MỤC LỤC
TRANG
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 3
PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 4
A. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 5
I. NHỮNG CƠ HỘI 5
1. Một trong những ngành được chính phủ ưu tiên 5
2. Tiềm năng thị trường lớn 5
3. Tham gia vào dây chyền toàn cầu hóa 6
4.Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường thế giới 6
5. Chủ trương CNH-HĐH của chính phủ 6
II. NHỮNG ĐE DỌA 6
1. Cạnh tranh của ngành ngày càng gay gắt 7
2. Khủng hoảng kinh tế 8
3. Đòi hỏi của người tiêu dùng ngày khắt khe hơn 8
4. Các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp sự phát triển của công nghệ mới 8
B. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 8
I. CÁC ĐIỂM MẠNH 8
1. Nhân công rẻ 8
2. Lợi thế về đất đai 9
II. CÁC ĐIỂM YẾU 9
1. Chưa có chiến lược cụ thể 9
2. Công nghệ còn kém 9
3. Tài chính hạn chế 9
4. Trình độ nhân lực thấp
5. Thị phần trên thị truờng nhỏ 10
6.Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu thấp 11
7. Mất cân đối cơ cấu sản phẩm. 11
C. CÁC CHIẾN LƯỢC 11
I. CHIẾN LƯỢC SO 11
1. Thâm nhập và phát triển thị trường 11
2. Đầu tư phát triển những sản phẩm mới, công nghệ cao 12
II. CHIẾN LƯỢC ST 12
1. Khai thác tối đa nguồn lực trong nước để hạ giá thành sản phẩm 12
2. Phát triển thương hiệu 12
3. Phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu 13
III. CHIẾN LƯỢC WO 13
1. Đưa ra chiến lược phát triển cụ thể 13
2. Thu hút vốn đầu tư 13
3. Đào tạo nguồn nhân lực 13
IV. CHIẾN LƯỢC WT 14
1. Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu 14
2. Đầu tư phát triển công nghệ 14
3. Tăng cường các hoạt động marketing 14
D. CÁC BIỆN PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 15
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của môi trường đến các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển dân số, cùng với một kết cấu dân số trẻ sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.
Thống kê GDP và thu nhập bình quân dầu người của việt nam qua các năm :
Năm
2006
2007
2008
2009
GDP
8,17%
8,5%
6,23%
Dự đoán 6-6,5%
PCI
750 $
835 $
960 $
Dự đoán 1.100 $
Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng dần theo theo gian dẫn đến các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên, Xu hướng tiêu dùng người dân đã nâng lên về cả lượng và chất, những yêu cầu chất lượng hàng hoá, các dịch vụ ngày càng cao hơn. Những sản phẩm có giá trị lớn, công nghệ cao hơn và nhiều tiện ích hơn ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành cũng đã được cải thiện, Các doanh nghiệp có khả năng tăng cường khả năng thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng, do đó có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước thành viên của WTO, cũng như khu vực Asean.
Cơ hội tham gia vào dây chuyền toàn cầu hóa của ngành điện tử :
Một trong những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp điện tử thế giới là tính chuyên môn hóa và toàn cầu hóa: thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản xuất. Theo đó, các công ty, tập đoàn lớn đã không còn “bao sân” từ A đến Z quá trình sản xuất mà chỉ tập trung vào một số khâu có giá trị gia tăng cao ( tiếp thị, bán hàng,...), còn lại họ thuê các công ty khác dưới hình thức đấu thầu.
Với Sự phát triển này, Quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu. Mạng lưới này cung ứng các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp, vận chuyển, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín. Các công ty, tập đoàn lớn sử dụng mạng lưới này để giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á là khu vực có ngành công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,...), nên cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó. Do đó, cơ hội có nhiều việc làm cho lĩnh vực Điện tử trong sản xuất và dịch vụ, trong lao động chân tay (lắp ráp…) và lao động trí óc (thiết kế, tư vấn, lập trình…) ngày càng lớn. Xuất phát từ giá nhân công rẻ cũng như lợi thế vị trí trong các thị trường bản địa và với sự phát triển của Internet, các tiêu chuẩn toàn cầu, chúng ta có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm có uy tín trên thế giới.
Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường thế giới
Trong thế giới phẳng hiện nay, vấn đề quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ ra toàn cầu dễ dàng và nhanh chóng. Do vậy, với bất cứ một sản phẩm và dịch vụ nào có tính cạnh tranh cao đều có thể tham gia thị trường toàn cầu. Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO công nghệ mới cũng dễ chuyển giao từ các nước tiên tiến vào trong nước. Với các ý tưởng mới, các sản phẩm mới của Việt Nam sẽ được sản xuất trên công nghệ cao của nước ngoài có cơ hội lớn xâm nhập rộng rãi thị trường toàn cầu.
Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước :
Quá trình công nghiệp hoá, hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang tạo nên thị trường lớn cho lĩnh vực điện tử. Trong sản xuất, nhiều nhà máy mới, trang bị các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều cơ sở nâng cấp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới đều tạo nên nhu cầu áp dụng các sản phẩm và hệ thống điều khiển tự động. Trong lĩnh vực dịch vụ và hiện đại hóa các ngành kinh tế quốc dân như giao thông vận tải, truyền thông, thương mại, y tế, giáo dục…, các trang thiết bị đo lường, điều khiển, tự động được sử dụng ngày càng nhiều. Tóm lại, thị trường các sản phẩm và dịch vụ điện tử ngày càng tăng. Mặc dù chi phí cho các sản phẩm và hệ thống điện tử trong dây chuyền sản xuất chỉ chiếm 5-10% tổng chi phí, nhưng nó là thành phần đầu não, cốt lõi của cả dây chuyền sản xuất. Thiếu nó, dây chuyền sản xuất sẽ dừng hoặc cho ra các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
NHỮNG ĐE DỌA :
Cạnh tranh gay gắt của ngành
Các đối thủ trong ngành :
Sự cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ điện tử trên thế giới ngày càng khốc liệt. Với chiến lược lấy công làm lãi, các sản phẩm của Trung Quốc có giá thành rất rẻ, với chất lượng không thua kém sản phẩm của các nước phát triển. Đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ điện tử của Việt Nam phải vượt qua.
Việc cho phép các doanh nghiệp FDI được nhập khẩu trực tiếp hàng hóa để bán lẻ hiện nay, đang đặt các doanh nghiệp điện tử 100% vốn trong nước đối mặt với khó khăn mới. việc các doanh nghiệp FDI được nhập khẩu sản phẩm điện tử nguyên chiếc sẽ giúp họ giảm bớt chi phí trung gian nên nhiều khả năng giá bán hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn hàng sản xuất trong nước cùng loại từ 5%-10% và số lượng hàng nhập khẩu sẽ phong phú hơn rất nhiều. Trong khi đó, giá các sản phẩm điện tử của doanh nghiệp 100% vốn trong nước hiện đã ở mức kịch sàn khó có thể hạ thấp hơn được nữa vì vậy đây sẽ là một cuộc cạnh tranh khá vất vả dành cho họ.
Vài năm qua, các công ty điện tử nước ngoài như Sanyo, Toshiba, Hitachi, Sony, JVC, LG... đã lần lượt “đổ bộ” vào Việt Nam sản xuất thành phẩm khai thác thị trường tại chỗ. Đến nay, các thương hiệu này đang lấn dần vị trí của các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết trong suy nghĩ của người tiêu dùng có mấy ai nghĩ đến những tên sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn như, khi có nhu cầu mua một đầu đĩa có mấy ai nghĩ sẽ tìm hiểu về sản phẩm của Tiến Đạt mà họ chỉ tập trung vào các sản phẩm của của doanh nghiệp nước ngoài như LG, Sony.
Các đối thủ tiềm tàng :
Với một thị trường còn chứa rất nhiều tiềm năng, thị trưòng rộng lớn nhưng số lưọng doanh nghiệp trong ngành có đủ tiềm lực vốn, nhân lực, công nghệ để khai thác tiềm năng thị trưòng thì rất ít, do đó trong thời gian tới sự gia nhập mới của các doanh nghiệp mới là rất nhiều, đặc biệt là sự tham gia của các hãng điện tử có tên tuổi trên thị trường, điều đó càng làm cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước những cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Theo lộ trình hội nhập AFTA, thuế suất hàng điện tử nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chỉ còn 0-5%, tương đương mức thuế nhập khẩu linh kiện hiện nay và dự kiến đến năm 2010 sẽ miễn hoàn toàn thuế suất nhập khẩu. Các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam sẽ bị đẩy vào thế “thập tử nhất sinh”.
Sự phát triển của các nước đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn tới tạo nên áp lực rất lớn về việc làm cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện tử của Việt Nam. Với quá trình tự do hóa thương mại và dịch vụ toàn cầu, Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ dễ dàng lấy các “việc thuê ngoài” trong lĩnh vực điện tử của các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản mà còn có thể lấy đi các cơ hội công ăn việc làm trong lĩnh vực điện tử ngay tại thị trường Việt Nam. Do vậy, chúng ta cần phải tạo ra được các lợi thế cạnh tranh chuyên sâu để có thể vượt qua được thách thức này.
Khủng hoảng kinh tế :
Là một trong các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ, đầu tư trong nước và các dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam có khả năng sẽ giảm sút.
Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. Cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ thu hẹp, do đó hoạt động xuất khẩu bị giảm sút.
Khi sản xuất bị thu hẹp, một số người có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng với dòng kiều hối chảy vào sụt giảm sẽ kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng.
Đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng :
Thu nhập của người dân có xu hướng tăng dần theo theo gian dẫn đến các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên, Xu hướng tiêu dùng người dân đã nâng lên về cả lượng và chất, những yêu cầu chất lượng hàng hoá, các dịch vụ ngày càng cao hơn. Những sản phẩm có giá trị lớn, công nghệ cao hơn và nhiều tiện ích hơn ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh về chất lượng sản phẩm những dịch vụ hậu mãi, khuyến mãi ngày càng được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Không chỉ dừng lại ở sản phẩm bền, đẹp... mà còn cả ở cơ chế bảo hành, bảo trì. Tóm lại là từ các khâu marketing, bán sản phẩm cho đến số lượng, chất lượng hàng hóa rồi đến các khâu hậu mãi, khuyến mãi, bảo hành, bảo trì khách hàng ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa về sản phẩm và dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chưa thích nghi kịp với sự phát triển công nghệ :
Việc ứng dụng những công nghệ mới và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong khu vực cũng như trên thế giới, nên chỉ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là được hưởng “miếng bánh” xuất khẩu và được hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như những ưu đãi về nhập khẩu mà các nước dành cho Việt Nam. Chính sự yếu kém về công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao và chất lượng không phù hợp theo chuẩn mực quốc tế.
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
CÁC ĐIỂM MẠNH :
Chi phí nhân công rẻ :
Với một quốc gia đông dân như nước ta khoảng 82 triệu người, cùng với kết cấu dân số trẻ, thị trường lao động ở nước ta đã và đang hình thành, phát triển, hiện tại lực lượng lao động khá dồi dào khoảng 43,5 triệu người, hàng năm có khoảng 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, số lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị còn 4,4%, tỷ lệ thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến 20%, quy ra tỷ lệ thất nghiệp chung ở nước ta lên đến trên 10%.
Tình hình trên tạo sức ép làm cho giá nhân công rẻ, lao động giá rẻ nên giá sản phẩm có thể giảm, do đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Lợi thế về đất đai :
Các doanh nghiệp điện tử trong nước có thể mua hoặc thuê đất dễ dàng hơn các doanh nghiệp điện tử ở khu vực nước ngoài.
CÁC ĐIỂM YẾU :
Chưa có chiến lược phát triển cụ thể:
Được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng công nghiệp điện tử Việt Nam chưa có được một quy hoạch phát triển tổng thể. Các doanh nghiệp lĩnh vực này phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thòi khi chính sách không nhất quán.
Đầu tư cho ngành công nghiệp điện tử đã nhỏ và manh mún, lại cộng thêm với việc chưa có định hướng chiến lược nào được thông qua, khiến các doanh nghiệp điện tử càng gặp nhiều khó khăn. Không có chiến lược, các doanh nghiệp điện tử buộc phải phát triển tự phát. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do công nghệ quá lạc hậu, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh đã phải chuyển hướng sang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác. Một số ít doanh nghiệp cũng đã trụ lại được trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử và dần dần xây dựng được uy tín thương hiệu.
Trong mấy năm qua, Bộ Công nghiệp chưa đưa ra được định hướng hoặc chiến lược mới nào cho ngành điện tử VN. Trong khi định hướng cũ là sản xuất linh kiện đã không thực hiện được.
Những quy định ràng buộc khi gia nhập WTO chắc chắn sẽ có những tác động tới doanh nghiệp, song cho tới thời điểm này, theo các chuyên gia, các nhà quản lý, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về luật WTO, chưa kịp thời chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, chưa vạch ra hướng đi rõ ràng cho mình trong giai đoạn mới.
Công nghệ còn kém :
Trong khi ngành điện tử các nước trong khu vực đã đạt đến khâu sáng chế và sản xuất và xuất khẩu thành phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn loay hoay ở công đoạn gia công và lắp ráp bởi trình độ công nghệ, trang thiết bị máy móc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp, các dây chuyền sản xuất lạc hậu so với khu vực và thế giới khoảng 10-20 năm. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên đòi hỏi các doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Hạn chế về vốn :
Ngành điện tử Việt Nam vẫn phải tranh thủ nguồn đầu tư nước ngoài để có thể phát triển vì nguồn vốn đầu tư trong nước rất hạn chế. Chính sự hạn chế về vốn này làm cho các doanh nghiệp khó có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến kĩ thuật, đầu tư nghiên cứu sản phẩm...
Khâu tiếp cận với các nguồn vốn các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nên quy mô của các doanh nghiệp nước ta thường là nhỏ và vừa, không đủ vốn đầu tư phát triển công nghệ, phát triển các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nên chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Trình độ nhân lực chưa cao :
Nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp, đặc biệt với các ngành công nghệ cao như điện tử. Chúng ta thiếu những kỹ sư lành nghề, trình độ lao động còn ở mức độ thủ công cao nên năng suất lao động thấp
Một lý do làm sự phát triển nhóm ngành công nghệ Điện tử của Việt Nam không mạnh là sự thiếu hụt đội ngũ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới ở các cơ sở sản xuất. Một khi các cơ sở sản xuất không tiến hành việc thiết kế, chế tạo và cải tiến chỉ tiêu chất lượng các sản phẩm của mình, thì thiếu hẳn động lực phát triển cho công nghệ nói chung và nhóm ngành công nghệ Điện tử nói riêng. Mặt khác, các viện nghiên cứu công nghệ của nước ta hiện nay ít nhiều còn xa rời với thực tiễn sản xuất và chưa gắn bó hữu cơ với thị trường nên không tạo nên sức phát triển tổng hợp.
Đội ngũ chuyên gia Điện tử của chúng ta mặc dù đã tiếp cận được các nhóm ngành công nghệ điện tử tiên tiến trên thế giới, nhưng còn bị hạn chế rất nhiều trong việc nghiên cứu, thiết kế và phát triển các sản phẩm, dịch vụ Điện tử mới. Ta cũng còn ít các nhóm, công ty tư vấn chuyên nghiệp về lĩnh vực điện tử đủ trình độ tham gia các gói thầu lớn quốc tế.
Hiện nay, phần lớn các sản phẩm của Việt Nam đều sản xuất theo thiết kế của nước ngoài bởi lực lượng lao động trong ngành điện tử tuy được đánh giá cao về kỹ năng, mức độ tiếp thu công nghệ mới nhưng các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sư công nghệ, các kỹ sư nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm - những người có khả năng tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao cho ngành điện tử Việt Nam lại đang rất thiếu.
Thị phần của các doanh nghiệp trong nước còn nhỏ :
Trong mấy năm qua, khi thuế suất nhập cảng hàng điện tử nguyên chiếc giảm thì thị phần hàng trong nước cũng giảm theo. Hiện nay, thị phần hàng điện tử thương hiệu Việt chỉ còn một nửa so với cách đây vài năm. Trên thị trường trong nước, thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10%.
Thị trường điện tử lâu nay vẫn thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty trong nước chủ yếu tham gia với 2 loại sản phẩm là tivi màu và đầu đĩa hình (VCD và DVD), trong đó tivi màu là mặt hàng chủ lực. Tuy nhiên, đến nay những đơn vị này, nhất là doanh nghiệp Nhà nước, không đủ sức duy trì thị phần của mình. sản phẩm trong nước có chỗ đứng trên thị trường nội địa là: tivi của Hanel, BTV, DENCO, máy tính CMS, đầu đĩa karaoke Tiến Đạt
Hiện tại, vai trò đầu tàu của ngành thuộc về các doanh nghiệp FDI định hướng xuất khẩu như Fujitsu, Canon, Orion-Hanel. Đây là những đơn vị có được đầu tư bài bản từ vốn nước ngoài, trang thiết bị tương đối hiện đại, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành hàng cũng như xuất khẩu. Chỉ riêng nhà máy Fujitsu Việt Nam đã xuất khẩu gần 50% tổng kim ngạch của toàn ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Tỷ lệ các sản phẩm và dịch vụ điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam chiếm phần nhỏ. Nguyên nhân là do ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm và hệ thống điện tử của ta còn chưa hình thành và các công ty Việt Nam làm các dịch vụ (tích hợp hệ thống, bảo hành, bảo trì...) cũng chỉ mới đủ năng lực làm các hệ thống nhỏ hoặc bảo trì các hệ thống lớn dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia nước ngoài.
Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu thấp :
Công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ ở nước ta phát triển chậm nên tỷ lệ nội địa hóa cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp.
Sự kém phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ không đáp ứng được nhu cầu lắp ráp trong nước, gây rất nhiều thiệt thòi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, làm cho chi phí sản xuất cao hơn, nên giá cả cũng cao hơn, do phải vận chuyển linh kiện từ những cơ sở tại các nước lân cận như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan vào lắp ráp tại Việt Nam, Chi phí vận chuyển cũng là một yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm.
Các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên không thể chủ động trong hoạt động sản xuất. Mặt khác, do nhập khẩu với số lượng ít nên giá nhập khẩu cao dẫn đến chi phí sản xuất cao.
Mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm :
Cơ cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng, sản phẩm điện tử tiêu dùng lên tới 80%, các sản phẩm chuyên dùng chỉ chiếm 20%. song đến thời điểm này các doanh nghiệp vẫn chưa kịp thời chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, trong khi công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ lại phát triển chậm nên tỷ lệ nội địa hóa cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp.
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI như Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, JVC, ... cùng một số doanh nghiệp Việt Nam như VTB (Viettronics Tân Bình) Belco (Viettronics Biên Hòa), Tiến Đạt... chủ yếu lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa.
Đa phần còn lại là các doanh nghiệp tư nhân với hoạt động chủ yếu là dịch vụ bảo hành, sửa chữa.
CÁC CHIẾN LƯỢC
Các chiến lược SO :
Thâm nhập và phát triển thị trường :
Về xu hướng cần tập trung, hiện các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đang tham gia rất hiệu quả vào các mạng lưới sản xuất với các dự án đã đầu tư và chuyển hướng đầu tư một loạt dự án quan trọng vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia vào “dây chuyền giá trị” của ngành Điện tử toàn cầu trên có sở ngành Điện tử Việt Nam cần xác định rõ những công đoạn hoặc những sản phẩm có giá trị tăng trưởng cao mà mình có khả năng làm tốt để có chỗ đứng trong ngành công nghiệp điện tử khu vực và thu hút được nhiều lợi nhuận hơn.
Các doanh nghiệp trong nước cần phải tìm hiểu kỹ hơn nữa thị hiếu của người tiêu dùng và đi vào các sản phẩm mà các doanh nghiệp lớn không làm.
Đầu tư phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao :
Chúng ta có cơ hội học hỏi từ thành công cũng như thất bại của các nước đi trước trong việc tiếp thu công nghệ và đón đầu tạo ra các sản phẩm mới trong các hướng phát triển của công nghệ điện Tử . Có thể cải tiến các sản phẩm hiện tại bằng việc thêm các chức năng xử lý hoặc thêm phần hồn, tạo ra các đồ dùng thông minh. Các sản phẩm kết nối mạng không dây công nghiệp, các sản phẩm thông minh có khả năng tự chẩn đoán hỏng hóc, có khả năng hội thoại với các máy móc khác, các hệ thống tự động có độ an toàn mạng cao… là các sản phẩm tiềm năng cho giai đoạn tới. Với đầu óc sáng tạo, tính cần cù và ham học hỏi của người Việt Nam, chúng ta có cơ hội tạo ra các sản phẩm có các chức năng vượt trội trên mặt bằng công nghệ toàn cầu, ví dụ như tạo ra các chip chuyên dụng với khả năng xử lý phức tạp.
Tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất linh phụ kiện điện tử. Lâu nay điện tử Việt Nam chủ yếu chuyên về lắp ráp nhưng phần lớn linh kiện lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Tiếp đó là cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chuyên dùng có giá trị kinh tế gia tăng cao, công nghệ tiên tiến...chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển các sản phẩm chuyên dụng có giá trị kinh tế cao. Cách hỗ trợ tốt nhất của nhà nước hiện nay là đầu tư để nghiên cứu các sản phẩm mới vì muốn có thương hiệu thì phải tự nghiên cứu thiết kế ra sản phẩm của mình.
Đầu tư vào phần chất xám của sản phẩm, hay nói cách khác là sản phẩm phải có các chức năng vượt trội hơn, được thiết kế và phát triển với đội ngũ chuyên gia giỏi nhưng với giá thành cạnh tranh hơn, chi phí cho công sản xuất và lưu thông hợp lý hơn.
Các chiến lược ST
Phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu :
Chất lượng của hàng điện tử không chỉ dừng lại ở sản phẩm bền, đẹp... mà còn cả ở cơ chế bảo hành, bảo trì. Đây là vấn đề rất nhạy cảm bởi đối với mặt hàng điện tử, giá các sản phẩm thường cao mà lại hay hỏng hóc nên việc bảo hành, bảo mại trở thành vấn đề lớn của ngành
Do đó các doanh nghiệp cần cung cấp dịch vụ vận chuyển, thanh toán dễ dàng, hình ảnh sản phẩm bắt mắt, kích thước chính xác và những lời khuyên của một chuyên gia thực thụ.
Hiện nay, Các nhà phân phối của ta hầu hết là nhà phân phối nhỏ, số các nhà phân phối lớn như: Nguyễn Kim, Kim Cô... còn ít, nên phần lớn nhà phân phối không chính thức bán hàng không phải là hàng chính hãng, chế độ bảo hành, hậu mại của họ không rõ ràng và thậm chí chỉ bán hàng mà không có địa chỉ để bảo hành.
Phát triển thương hiệu :
Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm.
Thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tạo được niềm tin với khách hàng. Do đó việc tạo dựng nên một thương hiệu để khách hàng tin dùng là điều hết sức cần thiết, các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển thương hiệu của mình. Những mặt hàng dựa trên tiêu chí về giá trị có thể gia tăng sức mạnh thương hiệu của mình bởi vì chúng cung cấp cho người tiêu dùng một cái tên quen thuộc với giá cả hợp lý.
Khai thác tối đa nguồn lực trong nước để hạ giá thành sản phẩm :
Sự cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ điện tử trên thị trường ngày càng khốc liệt,các sản phẩm của Trung Quốc, các doanh nghiệp FDI, các công ty điện tử nước ngoài như Sanyo, Toshiba, Hitachi, Sony, JVC, LG…các doanh nghiệp Việt Nam để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường cần phải khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, cần tận dụng nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, các điều kiện thuận lợi về đất đai, mặt bằng, cùng với tận dụng các chính sách ưu tiên của nhà nước như giảm thuế, hạ lãi suất…để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Các chiến lược WO
1. Đưa ra chiến lược cụ thể :
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đầu tư theo chiều sâu thay vì đầu tư dàn trải theo hướng rộng không có sản phẩm chủ chốt, như trong thời gian qua, cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất phụ tùng linh kiện và vật tư điện tử, cần chủ động tìm kiếm các đối tác trong khu vực, nhất là các nước có trình độ công nghiệp điện tử phát triển để mời họ hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm nào mình có thế mạnh nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao để có thể tham gia vào hệ thống sản xuất khu vực.
Theo đó, điện tử Việt Nam nên chọn những linh kiện mới, linh kiện đặc chủng để tận dụng lợi thế về khả năng sáng tạo, chất xám và kĩ năng của người lao động để tăng sức cạnh tranh.
Chính phủ cần tập hợp và cung cấp những thông tin cần thiết và tư vấn cho các doanh nghiệp về cam kết các quy định của WTO về công nghệ sản phẩm mới cũng như sự thay đổi cơ cấu và phương thức sản xuất của ngành công nghệ điện tử thế giới giúp các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, xác định thế mạnh của mình trong việc tham gia vào hệ thống sản xuất và thương mại khu vực.
Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và thực hiện vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, trợ giúp các doanh nghiệp trong quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài.
2. Thu hút vốn đầu tư :
Bằng cách đổi mới những chính sách hội nhập, với thị trường nội địa tiềm năng và nguồn nhân lực phong phú ngành điện tử Việt Nam sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Sau khi là thành viên chính thức của WTO, đất nước chúng ta đang là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn (của Intel, Foxconn,…). Hiện, cũng đang có sự chuyển dịch đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành điện tử Việt Nam.
Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế, để tăng cường đầu tư hơn nữa vào ngành.
3. Đào tạo nguồn nhân lực :
Nếu đội ngũ nhân lực của ta được đào tạo đạt các chuẩn mực quốc tế thì cơ hội có được nhiều việc làm với các công nghệ hàng đầu thế giới, có thu nhập cao là rất hiện thực. Ngành điện tử rất cần đội ngũ nhân lực có khả năng thiết kế, nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao về mẫu mã cũng như công nghệ, vì cần thực hiện là nâng cao chất lượng lao động để có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Khi đó, thay vì đưa lao động từ nước ngoài vào làm việc, các doanh nghiệp sẽ tuyển lao đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của môi trường đến các doanh nghiệp ngành điện tử việt nam.doc