng có thể do chương trình kiểm soát suyễn trẻ em của ngành y tế tỉnh nhà chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức. Khi khảo sát về thói quen điều trị bệnh suyễn, chúng tôi nhận thấy mỗi khi trẻ lên cơn suyễn, những nơi mà cha mẹ thường đưa trẻ đi khám bệnh là bệnh viện hoặc trung tâm y tế và phòng khám tư nhân, trong đó, có một tỉ lệ không thấp (24%) cha mẹ trẻ tự mua thuốc ở nhà thuốc cho trẻ uống. Thực tế này phản ánh một điều là bệnh viện hay trung tâm y tế và phòng khám tư nhân là những nơi đóng vai trò quan trọng trong điều trị và thực hiện chương trình quản lý suyễn trẻ em. Người dân, nhất là những nơi có trình độ dân trí chưa cao, vẫn còn thói quen tự mua thuốc để điều trị cho con mình từ nhà thuốc tây, ngay cả đối với những bệnh quan trọng như suyễn. Về loại thuốc điều trị mỗi khi trẻ lên cơn suyễn, có đến 57% trẻ được sử dụng thuốc đường tiêm chích trong khi đó chỉ có khoảng 48% bệnh nhân được phun hoặc xịt thuốc. Những thói quen điều trị này có thể do bệnh nhân tự chọn lựa và cũng có thể là thói quen của thầy thuốc. Mối liên quan với các yếu tố nguy cơ Kết quả nghiên cứu chúng tôi với có mối liên quan giữa bú mẹ với “từng khò khè” nhưng không thấy sự liên quan giữa bú mẹ và “khò khè trong năm qua” có thể được lý giải tương tự như trong nghiên cứu của Wright(6): Có lẽ sữa mẹ bảo vệ cho trẻ giảm tỉ lệ khò khè ở trong giai đoạn đầu của cuộc đời nhiều hơn là giảm tỉ lệ khò khè ở thời điểm 6- 7 tuổi. Mối liên quan với hút thuốc lá thụ động: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ một điều rằng tổng số điếu thuốc những người sống chung nhà với trẻ hút trung bình mỗi ngày tăng lên một mức (cách nhau 5 điếu) thì nguy cơ bị “khò khè trong năm qua” tăng 60%, như vậy có lẽ hút thuốc lá thụ động có quan hệ liều lượng đáp ứng với khò khè 12 tháng qua ở trẻ. Mối liên quan với tiền sử các bệnh dị ứng của gia đình: Đáng lưu ý là tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua ở những trẻ có cha hoặc anh em bị suyễn cao hơn rõ rệt so với những trẻ có cha, anh em không bị suyễn và OR lần lượt là 7,3 và 4,4. Tuy nhiên mối liên quan giữa tiền sử bệnh suyễn ở mẹ và khò khè 12 tháng qua ở trẻ không có ý nghĩa thống kê, có lẽ do cỡ mẫu chưa đủ lớn. KẾT LUẬN Tỉ lệ khò khè 12 tháng qua ở học sinh 6 – 7 tuổi tại Tiền Giang ở mức trung bình – cao là 9% ngang với tỉ lệ ở một số nước phát triển, tỉ lệ từng khò khè là 33,2%; tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn là 2,2%. Chúng tôi dự đoán tỉ lệ suyễn chưa được chẩn đoán ở mức khá cao. Còn một tỉ lệ cao (57%) bệnh nhân suyễn được tiêm thuốc nhưng chỉ có 48% bệnh nhân được phun hay xịt thuốc mỗi khi lên cơn suyễn. Bệnh viện/ trung tâm y tế và phòng khám tư nhân là những nơi đóng vai trò quan trọng trong quản lý suyễn trẻ em. Cần có chương trình tầm soát và quản lý suyễn trẻ em tại Tiền Giang và sắp tới cần có các nghiên cứu theo dõi tỉ lệ khò khè trẻ em vào thập niên tới tại Tiền Giang cũng như cần có những nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố nguy cơ của khò khè và suyễn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_0767.pdf
Tài liệu liên quan