Nhận biết:
Câu 1. Đường lối đổi mới đầu tiên của Đảng được đề ra đầu tiên ở Đại hội nào?
A. Đại hội IV (12/1976). B. Đại hội V (3/1981).
C. Đại hội VI (12/1986). D. Đại hội VII (6/1991).
Câu 2. Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội: IV; V;VI. B. Đại hội: VI; VI; VII.
C. Đại hội: VI; VII;VIII. D. Đại hội: VII; VIII; IX.
Câu 3. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diễn và đồng bộ, nhưng trọng tâm là
A. đổi mới về chính trị. B. đổi mới về kinh tế.
C. đổi mới về văn hóa. D. đổi mới y tế, giáo dục.
Câu 4. Trong những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu quan trọng là
A. kiềm chế được lạm phát.
B. phát triển kinh tế đối ngoại.
C. thực hiện được 3 chương trình kinh tế.
D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi kinh tế - xã hội.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 47 (bài 33): Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Ninh Thuận
Trường PT DTNT THCS Ninh Phước
Ngày soạn: / /20...
Thời gian dạy học:
Ngày dạy học
Tiết
học
Tên
lớp
Tiết (PPCT)
Tuần
học
/ /20
47
/ /20
47
TIẾT 47(BÀI 33): VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(Từ năm 1986 đến năm 2000)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Các điều kiện tác động đến quyết định đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tóm tắt nội dung của đường lối đổi mới của Đảng ta và kết quả của Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000).
Bước 2: Xây dựng nội dung bài học
Yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các nội sau:
1. Đường lối đổi mới của Đảng.
2. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS sẽ nhận thức được các mặt:
1. Kiến thức:
- Phân tích được quyết định quan trọng về đổi mới đất nước tại Đại hội VI (12/1986) của Đảng ta.
Nêu được nội dung, thành tựu tiêu biểu của Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000); Hiểu về các khái niệm như: Đổi mới, mục tiêu CNXH, CNH –HĐH.
- Nhận thức được thuận lợi, thử thách và nêu ra giải pháp, rút ra bài học lịch sử từ các tác động đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam duy trì mục tiêu đi lên CNXH.
2. Kĩ năng
- HS tiếp tục rèn khả năng khai thác, xử lý tư liệu lịch sử trong học tập.
- Biết phân tích, nhận định, đánh giá và liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề.
3. Thái độ.
- HS tiếp tục được bồi dưỡng về lòng biết ơn, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhân vật lịch sử đã có công xây dựng Đảng và đất nước; có thái độ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,sự lựa chọn của Nhân dân trên con đường CNH – HĐH duy trì mục tiêu XHCN.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
a, Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy biện luận; năng lực giao tiếp, hợp tác, thuyết trình; năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b, Năng lực chuyên biệt lịch sử: Quan sát, thu thập và xử lý tư liệu lịch sử; Phân tích, nhận định, đánh giá, tạo biểu tượng nhân vật lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề, rút ra bài học lịch sử.
5. Chuẩn bị thiết bị, ĐDDH.
- Giáo viên: kế hoạch tổ chức dạy học, chuẩn kiến thức, kỹ năng; SGK, sưu tầm các tư liệu liên quan đến bài học ( chân dung các Tổng bí thư của Đảng ta qua các nhiệm kì, video về thành tựu sau 30 năm đổi mới đất nước,...), phiếu học tập và đánh giá; phòng máy chiếu.
- Học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học; giao sản phẩm học tập gửi qua mail cho Gv; tìm hiểu về tiểu sử Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu ( trong 45 phút dạy, Gv có thể lựa chọn gói mức độ nhận thực cho HS hoạt động trên lớp. Phần vận dụng cao nên giao cho HS phần luyện tập về nhà để hoàn thành. Gv có thể xây dựng bài tập lịch sử theo bài hoặc chủ đề, đóng thành tập giao cho mỗi học sinh. Gv có thể kiểm tra, đánh giá về việc hoàn thành bài tập của các em vào cuối tháng).
Chủ đề
(Nội dung)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Biết được sự kiện quan trong của Đảng, mở đầu cho quyết định đổi mới đất nước.
- Nêu được nội dung, thành tựu tiêu biểu của Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000).
- Liệt kê được các Tổng bí thư Đảng ta qua các thời kì.
- Hiểu được quan điểm của Đảng ta về: Đổi mới; mục tiêu của CNXH và CNH –HĐH đất nước trong thời kì hội nhập.
-Hiểu được ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước ta.
- Phân tích được hoàn cảnh trong nước và thế giới tác động đến quyết định đổi mới đất nước ta.
- Khai thác, sưu tầm được các tranh ảnh, số liệu, video,... về tình hình Việt Nam trước và sau thời kì đổi mới.
- Đánh giá được kết quả thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986).
- Khai thác, xử lý các tư liệu về tranh ảnh, video, bài viết,... và thuyết trình về thời kì trước và sau đổi mới đất nước.
- Giới thiệu vai trò về cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời gian nhiệm kì (thời kì đổi mới đất nước).
- Liên hệ thực tế:
+ Thuận lợi và thử thách đối với nước ta trong sự nghiệp thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
+ Tác động của công nghệ 4.0 đến Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Trách nhiệm của học sinh góp sức vào sự nghiệp CNH-HĐH hiện nay.
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu
Nhận biết:
Câu 1. Đường lối đổi mới đầu tiên của Đảng được đề ra đầu tiên ở Đại hội nào?
A. Đại hội IV (12/1976). B. Đại hội V (3/1981).
C. Đại hội VI (12/1986). D. Đại hội VII (6/1991).
Câu 2. Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội: IV; V;VI. B. Đại hội: VI; VI; VII.
C. Đại hội: VI; VII;VIII. D. Đại hội: VII; VIII; IX.
Câu 3. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diễn và đồng bộ, nhưng trọng tâm là
A. đổi mới về chính trị. B. đổi mới về kinh tế.
C. đổi mới về văn hóa. D. đổi mới y tế, giáo dục.
Câu 4. Trong những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu quan trọng là
A. kiềm chế được lạm phát.
B. phát triển kinh tế đối ngoại.
C. thực hiện được 3 chương trình kinh tế.
D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi kinh tế - xã hội.
Câu hỏi tự luận: Theo quan niệm của Đảng giải thích như thế nào về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? (Tích hợp: HS sẽ liên hệ kiến thức GDCD và địa lý và tra cứu khai thác thông tin trên internet. Gv có thể gởi ý cho HS là khái niện này nêu ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII (tháng 1- 1994), đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao").
Thông hiểu:
Câu 5. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
C. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý nhà nước.
Câu 6. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà phải làm
A. cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp.
B. cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.
C. cho mục tiêu đề ra nhanh chóng được thực hiện.
D. cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.
Câu 7. Hoàn thành các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích chủ yếu là
A. để tiện lợi cho việc sản xuất.
B. để khuyến kích sản xuất ở nông thôn.
C. để giải phóng sức lao động ở nông thôn.
D. để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.
Câu hỏi tự luận: Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là gì?
Vận dụng:
Bài tập 1: Phân tích các điều kiện tác động đến quyết định thực hiện đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. (HS giải quyết vấn đề này trên lớp/Mục 1 của nội dung bài học)
Bài tập 2: Hãy đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện 15 năm đầu đổi mới đất nước ta?(HS giải quyết vấn đề này trên lớp/Mục 2 của nội dung bài học)
Bài tập 2: Giới thiệu tiểu sử về Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Tại sao nói: “Ông là người khởi xướng công cuộc đổi mới”? (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) bầu ông làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng khởi xướng đường lối đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1987 đồng chí đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L đã tạo luồng sinh khí mới trong xã hội: Dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật có tác dụng thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong thực tế cuộc sống hàng ngày, đấu tranh chống tiêu cực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nếp nghĩ, cánh làm của mỗi người. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) ông thôi giữ chức Tổng Bí thư và làm Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng). BT này giao nhiệm vụ cụ thể cho 1 nhóm hoàn thành. Các em sẽ hợp tác, khai thác nguồn tài liệu. Dự kiến tổ chức cho HS báo cáo phần luyện tập trên lớp).
Gv sẽ mở phim TL về tổng bí thư Nguyễn Văn Linh khi HS giới thiệu sản phẩm của nhóm, nguồn từ https://www.youtube.com/watch?v=UTEpjiSKyB0 về những việc cần làm ngay.
Vận dụng cao: Gv yêu cầu mỗi HS hoàn thành ở nhà vào tập bài tập lịch sử (Thời gian hoàn thành, nộp Gv kiểm tra tại tiết học tuần tiếp theo).
Bài tập 3: Đánh giá, nhận xét công cuộc đổi mới hơn 30 năm của Việt Nam.
Bài tập 4: Theo em,Việt Nam trên con đường xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời kì đổi mới gặp những thuận lợi và thử thách nào?
Bài tập 5: Theo em, Việt Nam cần có những giải pháp như thế nào để tận dụng được cơ hội “ đổi mới” mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động:
Mục tiêu: Huy động tinh thần tập trung của HS vào giải quyết nhiệm vụ học tập.
Phương thức tổ chức: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Gv ổn định lớp học và yêu cầu tất cả HS quan sát lên video trên màn hình máy chiếu (Nguồn: Gv khai thác https://www.youtube.com/watch?v=Z31XkSd5p0Y)
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm (6 em HS/ nhóm. Có 4 nhóm) để điền thông tin vào phiếu học tập. Các thành viên trong nhóm đều phải theo dõi video: các Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam qua các nhiệm kỳ.
+ HS quan sát một lượt video →Gv phát phiếu học tập, yêu cầu HS hội ý theo nhóm và ghi kết quả về nội dung thông tin: có bao nhiêu Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt qua các nhiệm kỳ? Hãy liệt kê đầy đủ tên gọi từng TBT qua các nhiệm kỳ Đại hội (03 phút).
- Gv giới thiệu mục tiêu bài học theo tình huống có vấn đề cần giải quyết: Trong số các Tổng Bí Thư ĐCS Việt Nam, có một người đã khởi xướng đổi mới. Ông là ai? Việt Nam đổi mới trong hoàn cảnh như thế nào? Quan niệm đổi mới đất nước của Đảng là gì? Kết quả thực hiện đổi mới có thành công không? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 33/ LS 9 trong giờ học này.
Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 1:Tìm hiểu mục 1. Đường lối đổi mới của Đảng
1.1. Mục tiêu: Hiểu được trong hoàn cảnh lịch sử mới, Việt Nam quyết định tiến hành đổi mới đất nước. Nêu được nội dung về đường lối đổi mới của Đảng.
1.2. Phương thức: tổ chức hoạt động nhóm; thuyết trình; nêu vấn đề.
Gv chia HS trong lớp học theo nhóm (từ 4 đến 6 em) với số lượng cao nhất của lớp học sẽ có 4 nhóm (Gv chia nhóm từ đầu năm học/ HK).
Gv giao trước nhiệm vụ học tập cho 1 nhóm chuẩn bị giải quyết nội dung kiến thức ở mục 1 của bài học (theo tinh thần các nhóm chủ động đăng ký nhận nhiệm vụ học tập, có sự can thiệp, điều chỉnh của Gv. Có thể sử dụng dạy học theo dự án để tổ chức cho các nhóm ký vào phiếu giao nhiệm vụ học tập (tạm gọi bản họp đồng do Gv lập ) ấn định cụ thể thời gian, cách thức để nhóm HS bàn giao, trình bày sản phẩm.
Đến giờ tổ chức dạy học: các nhóm còn lại sẽ góp ý, nhận xét hoặc thắc mắc các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức mục 1. Đường lối đổi mới của Đảng -1.1. Hoàn cảnh đổi mới (sau khi cả lớp theo dõi phần trình bày nội dung kiến thức của nhóm phụ trách chính).
1.3. Gởi ý sản phẩm: Gv hỗ trợ, hướng dẫn nhóm chính giải quyết các góp ý, đặt vấn đề của các nhóm đưa ra. Dự kiến nội dung kiến thức sẽ là:
1. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta
Gv nêu vấn đề:
Sự kiện nào cho biết Đảng và Nhà nước quyết định đổi mới đất nước? Vì sao nước ta phải đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội?
1.1. Hoàn cảnh đổi mới: các điều kiện tác động, đó là
* Trong nước:
Qua 2 kế hoạch 5 năm (1976-1985)
- Đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân cơ bản của khó khăn yếu kém:
+ Mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn.
+ Sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
* Thế giới:
Tình hình thế giới có nhiều thay đổi: Cuộc CM KHCN; xu thế toàn cầu hóa, CNXH ở Liên Xô và Đông Âu gặp khủng hoảng.
Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên. Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
=> Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với CNXH ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.
1.2. Đường lối đổi mới của Đảng?
Phương thức: tổ chức hoạt động cá nhân (động não).
Quan điểm đổi mới của Đảng là như thế nào?
* Khái niệm về đổi mới: theo quan niệm của Đảng về đổi mới ở đây
+ có nghĩa là đổi mới về bước đi, cải cách làm sao cho phù hợp hơn với những qui luật khách quan của CNXH, không phải thay đổi mục tiêu đi lên CNXH.
+ là công cuộc đổi mới toàn diện, đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – tư tưởng, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
+ Đổi mới chính trị phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Nội dung của đường lối đổi mới:
Nội dung đường lối đổi mới của Đảng ta từ Đại hội VI thể hiện trên hai lĩnh vực kinh tế và chính trị như thế nào? (Xem SGK)/ gọi 1 HS đọc trước lớp.
HĐ 1:Tìm hiểu mục 2. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)
Gv: Nêu những thành tựu đạt được trong bước đầu của 15 năm thực hiện đường lối mới (1986-2000).Những tồn tại yếu kém của công cuộc đổi mới.
Phương thức: Gv tổ chức cho nhóm HS nhận dự án trình chiếu, giới thiệu tư liệu tranh ảnh về thành tựu trong những năm đầu đổi mới.
Hs trả lời → Gv gọi HS khác góp ý kiến → Gv tổng hợp, chốt ý.
Gv: Cho biết nghĩa của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (1986-2016).
Sau khi HS trả lời → GV gửi ý sản phẩm và chiếu video
Đại hội XII của Đảng nhìn lại 30 năm đổi mới, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, rút ra những bài học. Thực tế chỉ rõ: Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Bài tập 2: Giới thiệu tiểu sử về Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Tại sao nói: “Ông là người khởi xướng công cuộc đổi mới”?
Phương thức: Nhóm nhận dự án giới thiệu về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh → HS của nhóm khác góp ý, bổ sung. Gv nhận xét, kết luận.có minh họa bằng tư liệu Video.
2. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)
* Những thành tựu: SGK
=>Những thành tựu ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản phù hợp.
* Những khó khăn:
- Đất nước vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế -xã hội.
- Nhiều vấn đề kinh tế -xã hội nhứt nhối chưa được giải quyết.
- Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối lớn, lạm phát và người thất nghiệp vẫn còn cao.
- Hiệu quả kinh tế thấp, nền kinh tế chưa tích lũy lớn về nội bộ.
- Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, đời sống của những người chủ yếu bằng lương và trợ cấp xã hội, một bộ phận người dân còn giảm sút.
Hoạt động luyện tập (tìm tòi, mở rộng):
Phương thức:
- Gv giao bài tập 4,5 phần vận dụng cao cho từng cá nhân tiếp tục giải quyết ở nhà.
- Sau 1 tuần học, tiết tiếp theo thì Gv thu tất cả tập bài tập lịch sử giao cho Hs về kiểm tra.
============================================================.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiet ke tien trinh to chuc day hoc lic su 9- HK II - Bai 33 theo huong phat trien NLHS.doc