Đến với lễ hội trái cây Rayong, du khách không chỉ có cơ hội tham gia vào bữa tiệc buffet trái cây với vô vàn đặc sản trái cây miền nhiệt đới và nhiều món ăn đặc trưng từ trái cây. Lễ hội này là dịp mọi người có cơ hội tìm hiểu và khám phá thêm về nét đẹp văn hóa của xứ sở chùa vàng qua các hoạt động sôi nổi, vui nhộn. Với những màn trình diễn âm nhạc, cuộc thi ăn trái cây, hoa hậu làm vườn, ngâm thơ, tạo hình các loại trái cây khổng lồ
Lễ hội trái cây Rayong có quy mô lớn nhất khu vực và thu hút hơn 4.000 lượt du khách tới tham quan. Trong đó, nổi tiếng nhất là nhà vườn Supatra Land với rất nhiều loại trái cây nhiệt đới. Du khách mua vé máy bay đi Thái Lan và tham gia lễ hội này không chỉ được tham quan giống cây ăn trái với diện tích 124 hecta mà còn trực tiếp tham gia vào hoạt động thu hoạch trái cây. Công việc này không đòi hỏi trình độ, kiến thức nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của người dân.
42 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếng Việt với văn hóa Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
... đều có liên quan đến chùa chiền và tăng sĩ.
Lễ Ðặt Tên: Khi sanh con, cha mẹ thường thỉnh y Quý Thầy đặt tên cho con mình, vì họ tin rằng tên được chọn từ các Thầy sẽ vừa đẹp đẽ về mặt ngôn ngữ lẫn ý nghĩa. Tiếp đó là Quý Thầy sẽ làm lễ đặt tên và tụng một thời kinh cầu an cho đứa bé.
Lễ Thọ Giới: Nghi thức thứ hai này cũng rất quan trọng và bắt buộc đối với mọi thanh niên Thái, kể cả các bậc vua chúa, khi họ ở vào giai đoạn trưởng thành, mười tám đến hai mươi tuổi. Thông thường, họ vào Chùa tu tập ba tháng, một năm hoặc ba năm, tùy theo sở thích và ước nguyện của mỗi người. Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái của họ được dự lễ thọ giới này trước khi lập gia đình hoặc khi bắt đầu một nghề nghiệp chính thức. Vì rằng, buổi lễ này sẽ giúp cho người ấy có được một tâm hồn rộng lớn hơn được kèm với giới luật, những lời phát nguyện trong buổi lễ này sẽ khiến cho người ấy phải trân trọng và gìn giữ suốt một đời người. Nó là nền tảng vững chắc cho đời sống tâm linh của người dân Thái.
Theo truyền thống, buổi lễ diễn ra sau một thời gian ngắn người ấy thực tập trong Chùa. Lễ truyền giới được tổ chức trong suốt tháng bảy của mỗi năm. Vào ngày trước khi thọ giới, vị thanh niên ấy được cạo đầu và được mặc một bộ y màu trắng. Quý Thầy lớn tuổi được cung thỉnh về nhà của vị ấy để tụng kinh cầu an và tiếp nhận sự cúng dường. Bạn bè và những người thân cũng được phép tham dự buổi lễ đặc biệt này để cho vị ấy tạ từ trước khi bước vào đời sống mới.
Vào ngày lễ truyền giới, vị Thầy tương lai này được hướng dẫn đi kinh hành vòng quanh tu viện trước khi được đưa vào bên trong điện Phật mà chư giới sư đã hiện diện sẵn. Sau khi trải qua một loạt kiểm tra về những điều luật cần thiết của một tăng sĩ, vị ấy được các bậc trưởng lão giới sư tuyên bố là các vị chính thức trở thành tăng sĩ PG, cho phép gia nhập vào tăng đoàn và ngay lập tức được trao cho ba chiếc y màu vàng nghệ, một chiếc bình bát và những vật dụng cần thiết của một người tăng sĩ.
Sau khi thọ giới Tỳ kheo xong, vị ấy sống tinh cần, thanh tịnh và luôn được đào tạo một cách nghiêm khắc để có thể kiểm soát thân và tâm của mình theo giới luật đã thọ. Vị ấy phải sống nghiêm túc theo giới luật như một tăng sĩ thật sự trong thời gian lưu trú trong tu viện. Tuy nhiên, vị ấy có thể trở về với thân phận của một người thế tục ở bất kỳ thời điểm nào mà vị ấy muốn.
Lễ Cưới: Phật giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong hôn lễ, buổi lễ sẽ giúp cho hai người có một sự kết hợp thiêng liêng trong lễ cưới.
Thông thường, các Tỳ kheo được cung thỉnh đến tụng kinh cầu an trong căn nhà của đôi tân hôn ấy vào buổi chiều trước lễ cưới của họ. Buổi sáng hôm sau cặp vợ chồng này đem thức ăn cúng dường cho chư Tăng trước khi họ tiến hành hôn lễ. Chư Tăngtiếp đó sẽ đọc kinh cầu phúc và rải nước thánh lên cô dâu và chú rễ. Những quan khách tham dự lễ cưới đổ nước thánh từ một vỏ sò xuống bàn tay của đôi vợ chồng. Những bàn tay khác của quan khách được chống lại thành đóa sen búp để tỏ lòng tôn kính và chúc mừng trong khi đôi tân hôn quỳ xuống trên một chiếc ghế thấp, mỗi người được đeo một vòng hoa liên kết với nhau, để tượng trưng cho sự thắt chặt cuộc sống tương lai của họ.
Lễ Tang: Lễ nghi này cũng rất quan trọng trong đời sống của người dân Thái. Tang lễ được tổ chức tùy theo phong tục của từng địa phương, nhưng phần lớn vẫn được áp dụng theo nghi thức Phật giáo.
Sau khi một người đã qua đời, thông thường một nghi thức tắm và thay đồ xảy ra vào buổi trưa đầu tiên. Vị Thầy chủ lễ đến làm phép và rải nước hoa lên nhục thân của người chết, một sợi thiêng liêng được kéo qua ba lần trên thi thể người quá cố, rồi cắt bỏ, tượng trưng cho sợi dây ràng buộc của tham ái, sân hận và si mê nay không còn nữa. Thi hài được nhập tẩm liệm vào buổi chiều và được trang hoàng với nhiều vòng hoa tươi xung quanh quan tài. Quý Thầy và bạn bè thay phiên nhau tụng kinh cầu siêu đến lúc lễ hỏa táng hay địa táng xảy ra. Vào ngày cuối của tang lễ, một buổi lễ cúng dường trai tăng được tổ chức để hồi hướng công đức siêu độ vong linh. Sau lễ hỏa táng, tro cốt của người mất được thu nhặt lại, một ít được đặt vào bình đựng cốt, thờ tại nhà hoặc Chùa và phần còn lại được rải xuống biển hay được ném vào trong gió, biểu hiện việc làm lợi ích cho môi trường xung quanh. Mỗi năm đến ngày giỗ của người mất, Quý Thầy và bè bạn được mời đến nhà để tụng kinh siêu độ, ban phúc lành lên tro cốt của người mất và trong dịp này những lễ cúng dường cho Quý Thầy cũng được tổ chức để tạo phước duyên cho người quá cố.
Bài 5
VĂN HÓA GIAO THÔNG TRÊN ĐẤT NƯỚC THÁI LAN
Thái Lan là một đất nước phát triển nhờ vào nông nghiệp nhưng vẫn mang trong mình sự hiện đai, văn minh, đặc biệt là hệ thống đường sá khá hoàn hảo. Trên khắp các con đường, đại lộ lúc nào cũng xuất hiện đầy các chiếc ô tô đủ kích thước, chủng loại và màu sắc. Khám phá văn hóa giao thông ở Thái Lan, đặc biệt là đường phố Bangkok với các loại xe bán tải dùng để chở hành hóa, chở người. Chính phủ Thái Lan khuyến khích người dân đi xe ô tô để đảm bảo tốt hơn cho sự an toàn tính mạng. Xăng dầu ở Thái cũng rẻ hơn ở Việt Nam nên một gia đình bình thường vẫn có khả năng sở hữu một chiếc xe hơi.
Với chiếc xe hơi đầu tiên, chính phủ Thái sẽ hỗ trợ 100 ngàn baht (70 triệu đồng tiền Việt), còn lại bạn sẽ trả góp trong vòng nhiều năm. Và khi chưa trả xong, bạn vẫn có thể bán để đổi lấy chiếc khác. Khi đi du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm trên các đường phố mà bạn sẽ nhận thấy hầu như vắng bóng tiếng còi xe. Không có những tiếng còi đinh tai, nhức óc mà là những dòng xe cộ vẫn nối đuôi nhau trong trật tự.
Vào những giờ cao điểm, các tuyến đường tại thủ đô Bangkok chật kín xe cộ, tám làn đường được phủ kín bới những chiếc ô tô, taxi, xe máy nối đuôi nhau. Tắc nghẽn giao thông cũng là một đặc trưng của Bangkok, có khi tắc đường kéo dài từ 2- 4 tiếng đồng hồ.
Tuy đông đúc là thế nhưng không hề ồn ào, lộn xộn. Các bạn sẽ không nghe tiếng còi xe nào trên đường phố. Người Thái chạy xe không bóp còi ngay cả khi muốn chạy nhanh. Tất cả các phương tiện đều đi đúng phần đường của mình và đặc biệt ngoài tiếng động cơ xe, không hề có bất kì âm thanh của tiếng còi. Hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau chầm chậm di chuyển trong trật tự.
Ở Thái Lan, các phương tiện thường chạy với tốc độ cao, kể cả đó là ô tô, xe máy hay xe túc túc nên người đi bộ sang đường sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ tai nạn cao. Nhưng ngược lại, tại những nơi được phép sang đường, có vạch trắng và đèn báo đầy đủ, chỉ cần người đi bộ bước xuống đường là tự các phương tiện sẽ giảm tốc độ và dừng hẳn để cho người đi bộ qua hết đường mới tiếp tục hành trình.
Luật pháp Thái Lan rất nghiêm, không có chuyện “xe lớn phải đền xe nhỏ”. Nếu người đi bộ sai luật mà bị tai nạn thì có khi còn phải đền ngược lại. Thế nên đi bộ ở Thái Lan tốt nhất là chấp hành luật, chỉ sang đường ở những nơi cho phép, hoặc chịu khó đi xa một chút để tìm cầu vượt.
Tại những điểm du lịch Thái Lan nổi tiếng như Cung điện Hoàng gia luôn được bố trí nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn người đi bộ qua đường an toàn. Chỉ cần có một người ra hiệu muốn sang đường, lập tức các nhân viên sẽ xếp hàng báo hiệu cho các phương tiện giao thông dừng lại để người qua đường an toàn. Và các phương tiện luôn chấp hành rất nghiêm túc hiệu lệnh.
Ngoài ra, ở Thái còn có hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên không hiện đại nhằm làm giảm tải các phương tiện giao thông mặt đất. Xe bus lớn ở Thái còn phục vụ miễn phí cho người dân.
Lí giải được cho là hợp lý nhất của vấn đề này là 90% dân số Thái Lan theo đạo Phật, vì vậy ngay từ nhỏ họ đã rèn luyện và xây dựng cho mình đức tính hiền hòa, nhẫn nhịn, điềm tĩnh. Thói lịch sự và thái độ tôn trọng người khác là những gì dễ nhận thấy ở con người Thái Lan. Những phẩm chất này được biểu hiện ngay cả ở việc thực hiện “văn hóa giao thông” của người dân Thái Lan. Chẳng thế mà mọi người luôn nói “ý thức quyết định hành vi”.
Chính giao thông ở đây đã đóng góp quan trọng trong việc thay đổi đời sống sinh hoạt của người dân Thái Lan. Nhiều gia đình ở Bangkok không có nhà bếp, họ ăn uống ở ngoài và về nhà để nghỉ ngơi. Cuối tuần, cả gia đình rủ nhau đi ra các tỉnh, thành phố để vui chơi. Đồng thời, ý thức chấp hành giao thông của người Thái cực kỳ tốt như không giành đường, không bóp còi và tuân thủ đầy đủ luật giao thông
Bài 6
VĂN HÓA ẨM THỰC THÁI LAN
Cũng giống như các nước châu Á khác, Thái Lan mang đến cho thực khách trên thế giới một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc và tinh tế. Mỗi món ăn Thái đều là sự pha trộn tinh tế giữa vị chua, cay, mặn, ngọt và đôi khi có cả vị đắng
Ẩm thực là một phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của Thái Lan. Lòng hiếu khách, sự thân mật trong giao tiếp và niềm đam mê đối với nghệ thuật ăn uống của người Thái đã đưa ẩm thực Thái lên một tầm cao mới, trở thành người bạn thân thiết của tất cả mọi người.
Những nét chung về văn hóa ẩm thực Thái
Nét văn hóa ẩm thực Thái chính là sự kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây, đặc biệt là các nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Trung Quốc Đó là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống để tạo nên một phong cách ẩm thực riêng biệt, độc đáo được kết tinh qua nhiều thế kỷ.
Người Thái sử dụng các loại rau thơm hay còn gọi là thảo mộc (đinh hương, nghệ tây, rau mùi, húng quế, lá bạc hà, gừng, ớt, sả, lá chanh) để chế biến món ăn, vừa làm tăng thêm mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.
Hương vị món ăn đậm đà, là sự kết hợp giữa độ chua, mặn, ngọt và đặc biệt là độ cay. Tuy món ăn được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng nhưng lại phối hợp cùng nhiều loại rau quả, thực phẩm tươi, ngon, hàm lượng chất béo thấp khiến cho món ăn có sự hài hòa, hấp dẫn. Đôi khi món ăn nóng bỏng, cay xé lưỡi, khi lại là một món chua chua, mằn mặn Các món thường không thể thiếu mùi sả và mùi chanh, đó dường như là món quà thiên nhiên dành cho họ, vừa giúp ích cho hệ tiêu hóa vừa làm sảng khoái tinh thần.
Màu sắc món ăn vô cùng hấp dẫn và bắt mắt nhờ màu sắc từ rau củ, quả. Đó là sự kết hợp các loại rau củ và gia vị có màu sắc khác nhau trong một món ăn nên trông bắt mắt. Màu đỏ của ớt, màu vàng của nghệ, màu tím củ dền, màu xanh của lá dứa, của rau và trái.
Đặc trưng 4 vùng miền ẩm thực của Thái
Nhắc đến ẩm thực Thái là nhắc đến ẩm thực cung đình xa xưa và ẩm thực của 4 vùng miền trên đất nước. Mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống ẩm thực.
Miền Bắc: ảnh hưởng từ Myanmar, món ăn của người miền Bắc thường là món vừa chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và hầu như không có vị ngọt và chua. Xôi là món ăn được ưa thích cùng nhiều loại nước chấm (namprik noom, namprik dang, namprik ong) các loại súp cay khác nhau (gang hangle, gang hoh, gang kae). Các món ăn phổ biến: kaeng hang le: món cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món khao soy: cà ri nấu với mì trứng, thịt cùng hành tây, bắp cải dầm dấm và lá chanh thái chỉ. Người miền Bắc thích ăn thịt lợn nhất, sau dó là thịt bò, gà, vịt, chimhải sản có rất ít.
Miền Đông Bắc: ảnh hưởng từ Lào, xôi là món ăn chính, kết hợp cùng với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướngCá và nước ngọt là nguồn cung cấp protein chủ yếu của miền này. Người Đông Bắc thích ăn thịt rán như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ, côn trùng, ngoài ra thịt lợn, bò, gà cũng được ưa thích.
Miền Trung: ẩm thực miền Trung là sự kết hợp những món ngon nhất từ các vùng. Người miền Trung thích ăn cơm gạo tẻ thơm, trung bình có từ 3 -5 món như gang phed (cà ri đỏ Thái), tom yam (canh chua), rau, nước mắm, cá trích, trứng rán theo kiểu Thái, thịt lợn nướng. Thức ăn được nấu theo kiểu Hoàng gia: cách chế biến phức tạp, phong cách nghệ thuật nấu nướng cầu kỳ hơn, món ăn thường được nấu mềm nhừ và thiên về độ ngọt và cách bày biện món ăn cũng mang tính nghệ thuật
Miền Nam: Ẩm thực miền Nam ảnh hưởng của Ấn Độ và Indonesia như mãn kaeng matsaman, món cà ri mang phong cách Ấn nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế và những xiên thịt nướng với nước xốt đậu phộng cay bắt nguồn từ Indonesia. Thường món ăn rất cay, sử dụng nhiều gia vị. Các món ăn mang hương vị đặc trưng của miền Nam là các món canh xúp, cà ri (gang liang, gang tai pla) , món khao yam gồm cơm trộn với nước sốt budu. Hải sản tươi sống phổ biến như: cá, tôm, tôm hùm, cua, mực ống, sò, trai.
Bài 7
VĂN HÓA THÁI VỚI LỄ HỘI TRÁI CÂY
Nằm ở khu vực Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Thái Lan thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả. Trong đó phải kể đến tỉnh Rayong, đây được đánh giá là thiên đường của các loại trái cây để du khách có thể thỏa thích thưởng thức các trái ngon vật lạ. Đồng hành cùng Air Asia trong chuyến du lịch và khám phá Thái Lan, các bạn đừng quên tham gia lễ hội trái cây Rayong nổi tiếng mùa hè này.
Thái Lan từ lâu đã nổi tiếng khắp châu Á và châu Âu với rất nhiều các loại trái cây như nhãn, bưởi, sầu riêng, ổi, mận thơm ngon và ngọt ngào. Hơn thế, du khách tới Thái Lan cũng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và tiêu chí ăn toàn của các loại trái cây ở đây. Do đó, đã tạo nên một thương hiệu trái cây Thái Lan không chỉ đang dạng phong phú mà còn vô cùng an toàn, chất lượng. Từ khí hậu, cách ươm giống cộng với sự chăm sóc tận tình của người làm vườn đã tạo nên những loại trái cây thơm ngon và đặc biệt. Và đó là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình “Du lịch nông nghiệp từ vườn trái cây”.
Tỉnh Rayong cách thủ đô Bangkok khoảng 220km, du lịch Thái Lan vào dịp hè từ tháng 4 tới tháng 6, các bạn sẽ có cơ hội bơi giữa rừng trái cây chín mọng, thơm ngon. Người dân tỉnh Rayong tổ chức lễ hội trái cây thường niên nhằm cầu mong cho mùa màng bội thu, trái cây đầy vườn và quảng bá trái cây nhiệt đới đến với du khách quốc tế tham quan Thái Lan. Đó là một lễ hội tôn vinh những người làm vườn, đề cao tinh hoa trong việc canh tác nông nghiệp, gieo trồng và chiết ghép ra các loại trái cây có giá trị kinh tế cao.
Đến với lễ hội trái cây Rayong, du khách không chỉ có cơ hội tham gia vào bữa tiệc buffet trái cây với vô vàn đặc sản trái cây miền nhiệt đới và nhiều món ăn đặc trưng từ trái cây. Lễ hội này là dịp mọi người có cơ hội tìm hiểu và khám phá thêm về nét đẹp văn hóa của xứ sở chùa vàng qua các hoạt động sôi nổi, vui nhộn. Với những màn trình diễn âm nhạc, cuộc thi ăn trái cây, hoa hậu làm vườn, ngâm thơ, tạo hình các loại trái cây khổng lồ
Lễ hội trái cây Rayong có quy mô lớn nhất khu vực và thu hút hơn 4.000 lượt du khách tới tham quan. Trong đó, nổi tiếng nhất là nhà vườn Supatra Land với rất nhiều loại trái cây nhiệt đới. Du khách mua vé máy bay đi Thái Lan và tham gia lễ hội này không chỉ được tham quan giống cây ăn trái với diện tích 124 hecta mà còn trực tiếp tham gia vào hoạt động thu hoạch trái cây. Công việc này không đòi hỏi trình độ, kiến thức nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của người dân.
Ngoài ra, các bạn còn được các chủ vườn chia sẻ nhiệt tình các kinh nghiệm và kiến thức nông nghiệp hữu ích. Nhân viên hướng dẫn sẽ giới thiệu từng loại trái cây bản địa để bạn có thể thưởng thức và cảm nhận sự ngon ngọt của nó.
Và sau lễ hội, du khách còn có thể mua ngay những quả này mang về nước, trong đó đặc biệt phải kể đến mùi vị đậm đà của sầu riêng khiến du khách vô cùng ấn tượng. Những múi sầu riêng béo ngậy, vàng ươm với mùi vị đặc trưng là điều kích thích du khách từ cái nhìn đầu tiên. Ngay lập tức, họ sẽ ghiền loại quả đặc biệt này.
Trái cây Thái Lan là một trong những sản vật nổi tiếng bởi đó là sự kết tinh tài năng, tâm huyết cũng như truyền thống văn hóa nôn nghiệp Thái. Bao nhiêu trái cây là bấy nhiêu giọt mồ hôi mà người dân Thái Lan đầu tư để tạo hình những trái thơm ngon ngọt. Vì thế, trái cây Thái Lan không chỉ ngon về chất và còn đẹp về tình người.
Nếu có dịp đi du lịch Thái Lan trong dịp hè 2015 này, các bạn nhớ đừng bỏ qua cơ hội tham gia vào lễ hội trái cây đặc biệt này nhé! Và hơn thế cũng đừng quên săn vé máy bay giá rẻ Air Asia ngay từ bây giờ để có một chuyến du lịch tiết kiệm và trọn vẹn hơn bao giờ hết.
Bài 8
VĂN HÓA THÁI QUA TỤC XUẤT GIA
Xuất gia là một hạnh nguyện cao quý được đức Phật dạy cho hàng đệ tử khi họ muốn bước vào con đường của các bậc thánh, con đường giải thoát. Xuất gia mang ý nghĩa trọng đại quyết định giá trị giải thoát khổ đau của một con người trong hiện tại và tương lai. Do đó, khi đến với con đường này đòi hỏi vị ấy phải phát tâm bồ đề dõng mãnh và một chí nguyện mạnh mẽ để vượt qua những chướng ngại, chứng quả bồ đề. Tuy nhiên, khi Phật giáo bị ảnh hưởng bởi những tín ngưỡng dân gian thì bên cạnh ý nghĩa xuất gia như đã đề cập còn có những mục đích khác. Trong bài này, người viết xin giới thiệu về những trường hợp xuất gia ở Thái Lan – một đất nước Phật giáo, một đất nước của những chiếc y vàng.
Đến với đất nước nước Thái Lan, hình ảnh quen thuộc mà bất cứ ai cũng có thể thấy vào mỗi buổi sáng là từng đoàn các sư đang đi khất thực trong bộ y vàng truyền thống của Phật giáo Nam tông. Họ là những vị lìa bỏ gia đình, sống đời sống phạm hạnh tại các chùa hay các tu viện lớn. Hằng ngày, vào buổi sáng họ phải đi khất thực để nhận thức ăn do hàng Phật tử tại gia cúng dường và đồng thời chú nguyện cầu phước cho các thí chủ. Thức ăn ấy được các sư thọ vào thời gian không quá ngọ và qua giờ ấy toàn bộ đều được bỏ vì các sư không được thọ thực buổi chiều. Đó là truyền thống giới luật của Nam tông. Với đời sống kham khổ như vậy, vì sao có nhiều vị xuất gia!?
Trước hết, nói về trường hợp các sư là những người xuất gia theo ý nghĩa đức Phật dạy – vì mục đích giải thoát khổ đau. Họ đến với con đường xuất gia bằng sự phát tâm bồ đề mong cầu sự an lạc giải thoát khi sống đời sống ấy. Do đó, họ chuẩn bị hành trang tư lương cho mình bằng việc học kinh điển và các phương pháp hành trì. Họ chú trọng đến những môn học và pháp môn có tính chất quan trọng và có lợi lạc trên con đường tịnh hoá thân tâm. Tất nhiên, họ cũng tham gia nhiều sinh hoạt xã hội nhưng có lẽ đó là yếu tố phụ, bổ sung thêm kinh nghiệm. Việc quan trọng là họ dành hầu hết thời gian cho việc thực tập thiền và các nghi thức cần thiết. Do đó, họ đạt được nhiều an lạc.
Bên cạnh xuất gia với mục đích cao cả như trên thì vẫn có những hình thức xuất gia theo truyền thống. Ở Thái Lan, xuất gia là một nhiệm vụ thiêng liêng mà hầu như tất cả những thanh thiếu niên Thái đều thực hành một lần trong đời. Họ có thể chọn cho mình một dịp nào thuận lợi nhất rồi đến thưa với các sư trưởng để xuống tóc cho mình. Thông thường, vào mùa an cư có rất nhiều thanh thiếu niên đến xin xuất gia trong ba tháng. Thời gian ấy, họ ở chùa học tập kinh điển, giáo lý, đạo đức Phật giáo và tập hành trì theo nội quy thiền môn. Đó là cơ hội tốt để họ rèn luyện thân tâm, chuẩn bị cho cuộc sống thế tục sau này. Vì thế, sau khi mãn khoá tu xuất gia, họ trở về nhà trong sự đón mừng và kính trọng hơn. Vị thế của họ được nâng lên và là tâm điểm để các cô để mắt?
Tuy nhiên, không phải ai cũng tu hết ba tháng mà có rất nhiều người tu một tháng hay một tuần. Do đó, họ chọn một thời gian thích hợp nào đó để đến chùa tu tập. Hình thức cũng giống như trên nhưng thời gian hành trì ít hơn thôi. Thành phần này đa số là con nhà khá giả. Khi xuất gia và hoàn tục, họ đều làm lễ linh đình như là lễ hội ăn mừng. Có lẽ đó cũng là dịp họ làm phước, gieo duyên với Tam bảo.
Trường hợp xuất gia có thời hạn, bên cạnh mục đích học tập đạo đức còn có mục đích khác nữa là báo hiếu. Theo truyền thống người Thái, người con trai đi xuất gia quấn được chiếc y vàng để cho cha mẹ nhìn thấy là họ đã báo hiếu một phần rồi. Vì người Thái tin rằng y vàng là ruộng phước nên khi có người con đi tu là họ tạo được phước báo để hồi hướng cho cha mẹ hiện tại và sau khi qua đời. Do đó, cha mẹ cảm thấy vui và mãn nguyện khi thấy con mình xuất gia dù chỉ trong thời gian ngắn. Lâu ngày, hình thức này trở thành phong tục và phổ biến.
Một hình thức xuất gia báo hiếu nữa cũng rất “phong tục” là khi có người thân trong gia đình mất, con trai hay cháu trai có thể xuất gia để báo hiếu. Vì theo người Thái, khi xuất gia là tạo phước báo và công đức nên người này dùng hình thức xuất gia như kết quả đạt được để dâng cho người thân đã mất. Lại nữa, ngay khi quan tài vẫn còn đặt tại chùa (ở Thái Lan, đám tang hầu như được tổ chức ở các chùa) thì người con hay cháu đó xuống tóc, đắp y vàng ngồi một chỗ phía trước quan tài. (Cũng cần nói thêm là theo phong tục Nam tông, khi xuất gia là được quấn y vàng giống như các vị lớn vậy. Điều này khác với giới luật Bắc tông, vị xuất gia phải trải qua thời gian tu tập, đến khi thọ Sa di hay Tỳ kheo mới được đắp y vàng). Vị xuất gia ấy với y vàng ngồi trên một chiếc ghế phía trước để cho vong linh cha mẹ hay ông bà nhìn thấy. Nhờ đó, họ sanh tâm hoan hỉ mà siêu sanh cõi an lành. Vị xuất gia chỉ cần ngồi một chỗ hay làm công việc của nhà sư và gia đình xem vị ấy như bao vị xuất gia khác chứ không phải là con cháu thông thường. Khi quan tài được thiêu xong, người con hay cháu đó hoàn tục trở lại sinh hoạt như một người con cháu bình thường. Đó là niềm tin của người Thái.
Ngày nay, xã hội Thái ngày càng bị Tây phương hoá nên phong tục phần nào cũng mai một. Mục đích xuất gia cũng có phần thay đổi. Xuất gia với mục đích chân chính cũng có mà xem xuất gia như cơ hội tiến thân cũng không hiếm. Quá trình đô thị hoá khiến cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn. Do đó, ở nông thôn, một số mong được xuất gia để được có cơ hội lên các thành phố học, nâng cao kiến thức. Đó là một điều hiển nhiên ở bất cứ lĩnh vực nào. Nếu họ tiếp tục con đường xuất gia làm vị sư thì rất được kính trọng ở xứ Thái. Tuy nhiên, nếu họ không tiếp tục nữa thì có thể hoàn tục và việc hoàn tục ở Thái là một chuyện bình thường, thậm chí những người hoàn tục còn được xem trọng hơn những người khác không xuất gia. Do đó, sau khi học xong có nhiều vị không ở chùa nữa. Đó là sự khác biệt của Phật giáo Thái so với các nước Phật giáo khác.
Nhìn nhận và đánh giá truyền thống này tốt hay xấu là không thể chính xác được vì đó là truyền thống văn hoá tâm linh có giá trị riêng của nó. Về mặt khách quan mà nói, việc các sư có trình độ, sau khi hoàn tất các chương trình đào tạo, lại hoàn tục là một mất mát cho việc bổ nhiệm nhân sự điều hành công tác giáo hội và hoằng pháp. Cho dù, những vị cư sĩ ấy cũng rất tích cực nhưng không thể đóng góp nhiều cho giáo hội như họ là một vị sư. Tuy nhiên, việc Phật giáo đào tạo ra những con người có trình độ và đạo đức để phục vụ ngoài xã hội cũng là một điều rất quý chứ không phải vô ích như nhiều người nghĩ. Với những gì học được từ môi trường đạo đức Phật giáo, tất nhiên họ sẽ phục vụ xã hội với thái độ tốt hơn, hiền hoà và lịch sự hơn. Do đó, theo luật bão hoà, không có gì mất và chỉ là sự chuyển đổi vai trò xã hội. Đào tạo được những con người có trình độ và đạo đức không bao giờ thừa cả và điều quan trọng nhất là làm sao đào tạo được những con người như thế.
Bài 9
MUAY THÁI
Muay Thái (tiếng Thái: มวยไทย) là một môn võ thuật cổ truyền đồng thời là một môn thể thao phổ thông của Thái Lan. Người phương Tây gọi môn này là quyền Thái (Thai boxing), tuy nhiên nó khác nhiều so với mônboxing của phương Tây. Môn thể thao này đã hiện diện từ năm 1500, với tên gọi là Muay Boran (Ancient Boxing) dưới triều đại quốc vương Naresuan, tất cả binh lính đều được rèn luyện võ thuật này, xem như điển hình trong cuộc chiến tay không chống trả với địch. Binh sĩ Xiêm La phải ôn luyện thực hành để tranh tài với nhau tại từng địa phương hay từng vùng. Không chỉ riêng Thái Lan mới có Muay, ở mỗi quốc gia trong khu vực Châu Á cũng có Muay, thế nhưng ở mỗi quốc gia, tên gọi Muay có sự khác biệt. Nhưng cũng có nguồn cho rằng Muay Thai do Nai Khanomtom - một binh sĩ Xiêm La sáng lập khi bị bắt làm tù binh Miến Điện. Khi bi bắt, ông đã được yêu cầu giao đấu với 10 võ sĩ hàng đầu Miến Điện và ông đã thắng toàn bộ bằng cách sử dụng nhữngchiêu thức được học trong quân đội. Người ta cho rằng đấy là trận đấu Tharshanning chính thức đầu tiên. Riêng về nguồn gốc của Muay xuất phát và khởi nguồn từ quốc gia nào nhưng cho đến bây giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Lịch sử ra đời
Giống với những môn võ trong khu vực Đông Nam Á như Pencak silat hay Arnis, Muay cũng là một hình thức chiến đấu cổ xưa của một đại bộ phận dân tộc được đúc kết qua các cuộc chiến. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh được Muay có nguồn gốc từ đâu.hiện nay sự tranh cãi vẫn nằm trên 4 quốc gia hiện đại là Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào.
Trước khi môn thể thao có đầy đủ tiêu chuẩn thi đấu, thời xa xưa võ sĩ không được mang vật dụng che chở như găng tay. Quả vậy, lúc bấy giờ các đấu thủ sử dụng áo quần của mình bằng vải bạt, hỗ trợ những cú đấm bằng bàn tay theo lối dùng rượu pha nước nóng tẩm lên, giúp đôi tay chai lì, dù cho mục tiêu bị lệch đi, sự đụng chạm sơ sài vào vải bạt tạo ra sự cọ xát và làm bỏng da. Vào năm 1700, môn thể thao Muay Thai đã phổ biến trong quần chúng, những trại huấn luyện được dựng lên khắp các vùng đất nước. Vào đầu thế kỷ 20, môn thể thao Muay Thái được dân chúng công nhận là một hình thức nghệ thuật và thường được công diễn phục vụ trò tiêu khiển tại các lễ hội, nơi đền đài tráng lệ. Năm 2007, Muay Thái chính thức thi đấu trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á di
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIENG VIET VOI VAN HOA THAI LAN_12512418.docx