Tiểu luận An ninh phi truyền thống và tác động của nó tới độc lập dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Chương 1

 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

1.1. Một số vấn đề lý luận về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến độc lập dân tộc

1.2.

 Thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay

Chương 2

 QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY

2.1. Quan điểm của Việt Nam về độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

2.2. Nội dung, hình thức, biện pháp bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận An ninh phi truyền thống và tác động của nó tới độc lập dân tộc ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của dân tộc. Sự tác động và uy hiếp của mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của dân tộc thể hiện trên những vấn đề chính là: thứ nhất, nó buộc nước phải có sự “điều chỉnh” về thể chế chính trị, điều chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng mang tính “quốc tế” hơn; thứ hai, nó đặt ra và “yêu cầu” các nước phải xem xét lại mô hình, thậm chí con đường phát triển của dân tộc mình; thứ ba, nó “đòi hỏi” phải du nhập những khuôn khổ, mô hình của bên ngoài, trên thực tế là từ các nước phương Tây, Mỹ. Chủ nghĩa khủng bố tác động mạnh mẽ đến tâm lý của người bị hại, tạo nên tâm lý hoảng sợ của con người, khiến cho người ta có thể phải từ bỏ sự ủng hộ đối với chính phủ. Trong điều kiện toàn cầu hóa, trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống các vấn đề tác động trên càng trở nên rõ ràng và cụ thể, thường gắn với sự chống phá của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình”, đặc biệt đối với các nước như Việt Nam. Những “yêu cầu”, “khuyến nghị” đối với Việt Nam rằng, cần phải từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; xây dựng nhà nước pháp quyền theo kiểu phương Tây; thực hiện “xã hội dân sự”; cần phải đi theo con đường và mô hình dân chủ tư sản... trong thời gian gần đây, đã cho thấy sự tác động, đặc biệt là sự lợi dụng những tác động từ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến độc lập dân tộc là rất to lớn. Ba là, tác động đến nền kinh tế độc lập tự chủ của quốc gia. Trước tác động của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, tính độc lập tự chủ của nền kinh tế đất nước bị uy hiếp, dễ rơi vào phụ thuộc, lệ thuộc vào bên ngoài. Tác động của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến độc lập tự chủ của kinh tế là tác động trực tiếp trên các vấn đề: lợi ích kinh tế; chủ quyền kinh tế; định hướng phát triển kinh tế; thể chế kinh tế; sự ổn định kinh tế, đặc biệt là về tài chính, tiền tệ và quan hệ hợp tác kinh tế thương mại quốc tế của quốc gia. Nền kinh tế đất nước luôn phải đối mặt với nguy cơ lợi ích kinh tế quốc gia bị đe doạ; phương hướng phát triển nền kinh tế có thể bị xáo trộn. Khủng hoảng tài chính tiền tệ còn làm nảy sinh những nguy hại xã hội rất to lớn, với những hậu quả khó lường, khiến cho các quốc gia đang phát triển có thể trở thành kiệt quệ và dẫn đến mất ổn định xã hội cục bộ, hoặc xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và đoàn thể xã hội khác nhau. Chính điều này lại tác động mạnh mẽ và đe dọa trực tiếp, dù là khách quan hay chủ quan, đến sự ổn định và tính độc lập tự chủ và cả thể chế của nền kinh tế đất nước. Thông qua các khoản viện trợ kinh tế, cho vay ưu đãi, hiệp định thương mại và các quan hệ kinh tế khác để tăng cường gây sức ép về chính trị, can thiệp nội bộ, từng bước chuyển hoá theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Chúng còn dùng sức mạnh kinh tế thông qua hợp tác để thực hiện ý đồ chuyển hoá chế độ chính trị; thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Đầu vào kinh tế, đầu ra chính trị”. Bốn là, tác động đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái là những nhân tố dễ bị tác động bởi sự tác động từ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có nguồn gốc từ chính con người. Vấn đề môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, khan hiếm nguồn nước sạch, vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đôi khi lại đe dọa nhiều hơn đối với cuộc sống của người dân ở những quốc gia không phải là “thủ phạm” gây ra những biến đổi, cạn kiệt đó. Sự khai thác thiếu kiểm soát, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, “hiệu ứng nhà kính”, khí hậu nóng lên, tầng ôzon bị phá hoại và tổn hao, tính đa dạng sinh vật giảm, đất hoang mạc hoá, tình trạng nước biển dâng, bão, lụt, sóng thần không những chỉ là xuất phát từ tự nhiên, bởi tự nhiên, mà chúng còn nói lên rất rõ sự trừng phạt của tự nhiên đối với con người, đối với những hành động ứng xử thiếu văn hóa và thiếu trách nhiệm của con người đối với chính tự nhiên. Năm là, tác động đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nội dung, một yêu cầu đặc biệt quan trọng của việc giữ gìn và củng cố độc lập dân tộc của các quốc gia trong thời đại ngày nay. Sự lợi dụng của các thế lực bên ngoài đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong quá trình hợp tác quốc tế ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, đã đe dọa nhiều giá trị dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc. Sự hình thành, phát triển của mọi nền văn hoá cũng đều là sự thống nhất của tính riêng và tính chung trong nền văn hoá đó. Tính dân tộc không chỉ là đặc trưng cơ bản của một nền văn hoá, mà nó còn là nội hàm cốt lõi của sức sống của nền văn hoá ấy. Giữ gìn tính dân tộc của văn hoá là điều kiện cơ bản của phát triển văn hoá dân tộc, đồng thời nó cũng là động lực nội tại của sự sinh tồn và phát triển dân tộc. 1.2. Thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay 1.2.1. Biến đổi khí hậu Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biển đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất. Biến đổi khí hậu hiện hữu ở Việt Nam có nguy cơ tác động ngày càng lớn hơn. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam tương đối rõ nét trong vòng 50 năm qua, đặc biệt trong 15 năm gần đây. Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,5 độ C; mực nước biển dâng cao hơn 0,2 m; thiên tai, bão, lũ gia tăng cường độ và tính cực đoan. Do biến đổi khí hậu, nhiều công trình chắn sóng, chắn cát, đê sông, đê biển dễ bị phá vỡ trước lũ lụt, thiên tai.Các hệ sinh thái tự nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là miền Trung, nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ngập triều tăng mạnh ở Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Cà Mau và tỉnh Vĩnh Long. Diện tích đất bị hoang mạc hóa ngày càng mở rộng, thậm chí có thể bị sa mạc hóa. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, nếu không có giải pháp ứng phó quyết liệt thì khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai đối với Việt Nam ngày càng tăng, gây tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường, sinh thái. Từ năm 2015 đến nay, ở Việt Nam các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích hơn 10.711 người, thiệt hại về tài sản khoảng 1,5% GDP/năm. 1.2.2. Vấn đề kinh tế, tài chính Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong danh sách cảnh báo về thị trường tài chính gặp nhiều rủi ro trong giao dịch tài chính quốc tế. Mối đe dọa an ninh tài chính kinh tế đối với Việt Nam bao gồm: Một là, từ những yếu tố bên ngoài tác động; hai là, từ các yếu tố đe dọa đổ vỡ của hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng trong nước; ba là, từ các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ. Do tác động của những khó khăn về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài, tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp với tính chất và mức độ nguy hiểm hơn so với trước đây. Tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng, lãng phí, nhất là trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ xảy ra rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân. Nguyên nhân tình trạng trên có nhiều, nhưng chủ yếu là chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, còn chủ quan, mất cảnh giác, chưa chú trọng bảo vệ bí mật nhà nước; đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, nhân viên bị suy thoái, thậm chí móc nối với bên ngoài để phạm tội. Vì thế, vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực này là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi quyết tâm cao, sự kiên trì, bền bỉ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng. 1.2.3. Từ vấn đề năng lượng Sự phát triển kinh tế “nóng” của các quốc gia châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lượng tăng cao. Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhưng tiêu hao năng lượng nhiều. Điều chú ý là tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn so với các nước khu vực. Cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 - 1,7 lần. So với các nước phát triển, tỷ lệ giữa nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam cao gấp gần 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỉ lệ này là dưới 1. Các đơn vị nhà nước được giao nhiệm vụ đầu tư sản xuất cung cấp điện như EVN, PVN, cũng gặp khó khăn về hoàn vốn, đảm bảo đủ chi phí hoạt động điện lực Năng lượng là huyết mạch cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, với bối cảnh chung toàn cầu và điều kiện cụ thể của Việt Nam, an ninh năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Chính phủ Việt Nam đã có những cơ chế năng động và hiệu quả để năng lượng được đảm bảo cung cấp ngày càng đầy đủ với giá cả hợp lý, đảm bảo đủ năng lượng cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.4. Vấn đề lương thực Việt Nam là một nước nông nghiệp, với hơn 70% dân số là nông dân, lao động nông nghiệp chiếm hơn 76% lao động của cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nước; vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tầm quan trọng đặc biệt. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chính sách đất đai cùng với việc di dân tự do đang có diễn biến phức tạp, đặt ra những vấn đề nổi cộm, bức xúc. Ở các thành phố lớn, các tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh, số hộ nông dân không có đất chiếm tỷ lệ lớn hơn so với cả nước, như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng Hiện trạng đất đai nhiều nơi đang bị thoái hoá và thu hẹp dần. Cả dẻo đất miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận đang bị sa mạc hoá. Đất ở đồng bằng và thành thị đang bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Đất ở miền núi lại càng khan hiếm do nạn chặt phá rừng bừa bãi làm đất đai bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước dần bị cạn kiệt. Đất canh tác nông nghiệp, đất rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bị thu hẹp dần diện tích do bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện đó, vấn đề bảo đảm diện tích đất nông nghiệp; khai hoang, phục hóa hơn 1,6 triệu ha đất chưa sử dụng; cải tạo một bước các vùng đất bị ô nhiễm; không để mở rộng thêm diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa theo Đề án của Chính phủ, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc ổn định diện tích đất nông nghiệp là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia hiện nay. 1.2.5. Tội phạm công nghệ cao Trên thế giới, tội phạm công nghệ cao thực sự là mối đe dọa đến độc lập chủ quyền quốc gia và thể chế chính trị đất nước. Những biến động chính trị, bạo loạn, xung đột, dẫn đến lật đổ chế độ ở một số quốc gia Bắc Phi và Trung Đông năm 2011- 2013, bắt nguồn từ những lời kêu gọi được truyền đi trên các trang mạng xã hội, và người ta đã nói đến các cụm từ: “cách mạng xã hội trên internet”, “cách mạng từ internet” như là đặc điểm nổi bật của các “phong trào” biến động, bạo loạn này, cho thấy mối đe dọa an ninh phi truyền thống của tội phạm công nghệ cao. Tội phạm công nghệ cao xuất hiện ở Việt Nam cùng với quá trình phát triển công nghệ thông tin, hệ thống máy tính phát triển mạnh mẽ, loại tội phạm công nghệ cao cũng có sự phát triển. Tình hình mất an toàn thông tin số diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Xu hướng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam chuyển dần từ phá hoại sang trục lợi một cách tinh vi. Điều chú ý là, tội phạm công nghệ cao còn được thực hiện với ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam thông qua hệ thống truyền thông hiện đại, các mạng xã hội; các hacker nước ngoài tiến công vào hệ thống mạng của các cơ quan Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong Báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, Jon Aloisi (cựu Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam) cho rằng: “Thành công lớn nhất là đã thực hiện việc đưa vào Việt Nam mạng lưới Internet. Đó là phương tiện hữu hiệu cho chiến dịch truyền bá các tư tưởng phương Tây nằm trong chiến lược nhằm thay đổi chính thể ở quốc gia này”. Hiện nay, có trên 400 trang mạng, 380 tờ bào, tạp chí, 60 đại phát thanh tiếng Việt ngày đêm chĩa vào chống phá Việt Nam. Theo Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA), tình trạng tin tặc xâm nhập, cài đặt virút gián điệp vào hệ thống mạng của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có kết nối với mạng internet để đánh cắp thông tin, bí mật quốc gia diễn ra khá nghiêm trọng. 1.2.6. Tội phạm xuyên quốc gia Sau khi là thành viên WTO và hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam có nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi bảo đảm ANQG, nhưng các cá nhân và tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng xu thế hội nhập, hợp tác của Việt Nam tiến hành các hoạt động tội phạm ngay trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam làm địa bàn trung gian. Trong các loại tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam, đáng chú ý: Tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài, sử dụng hộ chiếu giả để đưa phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài hoạt động mại dâm, bán làm vợ người nước ngoài, bóc lột sức lao động... tập trung một số nước, vùng lãnh thổ, như Nga, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Campuchia, Malaixia... Tội phạm đưa người ra nước ngoài trái phép, tội phạm ma túy, tội phạmsản xuất, buôn bán tiền giả, hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu, lừa đảo kinh tế, trốn thuế xuất nhập khẩu ở khu kinh tế thương mại tự do, thương mại điện tử, hoạt động khủng bố liên quan đến Việt Nam. Trong những năm tới, tình hình tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam sẽ diễn biến phức tạp. Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang là một thách thức lớn trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tiểu kết chương 1 An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn đến khá nhiều trong thời gian gần đây, có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau. Luận án quan niệm: An ninh phi truyền thống là khái niệm nhằm phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, cuộc sống con người và cộng đồng nhân loại, không xuất phát trực tiếp từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường..., mang tính tổng hợp, xuyên quốc gia và có tính nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Đối phó tốt các mối đe dọa an ninh truyền thống, thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, và ngược lại. Sự khác nhau và mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức và xử lý tốt trong bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc. Chương 2 QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY 2.1. Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống 2.1.1 Quan điểm về bảo vệ độc lập dân tộc Bảo vệ độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bảo vệ độc lập dân tộc là tổng thể những hoạt động của các chủ thể nhằm “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm”, các hoạt động phá hoại để giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc. Đó là việc huy động sức mạnh nội sinh, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, kết hợp với ngoại lực để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm, phá hoại. Đó là hành vi “tự bảo vệ” trước sự tác động của tình hình và mọi sự đe dọa, uy hiếp, xâm phạm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia từ bên ngoài. “Tự bảo vệ” vừa là “phương thức” vừa là “phương châm” chỉ đạo trong bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc không có nghĩa chỉ bằng nỗ lực và sức mạnh của bản thân mình, mà phải kết hợp tốt với sức mạnh bên ngoài, tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất để bảo vệ, đặc biệt trong điều kiện tác động mạnh mẽ của mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Hiện nay, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ toàn diện trên tất cả các nội dung cấu thành Tổ quốc, cả phương diện tự nhiên - lịch sử và cả phương diện chính trị - xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt nhau, không thể tách rời trong mục tiêu, nội dung bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Năm 2003, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Một là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiện hoá, hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 2006, Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định: Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ. Năm 2011, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm anh ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Năm 2013, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tiếp tục thực hiện những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, phương châm chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa IX năm 2003 đã đề ra, đồng thời bổ sung, phát triển Chiến lược bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình. Hội nghị chỉ rõ những vấn đề rất cơ bản của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là phải: “Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”. Phải thực hiện cho bằng được: “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất”. 2.1.2 Quan điểm về bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống Bảo vệ độc lập dân tộc Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là một bộ phận cấu thành của mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặt trong điều kiện trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Theo đó, có thể quan niệm: Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống là tổn thể hoạt động của quốc gia nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh bên ngoài để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ an ninh phi truyền thống và đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, nhằm giữ gìn, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Bảo vệ độc lập dân tộc Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến toàn bộ các nội dung cấu thành của độc lập dân tộc. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, tội phạm công nghệ cao, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố... ngày càng uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Vì thế, vấn đề phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ sự uy hiếp, đe dọa đó trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Bảo vệ độc lập dân tộc Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là quá trình đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và lợi dụng việc hợp tác quốc tế trong đối phó với các mối đe dọa này, để xâm phạm độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước của các thế lực thù địch. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các nước tư bản phát triển, các nước lớn ra sức đẩy mạnh việc lợi dụng quá trình hợp tác quốc tế đối phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia dân tộc trên thế giới, yêu sách thay đổi chính sách, pháp luật, thậm chí đòi cải cách, thay đổi thể chế chính trị. Đó là hai quá trình quan hệ chặt chẽ với nhau trong bảo vệ độc lập dân tộc Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không được coi nhẹ một quá trình nào. Mối quan hệ hữu cơ này phải được nhận thức đúng và giải quyết tốt trong thực tiễn bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là phải trực tiếp phục vụ và góp phần hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu, nội dung bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống được thể hiện một cách toàn diện, rõ nét và sâu sắc, đó là: bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không chỉ là giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc... Các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia bao gồm cả nguy cơ quân sự và phi quân sự, cả từ bên trong và bên ngoài. Với ý nghĩa đó, ngoài việc phát triển luận điểm “thực hiện bảo vệ Tổ quốc từ xa”, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “tự bảo vệ” là phương thức hữu hiệu để bảo vệ từng con người, từng tổ chức và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống để bảo vệ độc lập dân tộc trong tình hình mới. 2.2. Nội dung, hình thức, biện pháp bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống 2.2.1. Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa là rộng lớn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Các yếu tố cấu thành độc lập dân tộc là: bảo vệ những giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc; là bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, đối ngoại trong các quan hệ quốc tế, không bị lệ thuộc và phụ thuộc vào bên ngoài; là bảo vệ lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia gắn với bảo vệ quyền con người; là đấu tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch dân tộc, sự lợi dụng từ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống để chống phá độc lập dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam của các thế lực thù địch trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời. Bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên những nội dung cơ bản, cụ thể sau đây: Một là, bảo vệ độc lập về chính trị, bảo vệ đường lối xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ độc lập, chủ quyền trong xác định đường lối đối nội, đối ngoại, định hướng phát triển trên các lĩnh vực của quốc gia trong các mối quan hệ quốc tế, không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bên ngoài trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Hai là, là bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại và quyền con người trong các quan hệ quốc tế trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Ba là, là đấu tranh ngăn chặn, chống lại mọi sự xâm phạm, phá hoại độc lập dân tộc của các thế lực thù địch trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; không ngừng gia tăng sức mạnh và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Các nội dung bảo vệ độc lập dân tộc quan hệ chặt chẽ với nhau trong chỉnh thể thống nhất của độc lập dân tộc, gắn bó chặt với nội dung bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ nội dung này cũng là góp phần bảo vệ nội dung khác và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_an_ninh_phi_truyen_thong_va_tac_dong_cua_no_toi_do.docx
Tài liệu liên quan