Tiêu chuẩn hoá công ty với việc nâng cao chất lượng sản phẩm

PHẦN I: TIÊU CHUẨN HOÁ CÔNG TY VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1

I.Khái niệm cơ bản về tiêu chuẩn hoá,tiêu chuẩn và các hoạt động có liên quan. 1

1.Khái niệm của tiêu chuẩn hoá 1

2.Khái niệm về Tiêu chuẩn 2

II.Mục đích, lợi ích và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiêu chuẩn hoá công ty. 5

1.Khái niệm về Tiêu chuẩn hoá công ty 5

2.Mục đích tiêu chuẩn hoá công ty 6

2.1.Thông hiểu . 6

2.2.An toàn vệ sinh môi trường 6

2.3.Chất lượng sản phẩm . 6

2.4 .Giảm bớt chi phí , tăng lợi nhuận . 6

3. Lợi ích cụ thể của hoạt động tiêu chuẩn hoá công ty. 7

3.1:Trong lĩnh vực tổ chức quản lý 7

3.2:Trong thiết kế 7

3.3:Trong công ứng, mua vật tư. 7

3.4:Trong sản xuất . 7

3.5:Trong bao gói 8

3.6 :Trong tiêu thụ , bán hàng. 8

4. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động Tiêu chuẩn hoá công ty 8

III.Nội dung hoạt động Tiêu chuẩn hoá công ty . 9

1.Xây dựng tiêu chuẩn công ty ,tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp 9

1.1.1.Đề xuất yêu cầu 10

1.1.2.Thu nhập và phân tích thông tin. 11

1.1.3.Tổng hợp,viết dự thảo . 13

1.1.4:Hoàn chỉnh dự thảo . 14

1.1.5:Xét duyệt . 14

1.2:Tham gia hoạt động Tiêu chuẩn hoá các cấp. 15

IV:Tổ chức hoạt động Tiêu chuẩn hoá trong công ty. 18

1.Tổ chức bộ phận Tiêu chuẩn hoá công ty. 18

2,.Nhiệm vụ của bộ phận Tiêu chuẩn hoá công ty. 19

3:Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tiêu chuẩn hoá của công ty. 20

3.1 Sự ủng hộ của lãnh đạo : 20

3.2 Quan điểm lựa chọn 21

3.3 Tính chủ động trong hoạt động Tiêu chuẩn hoá 21

3.4 Sử dụng tiêu chuẩn Quốc gia / tiêu chuẩn Quốc tế có sẵn : 22

3.5 Thông tin tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy . 22

V. Mối quan hệ giữa Tiêu chuẩn hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong công ty . 22

1. Lý thuyết chung : 22

2.Thực chất của mối liên hệ giữa Tiêu chuẩn hoá và việc nâng cao chất lượng sản phẩm 25

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HOÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DẦU THỰC VẬT NGHỆ AN 29

I.Giới thiệu công ty 29

1.Quá trình hình thành và phát triển 29

2.Tình hình đặc điểm của công ty 30

2.1.Đặc điểm của công ty. 30

2.2.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm qua. 36

 

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiêu chuẩn hoá công ty với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Khảo sát -Thu thập thông tin về sử dụng,thị trường ,thiết kế ,sản xuất ,kinh tế ,các tiêu chuẩn có liên quan hiện có ,công tác tiêu chuẩn đang tiến hành. -Phân tích nhu cầu nhiệm vụ và chi phí của hoạt động tiêu chuẩn hoá . -Xác định hiệu quả cụ thể . Để tiến hành công việc trong giai đoạn này ,cần có đội ngũ cán bộ chuyên môn,bao gồm cả người sử dụng và người sản xuất .Bộ phận tiêu chuẩn có trách nhiệm tổ chức phối hợp và đảm bảo để mọi người có liên quan đều được hỏi ý kiến vì điều này khiến qúa tán thành và áp dụng sau này trở nên đơn giản . trong giai đoạn này cần thu thập mọi tài liệu cơ bản hiện hành để tạo cơ sở cho tiêu chuẩn cần biên soạn.Trước hết là các dữ liệu trong nội bộ công ty về sử dụng,sản xuất các chi tiết bộ phận có liên quan đến sản phẩm cần Tiêu chuẩn hoá .Thu thập các danh mục sản phẩm của các bên cung cấp ,các yêu cầu của khách hàng ,hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Cần có sự tiếp xúc với phòng cung ứng để có thông tin về loại hàng hoá tương tự có trên thị trường mà công ty thường nhập. Tròn quá trình Tiêu chuẩn hoá phòng cung ứng thường xuyên được hỏi ý kiến để tiêu chuẩn trong tương lai thích nghi với thị trường về giá cả và chất lượng ,như vậy các kỹ sư thiết kế sẽ tận dụng được những ưu việt của các sản phẩm ,tiêu chuẩn của các bên cung ứng trong các bản thiết kế của họ . Các tiêu chuẩn Quốc gia ,khu vực và Quốc tế cần được tham khảo kỹ .Đương nhiên khi sử dụng được Tiêu chuẩn hoá Quốc tế thì công ty có thể thoả mãn được thị trường trong và ngoài nước.Đối với các tiêu chuẩn Quốc gia ,nếu như các tiêu chuẩn liên quan đến công ty hiện đang lưu hành thì phải được coi là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn công ty .Nếu không có tiêu chuẩn Quốc gia thích hợp,có thể tham khảo tiêu chuẩn các nước khác ,trong đó chú ý đến các nước công nghiệp quan trọng,có nhiều ảnh hưởng trong thương mại quốc tế . Bước tiếp theo là sử dụng các tiêu chuẩn ngành ,liên hiệp công ty hay các công ty khác .Tạo được sự thích ứng với các tiêu chuẩn này có thể đem lại được nhiều ích lợi. Khi sử dụng các tiêu chuẩn bên ngoài ,một vấn đề luôn đặt ra là sử dụng hay chấp nhận nó ở mức nào .Chúng được áp dụng hoàn toàn hay có chọn lọc và sửa đổi .Điều này tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể ,tuỳ loại tiêu chuẩn áp dụng ,tuỳ vào đặc điểm của công ty . Công ty dễ dàng áp dụng các tiêu chuẩn cơ bản có tầm quan trọng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và làm cơ sở cho sự phát triển và công nghiệp hoá sau này ,như đơn vị SI,số ưu tiên,dung sai lắp ghép ,Modun trong lĩnh vực xây dựng, đơn vị trong bao gói vận chuyển và bảo quản ,các phương pháp thử cơ bản ,bản vẽ và ký hiệu,xử lý số liệu... Các tiêu chuẩn bên ngoài thuộc loại tiêu chuẩn cơ bản cũng có thể được áp dụng dễ dàng ,các tiêu chuẩn này không liên quan trực tiếp đến cấc sản phẩm cụ thể nhưng có tầm quan trọng đến toàn bộ lính vực kiểm tra và thử nghiệm ,các loại vật liệu ,bảo quản,môi trường ,quản lý ... các tiêu chuẩn bên ngoài có liên quan trực tiếp đến các sản phẩm cụ thể được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp .Thông thường các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế chỉ tập trung vào việc kiểm soát vào kích thước ,kiểu loại,các yêu cầu về tính năng sử dụng,an toàn ...Tuy nhiên các yếu tố này không phải luôn luôn kết hợp lại để có thể tạo nên các tiêu chuẩn hoàn chỉnh cho sản phẩm ,đặc biệt là các sản phẩm phức tạp.Bởi vậy trong những trường hợp này công ty cần có những nghiên cứu và bổ sung thêm nhiều tiêu chuẩn công ty .Cần nhắc lại rằng :các tiêu chuẩn bên ngoài được sử dụng cho hoạt động Tiêu chuẩn hoá trong công ty phải được đáp ứng yêu cầu thị trường .Điều này chỉ có được nếu các yêu cầu trong tiêu chuẩn phải thực sự phản ánh cả nhu cầu của người sản xuất và khách hàng với một giá cả chấp nhận được.Nếu không thoả mãn nhu cầu này thì chúng sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm cạnh tranh tương tự.Khi xét đến thị trường không chỉ giới hạn thị trường trong nước .Nếu có thể ,tiêu chuẩn công ty phải phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế(nếu chúng hiện có ),trong một số trường hợp phải phù hợp với tiêu chuẩn Quốc gia mà công ty dự định hoặc đã có,những khách hàng xuất nhập khẩu chủ yếu . Một vấn đề thực tế khác là công ty nên áp dung tiêu chuẩn Quốc gia hay Quốc tế khi chúng đã được biên soạn và phê duyệt hay đang ở giai đoạn dự thảo .Không thể có câu trả lời chung cho mọi trường hợp.Kinh nghiệm cho thấy quá trình hoàn chỉnh và phê duyệt tiêu chuẩn Quốc gia hay Quốc tế mất khá nhiều thời gian.Bởi vậy dù quá trình hoàn chỉnh và phê duyệt có làm thay đổi nội dung chút ít của tiêu chuẩn sau này,song nếu công ty đang có nhu cầu về nó thì cũng nên tranh thủ sử dụng vào công việc của mình . 1.1.3.Tổng hợp,viết dự thảo . Sau khi hoàn thành việc phân tích ,bước tiếp theo trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn là tập hợp các thông tin nhận được để chuẩn bị dự thảo tiêu chuẩn .Phải nắm vững các hướng dẫn của nhà nước và công ty trong quá trình trình bày tiêu chuẩn .Cần luôn nhớ rằng ,việc xây dựng dự thảo là nỗ lực chung của cán bộ chuyên môn và cán bộ tiêu chuẩn .Nên lưu ý các điểm sau: a.Phải ngắn gọn,xúc tích để các thông tin được rõ ràng ; b.Tránh dùng ngôn từ đặc biệt-tiêu chuẩn không chỉ dùng cho các nhà chuyên môn mà còn dùng cho các người khác và họ phải hiểu được văn bản.Khi dùng thuật ngữ kỹ thuật phải có định nghĩa ; c.Sử dụng minh hoạ-một biểu đồ tốt đáng giá hàng ngàn từ ,nên khi có thể nên dùng biểu đồ hoặc hình ảnh ; d.Sử dụng tra cứu-cần tránh những lặp lại không cần thiết , đặc biệt khi thông tin lặp lại có trong tiêu chuẩn khác thì nên dùng hình thức tra cứu; e:áp dụng được -tiêu chuẩn là để áp dụng nên thongtin từ ngữ phải rõ ràng không thể dẫn tới nhiều cách giải thích.Dùng từ ngữ như khi có thể khi áp dụng được thì nên tránh dùng .Những yêu cầu kỹ thuật không đo được hay không có phương pháp thử thích hợp thì không nên quy định ; f: Nhất quán- bản dự thảo phải nhất quán trong một hay trong một loạt tiêu chuẩn .Cần tuân thủ nguyên tắc này trong cách sắp xếp các điều và ngôn ngữ sử dụng. 1.1.4:Hoàn chỉnh dự thảo . Dự thảo tiêu chuẩn được gửi cho những người trong công ty có liên quan để lấy ý kiến. Cần gửi bản thuyết minh kèm theo dự thảo để giải thích mục đích , nguồn gốc và sự cần thiết của tiêu chuẩn. Cần quy định thời hạn nhận ý kiến để không trậm trễ trong việc xây dựng tiêu chuẩn . Cán bộ tiêu chuẩn và cán bộ biên soạn tổng kết các ý kiến nhận được , dung hoà các ý kiến mô thuẫn , tổ chức hội nghị chuyên đề những dị biệt .Cần có sự thống nhất trong các vấn đề .Nếu tiêu chuẩn được tán thành theo quyết định của đa số, ác ý kiến của thiểu số có thể không thoả mãn và điều này có thể ảnh hưởng để áp dụng tiêu chuẩn .Bởi vậy cố gắng tránh tình trạng như vậy . 1.1.5:Xét duyệt . Sau khi đã hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn, phòng tiêu chuẩn chuẩn bị hồ sơ để trình duyệt .Hồ sơ tiêu chuẩn gồm: - Bản đề nghị xây dựng tiêu chuẩn ; - Các bản dự thảo tiêu chuẩn ; - Bản thuyết minh ; - Các ý kiến góp ý ; - Biên bản hội nghị chuyên đề (nếu có); - Bản dự thảo cuối cùng . Việc xét duyệt tiêu chuẩn phải được tiến hành ở cấp cao nhất trong công ty .Cách thức duyệt tuỳ theo quy mô của công ty và cần được công bố rõ ràng để tránh mọi dị nghị sau khi tiêu chuẩn được thông qua .Việc xét duyệt cũng là cách để lưu ý các bộ phận áp dụng tiêu chuẩn trong các hoạt động của công ty.Tiêu chuẩn sau khi xét duyệt được cấp số hiệu vào sổ đăng ký , lưu trữ .Tuỳ theo điều luật hiện hành của từng nước , có thể phải đăng ký tiêu chuẩn ở mức cao hơn công ty . Sau khi xét duyệt , tiêu chuẩn được công bố và phân phát cho các bộ phận cần sử dụng của công ty . 1.2:Tham gia hoạt động Tiêu chuẩn hoá các cấp. Công ty cần tích cực tham gia vào hoạt động Tiêu chuẩn hoá các cấp , như cấp quốc gia , ngành , hội , quốc tế, khu vực.. Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính công ty mình. Khi tham gia vào quá trình xây dựng một tiêu chuẩn nào đó , ngoài việc lắm được một nội dung tiêu chuẩn , học hỏi được kinh nghiệm của các bên có liên quan , thì bản thân các quyền lợi chính đáng của công ty cũng được quan tâm chú ý tới, điều đó làm cho công ty dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn. Các hình thức tham gia của công ty vào hoạt động Tiêu chuẩn hoá bên ngoài có thể là một , một số , hoặc toàn bộ các hình r thức sau: - Gửi các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban chuyên ngành , ban kỹ thuật , tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn hoặc dự các hội nghị chuyên đề có liên quan; - Góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn có liên quan ; - Đề nghị các dự án xây dựng tiêu chuẩn , xây dựng dự thảo đề nghị cho các đối tượng có liên quan ; - Đóng góp kinh phí và các điều kiện khác để xây dựng các tiêu chuẩn ,trước hết cho các đối tượng là sản phẩm của công ty ; - Cử các đại diện dự các hội nghị , hội thảo trong và ngoài nước trong lĩnh vực có liên quan để học hỏi kinh nghiệm và tham gia đóng góp vào sự nghiệp Tiêu chuẩn hoá chung. 2:áp dụng tiêu chuẩn . áp dụng tiêu chuẩn là sử dụng tiêu chuẩn trong công việc sản xuất kinh doanh..của công ty .áp dụng tiêu chuẩn đã ban hành có liên quan là một nội dung quan trọng của hoạt động Tiêu chuẩn hoá công ty. Lợi ích của Tiêu chuẩn hoá chỉ đem lại khi tiêu chuẩn đượcáp dụng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần có biện pháp áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn có liên quan kể cả tiêu chuẩn nội bộ và tiêu chuẩn bên ngoài . Đối với tiêu chuẩn nội bộ việc áp dụngthường là bắt buộc trong phạm vi toàn công ty . áp dụng tiêu chuẩn bên ngoài có thể được tiến hành hai cách đó là trực tiếp và gián tiếp. áp dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn không qua một tiêu chuẩn hay tài liệu nào cả .áp dụng gián tiếp là sử dụng tiêu chuẩn thông qua một tiêu chuẩn hay tài liệu khác .Tiêu chuẩn có thể được áp dụng toàn bộ hoặc một phần hoặc được bổ sung ,sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đối với tiêu chuẩn được các cơ quan có thẩm quyền công bố bắt buộc áp dụng thì côngty phải áp dụng tuân thủ nghiêm túc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty phải luân theo dõi cập nhật tiêu chuẩn bên ngoài mới nhất có liên quan , cần theo dõi từ khi các tiêu chuẩn còn đang được xây dựng , cử chuyên gia xây dựng và góp ý dự thảo , khi tiêu chuẩn ban hành cần kịp thời mua và nghiên cứu các biện pháp áp dụng sao cho hiệu quả cao nhất trong điều kiện thực tế của công ty . Cần đặc biệt lưu ý theo dõi việc côngbố các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng để có biện pháp áp dụng kịp thời .Việc công bố tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng là thẩm quyền của các cơ quan quản lý các cấp hoặc quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Nhìn chung để áp dụng một tiêu chuẩn nào đó công ty cần lập phương án áp dụng, rà xét sửa chữa các văn bản kỹ thuật có liên quan ,khi cần thiết có thể tổ chức lại sản xuất , đổi mới trang thiết bị công nghệ , mua sắm phương tiện đo lường, thử nghiệm .. Côngty cầnthấu hiểu các cơ chế quản lý hoạtđộng tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn , để từ đó côngty thực hiện kịp thời các cơ chế bắt buộc và tìm cách tham gia tích cực các cơ chế tự nguyện. 3:Thông tin tiêu chuẩn. Hoạt động thông tin tiêu chuẩn là hoạt đọng không thể thiếu được, đặc biệt trong giai đoanh phát triển thương mại trên quy mô toàn cầu hiện nay.Thông tin tiêu chuẩn trong nội bộ công tycó thể bao gồm các nội dung sau: 1,Các hoạt động thông tin tư vấn : -Tìm kiếm , thu thập các tiêu chuẩn và các thôngtin về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần thiết ; - Nghiêm cứu tìm hiểu giải thích làm sáng tỏ nội dung và dịch các tiêu chuẩn cần thiết . 2, Quản lý thư viện nội bộ 3,Phát hành nội bộ các tiêu chuẩn , các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác . Công ty cân ftổ chức hệ thống phát hành ,phân phối các tiêu chuẩn , các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác , sao cho những tài liệu hoặc thông tin đến được đúng địa chỉ của những bộ phận cá nhân có liên quan trong công ty một cách kịp thời , tránh tình trạng thất lạc , đến muộn ,không thường xuyên. 4, Thông tin công tác tuyên truyền Tiêu chuẩn hoá . Thông tin tuyên truyền về công tác tiêu chuẩn hoá là một hoạt động không thể thiếu đặc biệt là các nước mà khái niệm Tiêu chuẩn hoá chưa được mọi người thông hiểu. Phải tânj dụngmọi biện pháp tuyên truyền để mọi người hiểu được rõ về hoạt động Tiêu chuẩn hoá và lôi cuốn được họ tham gia tích cực vào hoạt động Tiêu chuẩn hoá của công ty 5, Lập và quản lý các bản kê . Một trong những mục đích của Tiêu chuẩn hoá là kiểm soát đa dạng , giảm thiểu , đơn giản hoá và thống nhất hoá , nên việc lập bản kê cho các đối tượng khác nhau là rất cần thiết.Nó không chỉ đề cập đến các bộ phận cấu thành sản phẩm mà còn đề cập đến bản vẽ và đối tượng khác . 6,Thiết lập và quản lý hệ thống đánh số, phân loại và mã hoá . Côngty cần thiết lập hệ thống đánh số , phân loại và mã hoá phù hợp với công ty .Hệ thống này tốt sẽ giúp cho công ty kiểm soát có hiệu quả các hoạt động của mình IV:Tổ chức hoạt động Tiêu chuẩn hoá trong công ty. 1.Tổ chức bộ phận Tiêu chuẩn hoá công ty. Hoạt động Tiêu chuẩn hoá côngty có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận Tiêu chuẩn hoá trong cơ cấu tổ chức của công ty .Tuỳ thuộc vào quy mô , loại hình , chương trình Tiêu chuẩn hoá và các điều kiện đặc thù của công ty , bộ phận Tiêu chuẩn hoá có thể được bố trí như sau: - Là một bộ phận độc lập trực thuộc lãnh đạo cao nhất về kỹ thuật có vị trí không được thấp hơn các bộ phận khác của công ty; - Là một bộ phận của một phòng ban nào đó trong công ty. Theo sổ tay phát triển số 5 của ISO tì phương án 1 đảm bảo cho hoạt động Tiêu chuẩn hoá thành công hơn. Hai phương án tập trung , tức là chỉ có một bộ phận Tiêu chuẩn hoá duy nhất trong một công ty .Tuy nhiên đối với những công ty lớn có thể sử dụng phương án phi tập trung tức là cùng đồng thời tồn tại cả bộ phận Tiêu chuẩn hoá trực thuộc ban lãnh đạo và bộ Tiêu chuẩn hoá của một phòng ban nào đó ,ví dụ như phòng thiết kế , phòng kiểm soát chất lượng . 2,.Nhiệm vụ của bộ phận Tiêu chuẩn hoá công ty. Xuất phát từ nội dung hoạt động Tiêu chuẩn hoá trongcông ty đã nêu ở phần trên , nhiệm vụ của bộ phận Tiêu chuẩn hoá gồm 3 nội dung cơ bản sau: - Tổ chức soạn thảo tiêu chuẩn ; - Đưa ra các thông tin về tiêu chuẩn; - Giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn . Không phụ thuộc vào quy mô và vị trí tổ chức, bộ phận Tiêu chuẩn hoá trong công ty có thể có chức năng và nhiệm vụ sau: 1, Xây dựng , tổ chức xây dựng và các hướng dẫn nội bộ; 2, Đầu mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài khác trong việc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn bên ngoài , đảm bảo quan điểm và quyền lợi của công ty được bảo vệ trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn đó; 3, Thúc đẩy và giám sát áp dụng tiêu chuẩn trong công ty ; 4, Cập nhật và cung cấp thông tin tiêu chuẩn làm cho sản phẩm , dịch vụ luôn cập nhật với những tiêu chuẩn , quy định và luật lệ mới nhất; 5, Quản lý hệ thống đánh số , phân loại và mã hoá ; 6,Quản lý hệ thống tài liệu , kiểm tra bản vẽ , bản kê các bộ phận chi tiết ; 7, Thiết lập và duy trì quan hệ giữa các nhóm chức năng khác nhau trong công ty để tăng cường khả năng hợp tác trao đổi thông tin với nhau. 3:Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tiêu chuẩn hoá của công ty. Hoạt động Tiêu chuẩn hoá công ty có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cơ bản sau: - Sự ủng hộ lãnh đạo - Quan điểm lựa chọn - Tính chủ động trong hoạt đọng tiêu chuẩn hoá - Sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia , quốc tế có sẵn - thông tin tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy . 3.1 Sự ủng hộ của lãnh đạo : Hoạt động tiêu chuẩn hoá công ty cũng giống như các hoạt động khác không thể thành công nếu thiếu sự ủng hộ thichs đáng cà thường xuyên của lãnh đạo . Sự ủng hộ đó không phải là những lời nói suông, mà phải thể hiện bằng những hành động và việc làm cụ thể của lãnh đạo ,Lãnh đạo phải coi hoạt động tiêu chuẩn hoá không phải là hoạt động nằm ngoài sản xuất kinh doanh mà là hoạt đông phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh , mang lại cho sản xuất kinh doanh hiệu quả thực sự , mà mọi người trong công ty phải trực tiếp tham gia . Tiêu chuẩn hoá phải là kết quả của chính sách và các hoạt động khác nhau của công ty. Xuất phát từ nhận thức đó lãnh đạo phải thực hiện sự giao cho bộ phận tiêu chuẩn hoá hoàn thành nhiệm vụ của mình . Thực tế đây là một vấn đề phức tạp . Vì tác dụng của tiêu chuẩn hoá trong nhiều trường hợp khó thấy hoặc nhiều khi khó tính được , trong khi đó công ty còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cần phải giải quyết , do đó không phải lãnh đạo nào cũng quan tâm đầy đủ hoặc có quan tâm không phải lúc nào cũng chú ý . Vì vậy bộ phạn tiêu chuẩn hóa phải là người trực tiếp phân tích thuyếtphục để lãnh đạo ủng hộ . Biện pháp tốt nhất là chỉ rõ những lợi ích khác do hoạt động tiêu chuẩn hoá đem lại . 3.2 Quan điểm lựa chọn Bên cạnh sự ủng hộ đối với hoạt động tiêu chuẩn hoá , lãnh đạo công ty cần thể hiện rõ quan điểm của công ty đối với hợt động tiêu chuẩn hoá . Tính chất Tiêu chuẩn hoá thể hiện chính sách và quan điểm lựa chọn của công ty . Nói chung Tiêu chuẩn hoá công ty phải : - Phục vụ những mục đích thực tiễn và phù hợp với mục tiêu của công ty ; - Loại trừ sự cần thiết phải đưa ra quyết định / giải pháp lặp lại. - Làm yếu tố tạo nên sự thống nhất giữa các bộ phận trong công ty ; - Luôn động và phản ánh sự tiến bộ đã được hoạch định ; - Phản ánh các tiêu chuẩn Quốc gia và Quôc tế - Đựơc các cá nhân , hoặc các nhóm có trình độ biên soạn ; - Là kết quả của sự thoả thuận nhất trí chung ; - Là thành quả của sự tiến hoá hơn là đột biến ; - Được lãnh đạo công ty tuyên bố là bắt đầu áp dụng ; - Bảo đảm trao đổi thông tin có hiệu quả ; - Giảm chi phí và tăng lợi nhuận . 3.3 Tính chủ động trong hoạt động Tiêu chuẩn hoá Tính chủ động trong Tiêu chuẩn hoá hay còn gọi là tiêu chuẩn hoá chủ động , nó dựa vào việc can thiệp vào một vấn đề trước khi nó sảy ra . Tức là dự kiến một vấn đề nào đó cần phải tiến hánh nghiên cứu và tìm ra giải pháp trước . Tiêu chuẩn hoá chủ động đòi hỏi những người có trách nhiệm phải được thông tin kịp thời về những quy hoạch , kế hoạch , chương trình dự kiến trong tương lai của công ty . Những thông tin này phải được phân tích nhằm xác định những vấn đề có thể sảy ra và nhu cầu về tiêu chuẩn. Tiếp đó nghiên cứu và soạn thảo , ban hành những những tiêu chuẩn cần thiết. Điều đó làm giamr chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động Tiêu chuẩn hoá trong công ty. 3.4 Sử dụng tiêu chuẩn Quốc gia / tiêu chuẩn Quốc tế có sẵn : Để giảm chi phí , giảm thời gian và nâng cao tính hiệu quả thì con đường tốt nhất là sử dụng Tiêu chuẩn hoá Quốc gia , Quốc tế , khu vực tương ứng có sẵn . Tất nhiên khi đó công ty cần nghiên cứu và áp dụng hoặc có những sự điều chỉnh thích hợp để chúng trở thành tiêu chuẩn công ty . 3.5 Thông tin tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy . Do sự am hiểu về tiêu chuẩn hoá ở các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế. Vì vậy muốn hoạt động Tiêu chuẩn hoá thành công phải có các biện pháp giáo dục , tuyên truyền đào tạo không chỉ đối với những người có trách nhiệm mà còn đối với tất cả mọi ngươì trong công ty . Các thông tin về tiêu chuẩn cần được phổ biến đến những người có liên quan và các biện pháp thúc đẩy hoạt động Tiêu chuẩn hoá là một trong những yếu tố quan trọng giúp công tác Tiêu chuẩn hoá công ty thành công . V. Mối quan hệ giữa Tiêu chuẩn hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong công ty . 1. Lý thuyết chung : Chu trình sản xuất ,Tiêu chuẩn hoá sản phẩm là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau , nhưng giữa chúng có mối liên hệ , tác động qua lại lẫn nhau . Việc xét mối quan hệ giữa Tiêu chuẩn hoá với chất lượng sản phảm không thể không xét đến mối quan hệ giữa chu trình sản xuất với sản phẩm , giữa chu trình sản xuất với Tiêu chuẩn hoá . Bởi lẽ nếu không có chu trình sản xuất thì sẽ không có sản phẩm và việc Tiêu chuẩn hoá cũng sẽ không hình thành hoặc nếu có thì nó cũng không có giá trị và ý nghĩa . Nói cách khác mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả , nó được thể hiện theo sơ đồ sau: Chu trình sản xuất Tiêu chuẩn hoá Sản phẩm Ta xét theo từng mối quan hệ . Mối quan hệ giữa sản xuất với sản phẩm Chu trình sản xuất là một quá trình sản xuất tức là từ khâu đầu vào đó là các nguyên liệu cho đến khâu đầu ra đó là các sản phẩm .Nhưng hàm chứa trong nó là cả các lĩnh vực tổ chức quản lý ; thiết kế ; sản xuất ; bao gói ;tiêu thụ bán hàng chứ không đơn thuần là chuyển các nguyên liệu thành sản phẩm .vì vậy có thể nói rằng chu trình sản xuất là nguyên nhân còn sản phẩm là kết quả .Do đó có chu trình sản xuất thì mới có sản phẩm và nếu thiếu một trong các bước hay lĩnh vực thuộc chu trình sản xuất thì sản phẩm có thể không được tạo ra hoặc được tạo ra nhưng lại mang khuyết tật .Như vậy chu trình sản xuất và sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà trong đó chu trình sản xuất đóng vai trò quyết định hình thức lẫn chất lượng của sản phẩm . -Mối quan hệ giưã chu trình sản xuất với tiêu chuẩn hoá . Tiêu chuẩn hoá là các hoạt động thiết lập các điều khoản sử dụng chung và lặp đi lặp nhiều lần đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định .Hay nói cụ thể hơn nó là một hoạt động bao gồm các quy trình xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn . Như vậy các vấn đề thực tế hay tiềm ẩn nó có thể thuộc chu trình sản xuất .Ví dụ như trong nghiên cứu thiết kế sản xuất .. bao gói … Do đócó thể nói rằng chu trình sản xuất là đối tượng để tiêu chuẩn hoá tác động vào như xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn cho các lĩnh vực thuộc chu trình sản xuất .Cho nên việc tiêu chuẩn hoá là việc xác lập các quy tắc . các điều khiển theo một khuôn khổ để áp dụng chúng cho chu trình sản xuất nhằm giúp cho các lĩnh vực , hoạt động của chiu trình sản xuất đi vào một khuôn mẫu , một mức độ trật tự tối ưu, hay nói một cách tổng quát là Tiêu chuẩn hoá giúp cho chu trình sản xuất có hiệu quả . - Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn hoá và chất lượng sản phẩm . Dựa theo mối quan hệ giữa chu trìh sản xuất với tiêu chuẩn hoá và giữa chu trình sản xuất với Tiêu chuẩn hoá .Chúng ta cí thể thay thế được mối liên hệ giữa tiêu chuẩn hoá với chất lượng sản phẩm , đây là mối quan hệ gián tiếp thông qua chu trình sản xuất .Nhưng Tiêu chuẩn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm việc thực hiện công tác tiêu chuẩn hoá mang tính quyết định đến chất lượng sản phẩm . Trước hết ta phải biết rằng chất lượng sản phẩm là sự tuân thủ các yêu cầu , là sự phù hợp với mục đích , mà trong đó sản phẩm lại do chu trình sản phẩm sản xuất tạo nên. Cho nên chất lượng sản phẩm nó phụ thuộc vào chu trình sản xuất .Vì vậy để có được sự tuân thủ các yêu cầu , sự phù hợp các mục đích đối với các sản phẩm thì chu trình hoạt động phải có hiệu quả , các lĩnh vực , các chu trình của quá trình sản xuất không xẩy ra sự trục trặc mà phải hoạt động một cách có khuôn khổ có trật tự .Các lĩnh vực các công đoạn trong chu trình sản xuất hoạt động càng nhuần nhuyễn , càng quy củ bao nhiêu thì tạo ra được các sản phẩm đồng đều bấy nhiêu và tránh được các khuyết tật , do đó chất lượng sản phẩm càng cao.Nhưng để chu trình sản xuất hoạt động có hiệu quả , các lĩnh vực , các công đoạn thuộc chu trình sản xuất phải hoạt động có quy củ , có trật tự thì chúng ta phải dựa vào các hoạt động Tiêu chuẩn hoá , có nghĩa phải xây dựng và hoạt động các tiêu chuẩn cho chúng. Các tiêu chuẩn là các quy tắc , các điều khoản được quy định cho những hoạt động theo một khuôn mẫu mà hiệu quả của nó đạt tốc độ tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định.Việc áp dụng các tiêu chuẩn này cho các công đoạn , các lĩnh vực của chu trình sản xuất sẽ giúp chúng hoạt độngmột cách có quy mô , có trật tự và đạt được sự nhuần nhuyễn cao. Do đó sẽ tạo ra được những sản phẩm đạt chất lượng . Như vậy chất lượng sản phẩm gắn liền với công tác tiêu chuẩn hoá , có nghĩa là công tác tiêu chuẩn hoá tốt thì chất lượng sản phẩm cao và ngược lại tiêu chuẩn .hoá không tốt thì chất lượng sản phẩm kém.Do đó chất lượng sản phẩm nó phản ánh công tác Tiêu chuẩn hoá của công ty, nên để có một sản phẩm tốt không thể không có công tác tiêu chuẩn hoá với chất lượng sản phẩm là mối quan hệ đồng biến .Vì vậy mỗi một công ty đều phaỉ có một công tác tiêu chuẩn hoá. Cho nên mối quan hệ giữa công tác Tiêu chuẩn hoá tốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm .Nhưng tuỳ theo hoàncảnh nhất định mà công tác tiêu chuẩn hoá có những đặc điểm khác nhau, có những cách thực hiện khác nhau để thích hợp hoá các vấn đề liên quan 2.Thực chất của mối liên hệ giữa Tiêu chuẩn hoá và việc nâng cao chất lượng sản phẩm Từ mục tiêu chúng ta đã xác định được những vấn đề mối quan hệ giữa Tiêu chuẩn hoá với việc nâng cao chất lượng sản phẩm , mối quan hệ này nó thể hiện thông qua việc tác động của tiêu chuẩn hoá đối với những chu trình sản xuất và do đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .Sự ảnh hưởng naỳ mang tính chất đồng biến, mà trong đó vai trò quyết định .Nhưng tuỳ theo mức độ Tiêu chuẩn hoá và theo các lĩnh vực của công ty được tiêu chuẩn hoá mà mức độ ảnh hưởng chất lượng khác nhau ,cụ thể nó thể hiện như sau: -Tiêu chuẩn hoá trong lĩnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0017.doc
Tài liệu liên quan