Tiểu luận An sinh xã hội với trẻ em bi bạo hành ở Việt Nam

-Bạo hành trẻ em cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức tinh thần của trẻ, sức khỏe tinh thần tốt là sự thoải mái, không lo lắng, là cảm giác được hưởng thụ cuộc sống. Sức khỏe tâm thần tốt cũng biểu hiện qua những hành vi ứng xử hợp lý. Bệnh về sức khỏe tâm thần không phải chỉ là biểu hiện điên loạn, có những hành vi hoang tưởng, ảo giác .

-Khi bị bạo hành, có hai phản ứng ở thường sảy ra. Nếu biểu hiện ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết. Đang hiền lành trẻ bỗng trở nên hung bạo, hay cáu gắt, hay khóc, thậm chì dánh đập người khác hoặc độc ác với thú vật.

- Thu mình lại trở nên lo lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người không tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ sệt.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17998 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận An sinh xã hội với trẻ em bi bạo hành ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nước. Mọi trẻ em đều có quyền sống, học tập , phát triển, tham gia và bảo vệ không bị xâm hại,trong môi trường an toàn lành mạnh và thân thiện không bị phân biệt đối sử. Lơị ích của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu,bởi vì trẻ em liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cộng đồng và của cả gia đình. Trong quá trình đổi mới của nước ta hiện nay đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên sự tác động ngược của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và đô thị hóa, sự chuyển đổi cơ chế quản lý và định hướng kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi các mối quan hệ giữa con người với con người và cũng là nơi làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Bạo hành trẻ em, đang trở thành một vấn nạn xã hội cần sự quan tâm của cả cộng đồng. Thời gian gần đây những vụ bạo hành trẻ em xảy ra liên tiếp, ngày càng dã man hơn. Điều đáng buồn là không chỉ có người ngoài mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng có những hành vi bạo hành với các em. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, bởi vậy mà việc tìm ra các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa và bảo vệ để các em thoát khỏi nạn bạo hành là rất quan trọng. Đồng thời phải làm cách nào để sử lý thích đáng những đối tượng làm tổn hại trẻ em và làm hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn Châu Á nói chung. Hủy hoại sự thiêng liêng cao cả trong mối quan hệ huyết thống. Hồ Chí Minh đã nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Vì vậy việc tìm hiểu nạn bạo hành trẻ em không chỉ giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của mỗi cá nhân, gia đình và của cà cộng đồng trong việc bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển, mà còn thấy được những hậu quả do nạn bạo hành gây ra từ đó đề ra những giải pháp để ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em. Nhắm đảm bảo quyền lợi, bảo vệ và tạo ra nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Bởi lẽ trẻ em là những mầm non tương lai, mầm non ấy phải được bảo vệ thì đất nước mới phát triển toàn diện. Vì vậy tôi xin chọn vấn đề : “An sinh xã hội với trẻ em bi bạo hành ở Việt Nam” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1 Mục đích. +Tìm hiểu thực trạng nạn bạo hành trẻ em đã và đang sảy ra trên toàn đất nước. +Thấy được những hậu quả do nạn bạo hành trẻ em gây ra, ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của đất nước. Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá, và một số kiến nghị giải pháp để phòng ngừa , giảm thiểu và ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em. Đảm bảo quyền lợi cũng như điều kiện chăm sóc và phát triển tốt nhất cho trẻ em. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được những mục đích đã đặt ra, thì cần phải thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau: -Trước tiên, trong phần cơ sở lý luận cần phải làm rõ các khái niệm: trẻ em, trẻ em bị bạo hành. Thông qua việc đọc sách báo, tra cứu mạng internet. -Phân tích thực trạng. hậu quả,và đưa ra những giải pháp cụ thể. -Tìm được tình huống cụ thể để phân tích vá tìm hiểu hậu quả. Từ đó đề xuất kiến nghị giải pháp chủ quan của bản thân. Phần 2: NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận. 1.Khái niệm. 1.1.Trẻ em là gì? Theo hiệp ước về quyền trẻ em của liên hợp quốc định nghĩa một đứa trẻ là: . 1.2.Thế nào là trẻ em bị bạo hành? Trẻ em bị bạo hành là trẻ em bị người khác sử dụng hành vi bạo lực thô bạo làm tổn thương thân thể và tinh thần nhằm trừng phạt, khuất phục trẻ em tuân theo một việc làm nào đó. Mặt khác bạo hành còn có các hành vi như sao nhãng, bỏ mặc không chăm sóc. 2.Các loai bạo hành trẻ em. Có rất nhiều các hình thức bạo hành khác nhau nhưng được phân làm 2 loại chủ yếu sau: + Bạo lực thể xác: - Đánh đập, đá, thoi, đẩy, tát vào mặt trẻ,… - Ném đồ vật vào người trẻ + Bạo hành tinh thần: - Chửi mắng, lăng nhục, lăng mạ trẻ. - Vợ chồng cãi cọ nhau, ẩu đả trước mặt con cái. Những hành vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm lý trẻ, chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình không cởi mở, có nhiều biểu hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữ phát triển chậm, gương mặt vô cảm. II.Nội dung. 1.Thực trạng trẻ em bị bạo hành. Thời gian qua tình trạng bạo lực xâm hại trẻ em có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn và đã trở thành một vấn đề xã hội cấp bách. Bạo lực của người lớn đối với trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em đã diễn ra nhiều hơn và khó kiểm soát hơn. Trong 2 năm 2008 – 2009, cả nước đã xảy ra 5956 vụ. Bình quân mỗi năm có 3000 vụ, trong đó có 100 vụ giết trẻ em, 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em. Trong đó có một số vụ gây bức xúc dư luận xã hội như: + Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương (Quận Thanh Xuân – Hà Nội) ngược đãi, hành hạ dã man trong một thời gian dài (13 năm). + Vụ Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình ( Biên Hòa – Đồng Nai). + Vụ bé Lê Quang Vinh (Tp HCM) bị bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ nhốt vào trong thang máy, bấm cho thang chạy dẫn đến đa chấn thương khắp mình mẩy. + Clip bảo mẫu Trần Thị Phụng ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương hành hạ bé Hồ Thị Thúy Ngân 3 tuổi, được tung lên mạng, trong clip bà Phụng dùng chân đạp lên người bé Ngân, giật tóc bé và liên tục đổ từng ca nước lớn vào miệng bé. Những trẻ em này bị chính cha me, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động hành hạ, ngược đãi. Không chỉ bị hành hạ bằng đòn roi, theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cũng cho thấy số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục cũng có xu hướng tăng nhanh, độ tuổi bị xâm hại ngày càng thấp. Cụ thể là: Năm 2005 Cả nước có 200 em bị xâm hại tình dục Năm 2008 con số này là 1427 em Như vậy, chỉ sau 3 năm số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục tăng gấp 7 lần Năm 2009 con số này giảm xuống còn 833 em. Năm 2010 lại tiếp tục tăng ước tính 900 em. Chỉ riêng tính đến ngày 01/12/2010 đã có ít nhất 3 vụ bạo hành trẻ em được phản ánh trên 3 số báo khác nhau. Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ LĐ TB & XH còn 836 em là nạn nhân của tình atrạng buôn bán người, khoảng 2260 em bị xâm hại tình dục. Đây là số liệu được trình báo nhưng trên thực tế nó còn cao hơn nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy khu vực có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất là 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2009 – 6/2010 số trẻ em bị xâm hại dưới 6 tuổi chiếm tỉ lệ 13,5%, từ 6 – 13 tuổi chiếm 37,2% và từ 13 – 16 tuổi chiếm 49,3%. Bên cạnh đó tình trạng bạo lực ở trong và ngoài Nhà Trường đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội trong thơi gian gần đây. Hiện tượng này xảy ra ở các trường học đã bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng thậm chí có người nguy hiểm. Theo báo cáo của Bộ GD & ĐT, từ đầu năm 2009 – 2010 trên toàn quốc đã xảy ra 1598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường. Các vụ bạo hành trong trường học thường do thầy cô giáo hoặc các bạn học cùng lớp, cùng trường gây ra. Một số vụ điển hình như : Đầu tháng 4, một học sinh lớp 2 trường tiểu học Hùng Vương, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long chỉ vì nói nhỏ và chữ viết xấu đã bị Cô giáo P.A cho học sinh cả lớp tát vào mặt. Ngày 27/04 Cô giáo chủ nhiệm lớp 1C, Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu ( Vũng Tàu) đánh 1 học sinh đến rách đầu, phải khâu nhiều mũi. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều vụ về trẻ em bị bạo hành. Một nghiên cứu của Việt Nam cho thấy bạo lực trẻ em tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ngược đãi cả về thể chất và tinh thần và gây những hậu quả nghiêm trọng. Những hành động ấy không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ sau này. 2. Nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành trẻ em, trong đó chia làm 2 nguyên nhân chính + Nguyên nhân khách quan. + Nguyên nhân chủ quan. 2.1 Nguyên nhân khách quan : 2.1.1 Từ phía gia đình. - Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ phải rời bỏ con cái, gia đình, quê hương đi làm ăn xứ lạ. Tin tưởng và cậy nhờ an hem trông coi nhà cửa, con cái. Mặt khác các em phải ra ngoài kiếm sống từ khi còn nhỏ để nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình, do vậy sẽ tạo điều kiện cho người chủ tra tấn, bóc lột các em lam theo ý họ. Ví dụ : Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương (Quận Thanh Xuân – Hà Nội) ngược đãi, hành hạ dã man trong một thời gian dài (13 năm). -Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ li thân, li hôn, mắc vào các tệ nạn xã hội( cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,…), vi phạm pháp luật. Đó là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống, tự mình bươn chải ngoài xã hội. Khi không có người nâng đỡ trở che thì các em sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm. - Do sự thiếu hiểu biết và lạm dụng quyền làm bố mẹ có thể gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em. - Các bậc cha mẹ chưa có phương pháp giáo dục con phù hợp. Nhiều gia đình còn áp dụng quan niệm “thương cho roi cho vọt”, để răn đe con cái khi mắc sai lầm. - Có những gia đình do mê tín mà làm tổn hại đén tính mạng của trẻ. Ví dụ: Bé Nguyễn Thị Như Ý, 9 tháng tuổi ở tỉnh đồng tháp bị ông bà ngoại và người tình của mẹ đánh. Nguyên nhân do gia đình mê tín và cho rằng nếu để bé Như Ý sống đến 12 tuổi, thì sẽ đem lạ đại họa cho cả gia đình. 2.1.2 Từ phía nhà trường. - Việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường để tìm ra biện pháp giáo dục cho pguf hợp vẫn còn lỏng lẻo. -Nhiều giáo viên không có đạo đức nghề nghiệp, không có tình thương đối với trẻ, có những hành vi tha hóa nhân cách. Ví dụ: Bé Lê Quang Vinh, 4 tuổi TPHCM bị cô giáo trường mầm non Trần Thị Xuân Nữ thuộc nhóm trẻ tư thục Hoa Lan. Nhốt vào tthang máy hù dọa, vì quá sợ hãi bé Vinh đã tự gây ra một số vết thương trên cơ thể . -Nhà trường chưa trang bị cho trẻ một kỹ năng sống cơ bản, để thích nghi với đời sống kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi. Đồng thời các kỹ năng sống như kỹ năng giải quyết những mâu thuẫn, ứng phó với những căng thẳng, kỹ năng thương lượng,.. chưa được các em chú ý rèn luyện. Vì vậy cách ứng sử của các em còn mang tính tự phát, thiếu kiềm chế, và có thể dung vũ lực để đạt được mục đích của mình. 2.1.3 Từ phía xã hội. - Năng lực, trách nhiệm bảo vệ trẻ em của gia đình và của toàn cộng đồng còn nhiều hạn chế do thiếu kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản than trẻ chưa đầy đủ. - Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, những cung hình phạt còn nhẹ, không đủ để răn đe, giáo dục những người phạm tội. - Tinh thần đoàn kết trong xã hội đang mai một dần, mệnh nhà ai nhà ấy lo nên nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành mặc dù biết nhưng họ làm ngơ, dẫn đén một kết cuc đau lòng. Ví dụ: Bé Hào Anh bị vợ chồng trại tôm giống Minh Đức – Cà Mau hành hạ, tra tấn như thời trung cổ với hình thức tra tấn như : Dí bàn ủi, sắt nung vào người, bẻ răng , tạt nước sôi,… Bé Hào Anh bị tra tấn giã man như vậy nhưng địa phương, hang xóm đều thờ ơ không ai quan tâm cả. 2.2 Nguyên nhân chủ quan. - Do nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về pháp luật, về các hành vio vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng bạo lực đối với trẻ em. - Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng ứng sử trong các vấn đề và tình huống mà mình gặp phải trong cuộc sống, nhiều khi các em cam chịu số phận để tiếp tục tồn tại. - Do tuổi còn nhỏ, sức yếu nên các em không tự bảo vệ mình, trước những cạm bẫy ngoài xã hội. - Trẻ có tâm lý sợ hãi, nhút nhát trước những lời hăm dọa, cảnh báo nên mặc nhiên các em làm mất đi quyền được gia đình, coongj đồng và xã hội quan tâm chăm sóc. Ví dụ: Quay trở lạ với bé Hào Anh kể trên, chúng ta thấy rằng trong trường hợp này chính bản than em đã chọn giải pháp không đúng, đó là sự cam chịu để cho vợ chồng chủ trại tôm hành hạ. Em không hề biết đến sự cầu cứu, giúp đỡ của những người xung quanh mà cam chịu một cách thụ động. 3. Hậu quả của nạn bạo hành trẻ em. Bạo hành trẻ emđể lại những hậu quả rất nghêm trọng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập, tương lai sau này của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. 3.1 Hậu quả đối với bản thân trẻ. Bạo hành ảnh hưởng tới sức khỏe: + Sức khỏe thể chất: -Trẻ không thể phát triển thể chất một cách bình thường , trẻ trở nên biếng ăn còi cọc chậm lớn, đau bụng rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt ánh mắt đờ đẫn bạc nhược, hoặc trẻ trở nên hung giữ với tất cả mọi người kể cả người trong gia đình. - Trẻ phải chịu đựng những cơn đau sau những trận tra tấn và tính mạng của các em bị đe dọa. + Sức khỏe tinh thần: -Bạo hành trẻ em cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức tinh thần của trẻ, sức khỏe tinh thần tốt là sự thoải mái, không lo lắng, là cảm giác được hưởng thụ cuộc sống. Sức khỏe tâm thần tốt cũng biểu hiện qua những hành vi ứng xử hợp lý. Bệnh về sức khỏe tâm thần không phải chỉ là biểu hiện điên loạn, có những hành vi hoang tưởng, ảo giác…. -Khi bị bạo hành, có hai phản ứng ở thường sảy ra. Nếu biểu hiện ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết. Đang hiền lành trẻ bỗng trở nên hung bạo, hay cáu gắt, hay khóc, thậm chì dánh đập người khác hoặc độc ác với thú vật. - Thu mình lại trở nên lo lắng, buồn phiền, xa lánh mọi người không tiếp xúc và luôn mang cảm giác sợ sệt. + Bạo hành ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của trẻ: -Ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách. Khi đánh đập hành hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất long tự trọng, lì lợm, ngang bướng và không coi chuyện phạm lỗi là nghiêm trọng. - Trẻ sẵn sàngkhông tôn trọng người khác ( những người trong gia đình cũng như ngoài xã hội), còn có những hành vi phi đạo đức. - Trẻ chở nên vô cảm sau những trận tra tấn, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác. - Những hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ về sau( khi lập gia đình có thể sẽ thực hiện hành vi bạo lực đối với vợ con mình). -Bạo hành trẻ em ở trường học là một ký ức khó phai mờ trong tâm trí trẻ, khiến trẻ trở nên tự ti. Trong một vài trường hợp cá biệt còn làm thay đổi tính cách của cả một con người. 3.2 Hậu quả đối với ga đình có trẻ em bị bạo hành. - Gây tổn thất về kinh tế, làm suy thoái đạo đức gia đình. - Đối với những người gây án( chính bố mẹ, người than của trẻ), phải chịu những cung hình phạt của pháp luật. Có những trường hợp phải chịu mức án tù trung thân hoặc tử hình. - Chịu sự miệt thị khinh bỉ của hàng xóm cũng như toàn xã hội. 3.3 Hậu quả đối với xã hội. - Trẻ em bị bạo hành trở thành gánh nặng cho nghành y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Phải tìm phương pháp trị liệu về mặt tâm lý cho nạn nhân bị bạo hành là thử thách đối với các lương y. Liệu có đủ bác sĩ để chữa trị hay không? - Tổng chi phí điều trị một cách đúng nghĩa cho người bị bạo hành bao gồm phần tổn thương thân thể và tâm lý rất lớn và trở thành gánh nặng thật sự cho nghành y. - Các hành vi bạo hành trẻ em thể hiện sự suy thoái về đạo đức, mất nhân tính gây nhiều xáo trộn trong xã hội, ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của người Việt. 4. Giải pháp. Để từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị bạo hành, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp sau: Thứ 1: Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình và nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực xâm hại đối với trẻ em. -Đồng thời thực hiện các hoạt động truyền thong, giáo dục, phổ biến kiến thức, về pháp luật, kỹ năng bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em cho các bậc phụ huynh, người trông trẻ, thầy cô giáo và bản than các em. Thứ 2: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 được sửa đổi và bổ sung. Trong đó có xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em. Bổ sung riêng một chương về bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại, bạo lực trẻ em. -Bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; quy định rõ các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. -Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Internet, trong đó có những quy định cụ thể về việc quản lý các trang web, các trò chơi game online trực tuyến nhằm tiếp thu những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực mà loại hình giải trí này gây ra. Thứ 3: Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình xã hội trong việc quản lý giáo dục trẻ em. +Cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội. + Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. +Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. + Cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Thứ 4: Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em Nhằm phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại bạo lực đối với trẻ em, ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở. +Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. +Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp… +Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm: + Dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình (dịch vụ tư vấn, tham vấn gia đình và trẻ em, các trung tâm, điểm công tác xã hội trẻ em …) + Dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài môi trường gia đình (cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, trường giáo dưỡng..); + Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp dành cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực. 5. Tình huống về trẻ em bị bạo hành. Hai chị em Nguyễn Tuyết Lệ, học lớp 6A4 Trường THCS Thanh Bình và Nguyễn Thị Kim Thùy học lớp 2B Trường tiểu học Thanh Bình. Cả 2 chị em đều nhỏ xíu, gầy còm nhưng lại thường xuyên bị cha là ông Nguyễn Lam Y ngụ tại ấp Thạch Lợi, xã Thạch Bình, huyện Tân Yên , tỉnh Tây Ninh. Đánh đập bỏ đói, đuổi ra khỏi nhà nhiều lần. Gia đình 2 em nằm biệt lập ở khu đất nhỏ, căn nhà trống hoác, không có điện. Còn mẹ thì do bị bố đánh đập quá nhiều nên đã bỏ nhà ra đi. Em Lệ cho biết 2 chi em thường xuyên bị cha trói cho kiến cắn rồi dung tầm vông, dây cột bò đánh khắp người. Có lần ba đánh em bị thương ngay chán và bất tỉnh sau đó lại thắt cổ em, tới chiều ba thả em ra tắm rửa nhưng không cho ăn. Bình thường thì ông Y không đánh 2 em, nhưng cứ uống rượu vào là ông lại chửi mắng đánh đập.Có lần ba thắt cổ 2 chị em rồi quẳng xuống ao gần nhà, hàng xóm phải bơi xuống cứu. Ông Nguyễn Văn Mạnh, công an xã phụ trách ấp Thanh Lợi cho biết, buổi chiều khi ông Y đi chơi về hai đứa con gái lại bị ông đánh và duổi ra khỏi nhà nên phải đi lang thang vào trường cấp II ngủ tạm dưới gầm cầu thang trong trường. Đến sang bạn bè, thầy cô phát hiện 2 chị em trong tình trạng đói lả. Hiệu trưởng bức xúc, yêu cầu có sự can thiệp của địa phương. Ông Nguyễn Thanh Vân chủ tịch xã cho biết them ngày 28 tết 2 chị em sợ ba đánh phải bỏ nhà đi lang thang, ông phải đưa vào trụ sở xã ngủ qua đêm. Chiều 30 ông Y lại uống rượu say rồi đánh đạp các em trong đêm giao thừa, 2 chị em phải chạy trốn. Trong khi các gia đình đang quay quần bên nhau, thì ngoài kia 2 chị em Lệ và Thùy đang phải lang thang không biết đi đâu về đâu. Giáo viên chủ nhiệm lớp em Thùy cho biết thời gian này em Thùy có những biểu hiện lạ như trong lớp hay nói chuyện 1 mình, nhiều lúc Thùy lầm lỳ, ít nói. Khi giáo viên yêu cầu đọc bài thì có lần em đọc nhưng có lần em lại đứng ngây ra nhìn cô hoặc đang học thì em lại đi lung tung. Trên người em có rất nhiều sẹo, riêng trên khuôn mặt em có 2 vết sẹo dài, đó là hậu quả của những trận đòn hung bạo. Riêng em thùy, sau những trận tra tấn đánh đập của ba mình em phải 3 lần đi viện cấp cứu, mặt em có rất nhiều vết sẹo sâu và dài. Đôi bàn tay nhỏ nhắn của em đã mất đi một ngón ở bàn tay phải. sức khỏe của em bị suy giảm nghiêm trọng. Từ một bé gái 12 tuổi hay cười hay nói, sau những trận đòn của ba, em đã trở thành cô bé buồn phiền, lo lắng, sống khép kín. Trước những sự việc bất bình trên, công an huyện Tân Biên đã vào cuộc điều tra. Ông đã bị sử phạt hành chính vì hành vi bắt giữ , đánh đập con nhưng ông Y không có tiền đóng nên lại thôi. Mong ước của 2 chị em là làm sao cho ba bớt đánh các em và làm sao để các em được ăn uống đầy đủ, đến lớp thường xuyên như các bạn khác. Một mong ước giản dị nhưng đối với 2 em nó thật sự có ý nghĩa và đem lại niềm hạnh phúc cho các em. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giúp các em toại nguyện ước mơ? Bản thân tôi xin chỉ ra những khó khăn mà các em đã, đang và sẽ gặp phải, từ đó đề xuất một số kiến nghị giải pháp, và áp dụng các chính sách của nhà nước nhằm trợ giúp các em vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. 5.1 khó khăn mà các em đang gặp phải -khó khăn về gia đình: +Kinh tế gia đình khó khăn(nhà trống hoác,không có điện,..). +Gia đình không hạnh phúc: Mẹ do bị bố đánh đập quá nhiều nên đã bỏ đi, bố thì không lo làm ăn suất ngày uống rượu say sỉn, về đánh đập hai chị em. -Khó khăn về sức khỏe: + Hai chị em bị bố đánh đập rất giã man, sức khỏe bị suy giảm(Khuân mặt của 2 em bị những vết sẹo dài. Em thùy bị mất 1 ngón tay, phải đi viện nhiều lần) +Ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trong tương lai. Một em gái ở lứa tuổi 12 mà lại bị bố đánh đập để lạ nhiều vết sẹo dài trên mặt và khắp cơ thể. -Khó khăn về tâm lý. Sau những trận đòn của bố sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý. +Em Thùy đến lớp có những thay đổi lạ, cô giáo gọi lên đọc bài có hoom em không đọc chỉ đứng nhìn cô, có hôm nói chuyện một mình. +Em Lệ thành người trầm cảm, ít nói, sống khép kín, hay buồn và khóc. -Khó khăn về học tập: +Có thể các em sẽ không được đi học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. +Sức khỏe các em bị suy giảm nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. +Tâm lý bất ổn, không chú ý đến học tập, có những biểu hiện khác thường ngày. -Chính quyền địa phương không có biện pháp để ngăn chặn nạn bạo hành sảy ra. -Thiếu sự quan tâm chăm sóc và bảo vệ của họ hàng thân thích. 5.2 Giải pháp. Trước những khó khăn mà em Lệ và em Thùy đang gặp phải. Dựa trên các cơ chế chính sách của đảng và nhà nước dành cho trẻ em bị bạo hành,tôi xin đưa ra một số giải pháp phù hợp với những vấn đề mà 2 em đang gặp phải mang tính chủ quan của bản thân, nhằm ngăn chặn, phòng tránh, và khắc phục những hậu quả của những trận đòn hung bạo do bố em gây ra. Đảm bảo cho các em một cuộc sống ổn định hơn. -Trước hết phải có những giải pháp trước mắt để giải quyết những vấn đề cấp bách. +Đến thăm hỏi, động viên 2 em để các em được an ủi phần nào. +Trò chuyện tâm sự cùng các em, chăm sóc để các em phục hồi sức khỏe. +Nói chuyện cùng ông Y cho ông nhận ra sai lầm của mình, xem thái độ phản ứng để có giải pháp thích hợp. -Áp dụng hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam và kết hợp cùng với các nghành khác(Công tác xã hội, chính sách xã hội, bả hiểm,…) để trợ giúp em Lệ và Thùy, cũng như gia đình em. Hệ thống an sinh xã hội bao gồm:+ Thể chế chính sách. +Thể chế tài chính. +Thể chế về tổ chức cán bộ và cán bộ. Áp dụng các thể chế chính sách để trợ giúp 2 em và gia đình. +Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 8 năm 1991. Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời sửa đổi bổ sung luật cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.Để trẻ em được chăm sóc, bảo vệ và được hưởng những quyền lợi của mình. +Sử dụng các biện pháp trợ giúp đặc biệt như: kêu gọi lòng hảo tâm của xã hội, gây quỹ từ địa phương, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đoàn trường cho các em có kinh phí tiếp tục học tập, tìm ra biện pháp tạo thu nhập lâu dài cho gia đình ông Y. +Áp dụng thiết chế tổ chức cán bộ an sinh kết hợp với cán bộ các nghành khác để sử dụng kỹ năng nhằm khai thác thông tin từ em Lệ và Thùy, hàng xóm thân cận, chính quyền địa phương, phân tích để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình em cũng như nguyên nhân tại sao ông Y cứ uống rượu vào là đánh đập. tra tấn, hành hạ con cái. Để từ đó có các biện pháp cụ thể nhằm trợ giúp đạt hiệu quả cao nhất. -Liên hệ với các trung tâm y tế, tâm lý để chữa bệnh cho các em klhi chưa quá muộn. - Chính quyền địa phư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docAn sinh xã hội với trẻ em bi bạo hành ở Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan