Tiểu luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và các hoạt động khác

MỤC LỤC

1. MỤC LỤC 1

2. Lời mở đầu 3

 

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1. Khái niệm 8

2. Phân loại 9

2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối

2.2 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế

2.3 Căn cứ vào thời điểm giao dịch

2.4 Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường

2.5 Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ

3. Cơ sở hình thành 13

3.1 Ngang giá vàng (Gold parity)

3.2 Ngang giá sức mua

 

CHƯƠNG 2:

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, ĐẦU TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN

 

PHỤ LỤC

Tài liệu tham khảo tham khảo chủ yếu 17

Danh sách nhóm 18

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và các hoạt động khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1. MỤC LỤC 1 2. Lời mở đầu 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Khái niệm 8 Phân loại 9 2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối 2.2 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế 2.3 Căn cứ vào thời điểm giao dịch 2.4 Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường 2.5 Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ 3. Cơ sở hình thành 13 3.1 Ngang giá vàng (Gold parity) 3.2 Ngang giá sức mua CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, ĐẦU TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo tham khảo chủ yếu 17 Danh sách nhóm 18 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các vấn đề về xuất nhập khẩu, về đầu tư nước ngoài đang là những chủ điểm cho các cuộc hội thảo kinh tế ở Việt Nam. Làm sao để tăng cường giá trị xuất nhập khẩu ,thu hút đầu tư đó là những vấn đề đáng quan tâm cho những nhà hoạch định chính sách. Nhìn nhận vấn đề xuất nhập khẩu, đầu tư chúng ta không thể bỏ qua vấn đề về tỷ giá hối đoái, một thước đo giá trị của đồng tiền này bằng đồng tiền khác. Bạn có bao giờ nghĩ rằng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cuộc sống của bạn như thế nào chưa, giả sử bạn là một nhà xuất khẩu Việt nam bạn vay ngân hàng 1 triệu USD (=15 tỷ VND) để nhập khầu, khi bạn bán được hàng bạn thu được 16 tỷ VND tuy nhiên lúc này tỷ giá là 20.000VND/1USD bạn đã bị lỗ ít nhất 3 tỷ đồng và điều đó có thể khiến bạn phá sản. Vấn đề tỷ giá còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế và các hoạt động khác. Từ thực tế trên nhóm xin tìm hiểu đề tài về:"Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và các hoạt động khác”, nhằm giúp cho quá trình học tập và nghiên cứu sau này của nhóm và cho bạn bè quan tâm nắm rõ hơn về vấn đề này. Trong quá trình thu thập thông tin còn nhiều hạn chế do vậy có thể còn nhiều sai sót mong các bạn thông cảm và trân thành góp ý. Em xin cảm ơn Th.s Nguyễn Hoàng Oanh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này ! CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm: - Theo kinh tế chính trị thì tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng đôn vị tiền tệ nước khác. - Biểu thị mối quan hệ so sánh trên thị trường giữa giá trị của hai loại tiền tệ của hai quốc gia với nhau. Ví Dụ: 1UDS/116JPY 2. Phân loại: 2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối: - Tỷ giá điện hối(T/T Rate): tỷ giá chuyển ngoại hối băng điện. - Tỷ giá thư hối (M/T Rate): tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. 2.2 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế: - Tỷ giá Sécs (Cheque Rate): áp dụng cho việc mua bán các loại séc ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu trả ngay(Draft Rate): áp dụng cho những loại hối phiếu trả tiên ngay - Tỷ giá hối phiếu có kì hạn(Time Draft Rate): áp dụng cho những hối phiếu có kì hạn bằng ngoại tệ. - Tỷ giá chuyển khoản có kì hạn(transfer rate) - Tỷ giá tiền mặt(Cash Rate) 2.3 Căn cứ vào thời điểm giao dịch: - Tỷ giá mở cửa(Opening Rate) - Tỷ giá đóng cửa (closing Rate) 2.4 Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường: - Tỷ giá giao ngay(Spot Rate) - Tỷ giá có kỳ hạn(Forward Rate) 2.5 Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: - Tỷ giá mua(BID Rate) - Tỷ giá bán (ASK Rate) 3. Cơ sở hình thành: 3.1 Ngang giá vàng (Gold parity): a. Chế độ bản vị vàng (Gold standard): So sánh hàm lượng vàng thực tế trong ai đồng tiền hai nước khác nhau (tiền kim lượng hoặc tiền giấy). Ví dụ: 1USD= 1,5040 grvàng 1GBP= 7,3224 grvàng => Tỷ giá GBP/USD= 7,3224/1,5040 = 4,867 b. Chế độ tiền tệ (Bretton woods): So sánh hàm lượng vàng của tiền tệ các nước với hàm lượng vàng của USD. Điều kiện: Đồng tiền các nước không được tự do chuyển đổi ra vào (trừ USD); USD được tự do đổi ra vàng. 1USD= 0,88867 grvàng 1GBP= 2,48281 grvàng => Tỷ giá GBP/USD = 2,48281/0,88867 = 2,8 3.2 Ngang giá sức mua: a. Khái niệm: So sánh sức mua của 2 tiền tệ 2 nước khác nhau. b. Ví dụ: Máy tính Mỹ giá 500 USD. Máy tính VN giá 9.500.000 VND. (2 máy tính như nhau) => 1 máy tính 500 USD à 9.500.000 VND => 1 USD = 19.000 VND => Tỉ giá hối đoái USD/VND = 19.000 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, ĐẦU TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC 1. Đối với hoạt động thương mại quốc tế: Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Khi TGHĐ tăng (đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào những ngành sản xuất mà giờ đây có thể cạnh tranh hiệu quả hơn so với hàng nhâp khẩu và cũng vào ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể có hiệu quả hơn trên các thị trường quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng nhập khẩu giảm làm cán cân thanh toán được cải thiện. 2. Đối với hoạt động đầu tư quốc tế: 2.1 Đầu tư trực tiếp: Tỷ giá hối đoái tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn liên doanh. Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưa vào nước sở tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức. Bên cạnh đó tỷ giá còn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài. Do đó sự thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại hay không. 2.2 Đầu tư gián tiếp: Là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụng quốc tế cũng như việc mua bán các loại chứng khoán có giá trên thị trường. Lợi tức khoản cho vay bằng ngoại tệ = Lãi suất ngoại tệ + Giảm giá đồng nội tệ Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐ tăng tổng lợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện tượng luồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảm luồng vốn sẽ đổ vào trong nước. Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi các quốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn định hợp lý giảm mức độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2.3 Đối với các hoạt động khác: a. Lạm phát và lãi suất: Khi các yếu tố khác không đổi TGHĐ tăng làm tăng giá các mặt hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ. Các hộ gia đình,các nhà sản xuất sử dụng đầu vào nhập khẩu phải tiêu dùng hàng nhập khẩu với mức giá tăng cùng tỷ lệ phá giá. Kết quả mức giá chung trong nền kinh tế trở nên cao hơn đặc biệt là nền kinh tế nhỏ, mở cửa với thế giới bên ngoài có xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao so với GDP. Nếu TGHĐ tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm có nghĩa là lạm phát đã tăng. Nếu lãi xuất tăng ở mức vừa phải có thể kiểm soát sẽ kích thích tăng trưởng nhưng nếu lạm phát tăng quá cao sẽ tác động làm lãi xuất tăng làm giảm đầu tư ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế giảm sút. b. Nợ nước ngoài: Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước đó hoặc những đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của gánh nặng nợ nước ngoài. Ngày nay khi sự luân chuyển vốn quốc tế ngày càng tự do thì các nước đặc biệt các nước đang phát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ giá để đảm bảo tăng trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài. c. Sản lượng và việc làm: Đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì khi TGHĐ tăng, sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này giúp phát triển sản xuất từ đó tạo thêm công ăn việc làm giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên và ngược lại. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nền kinh tế của nước ta trong gia đoạn hiện nay vẫn là nền kinh tế trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội chính vì vậy chúng ta càng cần phải phát triển kinh tế ổn định, vững chắc với một cơ chế tỷ giá linh hoạt, không cứng nhắc để có thể chống đối được các tác động tiêu cực từ phía thị trường do ảnh hưởng của cơ chế tỷ giá. Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam tương đối ổn định,bội chi ngân sách có thể kiểm soát được nhưng nợ nước ngoài cũng khá cao:Nợ các quốc gia,nợ các tổ chức quốc tế như ÍMS,WB. Nếu tỷ giá thay đổi, cụ thể là nếu đồng USD tăng giá thì gánh nặng về nợ ngày càng nghiêm trọng nhưng xuất khẩu tăng.Ngược lại nếu đồng nội tệ tăng giá thì có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu,làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,như vậy phải tìm được 1 cơ chế tỷ giá phù hợp để có thể dung hòa được các mâu thuẫn trên.Để quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái chính phủ có thể thi hành,áp dụng nhiều biện pháp khác nhau,tuy nhiên trong khuôn khổ tiểu luận này,nhóm có thể đưa ra 1 số kiến nghị về việc quản lý đó như sau: - Ngân hàng TW phải có 1 lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn. Đây là giải pháp mà trước đây chúng ta cũng đã quan tâm nhưng do trong thời gian trước đây tỷ giá do nhà nước công bố còn mang nặng tính chất hành chính cho nên tác động đến cung cầu nhiều hơn tác động cung cầu đối với nó.Trong thời kỳ này cung cầu có thể thay đổi,tỷ giá vẫn có thể giữ nguyên như cũ (nếu như ngân hang TW thấy như vậy là cần thiết), vì thế có những lúc lượng dự trữ ngoại tệ của ta rất ít nhưng tỷ giá danh nghĩa vẫn không hề thay đổi. - Trong cơ chế tỷ giá mới thì mọi vấn đề lại không phải như vậy khi cung cầu ngoại tệ thay đổi thì tỷ giá trên thị trường sẽ thay đổi theo,nếu ngân hàng TW muốn giữ tỷ giá ổn định thì cần phải cố định tỷ giá,nhưng vấn đề cố định tỷ giá có rất nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế và trong hoàn cảnh bây giờ cũng không thể làm như vậy,vì thế cần phải có những biện pháp đảm bảo cho khả năng có thể cứu được tỷ giá của ngân hang TW khi có biến động trên thị trường. - Chính phủ nên cấm việc mua bán ngoại tệ tự do,buộc các nhà xuât khẩu phải bán hết ngoại tệ thu được cho nhà nước(trừ những khoản dành cho chi tiêu hợp lý)và khi có nhu cầu nhập khẩu thì có thể mua lại.Quản lý hành chính này thường có hiệu lực tức thời nhưng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng vì sự khó khăn trong mua bán ngoại tệ,có thể dẫn đến sự kém lưu động của nền kinh tế và có thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng tồi tệ và nó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy rủi ro cao trong đồng vốn bỏ ra,môi trường đầu tư trong kinh doanh kém hấp dẫn,vì thế đây là biện pháp tức thời.Ngân hang nhà nước cũng có thể sử dụng cách thứ 2 là mua bán ngoại tệ trên thị trường mở 1 cách liên tục làm cho cầu không tăng lên 1 cách đột ngột ảnh hưởng tỷ giá. - Cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất.Giữa tỷ suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và quan trọng hơn là sự chênh lệch về lãi suất giữa việc gửi ngoại tệ và gửi nội tệ.Nếu lãi suất trần gửi ngoại tệ cao hơn gửi nội tệ thì cầu ngoại tệ sẽ tăng và kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ và ngược lại. - Phải có sự quản lý đối với hàng hóa trong nước:Điều tiêt giá cả của hàng hóa trong nước,khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam,quản lý chặt chẽ nguồn hàng hóa sản xuất trong nước cho phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng,giúp đỡ quảng cáo,khuyến khích các dịch vụ sau bán và sẽ làm cho đồng Việt Nam tăng giá khi hàng hóa trong nước vẫn bán được.Mặt khác nhà nước có thể giúp đỡ bằng cách tích cực tiếp cận và đổi mới công nghệ,kỹ thuật phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. - Điều chỉnh chính sách thuế quan và phi thuế quan 1 cách hợp lý nhằm bảo hộ sản xuất trong nước ,tiến tới thực hiện cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan.Chính sách bảo hộ nhập khẩu bằng cách tăng các mức thuế nhập khẩu hạn ngạch,dán tem để có thể quản lý được nhập khẩu với các mặt hàng xa xỉ hoặc các mặt hàng mà chúng ta đã sản xuất được.Việc này sẽ làm tăng mức giá cả của hàng hóa nhập khẩu tương đối cao so với hàng hóa nội địa. - Khống chế mức lạm phát trong nước:Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ.Lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gửi bằng nội tệ so với ngoại tệ kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ,tức là lạm phát có tác động ngược chiều với giá trị của đồng bản tệ.Ngoài ảnh hưởng trực tiếp thì lạm phát có ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường ngoại hối.Do vậy muốn quản lý được thị trường ngoại hối và điều tiết tỷ giá hối đoái theo 1 mục tiêu nhất định thì chính phủ cần khống chế được tỷ lệ lạm phát 1 cách hợp lý.Nếu không khống chế được lạm phát 1 cách hợp lý thì diễn biến trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái là khó có thể kiểm soát được dẫn đến những biến động ngoài mong muốn. - Cơ chế quản lý ngoại hối cần được hoàn chỉnh hơn:Chính phủ cần tăng cường vai trò của mình trên thị trường ngoại hối để có thể có những xử lý kịp thời khi có những biến động trên thị trường.Bằng việc dự trữ ngoại hối,chính phủ có thể điều tiết tỷ giá trên thị trường,quan tâm đến quản lý thị trường đến những việc mua bán ngoại tệ kết hợp tất cả các nhu cầu hợp lý về ngoại tệ cần phải được đáp ứng đầy đủ. Tóm lại,mỗi giai đoạn khác nhau chính phủ có thể đưa ra những chính sách hợp lý khác nhau và các quy định khác nhau về quản lý ngoại hối.Tuy nhiên,trong giai đoạn nào cũng có những yếu tố cơ bản,xuyên suốt,cần phải nắm bắt những yếu tố đó để đưa ra những quyết định phù hợp nhất.Trên cơ sở đó,nhà nước có thể kiểm soát được các luồn di chuyển ngoại tệ,thu hút ngoại tệ,làm tăng nguồn dự trữ,ổn định tỷ giá,thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN Từ thực trạng và giải pháp trên cho ta thấy việc xác định ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và các hoạt động khác là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế của một đất nước. Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc xác định tỷ giá hợp lý, nhưng việc thực hiện các chính sách nhiều lúc không đạt được hiệu quả. Xác lập một tỷ giá thỏa đáng sẽ kích thích xuất nhập khẩu từ đó làm cho nền kinh tế càng phát triển hơn là một vấn đề đặt ra cho các nhà chính sách và nỗ lực của các thành viên trên thị trường. Việc hiểu biết thực hiện đề tài này mong muốn đầu tiên là tự nâng cao khả năng hiểu biết của mình, tiếp theo là chia sẻ với những người quan tâm. Em monh trong thời gian không xa nền kinh tế nước ta sẽ có những chuyển biến tích cực để từ đó đảm bảo và nâng cao giá trị đồng nội tệ khiến nước ta càng phát triển vững mạnh hơn. PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU [1] Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. [2] Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lý tập 1, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. [3] Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học của Nguyễn Thị Nhị với đề tài “Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tỉnh Bình Phước và một số giải pháp” năm 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và các hoạt động khác.doc
Tài liệu liên quan