Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này.
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành. Chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17995 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chia ly), sở cầu bất đắc khổ (muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), ngũ uổn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn – sắc, thụ, tưởng, thành, thức).
Nhân đế là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn đắm chìm trong bể khổ khi không thoát khỏi dòng song luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sờ dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do Tam độc (tham, sân, si) gây ra. Ngoài ra, nhân đế được diễn giải một cách lôgich và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên (mười hai nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão – tử. Trong mười hai nguyên nhân ấy thì vô minh là thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự dau khổ nhân sinh.
Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi trần thế để đạt tới niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện… Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống tốt đẹp hơn. Phật giáo thể hiện khát vọng nhân đạo, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc “tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người đến chân – thiện – mỹ.
Đạo đế là lý luận về con dường diệt khổ, giải thoát. Nội dung cơ bản của nó thể hiện trong thuyết Bát chánh đạo (tám con đường đúng đắn đưa chúng sinh đến niết bàn, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, h,chánh niệm, chánh mạng và chánh định.
Chánh kiến là nhìn thấy một cách chuẩn xác, thấy khổ chính là khổ, nguyên nhân của khổ đau chính là nguyên nhân của khổ đau, diệt chính là diệt, đạo chính là đạo, có nghiệp thiện ác, có quả báo của nghiệp thiện ác; có thế giới này, có thế giới khác; có cha mẹ, trong đời có bậc chân nhân đi đến chỗ thiện; bỏ điều thiện này hướng đến điều thiện khác, ở thế giới này, thế giới khác thành tựu việc tự giác và tự chứng.
Chánh tư duy là ghi nhớ, suy nghĩ một cách chuẩn xác, phân biệt rõ ràng, hiểu biết rõ ràng hoặc nghĩ nhớ rõ ràng.
Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, nói đúng sự thật, tức không nói dối trá, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói thêu dệt…
Chánh nghiệp là hành động đúng đắn, hành động đúng sự thật, tức là lìa bỏ sự giết hại, trộm cướp…
Chánh tinh tấn cũng gọi là phương tiện đúng đắn, trị liệu đúng đắn, pháp ác đã sinh nguyện làm cho nó đoạn diệt, pháp ác chưa sinh thì làm cho nó không sinh khởi, pháp thiện chưa sinh thì làm cho nó sinh, pháp thiện đã sinh thì làm cho nó tăng trưởng và trọn vẹn.
Chánh niệm là ý thức rõ ràng, tức lấy tính chất riêng và chung để quán sát những gì đang xảy ra trong thân ta và xung quanh ta.
Chánh mạng là đời sống chân chính, thọ nhận một cách đúng đắn, tức từ bỏ đời sống sai trái, đời sống nhờ chú thuật, ... Chánh mạng là sống bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch, không sống trên mồ hôi nước mắt của người khác.
Chánh định là động lực đưa con người vượt qua mọi thế giới gồm: Dục, Sắc, Vô sắc và Xuất thế để đi đến Niết-bàn, tức quả vị Phật.
Từ đó con đường thực nghiệm và giải thoát của Phật giáo rất thực tiễn qua ba vô lậu học:
Giới - chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng
Định - chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định
Tuệ - chánh kiến, chánh tư duy.
Vì từ Giới mới sinh Định, từ Định mới sinh Tuệ, là mục đích tối hậu của Phật giáo mà con người muốn đạt đến.
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM
3.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo và triết học Phật giáo vào Việt Nam
3.1.1 Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này.
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành. Chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh.
Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về đông, đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa đông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố lập luận này. Theo đó thì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh, giới trí thức Khổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão. Do đó mà Phật giáo rất khó để có thể thâm nhập. Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết “hóa Hồ” để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này . Trong khi đó, ở Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâm nhập không gặp trở ngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn gần hơn đường biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á nhưng chứa đựng nhiều hiểm nguy nên đường biển an ninh hơn. Đến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷ thứ bảy, Huyền Trang đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọn vẹn con đường.
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phật giáo Việt Nam. Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặc luận của Mâu Tử (165? 170? -?) đã được viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở một nơi nào khác sâu trong nội địa Hán. Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã có một tăng đoàn đến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hán mới có tăng đoàn.
3.1.2 Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc
Từ thế kỷ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông. Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm 255 đến 280).
Thiền định Việt Nam, từ nguyên thủy vốn không phải được truyền từ Trung Hoa sang. Nó đã xuất hiện, dù có thể hoàn toàn là bước đầu, ở Giao Chỉ, từ trước Tăng Hội. Trong Tứ thập nhị chương, danh từ thiền định đã một lần được nhắc đến. Kinh này còn nói đến “quán thiên địa, niệm vô thường”, là một phép thiền, gọi là Vô thường quán. Nhưng dù sao, đến thế kỷ thứ ba, có lẽ đã có một thực tế là Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng trở lại lên Phật giáo Giao Chỉ. Cho dù Tăng Hội có một vai trò lớn đến đâu thì sử sách cũng ghi nhận rằng trong thế kỷ này, các kinh sách về thiền đã được đem từ Lạc Dương xuống, và Tăng Hội cũng là một người đã học tập, lĩnh hội được tư tưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa.
Đại thừa (Mahayana) hoàn toàn không xa rời Phật pháp, nhưng về chủ trương, nó khác với Tiểu thừa (Hinayana) vốn xuất phát từ Phật giáo Nguyên thủy (Thérévada). Có thể nói những quan niệm, chủ trương của Đại thừa - một trong những tông phái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất phát điểm từ Trung Hoa, đã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phương Nam kể từ thế kỷ thứ ba trở đi, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo, cũng như trong tín ngưỡng dân gian.
Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc sau đó còn được thể hiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa.
Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594), người sáng lập ra thiền phái mang tên ông, truyền đến 19 đời, đến đầu thế kỷ 13, là một người gốc nam Thiên Trúc, vân du về phía đông bắc (562), tiếp xúc với Phật giáo Trung Hoa và hành đạo tại đây, đến năm 580 thì vào nước ta.
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ nội địa Trung Hoa xuống Giao Châu và sáng lập thiền phái này.
Sau này, vào thế kỷ 11, Thảo Đường vốn cũng là một thiền sư Trung Hoa đang hành đạo tại Chiêm Thành, bị quân chinh phạt của vua Lý Thái Tông bắt đem về Thăng Long. Sự uyên thâm Phật pháp của người này sau đó được nhận ra, được nhà vua đưa về trụ trì tại chùa Khai Quốc, và lập ra một thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam, thiền phái Thảo Đường.
Tuy nhiên, ở đây, khi nói về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, ta có thể xem việc này đã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ 10, khi mà một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học Việt Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnh điểm là giai đoạn thế kỷ 10 - 14.
3.1.3 Triết học Phật giáo ở Việt Nam
Theo cùng sự du nhập Phật giáo là sự du nhập triết học phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc nhưng cũng có những dị biệt.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tư tưởng triết học Việt Nam. Có quan điểm cho rằng tư tưởng triết học Việt Nam là bản sao chép rời rạc, là sự thu nhỏ của triết học Ấn Độ và Trung Quốc. Theo đó, dân tộc Việt Nam có tính thực dụng cao, chỉ biết tiếp thu, chế biến các hệ thống tư tưởng, tôn giáo cho phù hợp với mình chứ không cú sự sáng tạo. Rồi ngay cả tín ngưỡng, tâm linh của người Việt cũng nhẹ nhàng mà không sâu. Rằng, người Việt đại khái có thông minh, nhưng không mấy ai có trí tuệ lỗi lạc phi thường, có chăng thì chỉ giàu khả năng nghệ thuật hơn khoa học, giàu trực giác hơn luận lí, óc sáng tạo ít, nhưng bắt chước, thích ứng, dung hòa thì tài, v.v.. Quan điểm này phủ nhận tư tưởng triết học bản địa.
Cũng có quan điểm cho rằng ở Việt Nam chỉ có lịch sử tư tưởng nói chung chứ không có lịch sử tư tưởng triết học. Nếu có tư tưởng triết học thì chỉ là những dạng triết lí chứ không gọi là tư tưởng triết học. Xu hướng này tuyệt đối hóa tính hệ thống của triết học. Trên thực tế, nhiều nhà tư tưởng của thế giới cổ đại cũng chỉ đưa ra các câu châm ngôn, các triết lí nhân sinh, khái quát vài nét, một số hiện tượng nào đó của tự nhiên chứ không phải ai cũng xây dựng các hệ thống tư tưởng.
Đặc điểm tư tưởng triết học cơ bản của Việt Nam có thể kể ra là tư tưởng triết học Việt Nam gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (triết học phương Tây gắn với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên). Tư tưởng chủ đạo của triết học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, những vấn đề về chính trị, xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm lý luận về dựng nước, đánh giặc giữ nước. Phạm trù "nước" xét trên bình diện triết học, là những cộng đồng người, là dân tộc, quốc gia. Do đó yêu nước trong tư tưởng triết học chính là ý thức trách nhiệm với giống nòi, với cộng đồng dân tộc được nêu lên thành lý luận . Tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tinh thần đoàn kết, tinh thần bảo vệ bờ cõi lãnh thổ, bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong quá trình giao lưu với văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây, tư duy triết học Việt Nam có nền tảng tư duy bản địa mạnh vẫn giữ vai trò chủ thể để tiếp biến văn hoá ngoại lai.
Cụ thể, đối với trường hợp Phật giáo và triết học Phật giáo thì Phật giáo Ấn Độ có tính vô vi xuất thế, còn Phật giáo Việt Nam lại hữu vi nhập thế. Nghĩa là nhà chùa có ruộng có vườn, nhập thế cùng thế gian làm việc. Phật giáo trước khi vào Việt Nam thì vô ngã, nghĩa là không có cá nhân, không có cái tôi. Nhưng khi vào Việt Nam nó biến hiện thành sức mạnh cá nhân và phải được nhập vào sức mạnh cộng đồng.
3.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam
3.2.1 Phật Giáo với đời sống tín ngưỡng của người Việt
Phật giáo vào Việt Nam đã đem vào nước ta những sinh hoạt tín ngưỡng và giáo lý Phật giáo.Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi này, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Ngoài Ông Trời, họ cũng quan niệm có những vị thần thánh khác như Thần Sấm, Thần Mưa… như là những thủ hạ của Ông Trời. Họ cũng coi Ma Xó là linh hồn của người chết còn tồn tại quẩn quanh trong nhà để phù trợ cho gia đình. Điều này làm cho họ cảm thấy dễ gần gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ. Người Giao Chỉ cũng tin vào nguồn gốc con rồng cháu tiên của mình. Thêm vào đó, trong thời đại lịch sử này, người Giao Chỉ không hề là những tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo, nên sự thâm nhập của Phật giáo không gặp phải sự cản trở có ý thức.
Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản địa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý cơ bản của Phật giáo đã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dân trong thế kỷ đầu tiên của công lịch.
Người Giao Chỉ xưa quan niệm Phật như là một vị Bụt (xuất phát từ “Buddha”), có phép thần thông, nghe và biết mọi chuyện như Ông Trời, nhưng Bụt không ở trên cao, mà thân cận với mọi người. Bụt hiện ra dưới nhiều hình thức để cứu người, giúp đời. Bụt thương người nhưng không trừng phạt kẻ ác như Ông Trời vẫn làm. Phép Bụt là biểu hiện của quan niệm về Pháp trong thời kỳ này. Đó là phép thần thông của Bụt. Mà cũng là những điều người ta làm theo nếu tin vào Bụt, như đọc tam quy, cúng dường, bố thí… Pháp cũng là niềm tin vào nghiệp báo, luân hồi, linh hồn bất diệt. Quan niệm về Tăng khi đó chỉ dừng lại ở tăng môn, chưa phải tăng đoàn. Đó là những tu sĩ khoác áo vàng. Đầu cạo trọc, rời bỏ gia đình, của cải, thờ Bụt, đọc kinh Phạn. Quan niệm về nghiệp báo, luân hồi là ở sự làm lành gặp lành. Người ta cũng quan niệm về từ bi, về công đức. Làm công đức cho kiếp sau được tốt đẹp là dâng thức ăn cho tăng môn, bố thí cho người nghèo khó. Quan niệm tiết dục cũng là ở chỗ bỏ bớt những hưởng thụ cho riêng mình, để cho người khốn khó.
Qua thế kỳ thứ hai, quan niệm về Phật thì vẫn nối tiếp tín ngưỡng bình dân về Phật trong thế kỷ trước, nhưng đã mang màu sắc Hán hơn khi những khái niệm của Khổng, Lão được đưa vào. Trong Lý hoặc luận, Phật đã được trình bày như nguyên tổ của Đạo và Đức nhưng vẫn mang màu sắc biến hóa thần thông. Về Pháp, giới Phật tử trí thức có cách quan niệm gần với “đạo” (sau thành “đạo pháp”). Trong giới Phật tử dân dã, pháp vẫn là phép Phật, là phép tam quy, ngũ giới, cúng dường. Tăng đồ thì coi đạo như lời Phật dạy về vô thường, vô ngã, cách giữ tâm gìn ý, tu chứng Niết bàn. Quan niệm về tăng là phải thực hiện 250 giới luật, cạo đầu, y vàng, từ bỏ tài sản, khất thực, hóa đạo. Ni giới chưa có vào lúc này.
Vào thời kỳ này, Niết bàn đã là mục đích của người xuất gia. Luân hồi và nghiệp báo vẫn tiếp tục tồn tại trong tín ngưỡng dân gian. Quan niệm vô ngã đã được nói đến trong Tứ thập nhị chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong dân gian, có lẽ vì bị xem như mâu thuẫn với quan niệm linh hồn bất tử.
Phật giáo thâm nhập vào đây một cách êm thấm, không có sự chống đối của tín ngưỡng dân gian. Tuy Phật giáo cũng phải có một ít nỗ lực trước giới cai trị Hán tộc, nhưng không bằng sự phản kháng, mà bằng sự hòa đồng. Điều này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật học, và Phật tử thì sẵn sàng học hỏi, đối thoại với những tư tưởng khác. Kết quả của tinh thần này là không những đã sử dụng được từ ngữ Nho, Lão để truyền bá Phật giáo, mà còn làm cho những người theo Khổng, Lão thấy được chiều sâu của Phật học.
3.2.2 Phật giáo ảnh hưởng đến tư tưởng dân gian từ bi cứu khổ cứu nạn
Phật giáo với lý luận nhân quả, rõ ràng là cao siêu hơn ma thuật nhưng cũng không phải hoàn toàn xa lạ với người Việt. Ma thuật đã chứng minh nhân nào quả ấy nhưng Từ Bi mới là tư tưởng chính của Phật giáo được đưa vào hệ tư tưởng Việt.
Tư tưởng Từ Bi của phật giáo thấm đẫm trong tâm hồn Việt từ người bình dân đến kẻ trí thức, thể hiện trong truyện kể dân gian cũng như trong thơ văn bác học.
Trong truyện kể dân gian, bao giờ Phật cũng hiện lên để cứu khổ, cứu nạn cho con người. Lấy chuyện Tấm Cám làm ví dụ. Phật đã hiện lên giúp cho Tấm con cá bống, sai chim tới nhặt thóc, cho áo quần, giầy dép để đi chơi hội, lấy hoàng tử. Mỗi lần Tấm bị hại, Phật lại hiện ra giúp Tấm, lúc là bụi trúc đào khi là quả thị. Chuyện kể thấm đẫm tinh thần cứu khổ, cứu nạn của phật giáo với hình ảnh ông bụt đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh.
Phật giáo đã thổi vào tâm hồn người Việt một làn gió mát Từ Bi. Chất Từ Bi của nhà Phật thấm sâu không những trong những nghệ sĩ dân gian vô danh mà còn đi sâu vào lòng những người dân bình dị. Đó là độ thấm sâu của tư tưởng Phật giáo vào văn hoá Việt Nam chứ không phải tất cả tư tưởng Tứ Diệu Đế của Phật giáo.
3.2.3 Những ảnh hưởng của Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam
Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học luôn hoà quyện vào nhau làm cơ sở luận chứng cho nhau. Ở đây chúng ta lưu ý đến yếu tố triết học về mặt này Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người Việt Nam trong đó có những giá trị và nhiều hạn chế nhất định.
Tiếp thu Phật giáo tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm trù nói nên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học. Trong thế giới quan phức hợp nhiều thành phần của người Việt Nam thì Phật giáo là có ý nghĩa nhiều nhất.
Hơn tất cả các học thuyết khác của phương đông, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con người, đó là sinh, lão, bệnh, tử. Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu của con người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời thậm chí sống lạc quan bình thản trước cái chết. Nhiều nhà sư trong Lý – Trần đã có qua niệm như thế.
Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức là những vấn đề có ý thức luận sâu xa.Tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong quá trình ngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý. Từ sự vật khách quan(Sắc), con người cảm thụ được (Thụ), suy nghĩ (Tưởng), rồi đem hiện (Hành), và cuối cùng là biết(Thức). Ở đây nếu đem bóc cái thần bí ra ta thấy có những hạt nhân hợp lý.
Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những qua niêm biện chứng với các khái niệm ‘vô thường’, ‘vô ngã’ cho thấy Phật giáo nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục không có gì là trụ lại mãi, không có ai là tồn tại mãi. Tuy nhận thức đó chỉ nhìn thấy cái biến đổi mà không nhìn thấy cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cái vận động mà không thấy được hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan, buông xuôi nhưng mặt khác phải thấy nhận thức được như vậy là cũng có chiều sâu, là thấy được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật.
Phật giáo đề cập đến mối nhân duyên, đến mối quan hệ nhân quả, đến việc xét sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mỗi qua hệ khác.
Trên đây là những vấn đề mà phật giáo đã ảnh hưởng đến tư duy Việt Nam, góp phần làm nên những yếu tố triết học sâu xa trong thế giới quan của người Viêt Nam.
Tuy vậy, Phật giáo cũng có nhứng hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực nhất định đế tư duy của người Việt Nam chúng ta.
Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người của giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận đấu tranh trong gia cấp xã hội, do đó không thấy được nguyên nhân khổ ải của con người, không thấy được sự cần thiết phải chống áp bức, bóc lột vì thế quan niệm từ bi bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức.
Hạn chế lớn nhất của Phật giáo đối với tư duy của người Việt Nam là quan điểm duy tâm thần bí. Quan điểm này không hướng người ta vào hiện thực mà hướng vào quả báo, hướng vào nghiệp, vào thần linh để mong được phù hộ, độ trì. Và một khi tư duy như vậy thì không cần khám phá tìm tòi, sáng tạo và hành động.
3.2.4 Đóng góp của Phật giáo về mặt văn tự
Khi các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc đến Việt Nam và dịch kinh sách bằng văn tự Hán, văn tự đó được dùng để truyền bá Phật giáo. Do người truyền giáo Ấn Độ không gặp ở nam Đại Việt (Chăm pha và Phù Nam) lúc bấy giờ một văn tự nào sẵn có để họ sử dụng, vì vậy họ sử dụng văn tự sanscrit để truyền giáo. Còn ngôn ngữ thì đã có sẵn cho nên chẳng bao lâu sau thì xuất hiện chữ Chăm, chữ Khmer trên cơ sở chữ sanscrit.
Như vậy, nếu Phật giáo Ấn Độ truyền đến một khu vực chưa có văn tự Ấn Độ thì nó sẽ sản sinh ra một văn tự địa phương thuộc hệ văn tự Ấn Độ. Nếu đến nơi đã có văn tự thì nó biến dạng thành một chủng loại mà tính trội thuộc về văn tự bản địa (chữ Phạm – Hán mà ngay nay chúng ta vẫn thấy đề trên cổng chùa hay khắc trên chuông).
Nói một cách cụ thể hơn, Nam Đại Việt đã thừa hưởng của Bàlamôn giáo loại văn tự mà họ chưa có, nghĩa là Bàlamôn giáo, Phật giáo đem đến cho cư dân đó một loại văn tự. Đó là một cống hiến của Bàlamôn giáo và Phật giáo đối với miền nam nước ta. Còn bắc Đại Việt thì người truyền giáo Ấn Độ đã gặp ở đây một văn tự ngoại quốc nhưng quan phương, cho nên họ dùng loại văn tự đó – văn tự Hán. Nhưng cũng không phải họ không có cống hiến gì. Có hai cống hiến, sự truyền bá Phật giáo trong cư dân vốn không phổ biến chữ Hán đã đưa đến sự hình thành chữ Nôm. Chữ Nôm đã hình thành trước thế kỷ V – VI. Bằng chứng là sự tồn tại hai nhóm thuật ngữ Phật giáo đồng nghĩa: Bụt – Chùa – Thầy và Phật – Tự – Sư. Nhóm thứ nhất là chữ Nôm, nhóm thứ hai là chữ Hán đọc theo âm Việt, hiện nay quen gọi là âm Hán – Việt chứ không phải là âm Hán của chữ Việt. Chữ Nôm xuất hiện trong bộ thuật ngữ Phật giáo này sẽ không bao giờ sản sinh và tồn tại được nếu như bộ thuật ngữ Việt Hán đã được dùng từ đầu, nghĩa là từ khi bắt đầu truyền bá Phật giáo.
Chính Phật giáo đã mở đầu cho sự hình thành chữ Nôm ở bắc Đại Việt, chữ Chăm, chữ Khmer ở nam Đại Việt. Ba loại văn tự này giúp bảo tồn ngôn ngữ Việt Chăm, Khmer.
3.2.5 Phật giáo ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú
Một ảnh hưởng khác của Phật giáo đó chính là về kiến trúc. Kiến trúc là sản phẩm nhân tạo cho nên cũng chính là văn hoá và sự phát triển của nó đánh dấu bước tiến của văn minh. Ban đầu người Việt làm nhà sàn bằng gỗ rồi làm nhà đất bằng tre. Đó là một ngôi nhà hình chữ nhật thông thường chia làm ba gian với chiều dài từ 6 – 10 mét, đôi khi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIEU LUAN TRIET HOC.docx