Tiểu luận Ảnh hưởng của nho giáo đến thế hệ trẻ hiện nay

Mục lục

 

Mục Trang

A.Lời nói đầu 2

B. Nội dung . 3

I. Sự hình thành và phát triển của nho giáo .3

1.Nho giáo, định nghĩa và sơ khai .3

2.Nho giáo qua các thời kì 3

2.1Nho giáo nguyên thủy .4

2.2.Hán Nho .5

2.3.Tống Nho .5

3.Sự phát triển của nho giáo ở Việt Nam .6

.II. Nội dung, tư tưởng của nho giáo .8

1. Tu thân .9

1.1.Tam cương .9

1.2. Tam tòng 10

1.3. Tứ đức 10

2.Hành đạo 10

III. Ảnh hưởng của nho giáo đến lớp trẻ hiện nay .11

1.Nhân . 13

2.Lễ . .13

3.Nghĩa . .14

4.Trí . 14

5.Tín .14

6.Đối với phụ nữ 15

7.Tiểu kết .16

IV. Kết Luận .18

V. Tài liệu tham khảo 19

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7150 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của nho giáo đến thế hệ trẻ hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni, Giê-xu,... người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các học trò của ông để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ "đốt sách, chôn Nho" của nhà Tần, hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời khiến việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các tư tưởng và cuộc đời của ông. 2.Nho giáo qua các thời kì Qua các thời kì, các triều đại Trung quốc, nho giáo đã phát triển cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội thời ấy, tên của nho giáo cũng được thay đổi cho phù hợp với nội dung. Sự thay đổi, vận độn của nội dung ảnh hưởng đến hình thức: tên của nho giáo qua từng thời kì. Và có một điều nữa là cái tên ấy luôn thay đổi chậm hơn rất nhiều so với sự thay đổi của nội dung. 2.1Nho giáo nguyên thủy Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. 2.2.Hán Nho Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị 2.3.Tống Nho Trong đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo. Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị Mỗi thời đại ta lại thấy nho giáo có một bước phát triển, có sự thay đổi rõ rệt để phù hợp với nhu cầu của giai cấp thống trị. Nho giáo đã góp phần quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ 3.Sự phát triển của nho giáo ở Việt Nam Vượt biên giới Trung Hoa, Nho giáo truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, hình thành một vành đai văn hoá Nho giáo. Nho giáo khác Cơ đốc. Các giáo sĩ Cơ đốc di truyền giáo, luôn trung thành với giáo lý. Còn Nho giáo đều được tiếp thu theo tình hình cụ thể của mỗi nước. Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam đều đã cải tạo Nho giáo bằng mẫu thể văn hoá bản địa của mình. Có nghĩa là Nho giáo Triều hoá, Nho giáo Nhật hoá, Nho giáo Việt hoá có sự khác biệt về cấu trúc với Nho giáo Trung Hoa. Các phần tử có thể giống nhau song kiểu cấu trúc khác nhau. Tất nhiên, nói chung vẫn có thể gọi tất cả đó là Nho giáo, và như vậy, phạm trù Nho giáo mở rộng ra các nước trong khu vực thì lại càng mờ ảo về ranh giới. Mười thế kỷ đầu công nguyên, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội. Thành phần trí thức ưu tú bấy giờ là những nhà tu, đặc biệt là các cao tăng. Thông qua việc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các sư tiếp thu luôn Nho học. Thế nên, khi đất nước vừa độc lập, kể từ Ngô (939-965), Đinh (968-979), Lê (980-1009), trí thức tài đức ra giúp triều đình là các đạo sĩ và thiền sư. Một số thiền sư có công dạy các tục gia đệ tử trở thành nhân tài giúp nước, như sư Khánh Vân và sư Vạn Hạnh lần lượt là thầy dạy Lý Công Uẩn; sư Trí ở núi Cao Dã là thầy của Thái úy Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa... Lễ tắc của Nho giáo được chắt lọc và Việt hóa, làm thành các nghi thức quan hôn tang tế, và đạo nghĩa là nội dung tu thân tề gia, tiếp nhân xử thế. Tuy chịu ảnh hưởng hài hòa của cả Nho Phật Ðạo, nhưng từ gia đình, thân tộc cho tới làng nước, ở đâu cũng thấy người Việt lấy đạo đức Nho giáo làm chuẩn mực giao tiếp. Thậm chí cho tới ngày nay, trong việc kết hôn, cúng giỗ, tang ma, hầu hết người theo các tôn giáo khác vẫn giữ những nét chính của nghi lễ Nho giáo.  Nho học Việt Nam phát triển từ thế kỷ XI, sang đời Nguyễn thì suy. Nho học mở đường xuất thân cho kẻ sĩ thông qua khoa cử; nhờ đó thúc đẩy văn học phát triển, văn hóa được nâng cao. Không ít tiên Nho Việt Nam là tác gia, đi sâu vào triết Nho. Nhưng chiến tranh liên miên, sách vở bị cướp, đốt mất quá nhiều, tư tưởng học thuật của tiên Nho Việt Nam hầu như không còn lưu lại gì cho đời sau nghiên cứu. Nên nói đến Nho giáo Việt Nam, cái nổi bật hình như không phải là tư tưởng triết học, mà lại là văn chương, khoa cử, và vai trò chính trị của sĩ phu trong lịch sử. Việc học hành thời xưa rất được coi trọng, vì vậy, năm 1076 vua Lý hân Tông mới cho xây dựng Văn Miếu-Quốc Tử Giám, một trường được coi là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới. Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Suốt mười thế kỷ, triết học Nho giáo đã được các trẻ em mới cắp sách đến trường tiếp cận qua những bài học vỡ lòng lấy từ các sách Ấu học ngũ ngôn, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, v.v… Nhà giáo là các thầy đồ, thuộc tầng lớp sĩ phu, đứng đầu trong năm giai tầng xã hội: sĩ, nông, công, thương và binh.  Dưới đây là một số hình ảnh về các khoa thi cũng như các hình ảnh về thi cử thời xưa Trường thi ở Nam Định Lễ vinh quy của tiến sĩ Bia khắc tên tiến sĩ qua các khoa thi Lễ xướng danh những người thi đậu II. Nội dung, tư tưởng của nho giáo Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó. Nho giáo đã được nghiên cứu với tư cách là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống như: 1. Lễ chế, nghi thức phép tắc, quan niệm về Lễ. 2. Tư tưởng triết học. 3. Quan niệm trị thế. 4. Tư tưởng chính trị, kinh tế. 5. Lý luận về giáo dục, học vấn... 6. Luân lý... 1. Tu thân Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình. 1.1.Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng). Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ. Phụ tử: Cha hiền con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuổi dạy con cái, con phải hiếu đễ và nuôi dưỡng cha khi cha về già. Phu phụ: Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ; vợ chung thủy tuyệt Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. 1.2Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" 1.Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha 2.Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng, 3.Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con" 1.3Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh. 1.Công: khéo léo trong việc làm. 2.Dung: hòa nhã trong sắc diện. 3.Ngôn: mềm mại trong lời nói. 4.Hạnh: nhu mì trong tính nết. 2.Hành đạo Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm: Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ). Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ). Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Trên đây là những nội dung chính của nho giáo hay còn gọi là Khổng Giáo. Tuy nhiên, trong tư tưởng nay fconf tồn tại khá nhiều mâu thuẫn, ấy chính là cái mâu th nội tại trong nho giáo. Mâu thuẫn đầu tiên là mâu thuẫn về thái độ đối với người dân. Văn hóa du mục trọng sức mạnh, trọng người quân tử, lấy người quân tử để đối lập với kẻ tiểu nhân - người dân thường. Trong khi văn hóa nông nghiệp lại coi trọng dân, lấy dân làm chủ, "dân là chủ của thần". Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa "lễ trị" (pháp trị) của văn hóa du mục với "nhân trị" của văn hóa nông nghiệp. Khổng Tử nói nhiều đến "lễ trị", ông vận động các nước chư hầu duy trì cái "lễ" của nhà Tây Chu: "Ta học lễ nhà Chu, hiện đang ứng dụng; ta theo nhà Chu" (sách Trung Dung). Học trò thường được ông kể rằng: "Nằm mộng thấy Chu Công". Nhưng dần dần, Khổng Tử chuyển từ "lễ" sang "nhân", nhập "nhân" vào với "lễ" và còn đi xa hơn, coi "nhân" làm gốc của "lễ nhạc": "Không có nhân thì lễ để làm gì? Không có nhân thì nhạc để làm gì?" (sách Luận Ngữ). Mỗi một sự viêc đều có những hạn chế, mâu thuẫn nhât định nội tai trong tự thân nó nhưng chính cái sự mâu thuẫn ấy khiến cho nho giáo phát triển. mâu thuẫn trong triết học một lần nữa lãi hứng tỏ sức thuyết phục của mình. Có mâu thuẫn mới có phát triển, mới có những trăn trở suy nghĩ của thế hệ sau này kế thừa sáng tạo và thông minh hơn. Như thế ta mới có một Khổng Tử thông tuệ, lỗi lạc sáng tạo thêm về khổng giáo; một Mạnh Tử kế thừa và tạo nên một Khổng-Mạnh giáo được người đời dùng suốt 2000 năm qua. Và để rồi ngày nay khi mà nho giáo vẫn còn chiếm một phần quan trọng trong đời sống nhân dân thì người ta lại có những điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của mình mà điều này tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở phần sau. III. Ảnh hưởng của nho giáo đến lớp trẻ hiện nay Ngày nay, nho giáo vẫn còn vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy rằng không phải ai cũng dễ dàng nhận ra điều này. Nhưng thực tế là nho giáo đã xâm nhập sâu và trong tiềm thức mỗi chúng ta. Như chính cái cách bạn nói chuyện với ai đó, người ta dễ có cảm tình hơn với người ăn nói nhỏ nhẹ dễ nghe, duyên dáng, dịu dàng. Hay một chàng trai dễ bị đánh đổ bởi một cô gái đảm đang trong nội trợ gia đình. Tôi không dung từ tất cả nhưng hầu hết những đánh giá của chúng ta trong đời sống hàng ngày đều dựa trên khuôn phép của nho giáo từ xa xưa. Và vô tình chúng ta sử dụng những khuôn phép ấy để đánh giá tính cách một ai đó mà tự thân không biết được rằng những khuôn phép ấy từ đâu mà có! Con người hôm nay và con người hôm qua – con người của ngàn xưa – dường như không khác nhau là mấy. Cởi bỏ lớp vỏ bọc văn minh vật chất, con người ấy, dẫu hình hài có thanh tú mỹ lệ hơn con người ban sơ, nhưng nỗi khắc khoải vẫn còn nguyên vẹn. Vẫn còn đấy niềm băn khoăn muôn thuở: con người, mi là ai? Một nhà thơ nào đó đã từng òa khóc cho thân phận con người trong cảnh thương hải tang điền: «Ta là ai giữa mùa thay đổi ấy?» Người ta luôn khát khao được hoàn thiện bản thân, và cái hoàn thiện đến mức chân-thiện-mỹ trong đạo phật ấy lại được lấy nền tảng là những lễ nghĩa trong nho giáo. Cũng không có gì là kho hiểu bởi cả nho giáo và phạt giáo đều được truyền bá khá rộng rãi khắp châu Á, đặc biệt là ở Trung Hoa và Việt Nam. Những lễ nghĩa ấy ăn sâu vào suy ngĩ con người, người ta làm theo những quy tắc ấy bằng phản xạ, một cách vô thức như thể một điều gì đó rất hiển nhiên. Nho giáo có ảnh hưởng như thế đối với người đi trước, những người được sinh ra khi mà nho giáo vẫn còn thịnh trị trong xã hội. và thời nay nó vẫn còn nguyên giá trị bởi con người biết cách truyền lại cho con cháu cái gọi là truyền thống, cái gọi là những điều răn dạy của người xưa. Nho sĩ ngày trước thể hiên mình là người có học thức thường học thật giỏi rồi vinh quy bái tổ chứ khong hề biết rằng cái quan trọng hơn của nho giáo nằm ở 5 chữ “nhân, lễ nghĩa, trĩ, tín”. Đây chính là cốt lõi sâu xa của nho giáo.Cái cách con người đối xử với nhau cũng không tách rời 5 chữ ấy. nhưng một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ bị bạn bè rủ rê lôi keo theo con đường sa ngã khiến cho suy nghĩ lệch lạc và có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với các bậc sinh thành. Điều này rất nguy hiểm cho đời sống tinh thần các bạn, những suy nghĩ ấy sẽ bóp chết các bạn trong một ngày không xa. Tuy nhien chúng ta cũng không nên nghĩ rằng đó là tất cả bộ mặt của lớp trẻ hiên nay, vẫn còn rất nhiều những tấm gương hiếu thảo, hiếu học, tâm gương giúp đỡ bạn vượt khó, tấm gương vì bạn quên mình. Như vậy những tấm gương ấy, những suy nghĩ cao đẹp ấy vẫn còn, và còn rất nhiều trong xã hội hiện nay. Chúng ta có cơ sở thực tiễn về việc những hi vọng rằng thế hệ trẻ ngày nay còn giữ được rất nhiều những đức tính tốt mà theo quan niệm của nho giáo thì đây là những lễ nghĩa. 1.Nhân Đối xử với nhau bằng chữ nhân chính là dung cái tâm để nói chuyện, để xử sự với nhau. Nếu họ cứ có chút mâu thuẫn gì với nhau là đem nhau ra là hành xử như luật rừng không chút lương tâm thì ấy không được.người ta gọi là những người như thế là vô giáo dục, vô học. vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng rất cần có được chữ nhân trong tâm. Con người ngày nay càng cần phát huy hơn nữa chữ tâm ấy. và chúng ta khogn khỏi ngạc nhiên với những tấm ồng hảo tâm từ mọi miền tổ quốc cứu đói cho bà con vùng lũ lụt, ủng hộ người nghèo mà ít ai làm được. Với thế hệ trẻ ngày nay thì sao, họ là những thanh niên tình nguyện ra sức học tập, bên cạnh đó họ còn tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ cộng đồng. Họ khônhững miền quê nghèo khó nhất của tổ quốc để giúp đỡ nhân dân nơi đây. Họ cống hiến sức trẻ, lòng nhiệt huyết của mình vào các việc làm tình nguyện. họ không ngại khó khăn gian khổ để đi, để đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc, làm tình nguyện. tấm lòng ấy mới đáng quý biết bao. Cái chữ tâm trong tim khi rực cháy sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể giúp dược cho người khác. Khát khao được cống hiến, khát khao được sống những ngày có ý nghĩa của lướp trẻ đã như ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho họ làm những điều đúng đắn nhất. 2.Lễ Ngày xưa, người ta đối với nhau bằng những lễ giáo phong kiến tưởng chừng như khô cứng nhưng thực ra cũng rất bền vững. ví như quan hệ vợ chồng, lúc nào cũng phải “kính nhau như khách”. Có một đôi người phản đối. nhiều ý kiến tán thành. Vợ chồng nhiều khi cứ quen quá thành ra không quý nhau nữa. vợ chồng nói với nhau những câu thô lỗ cục cằn, vi l vợ chồng nên không biết nói lời cám ơn, xin lỗi thông thường chúng ta vẫn nói với bạn bè hay chính những người không quen biết. đó chính là cái mà chúng ta nên xem lại mình. Hay đối với cha mẹ, rất nhiều bậc con cái vào nhà không hoi rcha mẹ. khi cha mẹ ốm cũng chẳng hỏi han lấy một câu cho tử tế. trong khi chúng ta sốt sắng lo cho người khác thì người mà chúng ta nên lo nhất lại đang lo lắng cho chúng ta mặc dù mái tóc ấy đang bạc đi, tám thân ấy đang ngày càng tiều tụy. có phải chăng lớp trẻ hiện nay đang mắc phải căn bệnh thờ ơ với chính người thân xung quanh??? 3.Nghĩa Chữ nghĩa ngày xưa được hiểu là làm việc công bằng, không có sự thiên vị cho bất kì ai, thế nên mới có câu “thiên tử mắc tội xử ngang thường dân”. Điều này cho thấy chữ nghĩa được triều đình phong kiến rất coi trọng. hay như các quan tham ô trong triều cũng cần phải diệt trừ tận gốc. ta liên tưởng tới thời đại ngày nay, khi mà mọi chuyện làm ăn đều khó khăn, những kiểu luồn lách sẽ nhanh hơn cách đi vào đường cổng chính. Giới trẻ ngày nay thì sao, họ nghĩ gì về việc này? 4.Trí Kẻ trí là kẻ khôn ngoan, biết suy xét điều phải trái, biết minh triết bản thân trong cảnh nguy nan, biết phân biệt kẻ xấu người tốt để xử lý vấn đề sao cho hợp lí nhất. Nếu có lỡ giao du với kẻ xấu thì phải tuyệt giao với họ nhưng không nói xấu cho họ. Điều này răn người ta nên chọn bạn mà chơi, phải biết kẻ tốt người xấu, tuy nhiên cũng khoogn nên nói xấu sau lưng người khác tránh hạ thấp uy tín bản thân. 5.Tín Bậc quân tử vì chữ Tín mà hành xử. Tín là tin mình, tin người. Nhờ chữ Tín đó mà thành Người. Vì tự tin vào mình nên dù ai không biết tài đức của mình, mình cũng không buồn không oán. Tự tin vào tài đức của mình, càng ngày càng trau dồi, để một mai kinh bang tế thế, bấy giờ người biết mình cũng không muộn. Vì có tin nhau nên việc mới thành tựu, người mà không tín thì không biết ra thế nào. Trong công việc kinh doanh ngày nay cũng vậy, nếu dùng người mà không tin thì không thể đạt được hiệu quả lớn nhất. và như thế thì không thể thu phục được lòng người. Nếu là người biết tin ở người, thì sẽ được người khác tin ở mình và đạt được thành công là điều ắt đến. Biết được điều này, những doanh nhân trẻ tuổi đã biết cách dùng lòng tin để thu phục lòng người. nếu đã không tin thì không dùng,dã dung thì phải tin. Và bằng cách này, rất nhiều doanh nhân thế hệ 8x đã có được những thành công nhất định từ việc biết nhân tố con người là nhân tố quan trọng bậc nhất trong một công ty. Con người cũng chính là nhân tố quan trọng nhất trong việc trị quốc thời xưa, và cho đến nay, đảng ta vẫn giữ được đường lối lãnh đạo “lấy dân làm gốc” của nho giáo. 6.Đối với phụ nữ Tư tưởng “Tam tòng, tứ đức” đã thấm sâu vào ý nghĩ của phụ nữ thời xưa. Những lễ giáo phong kiến đã kìm hãm những tư tưởng muốn vượt lên của người phụ nữ. Chính vì thế mà trong lịch sử có rất nhiều những nhà thơ nữ bày tỏ sự bất mãn của mình trong những tác phẩm văn chương, ví như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, hay các nữ anh hùng Bà Trưng, Bà Triệu,… Nhưng phụ nữ ngày càng được coi trọng trong xã hội, họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, vào bộ máy quản lí nhà nước, vào các lĩnh vực mà trước giờ chỉ có nam giới được tham gia,…Không chỉ thế, phụ nữ không còn là người chỉ biết nghe lời nữa, họ có những quan điểm riêng và họ có thể đưa ra bàn bạc với chồng. Phụ nữ ngày càng có tiếng nói trong gia đình. Pháp luật bảo vệ hơn cho người phụ nữ bằng luật Bình đẳng giới. nhờ luật này mà các cuộc bạo hành giảm hẳn trong những năm gần đây. Phụ nữ nhờ thế ỷ lại, càng ngày càng quá đáng ức hiếp những ông chồng một cách thậm tệ, thật là khó chấp nhận. Tuy rằng Đạo Khổng giáo có những hạn chế đối với phụ nữ nhưng những chuẩn mực đặt ra cho người con gái thì vẫn còn nguyên giá trị. Người con gái ngày nay, được xã hội bảo vệ nhưng không vì thế mà làm mất đi cái truyền thống. vẫn là tứ đức nhưng tứ đức trong thời hiện đại không chỉ bó hẹp trong gia đình nữa bởi người phụ nữ thông minh biết cách hòa hợp cái hiện đại và cái truyền thống. Vẫn là công,tức nữ công gia chánh, người phụ nữ ngày nay biết cách kết hợp các món ăn sao cho đầy đủ chất nhất, biết những thức ăn tốt, không tốt để chăm sóc cũng như ngăn ngừa bệnh tật cho chồng con. Tuy rằng không phải lúc nào họ cũng có thể nấu cơm cho cả nhà nhưng chắc chắn họ biết cách bảo vệ sức khỏe hàng ngày cho cả gia đình. Vẫn là dung, nhưng cái đẹp của người phụ nữ hiện nay không chỉ là cái đẹp đơn sơ chất phác nữa. Có câu “không có người con gái xấu, chỉ có người con gái không biết làm đẹp”. Nếu như người con gái thời xưa e lệ trong tà áo tứ thân hay tà áo dài duyên dáng thì bây giờ họ có rất nhiều kiểu dáng váy áo để phù hợp với hình dáng mà vẫn mang đậm tính truyền thống. Ánh mắt, nụ cười như rạng rỡ hơn với một chút phấn trang điểm, bờ môi, đôi má hồng đẹp hơn dưới ánh nắng. Sắc đẹp ấy không phải là giả tạo, nó làm cho khuôn mặt vốn đã đáng yêu lại càng thêm tươi tắn mà không làm mất đi cái vẻ đẹp vốn có. Người con gái biết làm đẹp là người biết tôn trọng mình và những người xung quanh. Nếu như ngày xưa một người con gái ngoan phải là gọi dạ bảo vâng, không được tham gia vào những chuyện của gia đình, phải hết sức nhẫn nhịn, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, thì bây giờ mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Con cái, dù là trai hay gái đều có quyền được quyết định lấy số phận của mình. Có rất nhiều cô gái có những tài năng đặc biêt như ca hát theo như quan niệm cũ gọi là xướng ca vô loài, không được gia đình chấp nhận, nhưng những cô gái ấy không từ bỏ giấc mơ của mình, quyết tâm theo đuổi mục đích, đã thuyết phục gia đình để có thể làm những điều mình mong muốn. Lời nói của người con gái vẫn cần nhẹ nhàng, dịu dàng, nhưng cũng có lúc cần đanh thép đối với những kẻ buông lời lả lơi. Lời nói thể hiện trình độ văn hóa của người nói. Như vậy một người con gái dược học hành tử tế sẽ có một cách nói hấp dẫn đặc biệt đối với người khác. Ấy là sự hấp dẫn của tri thức. lời nói có lúc cương, lúc nhu, cái quan trọng làm nên nét đẹp trong cách sử dụng ngôn từ của lời nói là nói đúng lúc, đúng chỗ, nói đúng và nói thật. Người con gái hiện đại thật sự hiểu những điều dạy tron gnho giáo sẽ biết xử trí ra sao. Không chỉ đẹp trong phong thái, cách nói năng, đi đứng, đẹp trong hình thức, người con gái thông minh thời hiện đại luôn biết cách ứng xử sao cho phù hợp nhất, thông minh nhất. Đối với người trên, luôn kính trọng; đối với anh chị em luôn ân cần giúp đỡ, đối với bạn bè nhiệt tình, chân thành… Tuy rằng người phụ nữ tham gia vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội mất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21373.doc
Tài liệu liên quan