Tiết kiệm và đầu tư luận thuyết, vấn đề hóc búa và chính sách

Việc mua bán chấm dứt với lãi suất và vị thế mua bán (trading positions) của mỗi định chế tài chính được hình thành. Người ta lập ra hai bản danh sách. Bản danh sách thứ nhất cung cấp tư liệu về vị thế mua bán cuối cùng trong ngày; bản danh sách này được sử dụng để báo nợ và báo có một cách phù hợp tài khoản các định chế tài chính với ngân hàng trung ương. Bản danh sách thứ hai cung cấp tư liệu về tổng số tiền trả nợ vào ngày hôm sau. Bản danh sách này đưa ra mức cân bằng để mở cửa cho mỗi định chế tại mức cân bằng ngày hôm sau.

Thị trường liên ngân hàng loại này không chỉ giúp cho các định chế tài chính nắm giữ mức độ dự trữ nào mà họ muốn ở mức lãi suất cân bằng mà cũng đưa ra một chỉ báo quan trọng cho các mục đích chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nhìn chung, lãi suất được thành lập trong một thị trường liên ngân hàng qua đêm (overnight interbank market) sẽ nằm giữa mức tái chiết khấu của ngân hàng trung ương (vì ngân hàng có thể trả nợ cho ngân hàng trung ương hơn là cho ngân hàng trung ương hơn là cho ngân hàng trung ương vay ở lãi suất thấp hơn lãi suất này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng) và mức phải đóng phạt (penalty rate) vì thiếu không giữ đủ mức dự trữ bắt buộc (vì đóng tiền phạt sẽ là phải trả lãi suất cao hơn trên thị trường liên ngân hàng để tránh mức thiếu hụt đó.

 

doc79 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiết kiệm và đầu tư luận thuyết, vấn đề hóc búa và chính sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm thực tiễn, định nghĩa chính thức về quyền sở hữu tài sản cần phải được bổ sung bởi một hệ thống tư pháp bảo đảm thực thi một cách hiệu quả (Shleifer 1994). Việc thiếu các cơ chế không thiên vị để giải quyết những tranh chấp hợp đồng (contractual disputes) làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh bằng cách làm tăng xác suất mà các hợp đồng không được tôn trọng và xác suất mà các khoản chi tiêu như tiền hối lộ sẽ trở nên cần thiết để cưỡng chế thi hành các hợp đồng đó. Tham nhũng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án đầu tư bởi vì việc thực hiện dự án có thể bao gồm nhiều thủ tục hành chính, đặc biệt ở những nền kinh tế có rất nhiều quy định quản lý. Chi phí hoạt động kinh doanh có thể tăng đáng kể nếu nhà đầu tư buộc phải đút lót hối lộ để có thể đi nhanh qua hệ thống đó. Như vậy, tham nhũng thực sự trở thành một khoản thuế đanh vào đầu tư. Công trình nghiên cứu đối chiếu các quốc gia gần đây của Knack và Keefer (1994) và Mauro (1995) cho thấy rằng mức tham nhũng cao và sự cưỡng chế thi hành hợp đồng yếu kém gắn liền với thành quả đầu dưới mức trung bình. Do đó, việc loại bỏ các quy định quản lý không cần thiết và cải cách hành chính để giảm tham nhũng có thể thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. Nếu để loại trừ tham nhũng, cần phải tăng thuế để tăng lương cho công chức, dường như việc đánh thuế chính thức chỉ có thay thế các loại thuế tham nhũng không chính thức mà không hề ảnh hưởng đến việc hình thành vốn và tăng trưởng. Tuy nhiên, những vấn đề đạo lý kèm theo hai chế độ này vẫn khác nhau về nhiều khía cạnh quan trọng; trong đó quan trọng nhất là: khác với các hợp đồng chính thức "các hợp đồng" tham nhũng khét tiếng là khó được thi hành và do đó không giải đáp được câu hỏi trọng tâm về các quyền sở hữu tài sản. Sự phân phối thu nhập ảnh hưởng đến việc tích lũy vốn bằng cách ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách công cộng và mức độ ổn định xã hội chính trị. Một sự phân phối thu nhập không đồng đều có thể kích thích các đòi hỏi của công nhân và tạo ra tranh chấp về lao động làm tăng mức độ xung đột chính trị. Nó cũng có thể buộc các chính phủ phải đưa ra những chính sách theo ý dân để tái phân phối nhanh chóng thu nhập mà điều đó có thể làm mất ổn định về phía ngân sách và kinh tế, như đã xảy ra nhiều lần ở Châu Mỹ La Tinh trong vài thập niên vừa qua (Dornbusch và Edwards 1991) Nếu các chính sách tái phân phối được tài trợ thông qua những loại thuế cao hơn đánh vào vốn, chúng sẽ càng cản trở đầu tư và tăng trưởng. Bởi vì mối quan hệ giữa đầu tư và phân phối thu nhập được thể hiện thông qua các thể chế chính trị, mối quan hệ này ở những thể chế dân chủ có thể mạnh hơn ở những thể chế phi dân chủ. Nghiên cứu đối chiếu các nước công nghiệp, Persson và Tabellini (1992) phát hiện một mối tương quan đồng biến và tương đối có ý nghĩa thống kê giữa tính công bằng về phân phối thu nhập và tỉ số giữa đầu tư và GDP, mặc dù dữ liệu về phân phối thu nhập được dùng (thường rút ra từ những cuộc khảo sát hộ gia đình) gặp phải những thiên lệch nghiêm trọng (xem phụ lục). Alesina và Rodrik (1992) thu được những kết quả tương tự. Trong các hồi quy đối chiếu các quốc gia sử dụng tỉ số giữa tổng đầu tư vật chất với GDP làm biến số phụ thuộc và kiểm soát theo loại chế độ chính trị (dân chủ hay phi dân chủ), họ phát hiện một mối tương quan đồng biến giữa mức độ bình đẳng về thu nhập và tỉ số đầu tư. Họ thu được một kết quả tương tự khi sử dụng các tỉ lệ tăng trưởng GDP trung bình làm biến số phụ thuộc, như vậy cho thấy rằng đầu tư là một kênh quan trọng mà qua đó sự phân phối thu nhập có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng GDP. Kết luận và các ý nghĩa về chính sách Mặc dù những vòng xoắn tăng dần gồm tiết kiệm cao, đầu tư cao, và tăng trưởng nhanh đã diễn ra ở một số nước (đặc biệt là ở Đông á), những mối liên hệ giữa những biến số này rất phức tạp, và quan hệ nhân quả có thể có nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây ủng hộ bốn kết luận chính. Thứ nhất, tiết kiệm và tăng trưởng củng cố lẫn nhau quan hệ nhân quả tác động cả hai hướng. Thứ hai, tiết kiệm và đầu tư có mối tương quan cao do nguồn vốn có khả năng lưu chuyển thấp, các chính sách nội địa nhằm hạn chế tình trạng mất cân bằng lớn về cán cân tài khoản vãn lai, hoặc do những yếu tố thông thường thúc đẩy cả hai biến số theo cùng một hướng. Thứ ba, đầu tư vật chất là một điều kiện cần, chứ không phải điều kiện đủ, cho tăng trưởng, và thứ tư, đầu tư vào vốn nhân lực, đổi mới công nghệ, và các chính sách phù hợp cũng cần thiết cho tăng trưởng cao và bền vững. Khuyến khích tiết kiệm. Việc đảm bảo có đủ mức tiết kiệm vẫn là một mối quan tâm chính về chính sách, không chỉ để bảo đảm có đủ nguồn tài trợ cho việc tích lũy vốn, mà còn để tránh tình trạng dư trội đầu tư so với tiết kiệm, điều mà có thể gây ra những áp lực lạm phát hoặc tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán. Hơn nữa, ở các nước đang phát triển, nơi mà những khiếm khuyết lớn về thị trường vốn và những hạn chế về tính thanh khoản đối với các công ty và hộ gia đình là điều phổ biến, việc gia tăng tiết kiệm tư nhân có thể là điều thiết yếu để mở rộng đầu tư. Năm bài học về tính hiệu quả của các chính sách có thể được rút ra từ cuộc thảo luận của chúng ta về những yếu tố quyết định tiết kiệm và vai trò của chúng ở các nước đang phát triển. Thứ nhất, tăng tiết kiệm công cộng một cách trực tiếp vì hiệu quả để tăng tiết kiệm quốc dân, bởi vì bằng chứng thực tế cho thấy rằng tiết kiệm công cộng không chèn ép bất lợi tiết kiệm tư nhân theo tỉ lệ 1 : 1. Quả thật, các dữ liệu có được cho thấy rằng khu vực tư nhân bù đắp cho mỗi đồng dollar của tiết kiệm công cộng bằng cách chỉ tiêu thâm tiền tiết kiệm từ 0.25 đến 0.50 dollar. Thứ hai, các dòng nhập tiết kiệm nước ngoài cần phải được cho phép và khuyến khích để hỗ trợ cho đầu tư nội địa mặc dù chúng góp phần tài trợ cho tiêu dùng miễn là đất nước có một hệ thống chính sách kinh tế nội địa bền vững, có hệ thống ngân hàng được quản lý và giám sát một cách hiệu quả và chính phủ nước đó cần phải tránh việc bảo lãnh cho các dòng tín dụng nước ngoài. Tuy nhiên, viện trợ nước ngoài kém hiệu quả hơn các dòng nhập vốn không ưu đãi trong việc thúc đẩy đầu tư nội địa. Các tài liệu nghiên cứu lâu đời cho rằng viện trợ nước ngoài tài trợ cho tiêu dùng và đầu tư với những tỉ lệ gần bằng nhau. Tuy nhiên, các bằng chứng gần đây hơn và có hệ thống hơn ước lượng rằng phần lớn các khoản viện trợ được chi vào tiêu dùng và rất ít khoản viện trợ được dùng vào mục đích đầu tư, ngoại trừ những nước nhận viện trợ hơn 15% GDP. Đối với những nước này, các ảnh hưởng đối với tiêu dùng và đầu tư là xấp xỉ bằng nhau, một kết quả cho thấy rằng một nền kinh tế càng lớn so với lượng viện trợ nhận được thì các nguồn viện trợ nước ngoài dễ hoán đổi. Thứ ba, không nên nghĩ rằng tiết kiệm tư nhân sẽ tăng đáp ứng theo sự tự do hóa về lãi suất. Các bằng chứng cho thấy rằng các lãi suất được thị trường quyết định có thể cải thiện hoạt động trung gian tài chính, chất lượng của đầu tư và chất lượng của các lựa chọn về danh mục đầu tư (như vậy tránh được tình trạng vốn chạy ra nước ngoài, hoặc đảo ngược dòng chảy của vốn chạy ra nước ngoài và có thể làm tăng các dòng tiết kiệm đo lường được). Tuy nhiên, lãi suất sẽ kém hiệu quả trong việc tăng các dòng tổng tiết kiệm. Thứ tư, sự tăng cường tài chính sâu rộng được phản ánh bằng những lượng tiết kiệm tài chính lớn hơn có những ảnh hưởng mơ hồ đối với tiết kiệm tư nhân. Việc nới lỏng các hạn chế đối với việc vay tiền để tiêu dùng sẽ làm giảm tiết kiệm tư nhân, đôi khi góp phần vào những đợt bùng nổ tiêu dùng không bền vững , chẳng hạn tình trạng đã xảy ra ở Châu Mỹ La Tinh vào đầu thập niên 1980 và ở Mexico vào đầu thập niên 1990. Thứ năm, các bằng chứng về những ảnh hưởng của hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc không được tài trợ đối với các tỉ lệ tiết kiệm tư nhân là lẫn lộn không rõ ràng, có thể bởi vì tiết kiệm để cho con cháu thừa hưởng đứng trên tiết kiệm để dành cho lúc về hưu. Tuy nhiên, vì rất nhiều hộ gia đình (nghèo và trẻ) ít có khả năng tiếp cận hoặc không thể tiếp cận với tín dụng, và không tiết kiệm nhiều để dành cho lúc về hưu, việc khởi xướng một hệ thống hưu bổng bắt buộc được tài trợ hoàn toàn có thể thúc đẩy tiết kiệm tư nhân một cách đáng kể. Tăng đầu tư Nếu tiết kiệm và đổi mới công nghệ là điều thiết yếu cho tăng trưởng bền vững liệu một chính sách năng động về đầu tư đổi mới công nghệ có cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng hay không? Về lý thuyết, nhu cầu cần có một chính sách năng động có thể được biện minh do có những ngoại tác đầu tư - chẳng hạn được hàm ý bởi bản chất "hàng hóa công cộng" của nhiều đổi mới công nghệ và hoạt động nghiên cứu và phát triển mà những hoạt động đó dẫn đến mức đầu tư không đủ cho xã hội. Để chỉnh đốn ngoại tác này, phản ứng chính sách thông thường sẽ gồm có những khoản trợ cấp, trường hợp miễn thuế, hoặc cả hai. Nói cách khác, việc khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng hay đầu tư vào vốn nhân lực cả hai đều có những tính chất bổ sung rất mạnh cho đầu tư tư nhân - cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù mỗi chính sách cấn thiết trực tiếp bao gồm những ưu đãi bằng thuế và các khoản trợ cấp về mặt lý thuyết có thể thúc đẩy tăng trưởng trong thực tế có nhiều hạn chế nghiêm trọng đối với các khả năng về quản lý hành chính và định chế của các cơ quan chính phủ nhằm định hướng được những khoản đầu tư "đúng đắn" và để tránh tình trạng trục lợi nhờ đặc quyền (rent-seeking). Ngoài ra, các cuộc nghiên cứu gần đây về đầu tư cho thấy rằng trong những điều kiện có tính bấp bênh và tình trạng bất ổn định kinh tế vĩ mô, những khoản hỗ trợ lớn để khuyến khích đầu tư sẽ cần thiết để khắc phục "giá trị của sự chờ đợi" và để có một ảnh hưởng thực sự đối với đầu tư tư nhân. Một cách ít trực tiếp hơn, nhưng có thể rất hiệu quả, để thúc đẩy việc hình thành vốn, đổi mới sản phẩm, tiến bộ công nghệ, và tăng trưởng là tạo ra một hệ thống chính sách và định chế có tính chất hỗ trợ. Một hệ thống như vậy sẽ bao gồm bốn thành phần: (1) sự ổn định kinh tế vĩ mô, để giảm tính bấp bênh xung quanh việc đầu tư; (2) một cơ cấu giá cả tương đối không bị bóp méo (distortion-free), để tăng năng suất đầu tư; (3) một bộ luật các quyền sở hữu tài sản được soạn thảo tốt (và được thực thi một cách hiệu quả), để tạo ra một môi trường hoạt động kinh doanh với chi phí thấp; và (4) các thể chế chính trị phù hợp để bảo đảm sự đồng tâm nhất trí của xã hội và sự ổn định chính trị. Phụ lục: Đo lường dữ liệu và chất lượng của dữ liệu Các dữ liệu có được về thu nhập, tiết kiệm, và đầu tư có nhiều điểm không phù hợp, không thống nhất, và bị thiên lệch mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công việc nghiên cứu thực nghiệm (được thảo luận chi tiết bởi Visaria 1980; Berry 1985; Fry 1988; Gersovitz 1988; Deaton 1989; và Srinivasan 1993, 1994). Những vấn đề trở ngại được nêu ra dưới đây chắc chắn không phải là để chấm dứt công việc nghiên cứu thực nghiệm. Mục đích ở đây là nhằm nâng cao nhận thức về những nguồn có thể gây ra thiên lệch trong các dữ liệu hiện có và nhằm kêu gọi sử dụng dữ liệu tốt hơn. Tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Các dữ liệu chung về hạch toán thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân gặp phải nhiều khiếm khuyết về kế toán và nhiều điểm không nhất quán về các phương pháp kế toán theo thời gian và giữ các quốc gia. Phần lớn thu nhập và sản lượng bị loại trừ ra khỏi hạch toán thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân; phần hạch toán của các khu vực không chính thức và bất hợp pháp, nền nông nghiệp tự cung tự cấp, và các hộ gia đình. Sự loại bỏ các thành phần không phải tiền mặt (noncash) (tổng quát hơn, không được ghi vào sổ) ra khỏi thu nhập và tiêu dùng khiến cho các tỉ số giữa tiết kiệm và đầu tư với GDP bị thổi phồng cao hơn thực tế. Sự loại bỏ đầu tư không dùng tiền mặt ra khỏi thu nhập khiến cho các tỉ số tiết kiệm và đầu tư bị đánh giá thấp hơn thực tế. Các mức tiết kiệm và đầu tư không bị ảnh hưởng bởi sự loại bỏ này. Tiết kiệm và đầu tư bị tính toán thấp hơn thực tế một cách hệ thống, bởi vì những khoản mua các hàng tiêu dùng lâu bền và những nguồn lực dùng để chi tiêu cho việc hình thành vốn con người (giáo dục, y tế, đào tạo) bị ghi nhận nhầm thành tiêu dùng, thay vì phải ghi là đầu tư. Theo lý thuyết, một số đo tiêu dùng phù hợp hơn phải dựa vào dòng các dịch vụ của những hàng tiêu dùng lâu bền hiện có và một phần của dịch vụ được thể hiện bởi vốn con người. Lượng vốn di tản ra nước ngoài không được ghi nhận (báo cáo xuất khẩu thuần thấp hơn thực tế) là một sự thổi phồng tiết kiệm nước ngoài cao hơn thực tế. Điều đó có nghĩa là tổng tiết kiệm nội địa bị tính toán thấp hơn thực tế; tổng đầu tư nội địa bị thổi phồng, hoặc có thể xảy ra cả hai tình trạng đó. Đầu tư Người ta thường tính được tổng đầu tư nội địa như là tổng số của những khoản thêm vào tổng nguồn vốn bởi các chủng loại vốn, tức là máy móc và trang bị, xây dựng và hàng tồn kho. Mức tổng đầu tư của các khu vực công ty quốc doanh và công ty tư nhân thường được ước tính một cách độc lập từ những bản báo cáo của các công ty. Mức tổng đầu tư của phần còn lại trong nền kinh tế (các hộ gia đình và các đơn vị kinh doanh không thuộc khu vực công ty đăng ký chính thức) là hiệu số giữa tổng đầu tư và đầu tư của khu vực công ty. Sự phân biệt giữa các nhập lượng và tư liệu sản xuất (capital goods) trong các khu vực thường có tính chất võ đoán. Mức chênh lệch giữa các dòng đầu tư (và tiết kiệm) gộp và thuần thường là do những cách tính khấu hao có tính võ đoán, mỗi nước mỗi khác. Việc duy trì nguồn vốn khu vực công cộng thường bị ghi nhận sai thành chi tiêu hiện hành, tức là tiêu dùng của chính phủ. Tại Mỹ, tất cả các khoản chi tiêu công cộng, dù là chi tiêu hiện hành hay chi tiêu đầu tư, không được tách riêng ra; tất cả các khoản chi tiêu công cộng đều bị phân loại sai thành chi tiêu hiện hành. Các so sánh đầu tư liên thời gian có phần hơi giả tạo bởi vì chúng bao gồm nguồn v ốn thuộc nhiều thời kỳ khác nhau và có chất lượng khác nhau. (Ta có thể nhận định tương tự về hàng hóa tiêu dùng). Ngay cả khi xét về không gian, tính không đồng nhất của vốn khiến cho khó mà so sánh và ước tính đầu tư từ những khu vực khác nhau. Chương 19 Chính sách phát triển tài chính 19.1. Giới thiệu Lãi suất của các định chế tài chính thấp và bị quản lý là nét đặc thù trong hệ thống tài chính ở những nước đang phát triển. Ngay cả tại nơi mà những chương trình phát triển tài chính đã được khởi xướng trong một số nước Châu á. Lãi suất ít khi được giải phóng ngay tức thì hay hoàn toàn để đi đến mức cân bằng thị trường tự do của nó. Tuy nhiên ở các nước châu Mỹ Latin (và Thỗ Nhĩ Kỳ) đã xóa bỏ mức trần lãi suất lại tăng lên cao tính theo giá thực tế đến mức gây ra sự sụp đổ. Tính hiệu quả của việc tự do hóa lãi suất ngay tức thì và hoàn toàn, xem đó là một phần trong chương trình trọn gói mang lại ổn định, giờ đây dường như người ta nghi ngờ. Việc giám sát ngân hàng và ở mức độ nào đó sự bình ổn giá cả dường như là những điều kiện tiên quyết cơ bản đối với thành công của quá trình tự do hóa tài chính (theo Villanueva và Mirakhor 1990). Mức trần lãi suất làm biến dạng nền kinh tế ở ba điểm. Một là, lãi suất tạo ra thiên hướng nghiêng về tiêu dùng cho hiện tại và do đó giảm đi tiết kiệm. Hai là người cho vay tiềm năng có thể đi vào việc đầu tư trực tiếp mang lại lợi nhuận khá thấp thay vì cho vay để tài trợ dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn khi đem tiền gời vào ngân hàng. Ba là, người đi vay ngân hàng có thể nhận được tất cả vốn mà người đó muốn ở mức lãi suất cho vay thấp sẽ chọn lấy những dự án khá thâm dụng vốn. Mức trần lãi suất tiền gởi và tiền cho vay thường có khuynh hướng làm cho việc phân phối thu nhập trở nên tồi tệ đi. Một là, phần lớn khoản lợi kinh tế (economic rent) sẽ rơi vào tay người đi vay lớn hơn là người tiết kiệm/người cho vay nhỏ khi mà lãi suất tiền gởi và tiền cho vay bị kìm lại ở mức thấp hơn nhiều mức cân bằng thị trường. Phân phối thu nhập có khả năng trở nên tồi tệ nhất ở nơi mà công ty đi vay chủ yếu là công ty do gia đình quản lý. Hai là, các phương pháp sản xuất thâm dụng vốn do lãi suất thấp khuyến khích làm giảm đi cầu đối với lao động. Từ đó cho nên lương của lao động không có tay nghề giảm đi. Tính hai mặt (duality) gây ra bởi một mặt là các khoản đầu tư trực tiếp trên quy mô nhỏ không hiệu dụng và mặt kia là các khoản đầu tư trên quy mô lớn quá thâm dụng vốn tạo ra sự chênh lệch lớn hơn nữa trong tiền lương. Trong thực tế, các khoản cho vay từ ngân hàng dần dần tập trung vào tay một số ít khách hàng lớn và đã có tiếng tăm trước giờ. Việc tập trung kinh tế lớn hơn có khuynh hướng làm giảm đi sự hiệu dụng kinh tế. Các chính sách tín dụng có chọn lọc (selective) hay có định hướng (directed) hầu như phổ biến cũng như là việc đặt ra mức trần lãi suất. Thực vậy, việc phân biệt mức lãi suất khác nhau cho khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế khả thi chỉ khi có hệ thống mức trần lãi suất. Các chính sách tác động có chọn lọc hay các chương trình tín dụng có định hướng làm giảm thiểu khả năng linh hoạt của hệ thống tài chính nhưng lại làm tăng tình trạng mong manh tài chính (financial fragility). Không có cứ liệu nào cho thấy rằng các chính sách và chương trình như thế nâng cao được sự hiệu dụng kinh tế trong việc phân bổ nguồn lực. Thực vậy, những hạn chế mà các chương trình tín dụng có định hướng áp đặt lên danh mục đầu tư đã vừa trực tiếp vừa gián tiếp làm giảm đi quỹ vốn có sẵn để ngân hàng tùy nghi cho vay khi các chương trình này làm giảm đi sức hút đối với tiền gởi. Các chương trình này cũng làm tăng sự mong manh của hệ thống tài chính khi buộc những định chế tài chính phải tăng lên mức độ rủi ro mà không thu được sinh lợi để bù đắp. Các chương trình tín dụng có định hướng phần nào đã gây ra số lượng tài sản có không năng hoạt (nonperforming assels) nhiều đến mức báo động trên sổ sách kế toán của nhiều định chế tài chính tại những nước đang phát triển. Lý do chính giải thích việc không có thay đổi trong khu vực tài chính tại phần lớn các nước đang phát triển ở châu á trong hai thập kỷ vừa qua dường như là cấu trúc mang tính độc quyền nhóm (oligopolistic structure) của thị trường tài chính trị kèm theo đó của những ngân hàng lớn, và mong muốn của chính phủ thao túng hệ thống tài chính để tài trợ cho các khoản chi tiêu của mình với chi phí lãi suất thấp, cũng như là để tài trợ đầu tư vào những khu vực ưu tiên trong nền kinh tế (theo Haggard, Lee, và Maxfield 1993). Các biện pháp về chính sách được chọn để giải quyết tình trạng thu chi ngân sách cấp bách thường hay phủ định những chương trình cải cách và làm chậm lại sự phát triển tài chính. Thuế khóa phân biệt kỳ thị (discriminatory taxes) loại này hay loại khác đã được đánh lên trung gian tài chính. Quy định dự trữ bắt buộc cao, và mức trần lãi suất tiền gởi và tiền cho vay đưa ra một loạt biện pháp để lựa chọn thường được sử dụng làm công cụ trong chính sách thu chi ngân sách; các công cụ này đã kìm hãm sự phát triển tài chính. Hệ thống tài chính không thể đạt được mức tiềm năng đầy đủ trừ khi chính phủ sẵn sàng cạnh tranh để giành lấy quỹ vốn có thể đem đi đầu tư trên cùng một vị thế bình đẳng với người đi vay trong khu vực tư nhân. Tuy nhiên, ở đa số các nước đang phát triển, khu vực tài chính giữ vai trò chính trong việc huy động nguồn lực trong nước và phân bổ chúng cho các dự án đầu tư. Trong hai thập kỷ vừa qua, những nước đang phát triển đã có khuynh hướng giao phó cho sáng kiến khu vực tư nhân một vai trò lớn hơn trong quá trình phát triển hàm ý rằng một tỷ lệ đầu tư lớn hơn dự định sẽ được khu vực tư nhân đảm nhiệm. Đồng thời, trong số các nước đang phát triển này, nhiều nước đang cố gắng gia tăng tỷ lệ đầu tư của mình nhằm nâng cao tỷ lệ tăng trưởng lên. Để đương đầu với sự thể dòng chảy vào thuần của nguồn lực từ bên ngoài đang co lại, tỷ lệ tiết kiệm trong nước phải được tăng lên và phải nhấn mạnh nhiều hơn nữa đến sự hiệu dụng kinh tế trong việc phân bổ nguồn lực. Do vậy, việc đánh giá vai trò tiềm năng của trung gian tài chính đã được cải thiện trong quá trình phát triển kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Để đẩy nhanh mức tăng trưởng kinh tế bền vững, khu vực tài chính phải huy động được nguồn lực trong nước một cách hữu hiệu, phân bổ nó một cách hiệu dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh tế mới trong sản xuất và đồng thời duy trì tình trạng ổn định vĩ mô. Trên ba thập kỷ vừa qua, chính phủ các nước đang phát triển đã lặp đi lặp lại cam kết cải thiện hoạt động huy động và phân bổ nguồn lực trong nước thông qua khu vực tài chính của mình. Để đạt mục đích đó, các chính phủ này đã thực hiện nhiều thay đổi trong cấu trúc và trong hoạt động của hệ thống tài chính dưới chiêu bài phát triển, tự do hóa hay cải cách hành chính. Kinh nghiệm của những nỗ lực này mang lại rất nhiều thất vọng. Trong một số trường hợp, đáng kể là ở châu á, các thay đổi thì rất nhỏ so với các thay đổi đã diễn ra trong khu vực tài chính ở đa số những nước công nghiệp hóa trong hai thập kỷ vừa qua "Xin tạm biệt tình trạng kìm hãm tài chính, và xin chào tình trạng sụp đổ của hệ thống tài chính mới xuất hiện" là lời nhận định của Carlos Diaz-Alejandro (1985) về các thử nghiệm ở châu Mỹ Latin trong hơn hai thập kỷ vừa qua. Trong số những nước khác trong vùng, Argentina, Colombia, Brazil Mexico,và Uruguay đã thiết lập để rồi sau đó từ bỏ các chương trình tự do hóa tài chính hết sức triệt để. Hệ thống ngân hàng thay phiên nhau nở rộ nhanh và sụp đổ nhanh. Động lực nằm sau những phát kiến và cải cách tài chính gần đây ở các nước đã công nghiệp hóa là áp lực thị trường. Thị trường ở đa số các nước đang phát triển gây mất nhiều niềm tin đến mức áp lực thị trường tại đó hầu như không có. Tại những nước này, tư tưởng của Ronald McKinnon (1973) và Edward Shaw (1973) đã có nhiều ảnh hưởng hơn, có lẽ rất hiểu nhiên và rất hiệu dụng trong các đề xuất chính sách của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, ngoại trừ trong vài nước cá biệt, việc thực hiện những đề xuất như vậy rất dè chừng hay không được sẵn lòng trong tất cả các nước đang phát triển; các nước ngoại lệ nằm ở châu Mỹ Latin Đặc điểm chung trong tất cả mô hình theo khuôn McKinnon - Shaw là mức lãi suất tiền gởi nhằm tối đa hóa sự tăng trưởng là mức cân bằng trong thị trường tự do. Mức lãi suất tiền gửi cân bằng trong thị trường tự do cạnh tranh có thể được tăng lên, nhờ đó đẩy mức cung tín dụng thực và từ đó được mức tăng trưởng kinh tế mà không tác động đến lãi suất cho vay khi giảm đi quy định dự trữ bắt buộc hay khi trả cho dự bắt buộc một lãi suất cạnh tranh. ý nghĩa chính sách của các mô hình này là tăng trưởng kinh tế có thể được tăng lên bằng cách xóa bỏ trần lãi suất đối với định chế, bằng cách từ bỏ chương trình tín dụng có chọn lọc (selective) hay có định hướng (directed), bằng cách loại bỏ thuế đánh vào dự trữ bắt buộc, và bằng cách bảo đảm rằng hệ thống tài chính hoạt động một cách cạnh tranh trong điều kiện việc thâm nhập ngành được để cho tự do. Nơi nào mà điều kiện cạnh tranh không thể đạt được ngay tức thì, thì nơi đó có thể áp dụng mức lãi suất tiền gởi tối thiểu để thúc đẩy kết cục cạnh tranh. Mô hình động được phát triển theo khuôn MeKinnon-Shaw minh họa ảnh hưởng vô hại của chính sách lãi suất, được dùng làm công cụ bình ổn khởi đầu từ tình hình kìm hãm tài chính. Cho dù mô hình MeKinnon-Shaw không thấy lợi thế song hành (doubile advantage) khi khởi xướng tự do hóa tài chính như là một phần trong chương trình bình ổn. Việc tự do hóa tài chính tránh được hay ít ra cải thiện được tác động làm nền kinh tế co nhỏ lại do việc giảm phá (deflation) gây ra chỉ vì biện pháp giảm tốc tiền tệ (monetary deceleration) (theo Fry 1980b, theo Kapur 1976a). Cứ liệu khác trong kinh tế lượng (econometrics) có sẵn chỉ cho thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia có thể được tác động tích cực bởi lãi suất tiền gởi thực. Thế nhưng ngay cả khi tác động này có nghĩa về mặt thống kê, tầm vóc của nó cũng chưa lớn đủ để mà đảm bảo ý nghĩa chính sách to lớn. Là công cụ để tăng tiết kiệm, lãi suất tiền gởi thực chịu mức giới hạn trên (upper bound) khi nó đạt đến mức cân bằng thị trường tự do cạnh tranh (có lẽ là trong biên độ 0 phần trăm đến 5 phần trăm). Do vậy, chỉ ở những nước mà tại đó lãi suất tiền gởi thực là âm ở mức đáng kể thì mới còn có được chỗ để tăng tiết kiệm trực tiếp bằng cách nâng lãi suất tiền gởi lên. Điều này cũng hàm ý rằng việc nâng lãi suất tiền gởi thực lên khó có khả năng chận được việc thất thoát vốn ra nước ngoài (capital flight) một cách bất hợp pháp ở mức độ to lớn. Thêm nữa, John Cuddington (1986) nhận thấy rằng việc nâng tỷ giá hối đoái cao hơn mức cân bằng (overvaluation) là yếu tố kinh tế quyết định chính làm cho thất thoát vốn ra nước ngoài một cách hợp pháp. Khối lượng nhỏ cứ liệu theo kinh nghiệm về việc bố trí chi nhánh định chế nhận tiền gởi ở vị trí gần đi lại thuận tiện (branch proximity) gợi cho thấy rằng việc bố trí chi nhánh định chế nhận tiền gởi ở vị trí gần đi lại thuận tiện đã làm tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia lên rất nhiều (lên được 1 phần trăm tới 5 phần trăm trong thời gian 20 năm) ở sáu nước châu á đang phát triển mà ta có dữ liệu được về chúng (theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV644.doc
Tài liệu liên quan