Về mặt pháp lý, bào chữa viên nhân dân và Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một chủ thể tư pháp có tư cách của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam, việc xem xét thủ tục chứng nhận tư cách người bào chữa, các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng lại chưa được hướng dẫn và quy định chi tiết, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ giống hay khác luật sư ở mức nào. Mặc dù có một số người tham gia với tư cách bào chữa viên nhân dân có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo là thành viên tổ chức Mặt trận, nhưng nhìn chung chất lượng hành nghề của phần đông những người này không cao, gặp rất nhiều cản ngại, vướng mắc do những hạn hẹp về kiến thức pháp luật, lại không được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hành nghề trong tranh tụng vụ án hình sự, không được tập sự trong các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp. Thực tiễn xét xử những người này tham gia tố tụng rất hạn chế, hãn hữu mới có người được Tòa án chấp nhận tham gia. Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì hoàn toàn vắng bóng họ, vì thực tế luật sư tham gia còn rất khó khăn chứ đừng nói là bào chữa viên nhân dân.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luậc Các quy định của blộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa - lý luận và thực tiễn vấn đề ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tụng từ khi bắt đầu có quyết định tạm giữ đến khi kết thúc vụ án.
Quyền của người bào chữa được quy định trong Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003. Bao gồm các quyền sau:
a. Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
Việc người bào chữa được quyền có mặt trong các hoạt động điều tra có ý nghĩa quan trọng. Khi có mặt người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ ổn định về mặt tâm lý hơn, người tiến hành điều tra cũng sẽ thận trọng hơn và tuân thủ pháp luật hơn trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung.
Người bào chữa được tham gia vào quá trìn hỏi cung, lấy lời khai sẽ thuận lợi hơn cho họ khi tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trước Tòa sau này. Người bào chữa có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi được Điều tra viên đồng ý về một số tình tiết của vụ án có thể chứng minh bị cáo vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Người bào chữa được xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng khác có lien quan đến thân chủ của mình. Nếu phát hiện thấy có vi phạm các quy định tố tụng có thể khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền.
b. Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
Hỏi cung bị can là một hoạt động quan trọng trong giai đoạn điều tra của Cơ quan điều tra. Việc hỏi cung phải được xác định cụ thể thời gian, đại điểm hỏi cung và phải thông báo với người bào chữa để người bào chữa thực hiện được quyền đầu tiên là có mặt khi hỏi cung bị can.
Đảm bảo việc hỏi cung là đúng quy định của pháp luật, tránh bức cung, nhục hình đối với bị can. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong quá trình hỏi cung.
c. Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
Người bào chữa có thể đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ luật định và xét thấy việc những người này tham gia tố tụng có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình.
d. Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác.
Người bào chữa có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, chứng minh những người này vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ. Để làm được những yêu cầu này, BLTTHS cho người bào chữa được phép thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án để phục vụ cho công việc của mình. Mặt khác, có thể giúp cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ sự thật của vụ án. Bảo đảm có được sự thuận lợi nhất cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bào chữa.
e. Đưa ra dồ vật, tài liệu, yêu cầu.
Người bào chữa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật mà mình đã biết hoặc đã thu thập được trong quá trình tham gia điều tra vụ án hoặc đưa ra những tình tiết của vụ án để làm chứng cứ theo hướng có lợi cho thân chủ của mình. Người bào chữa còn có thể đưa ra các yêu cầu như triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám định… nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho người được bào chữa.
Cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa. Bảo đảm tôn trọng các đồ vật, tài liệu và yêu cầu của họ.
f. Gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
Để thuận lợi cho việc bào chữa của mình, người bào chữa có thể thường xuyên trao đổi, gặp gỡ, tiếp xúc với thân chủ của mình để có thể nắm được đầy đủ các tình tiết của vụ án, các đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của người được bào chữa. Trên cơ sở đó mới thu thập được những tình tiết gỡ tội cho người được bào chữa.
Gặp gỡ người được bào chữa có thể trao đổi với họ về các vấn đề liên quan, giải thích những vấn đề pháp luật và cũng qua đó tác động đến tâm lý của những người này để họ có thái độ tích cực trong điều tra, xét xử tạo thuận lợi cho việc tiến hành tố tụng.
g. Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu, hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật.
Một vụ án hình sự có rất nhiều tình tiết liên quan, để nắm được nội dung của vụ án người bào chữa được quyền đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu, hồ sơ của vụ án để thuận lợi cho việc theo dõi vụ án. Qua đó mới có thể tìm ra những tình tiết có thể chứng minh sự vô tội của người được bào chữa hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự cho họ.
Qua việc đọc hồ sơ, tài liệu của vụ án, người bào chữa cũng có điều kiện để phát hiện những sai lầm, thiếu sót, vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, từ đó có thể đưa ra những yêu cầu hoặc khiếu nại đối với các cơ quan có thẩm quyền. Góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong tố tụng hình sự
h. Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa.
Vai trò của người bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa được thể hiện rõ nhất trong phiên tòa xét xử. Tham gia hỏi, tranh luận trước Tòa án người bào chữa có thể chứng minh bị cáo vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự của họ.
Khi tham gia hỏi, người bào chữa có thể đưa ra những câu hỏi để có những câu trả lời theo hướng có lợi cho bị cáo. Giúp bị cáo tránh được những tình tiết bất lợi.
Khi tranh luận, người bào chữa phải đưa ra những lý lẽ, lập luận, phân tích chặt chẽ, sắc đáng để bảo vệ bị cáo và bác bỏ những lời buộc tội của Viện kiểm sát đối với bị cáo.
i. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trong quá trình tố tụng có thể có những quyết định hoặc hành vi của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật. Người bào chữa có thể khiếu nại những sai phạm này nhằm bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Kịp thời khắc phục những sai lầm thiếu sót trong quá trình tố tụng
Mặt khác, cũng là bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong tố tụng hình sự. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác.
j. Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần, thể chất, quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 57 của BLTTHS.
Đây là quyền độc lập của người bào chữa, người bào chữa kháng cáo không phụ thuộc vào ý chí của bị cáo cũng như đại diện hợp pháp của bị cáo. Kháng cáo của người bào chữa phải theo hướng có lợi của bị cáo.
Nghĩa vụ của người bào chữa.
Ngoài việc quy định cho người bào chữa được hưởng các quyền trong quá trình tham gia tố tụng, BLTTHS cũng quy định những nghĩa vụ, trách nhiệm mà người bào chữa phải tuân thủ trong quá trình tố tụng. Bao gồm các nghĩa vụ được quy định tại Khoản 3 Điều 58 BLTTHS.
a. Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bào chữa. Người bào chữa có thể sử dụng tất cả những quyền của mình và những biện pháp không trái pháp luật để chứng minh người được mình bào chữa vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự của họ.
Tùy trong mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa phải có trách nhiệm giao cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.
b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể là những người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng do tính chất đặc thù của hoạt động tố tụng nên họ không thể tự mình bảo vệ tất cả quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên người bào chữa phải có nghĩa vụ giúp họ về mặt pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi của họ.
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
II/ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Thực tiễn thi hành các quy định về người bào chữa.
Về mặt pháp lý, bào chữa viên nhân dân và Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một chủ thể tư pháp có tư cách của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam, việc xem xét thủ tục chứng nhận tư cách người bào chữa, các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng lại chưa được hướng dẫn và quy định chi tiết, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ giống hay khác luật sư ở mức nào. Mặc dù có một số người tham gia với tư cách bào chữa viên nhân dân có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo là thành viên tổ chức Mặt trận, nhưng nhìn chung chất lượng hành nghề của phần đông những người này không cao, gặp rất nhiều cản ngại, vướng mắc do những hạn hẹp về kiến thức pháp luật, lại không được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hành nghề trong tranh tụng vụ án hình sự, không được tập sự trong các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp. Thực tiễn xét xử những người này tham gia tố tụng rất hạn chế, hãn hữu mới có người được Tòa án chấp nhận tham gia. Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì hoàn toàn vắng bóng họ, vì thực tế luật sư tham gia còn rất khó khăn chứ đừng nói là bào chữa viên nhân dân.
Thực tiễn thi hành các quy dịnh về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố.
BLTTHS hiện hành đã quy định người bào chữa được tham gia từ khi khởi tố bị can. Nhưng trên thực tế rất ít vụ người bào chữa được tham gia ngay sau thời điểm khởi tố bị can. Bởi vì hiện nay không có một cơ chế, thủ tục, trình tự nào quy định buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để người bào chữa tham gia. Để có Giấy chứng nhận người bào chữa để gặp bị can trong trại tạm giam, cơ quan điều tra yêu cầu người bào chữa là Luật sư có đủ năm loại giấy tờ: (1). Thẻ Luật sư ; (2). Giấy đăng ký hoạt động văn phòng Luật sư; (3). Chứng chỉ hành nghề; (4). Hợp đồng với khách hàng và (5). Giấy giới thiệu của văn phòng Luật sư . Như vậy, về chủ quan có thể nhận thấy không phải dễ dàng gì các Luật sư có được giấy tờ chứng nhận để tham gia vào tố tụng.
Việc Điều tra, truy tố là giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự. Từ đây, tất cá tình tiết của vụ án được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát làm rõ. Chỉ có tham gia ngay từ giai đoạn này, người bào chữa mới có thể có được kết quả làm việc tốt nhất. Để tham gia bào chữa cho một bị can, bị cáo… Người bào chữa cần phải được Cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 56 BLTTHS thì “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”, song hầu như rất ít trường hợp người bào chữa được cấp giấy chứng nhận người bào chữa (GCNNBC) đúng thời hạn nói trên.) Nhiều người bào chữa cho rằng Cơ quan điều tra lãng tránh việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng cách chỉ dẫn gặp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và điều tra viên một cách lòng vòng gây ra nhiều khó khăn. Về phía Cơ quan điều tra nhiều trường hợp do yêu cầu điều tra muốn từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng cũng không tìm được lý do. Lý do được Cơ quan điều tra đưa ra thường là do Bưu điện chuyển đến chậm (nếu đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa được gửi đến CQĐT qua Bưu điện, Thủ trưởng đi vắng… Đơn cử như trong vụ án PMU 18 thì đã 3 tháng kể từ khi hoàn tất thủ tục bảo vệ quyền lợi cho bị can Bùi Tiến Dũng, luật sư Ngô Ngọc Thủy vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận bào chữa… Kể từ giữa tháng 5, ông Ngô Ngọc Thủy nhiều lần tới cơ quan điều tra, với hy vọng sẽ nhận được giấy chứng nhận bào chữa cho Bùi Tiến Dũng. Nhưng lần nào cũng ra về "tay không" dù thủ tục, theo ông đã được làm đầy đủ. Trao đổi với VnExpress, ông Thủy cho biết: "Cơ quan điều tra nói luật sư chờ, tới thời điểm thích hợp sẽ cấp. Trong khi đó, theo quy định sau 3 hôm cơ quan điều tra phải trả lời có cấp hay không". ( VN Express - Gặp khó, giới luật sư 'tố khổ' với Phó thủ tướng- Anh Thư).
BLTTHS quy định người bào chữa có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Thực tế có trường hợp điều tra viên thông báo nhưng người bào chữa không đến, hoặc có đến nhưng buổi hỏi cung đã kết thúc. Luật sư Đào Ngọc Lý (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết có lần luật sư đi cùng một điều tra viên vào trại tạm giam để làm thủ tục “có mặt trong buổi lấy lời khai thân chủ của mình”. Ngẫm nghĩ một hồi anh điều tra viên hẹn luật sư 8 giờ sáng hôm sau có mặt tại cửa phòng làm việc. Đúng 7 giờ 30 luật sư đã tới nhưng loanh quanh tìm khắp nơi vẫn không thấy điều tra viên này ở đâu. Thấy đã đến giờ lấy lời khai, luật sư làm liều đi vào trại. Đến nơi, luật sư ngẩn người bởi điều tra viên đó đã lấy lời khai bị can trước đó rồi. Luật sư Lý nhận định đây là cách “vô hiệu hóa” luật sư của cán bộ điều tra.
Đơn cử như trong vụ án tiêu cực việc phân bổ quota dệt may ở Bộ Thương mại, tròn một năm sau khi làm thủ tục đăng ký với cơ quan điều tra, luật sư của bị can Mai Văn Dâu (nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại) mới được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Lúc này, vụ án đã xong giai đoạn điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để ra cáo trạng truy tố. Luật sư Nguyễn Hoàng Hải, tham gia bảo vệ cho ông Dâu kể, sau nhiều thời gian chờ để có được giấy chứng nhận bào chữa, khi tới Viện kiểm sát đề nghị được tiếp cận hồ sơ, ông đã bị từ chối với lý do “kiểm sát viên đang đọc”... ( Trích “Lại làm khó luật sư” – Gia Tuệ - Tạp chí Pháp luật 19/01/2010).
Để bảo đảm quyền bào chữa, pháp luật trao quyền cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ; gặp bị can đang bị tạm giam. Thực tế để bảo đảm quyền này còn có nhiều khó khăn vì chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất: được gặp từ thời điểm nào và khoảng thời gian được gặp bao lâu. Theo quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa có quyền “Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam”. Trên thực tế, luật sư chỉ thực hiện quyền này một cách dễ dàng nếu được CQĐT yêu cầu làm người bào chữa cho bị can là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Đối với các trường hợp khác, việc gặp bị can trong trại giam - đặc biệt trong giai đoạn điều tra - là rất khó khăn. Việc gặp bị can đang bị tạm giam phụ thuộc vào Điều tra viên có thời gian đi cùng luật sư vào trại giam hay không để điều tra viên viết Giấy trích xuất bị can, trong khi đó điều tra viên thì bận quanh năm. Việc gặp được bị can đang bị tạm giam đã hiếm, nhưng nếu người bào chữa gặp được bị can đang bị tạm giam thì bao giờ cũng đều có mặt điều tra viên ngồi cạnh để giám sát cuộc gặp gỡ này, mặc dù pháp luật không quy định. Còn những quy định khác của pháp luật tố tụng hình sự như Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can; hoặc người bào chữa có quyền có mặt trong một số hoạt động điều tra khác v.v… đều chỉ mang tính hình thức và không thực hiện được. Lý do cơ bản vẫn là Cơ quan điều tra không muốn người bào chữa có mặt trong các hoạt động điều tra vì họ sợ rằng, người bào chữa sẽ có những hành vi cản trở hoạt động điều tra dưới mọi hình thức. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất tính công khai, dân chủ trong hoạt động tố tụng tại giai đoạn điều tra.
Để gặp được bị can, bị cáo, trước hết Luật sư phải có Giấy chứng nhận người bào chữa (do CQĐT hoặc VKS hoặc Tòa án cấp). Tuy nhiên, việc lấy đượcGCNNBC đã rất “gian nan” – như đã trình bày ở phần trên – nhưng khi có được GCNNBC rồi thì nếu vụ án ở giai đoạn điều tra, Luật sư còn phải “đợi” Điều tra viên “bố trí” đi cùng thì mới vào được Trại tạm giam. Rồi khi vào Trại tạm giam, thì thời gian cho luật sư gặp bị can tại trại tạm giam chỉ có 60 phút/buổi làm việc – một thời gian quá ngắn không đủ để luật sư trao đổi và xác minh các thông tin liên quan vụ án, khó khăn trong việc thu thập thông tin, chứng cứ cho việc bào chữa... Đã có rất nhiều bài viết phản ánh về những khó khăn của giới Luật sư trong “công đoạn” này, do vậy trong bài viết này, chúng tôi xin chỉ nêu một dạng “làm khó” mới xuất hiện ở một số Trại giam, Trại tạm giam. Đó là việc “đòi” Luật sư phải có Lệnh trích xuất mới cho gặp bị can, bị cáo!
Về thủ tục khi vào gặp bị can, bị cáo trong Trại giam, Trại tạm giam, nhìn chung, Luật sư chỉ phải xuất trình: Giấy chứng nhận người bào chữa (do CQĐT hoặc VKS hoặc Tòa án cấp); Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề Luật sư, Thẻ Luật sư (một số nơi yêu cầu xuất trình thêm Chứng chỉ hành nghề Luật sư) là được giải quyết cho gặp bị can, bị cáo. Các Trại tạm giam như T16 của Tổng cục Cảnh sát, B24 của Tổng cục An ninh, Hỏa Lò (của CA thành phố Hà Nội); Chí Hòa (của Công an TPHCM)… đều chấp nhận các loại giấy tờ nói trên mà không đòi hỏi Luật sư phải xuất trình thêm bất cứ một giấy tờ nào khác.
Tuy nhiên gần đây, có một số Trại tạm giam (ví dụ như Trại tạm giam Kim Chi thuộc Công an tỉnh Hải Dương) lại đưa ra yêu cầu Luật sư, ngoài các giấy tờ nêu trên, còn phải có thêm Lệnh trích xuất của Tòa án mới cho gặp bị can. Khi bị Luật sư chất vấn về việc làm khác thường này, một vị lãnh đạo Trại đã dẫn quy định tại Điều 20 và 21 Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/ 11/1998 của Chính phủ và cả Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/ 11/ 1998 (!)
Qua nghiên cứu các quy định vị lãnh đạo Trại tạm giam Kim Chi viện dẫn để từ chối không cho Luật sư gặp bị can, chúng tôi nhận thấy:
Điều 20 Quy chế về tạm giữ, tạm giam (ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998) quy định: “1. Việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. …”
Điều 21 Quy chế nói trên cũng nêu: “Việc trích xuất được thực hiện một trong những trường hợp sau: …
đ) Cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác;…”
Như vậy, nếu theo các quy định này thì việc đòi hỏi phải có lệnh trích xuất của cơ quan có thẩm quyền là có căn cứ. Tuy nhiên, tại Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998, Điều 21 của Quy chế này đã được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực trại tạm giam, nhà tạm giữ trong các trường hợp sau:…
c) Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác; …
2. Ngoài những trường hợp trích xuất quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp dưới đây: …
d) Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ ".
Với quy định này, việc “Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác” được tiến hành ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam.Trong trường hợp đó, Giám thị Trại tạm giam phải căn cứ vào văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án (ở đây là GCNNBC do cơ quan tiến hành tố tụng cấp) để giải quyết cho luật sư gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam và quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ mà không phải có lệnh trích xuất vì lệnh trích xuất chỉ sử dụng khi đưa người bị tạm giữ, tạm giam khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Vì vậy việc đòi Luật sư phải có thêm Lệnh trích xuất mới cho gặp bị cáo là không phù hợp với quy định của pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự. Hiện tượng này một phần còn xuất phát ở chỗ BLTTHS còn thiếu quy định cụ thể về các thủ tục cần thiết khi Luật sư vào Trại giam gặp bị can, bị cáo.
Thực tiễn thi hành quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong giai đoạn xét xử.
Vai trò của người bào chữa trong thủ tục xét hỏi được quy định tại khoản 2 Điều 207 BLTTHS như sau: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các hội thẩm, sau đó đến kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 BLTTHS Việt Nam, khi xét hỏi người có quyền đặt câu hỏi đầu tiên là thẩm phán, sau đó đến hội thẩm, rồi đến kiểm sát viên. Chỉ sau khi những người tiến hành tố tụng kết thúc việc xét hỏi thì người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự mới có quyền đặt câu hỏi. Trên thực tế, các câu hỏi đối với người bị xét hỏi đại đa số được đặt ra bởi thẩm phán, hội thẩm và kiểm sát viên. Khi những người này tiến hành xét hỏi, thông thường chủ toạ phiên toà không khống chế về mặt thời gian nhưng khi người bào chữa đặt câu hỏi với người bị xét hỏi, họ thường bị chủ toạ phiên toà ngắt lời và hạn chế thời gian hỏi.
Khi người bào chữa trình bày bản bào chữa của mình, họ có thể bị chủ toạ phiên toà hạn chế về mặt thời gian. Ví dụ, trong phiên xử Bùi Tiến Dũng ngày 03/8/2007, chủ toạ phiên toà hạn chế mỗi người bào chữa chỉ được nói trong 10 phút. (
Có những trường hợp, khi người bào chữa trình bày, hội đồng xét xử tạo điều kiện cho họ trình bày nhưng sau đó tuyên bố “không chấp nhận ý kiến của người bào chữa” mà không nêu lí do không chấp nhận. Theo kết quả khảo sát năm 2006( Khảo sát được tiến hành bởi tác giả để phục vụ cho việc viết luận án tiến sĩ với đề tài: “Vai trò của luật sư bào chữa ở Việt Nam”) kể từ khi Nghị quyết số 08/NQ-TW được ban hành, tình trạng này không còn nhiều song thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong thực tế.
Khi người bào chữa đưa ra vấn đề yêu cầu tranh luận với kiểm sát viên, trong nhiều trường hợp kiểm sát viên không đáp lại ý kiến của người bào chữa và chủ toạ phiên toà cũng không yêu cầu kiểm sát viên đối đáp với người bào chữa. Như vậy không chỉ vi phạm quy định của BLTTHS, không tôn trọng Người bào chữa mặt khác cũng không đạt được mục đích của phiên Tòa.
III/ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY DỊNH CỦA BLTTHS VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA.
Trong giai đoạn Khởi tố, Điều tra, truy tố.
Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung theo hướng mở rộng hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa, mà không bó hẹp chỉ 3 ngày và quy định rõ hơn việc cấp giấy chứng nhận bào chữa đối với bị can đang bị tạm giam. Ví dụ, sửa khoản 4 Điều 56 LTTHS là: “Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. Bổ sung khoản 1 Điều 57 BLTTHS : “Người bào chữa do bị can, bị cáo lựa chọn. Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”.
Về Quyền tham dự khi Điều tra viên hỏi cung bị can, bị cáo nên sửa đổi theo hướng: Cơ quan điều tra thông báo cho người bào chữa trước 7 ngày về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa có mặt trong buổi hỏi cung bị can; Người bào chữa có quyền gặp bị can đang bị tạm giam chậm nhất là 10 ngày kể từ khi bị can có lệnh tạm giam; điều tra viên không được có mặt trong uổi gặp của người bào chữa với bị can; Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm trích xuất bị can để người bào chữa gặp bị can tại phòng gặp của trại giam; Khi người bào ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Học kỳ tố tụng hình sự- CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.doc