Tiểu luận Anh chị hãy tìm đọc, phân tích 1 lý thuyết nào đó trong lĩnh vực tài chính có liên quan đến đầu tư chứng khoán

Các nhà kinh tế thường định nghĩa ba mức độ của thị trường hiệu quả, được phân biệt bởi mức độ thông tin đã phản ánh trong giá chứng khoán.

Ở mức độ thứ nhất – thị trường hiệu quả dạng yếu: thị trường hiệu quả dạng yếu nhấn mạnh rằng giá cả hiện tại thực sự được phản ánh bởi giá cả trong quá khứ và khối lượng thông tin. Thông tin chứa đựng trong 1 chuỗi mức giá của chứng khoán ở quá khứ thì thực sự phản ánh ở mức giá hiện tại của chứng khoán đó. Nó được gọi là dạng yếu bởi vì giá của chứng khoán chủ yếu là công khai và dễ dàng tiếp cận được thông tin. Nó còn ngụ ý rằng không một ai có thể vượt lên thị trường chỉ bằng cách sử dụng những thứ mà mọi người đã biết. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng những nhà nghiên cứu tài chính đang nghiên cứu chuỗi giá cả trong quá khứ và dữ liệu về khối lượng giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận. Đây được gọi là kỹ thuật phân tích và theo định nghĩa về thị trường hiệu quả dạng yếu thì nó hoàn toàn vô tác dụng đối với việc dự báo thay đổi giá trong tương lai.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Anh chị hãy tìm đọc, phân tích 1 lý thuyết nào đó trong lĩnh vực tài chính có liên quan đến đầu tư chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: Anh chị hãy tìm đọc, phân tích 1 lý thuyết nào đó trong lĩnh vực tài chính có liên quan đến đầu tư chứng khoán Tổng quan về thị trường hiệu quả ( EMH) Từ trước đến nay, để phân tích đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư (NĐT) thường sử dụng 2 học thuyết phân tích thông dụng là: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Đây là 2 học thuyết phân tích có từ những ngày đầu tiên trong lịch sử TTCK thế giới. Một học thuyết phân tích được ra đời muộn hơn, phủ định lại 2 học thuyết kia, đó là học thuyết thị trường hiệu quả (efficient market theory) Học thuyết thị trường hiệu quả (theo tài liệu học tập của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) được định nghĩa như sau: thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả thông tin hiện có trên thị trường. Việc giá tăng hay giảm là do thị trường phản ứng đối với các thông tin mới, mà các thông tin mới thì thường không thể dự báo được. Để hiểu rõ hơn về thị trường hiệu quả, đầu tiên chúng ta phải biết thế nào là thị trường kém hiệu quả. Thị trường kém hiệu quả là thị trường mà ở đó các hiện tượng có thể dự báo được. Chẳng hạn, trên TTCK Việt Nam có thời gian xuất hiện những hiện tượng mang tính quy luật như hiện tượng đầu tuần (giá cả đầu tuần luôn đi ngược lại giá cuối tuần trước, cuối tuần giá tăng thì đầu tuần sẽ giảm hoặc ngược lại); hiện tượng mỗi lần phát hành thêm hoặc thưởng cổ phiếu thì thị giá sẽ tăng trước ngày chốt danh sách; giá cổ phiếu trên thị trường OTC (over the counter) thường rẻ hơn trước khi được niêm yết, nên có thời gian khi thông tin DN sắp sửa được niêm yết thì NĐT sẽ mua gom loại cổ phiếu này đợi ngày lên sàn... Những dạng thị trường như thế được xem là thị trường kém hiệu quả. Tuy nhiên, giống như hiện tượng "nước chảy chỗ trũng", khi thị trường trở nên kém hiệu quả, quy luật cung cầu trên thị trường do NĐT cạnh tranh lẫn nhau khai thác các hiện tượng đã được nhận biết để kiếm lợi nhuận. Và chính điều này sẽ đưa thị giá trở về trạng thái cân bằng, đồng thời xóa bỏ hiện tượng đó. Thị trường khi đó sẽ bắt đầu phát sinh những hiện tượng mới và trở thành thị trường hiệu quả ở hình thái mạnh bởi những hiện tượng, quy luật mới chưa được NĐT nhận biết. Đối với nhiều NĐT chuyên nghiệp thì TTCK không bao giờ có quá khứ, nghĩa là những hiện tượng không bao giờ lặp lại giống nhau, vì thế khó mà dự đoán được. Việc nắm bắt được những hình thái thị trường ở các mức độ hình thái hiệu quả yếu (weak form) và mạnh (strong form) sẽ giúp NĐT có thêm cơ hội đánh giá danh mục đầu tư của mình, giúp NĐT tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, trong quá khứ, có thời điểm mà đi đâu bạn cũng nghe thấy, ai cũng "trúng" chứng khoán, cứ ai tham gia là thắng, sự tin tưởng tràn ngập. Hoặc khi thị trường đi xuống, không khí trầm lắng, thị trường ảm đạm, bạn nghe được nhiều người phải bán tài sản của mình để trả nợ, niềm tin bị đẩy xuống. Những lúc như thế, thị trường đã trở thành thị trường kém hiệu quả. Bởi vì tất cả thông tin cảnh báo khi thị trường tăng nóng, chứng khoán vượt quá giá trị thật đã được NĐT nhận biết và sự cạnh tranh của họ đã đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng. Ngược lại, khi thị trường giá lên là do NĐT nhận thấy, chứng khoán trở nên rẻ hơn so với giá trị nội tại, đồng thời những thông tin về DN, về thị trường nói chung đã làm NĐT bắt đầu mua vào và cũng chính sự cạnh tranh của NĐT đã hình thành thị trường hiệu quả mạnh (strong form) thoát khỏi hình thái thị trường hiệu quả yếu (weak form). Chính điều này đã mang lại sự hấp dẫn của TTCK. Tóm lại, thị trường mà ở đó giá thay đổi ngẫu nhiên, không có quy luật về sự thay đổi và không thể dự đoán được, đồng thời do có sự cạnh tranh giữa các NĐT dẫn đến một thị trường hiệu quả Học thuyết thị trường hiệu quả xem 2 học thuyết phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật không có giá trị. Theo đó, kết quả của phân tích cơ bản dựa trên những thông tin đại chúng, công khai mà NĐT đều có thể biết được. Bởi vậy, kết quả này sẽ được NĐT sử dụng để đầu tư và chính sự cạnh tranh của các NĐT sẽ đưa giá chứng khoán trở về trạng thái cân bằng dẫn đến lợi nhuận không có sự đột biến, chỉ có NĐT xuất sắc mới có thể mang lại lợi nhuận siêu ngạch trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Với phân tích kỹ thuật, sử dụng những thông tin về giá, sức cung cầu trong quá khứ là những thứ đã diễn ra và được nhận biết nên đều được NĐT sử dụng để đầu tư. Chính sự cạnh tranh của NĐT trong việc sử dụng các thông tin này cũng sẽ đưa giá chứng khoán trở về trạng thái cân bằng. Khi đó, lợi nhuận của chứng khoán có thể chỉ đủ bù đắp cho các khoản chi phí và cũng chỉ có NĐT tài giỏi mới có thể dùng những thông tin trên để tạo lợi nhuận đột biến. Nhìn lại quá khứ, tại thời điểm năm 2001 khi mà thị trường đang ở giai đoạn cao trào (chỉ có mấy loại chứng khoán trên sàn giao dịch) cầu nhiều hơn cung, lẽ ra nên bơm thêm hàng vào thị trường nhưng cơ quan quản lý thị trường khi đó quyết định mỗi lệnh mua chỉ được phép mua 2.000 chứng khoán và thế là thị trường lao xuống, VN-Index từ 571 điểm còn 130 điểm trong thời gian ngắn và mãi đến 4 năm sau thị trường mới lên thêm được 100 điểm nữa và 5 năm sau mới lên lại được giá trị cũ. Hay mới đây là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước về khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán được đưa ra khá bất ngờ làm cho NĐT, cộng đồng tài chính và thị trường phản ứng. Với học thuyết thị trường hiệu quả thì những thông tin này đã ảnh hưởng gì đến tâm lý hành vi của các chủ thể tham gia thị trường, đến quy luật thị trường, đồng thời phản ánh vào giá chứng khoán. Những NĐT vận dụng học thuyết thị trường hiệu quả khi đó sẽ xác định chiến lược đầu tư phù hợp. Những phương pháp dùng để phân tích đầu tư chứng khoán như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật hay học thuyết thị trường hiệu quả đều có những ưu điểm và nhược điểm. NĐT phải lựa chọn, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bản thân và ở từng thời điểm của thị trường. Có thời điểm sử dụng phương pháp này là phù hợp, còn phương pháp kia không phù hợp nữa. Tuy nhiên, để đầu tư thành công, ngoài việc có phương pháp phân tích tốt, NĐT còn phải biết sử dụng chúng sao mang lại kết quả. Biết phối hợp tất cả các phương pháp phân tích đầu tư lại với nhau sẽ chính là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Các dạng của thị trường hiệu quả Các nhà kinh tế thường định nghĩa ba mức độ của thị trường hiệu quả, được phân biệt bởi mức độ thông tin đã phản ánh trong giá chứng khoán. Ở mức độ thứ nhất – thị trường hiệu quả dạng yếu: thị trường hiệu quả dạng yếu nhấn mạnh rằng giá cả hiện tại thực sự được phản ánh bởi giá cả trong quá khứ và khối lượng thông tin. Thông tin chứa đựng trong 1 chuỗi mức giá của chứng khoán ở quá khứ thì thực sự phản ánh ở mức giá hiện tại của chứng khoán đó. Nó được gọi là dạng yếu bởi vì giá của chứng khoán chủ yếu là công khai và dễ dàng tiếp cận được thông tin. Nó còn ngụ ý rằng không một ai có thể vượt lên thị trường chỉ bằng cách sử dụng những thứ mà mọi người đã biết. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng những nhà nghiên cứu tài chính đang nghiên cứu chuỗi giá cả trong quá khứ và dữ liệu về khối lượng giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận. Đây được gọi là kỹ thuật phân tích và theo định nghĩa về thị trường hiệu quả dạng yếu thì nó hoàn toàn vô tác dụng đối với việc dự báo thay đổi giá trong tương lai. Ở mức độ thứ hai – thị trường hiệu quả dạng vừa phải: ở mức độ này giá cả không chỉ phản ánh giá cả trong quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố khác ví dụ như ở trong báo cáo tài chính của công ty, nhân tố kinh tế của công ty đó và các thứ khác nữa. Nó cũng ngụ ý rằng không một ai có thể vượt lên trên thị trường bằng cách sử dụng các thông tin có sẵn. Đối với phương pháp này thì cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đều vô vọng. Ở mức độ thứ ba – thị trường hiệu quả dạng mạnh: thị giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ và ngay lập tức mọi thông tin liên quan tới giá trị, bao gồm cả thông tin nội gián Nguyên lý EMH và những bất cập Đầu tiên, EMH giả định rằng tất cả các nhà đầu tư đều nhận thức tất cả các thông tin sẵn có trên thị trường theo cách thức y hệt nhau. Tuy nhiên, hằng hà sa số các phương pháp phân tích và đánh giá cổ phiếu khác nhau đã đặt ra một loạt dấu chấm hỏi cho tính đúng đắn trong giả định của EMH. Nếu một nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư đang bị định giá thấp hơn thực chất trong khi một nhà đầu tư khác đánh giá một cổ phiếu dựa trên tiềm năng tăng trưởng của nó, thì chắc chắn rằng hai nhà đầu tư này sẽ đi đến hai kết luận hoàn toàn khác nhau về giá trị thị trường công bằng của một cổ phiếu. Vì thế nên, một lập luận phản đối EMH chỉ ra rằng, vì các nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu rất khác nhau nên việc chắc chắn xem một cổ phiếu sẽ đáng giá như thế nào trong một thị trường hiệu quả là điều không thể. Hai là, theo Giả thuyết Thị trường Hiệu quả, không một nhà đầu tư đơn lẻ nào có thể giành được lợi nhuận cao hơn một người khác với cùng số tiền đầu tư: sự sở hữu cân bằng nhau về thông tin của họ đồng nghĩa với việc họ chỉ có thể thu về những khoản lời y hệt nhau. Nhưng hãy xem xét lại một chuỗi những khoản lợi nhuận rất khác biệt mà các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư…đã dành được. Nếu không một nhà đầu tư nào có lợi thế hơn so với người khác, thì tại sao lại có chuyện cùng là các quỹ tương hỗ, nhưng bản thống kê cho thấy có quỹ thì thua lỗ trầm trọng còn có quỹ lại đạt lợi nhuận 50%, thậm chí hơn? Theo EMH, nếu một nhà đầu tư có lợi nhuận, điều đó có nghĩa là tất tần tật toàn bộ giới đầu tư đều có lợi. Đơn giản, trên thực tế, điều này không thể đúng! Ba là, theo EMH, không một nhà đầu tư nào có thể đánh bại được thị trường hay vượt qua được mức lợi nhuận trung bình năm mà tất cả các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư đạt được với sự nỗ lực hết mình. Giống như nhiều chuyên gia thị trường thường nhấn mạnh, điều này ẩn ý rằng một chiến lược đầu tư hoàn hảo tuyệt đối đơn giản là hãy đặt toàn bộ ngân quỹ bạn có vào một quỹ đầu tư về chỉ số (index fund - quỹ đầu tư có danh mục gắn liền với các chỉ số có tầm rộng như S&P 500…). Một quỹ đầu tư như thế này sẽ lên xuống theo đúng mức độ lợi nhuận hay thua lỗ chung của các doanh nghiệp. Thế nhưng trên thực tế, luôn có hàng loạt những ví dụ về các nhà đầu tư đã đánh bại thị trường. Chẳng phải ai xa lạ, Warren Buffett là ví dụ điển hình nhất về một nhà đầu tư thành công trong việc đi trước thị trường hết năm này đến năm khác. Đánh giá EMH Eugene Fama không bao giờ cho rằng thị trường hiệu quả của ông sẽ luôn luôn đạt hiệu quả 100%. Tất nhiên, một thị trường không thể nào luôn đạt được hiệu quả tối đa bởi phải mất thời gian nhất định thì giá cả của các cổ phiếu mới có thể phản ứng lại với một thông tin mới được tiết lộ cho cộng đồng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, EMH lại không đưa ra một định nghĩa cụ thể giá cả cần bao nhiêu thời gian để có thể vận động đến mức đúng đắn. Thêm vào đó, trong một thị trường hiệu quả, những sự kiện ngẫu nhiên bất chợt được chấp nhận hoàn toàn nhưng sẽ luôn luôn bị san phẳng đi ngay sau đó bởi giá cả dịch chuyển đến mức thông thường "đúng đắn". Liệu EMH có đánh giá bản thân mình quá thấp trong việc xem xét đến những yếu tố ngẫu nhiên hay những tình huống có thể xảy ra? Đây là một câu hỏi rất cần thiết phải được nghiên cứu! Chắc chắn rằng những yếu tố ngẫu nhiên đó phải được đưa vào xem xét dưới tính hiệu quả của thị trường. Thế nhưng, theo định nghĩa, sự hiệu quả thật sự của thị trường đã và sẽ luôn luôn tính đến những yếu tố đó ngay lập tức. Nói cách khác, giá cả phải phản ứng gần như tức thời với việc công bố một thông tin có thể làm ảnh hưởng đến các đặc trưng đầu tư của một cổ phiếu. Thế nên, nếu EMH chấp nhận có sự thiếu hiệu quả, nó có thể cũng sẽ phải thừa nhận rằng sự hiệu quả tuyệt đối của thị trường là điều không thế. Gia tăng hiệu quả của thị trường Mặc dù việc đổ một gáo nước lạnh phản bác Giả thuyết Thị trường Hiệu quả là điều quá dễ dàng, song thực tế cho thấy có một vài yếu tố trong giả thuyết này đúng đắn và ngày càng mở rộng. Với sự ra đời và phát triển của hệ thống máy tính hóa trong việc phân tích cổ phiếu, công ty, giao dịch, các khoản đầu tư đang dần trở nên tự động hóa trên cơ sở phương pháp toán học hay phân tích cơ bản. Với tốc độ và sức mạnh như hiện nay của hệ thống công nghệ thông tin, một số loại máy tính có thể ngay lập tức xử lý bất kì và tất cả các thông tin có giá trị, và thậm chí biến những phân tích đó thành một hành động giao dịch trên thị trường chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên, phải nói răng, mặc dù trong khi máy tính đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn thì hầu hết các quyết định vẫn được đưa ra bởi con người. Và do đó, nếu có gì sai sót, cố nhiên đó là lỗi của con người. Ngay cả trong phạm vi một tổ chức, việc sử dụng các máy phân tích cũng chưa phải là một điều phổ biến. Trong khi sự thành công trên thị trường chứng khoán vẫn chủ yếu dựa trên kĩ năng của các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức thì mọi người sẽ còn tiếp tục công cuộc kiếm tìm những công cụ chắc chắn hơn để đạt được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của các thị trường. Kết luận Hoàn toàn có thể nói rằng thị trường sẽ không thể sớm đạt được một mức độ hiệu quả hoàn hảo. Để có thể làm cho mức độ hiệu quả lớn hơn xuất hiện, những tiêu chuẩn sau cần phải được đáp ứng: một cách thức chung cho việc tiếp cận các hệ thống phân tích giá cả tiên tiến và có công nghệ cao. một hệ thống phân tích định giá cổ phiếu được chấp nhận rộng rãi. sự vắng mặt tuyệt đối của yếu tố cảm xúc con người trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. tất cả các nhà đầu tư đều sẵn lòng chấp nhận thua lỗ hay lợi nhuận của họ đều giống y chang các thành viên khác trên thị trường. Thực tế, ngay đến tưởng tượng thôi cũng khó có thể nhận thấy cơ hội để bất kì một tiêu chuẩn nào trong số trên có thể được đáp ứng!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26375.doc
Tài liệu liên quan