Tiểu luận Ảnh hưởng của xăng dầu tới lạm phát

Giá xăng giảm tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực, trực tiếp nhấ là nó tác động đến giá cước vận tải. Khi giá xăng dầu tăng hay giảm từ 10% trở lên thì sẽ điều chỉnh giá cước vận tải. Nếu giá xăng dầu tăng dưới 10%, doanh nghiệp sẽ phải cố gắng khắc phục, giá xăng dầu giảm dưới 10% doanh nghiệp sẽ chỉ tăng điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng. Giá xăng dầu tăng hoặc giảm 10% tương đương với chi phí vận tải sẽ tăng hoặc giảm 4,5%, lúc đó doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh giá cước vận tải. Giá xăng dầu chỉ giảm chút ít thế này chưa đủ sức để giảm giá cước. Có nghĩa là giá xăng phải giảm khoảng 1.500 đồng/lít trở lên mới có thể giảm được giá cước vận tải.Xăng dầu giảm giá quá ít cộng với việc cơ chế giá xăng, dầu vẫn chưa thể hiện được sự minh bạch nên không thể tác động đến tổng thể nền kinh tế cũng như không giảm được lạm phát cho nền kinh tế.Nói cách khác khi giá xăng dầu giảm thì hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng khác cũng đồng loạt giảm với quy mô và tính chất khác nhau. Có thể nói rằng giá xăng dầu tác động trực tiếp tới giá cả các mặt hàng khác liên quan và nó là một phần nòng cốt của sự tăng hay giảm lạm phát tại VNam cũng như toàn thế giới./.

docx6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5766 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của xăng dầu tới lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Công Nghệ Giao Thông Vận Tải Khoa Kinh Tế Vận Tải Lớp 61TCNH4 Thảo luận : Ảnh hưởng của xăng dầu tới lạm phát Phần 1 : Giới thiệu vấn đề: Lịch sừ đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế các quốc gia đều đã từng đối mặt với vấn đề lạm phát. Lạm phát có tính 2 mặt, nó vừa kích thích vừa kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và cụ thể là nền kinh tế Việt Nam. Thực tế trong 12 năm kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số ( 1995 - 2007). Nhưng từ tháng 12/2007 do tác động của tình hình phát triển kinh tế chung của hội nhập khu vực và thế giới thì từ năm 2008 tình hình diễn biến lại hêt sức căng thẳng. Cụ thể là năm 2008 là 22,6%, năm 2009 là 6,88%, năm 2010 là 11,75%; 6 tháng đầu năm là 13,29%. Diễn biến của tình hình lạm phát ở Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp và đang có dấu hiệu tăng trong 6 tháng cuối năm. Đặc biệt là vấn đề xăng dầu. Xăng dầu là hàng hóa đầu vào quan trọng của các ngành sản xuất, việc tăng giá xăng dầu sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới việc tăng chi phí của các doanh nghiệp và nền kinh tế nhất là vấn đề lạm phát./. Phần 2 : Diền biến và thực trạng: Quan hệ giữa các biến số kinh tế – xã hội không chỉ có dạng tuyến tính như mọi người thường quan niệm mà tồn tại ở nhiều dạng phi tuyến khác nhau. Người ta nhận thấy, so với các mô hình chuỗi thời gian tuyến tính, một mô hình chuỗi thời gian phi tuyến tốt có thể cải thiện kết quả dự báo và cho biết rõ hơn về tính động trong chu kỳ kinh tế. Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Để đo chỉ số lạm phát người ta tiến hành đo 1 số chỉ số như: Chỉ số giá sinh hoạt(CLI); Chỉ số giá sản xuất (PPI); Chỉ số giá bán buôn; Chỉ số giá hàng hóa;  Chỉ số giảm phát GDP; Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI); và đặc biệt là chỉ số tiêu dùng (CPI). Một trong những trọng tâm để ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ là hạn chế việc tăng chỉ số giá tiêu dùng vốn đang có xu hướng tăng cao trong hai tháng gần đây. Một số yếu tố tác động chính đến chỉ số tiêu dùng Tỷ giá hối đoái Thiên tai Sự biến động của giá vàng Chính sách tiền tề Xăng dầu năng lượng Trong đó xăng dầu là một yếu tố quan trọng bậc nhất.Mấy tháng trở lại đây, báo chí trong nước liên tục đưa tin, giá xăng dầu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, nên hiện tượng buôn lậu xảy ra triền miên. Đồng thời, cho đến giữa tháng 1/2011, quỹ bình ổn xăng dầu của Việt Nam lại bị gánh thêm 600 đồng cho mỗi lít dầu diesel nhập khẩu, chi tiêu từ quỹ bình ổn đã cạn kiệt với hơn 6.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. Bên cạnh đó, các mức thuế nhập khẩu ưu đãi cho xăng dầu cũng xuống đến mức thấp kỷ lục 0%. Và nhất là đồng bạc lại bị phá giá hơn 9% cách đây ít ngày, thì việc tăng giá xăng dầu là điều khó tránh khỏi cho một đất nước nhập khẩu đến 70% sản lượng xăng dầu tiêu dùng nội địa như Việt Nam. Trong 2 năm qua, người dân chứng kiến biểu đồ đi lên không lường của giá xăng dầu trong nước. Cũng chừng ấy năm, người dân vẫn phải quen với thế bị động, mặc cho giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh, trong nước mặt hàng này vẫn một mình một kiểu, chỉ hạ khi không còn “lần lữa” được nữa Theo diễn biến thị trường xăng dầu thế giới, giá xăng hợp đồng tháng 10 giảm 3 xu Mỹ, tương ứng 1,3%, xuống 2,67 USD/gallon. Rõ ràng, trong kỳ vọng, người dân vẫn mong giá xăng giảm, dù chỉ là 100 đồng. Mức giảm có thể làm cho người tiêu dùng cảm thấy được quan tâm Theo quyết định của Bộ Tài chính, bắt đầu từ 22h ngày 29/3 thì giá bán lẻ các loại xăng dầu trong nước tăng từ 2.000-2.800 đồng/lít. Cụ thể, giá xăng A92 tăng 2.000 đồng, từ 19.300 đồng hiện nay lên 21.300 đồng/lít. Dầu diezen tăng 2.800 đồng, lên mức 21.100 đồng một lít. Dầu hoả tăng 2.600 đồng, từ 18.200 đồng lên 20.800 đồng/lít. Dầu mazut tăng 2.000 đồng từ 14.800 đồng lên 16.800 đồng/kg.Nguyên nhân của đợt tăng giá mới nhất này là xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Giá xăng dầu thế giới kể từ sau lần gần nhất các doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước (ngày 24/2) đến nay luôn dao động và tăng ở mức cao do tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.  Như vậy xăng dầu tăng giá sẽ tác động xấu đến xã hội như: tâm lý tiêu dùng của người dân xáo trộn, sức ép tăng giá lên những mặt hàng có liên quan đến sử dụng xăng dầu, gây sốc trên thị trường chứng khoán, bất lợi cho khu vực kinh doanh khi yếu tố đầu vào tăng giá và quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vấn đề xăng dầu ảnh hưởng đến chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) được các nhà kinh tế phân tích khá kỹ. Theo đó, xăng dầu có “quyền số” 2% trong tổng thể giá hàng tính CPI. Nghĩa là mức tăng giá xăng dầu kỳ này của Việt Nam 20% thì sẽ tác động trực tiếp đến CPI: 20% nhân với 2% là khoảng 0.4%. Cụ thể nó ảnh hưởng đến : Một là : Cán bộ, công nhân viên chức, người có thu nhập trung bình, ... bị ảnh hưởng nhiều nhất và trước tiên. Hai là: Một bộ phận người dân đi lại bằng xe buýt. Hiện tại vé xe buýt chưa tăng giá, nhưng ngân sách không thể bù lỗ lớn lâu được. Vì vậy sớm muộn thì giá vé xe buýt cũng phải điều chỉnh. Do đó người làm công ăn lương, học sinh, sinh viên và đông đảo đối tượng khác đi lại bằng xe buýt bị ảnh hưởng. Ba là : Giá bán lẻ xăng dầu tăng làm cho chi phí nhiều mặt hàng của sản xuất nông ngư nghiệp tăng lên, người nông dân cũng bị tác động lớn của diễn biến này, khi mà giá dầu bình quân tăng từ 10% đến trên 18% từ đầu năm 2011 đến nay. Bốn là : Chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất là cước phí vận chuyển. Chi phí của các ngành điện lực, xi măng, khai thác mỏ, than, đánh bắt thuỷ hải sản,... chịu ảnh hưởng lớn nhất, tác động trực tiếp đến chỉ số giá chung.Tại thời điểm tăng giá bán lẻ xăng dầu cuối tháng 3/2011, Chính phủ không cho phép tăng giá nhiều mặt hàng do tác động của giá xăng dầu, thì nay sức ép càng lớn hơn, nên có thể phải cho phép tăng giá và tăng cước phí. Nếu không các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đó bị thua lỗ lớn. Năm là : Giá nhập khẩu một số mặt hàng có liên quan trực tiếp từ dầu mỏ, như: khí đốt, gas, nhựa đường, nguyên liệu nhựa, hoá chất, thuốc nhuộm, sợi nhân tạo, phân urê, ... cũng phải tăng giá, gián tiếp làm cho giá thành sản xuất các mặt hàng tương ứng trong nước tăng lên. Sáu là : Chi phí xăng dầu tăng, làm cho chi phí dự án, chi phí vốn đầu tư tăng lên, nhu cầu vốn vay tăng lên. Trong khi đó, người dân và các doanh nghiệp, các tổ chức phải chi tiêu nhiều hơn do giá xăng dầu tăng, nên hạn chế nguồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, việc huy động vốn đã khó khăn rồi lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, có thể một phần quan trọng trong xu thế tăng của giá dầu thế giới xuất phát từ yếu tố đầu cơ và do đó, khi giá dầu đạt đỉnh, thường sẽ có hiện tượng đảo chiều và giảm giá. Việc tăng giá xăng dầu cuối tháng 3/2011 được đánh giá là một động thái kịp thời của Chính phủ, căn cứ trên cơ sở diễn biến thực tế của thị trường và thậm chí đã có tính đến trường hợp giảm giá khi giá thế giới giảm và khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý. Là một hàng hoá đầu vào quan trọng của các ngành sản xuất, việc tăng giá xăng dầu sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới việc tăng chi phí của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Chính phủ đã liên tục có các giải pháp đồng bộ, trọng tâm là chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm tổng cầu. Do đó, việc tăng giá xăng có thể sẽ tiếp tục tác động tới lạm phát nhưng khi tổng cầu của nền kinh tế co hẹp lại, tác động của giá xăng dầu sẽ phần nào được giảm thiểu. Tuy nhiên chịu tác động của giá xăng dầu thế giới thì cuối tháng 8 vừa qua giá xăng trong nước đã giảm nhẹ. Theo thông tin mới cập nhật, Bộ Tài chính đã đồng ý giảm giá xăng dầu từ 300 đồng – 500 đồng/lít (tức 1.4% - 2.3%) kể từ tối ngày 26/8. Mức giảm này được đưa ra trong bối cảnh giá dầu thế giới có thể tiếp tục sụt giảm do lo ngại kinh tế chưa được cải thiện và nguồn cung dồi dào khi tình hình ở Libya ổn định trở lại. Mức giảm giá xăng dầu lần này thấp hơn so với các đợt tăng giá trước đó; nhưng rõ ràng sẽ giảm áp lực lên đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2011. Giá xăng giảm tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực, trực tiếp nhấ là nó tác động đến giá cước vận tải. Khi giá xăng dầu tăng hay giảm từ 10% trở lên thì sẽ điều chỉnh giá cước vận tải. Nếu giá xăng dầu tăng dưới 10%, doanh nghiệp sẽ phải cố gắng khắc phục, giá xăng dầu giảm dưới 10% doanh nghiệp sẽ chỉ tăng điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng. Giá xăng dầu tăng hoặc giảm 10% tương đương với chi phí vận tải sẽ tăng hoặc giảm 4,5%, lúc đó doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh giá cước vận tải. Giá xăng dầu chỉ giảm chút ít thế này chưa đủ sức để giảm giá cước. Có nghĩa là giá xăng phải giảm khoảng 1.500 đồng/lít trở lên mới có thể giảm được giá cước vận tải.Xăng dầu giảm giá quá ít cộng với việc cơ chế giá xăng, dầu vẫn chưa thể hiện được sự minh bạch nên không thể tác động đến tổng thể nền kinh tế cũng như không giảm được lạm phát cho nền kinh tế.Nói cách khác khi giá xăng dầu giảm thì hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng khác cũng đồng loạt giảm với quy mô và tính chất khác nhau. Có thể nói rằng giá xăng dầu tác động trực tiếp tới giá cả các mặt hàng khác liên quan và nó là một phần nòng cốt của sự tăng hay giảm lạm phát tại VNam cũng như toàn thế giới./. Những phân tích trên cho thấy khả năng để lạm phát tăng cao trong những tháng cuối năm 2011 như giai đoạn cuối năm 2010 là rất thấp, trừ khi có những cú sốc bất ngờ và tiêu cực từ bên ngoài.  Kịch bản xấu nhất là lạm phát trong tháng 9 tăng trở lại ở mức 1.31% như tháng 9/2010 thì CPI tháng 9/2011 cũng chỉ đạt mức 23.02%; tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra và xác suất lạm phát đạt đỉnh trong tháng 8 là rất cao. Lạm phát tuy có giảm tốc nhưng vẫn duy trì ở mức cao và những tháng cuối năm có thể tăng trong khoảng 0.7%-1%. Như vậy, lạm phát cả năm 2011 sẽ dao động trong khoảng 19%-21%. Một số biện pháp để ổn định giá xăng dầu và kiềm chế làm phát ở mức 1 con số: Một là : Cần minh bạch giá những mặt hàng chiến lược, gây tác động trực tiếp tới đời sống người dân và chi phí đầu vào của sản xuất mà cụ thể ở đây là giá xăng dầu. Thời gian qua, sự độc quyền của xăng dầu đã khiến khách hàng là toàn thể người dân phải khốn đốn. Nếu không dùng sản phẩm của họ thì người dân sẽ “chết”. Sản xuất bị ngưng trệ. Xe không đổ xăng vào thì khỏi chạy và cuộc sống gần như bị tê liệt.Nhưng không nên vì thế mà độc quyền Xăng Dầu muốn hét giá nào thì hét. Xăng dầu lên, người nông dân và các nhà sản xuất phải chịu rất nhiều áp lực từ chi phí đầu vào, chi phi nguyên vật liêu, chi phi vận tải, bán hàng .... Như vậy muốn giá xăng dầu được minh bạch thì cần phải nói “không “ với độc quyền xăng dầu Hai là : Cần minh bạch Quỹ bình ổn giá và tăng cường sự hoạt động ổn định của Quỹ. Nếu không được sử dụng Quỹ Bình ổn giá thì ngay trong thời điểm Tết Nguyên đán 2011 vừa qua đã phải điều chỉnh giá lên 700 – 1.200 đồng/lít,kg tùy theo từng chủng loại xăng dầu mà không thể giữ ổn định giá cho đến ngày 24/2/2011 mới điều chỉnh giá và mức giá phải tăng từ 3.510 – 5.850 đồng/lít, chứ không phải mức tăng chỉ từ: 2.110–3.550 đồng/lít. Hơn nữa, nếu không có Quỹ Bình ổn giá sẽ phải nhiều lần liên tiếp điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, ví dụ: Từ ngày 22/10/2010 đến ngày 24/2/2011 sẽ phải điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu ít nhất 4 lần tương ứng với các lần tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu Ba là : Thị trường xăng dầu cần tuân thủ theo đúng quy luật thị trường. Thực chất của vấn đề là việc xây dựng thị trường xăng dầu cạnh tranh. Đó là việc chỉ có Nhà nước mới làm được, tạo dựng và giám sát việc cạnh tranh. Vấn đề không phải là doanh nghiệp nước ngoài hay tư nhân, mà điều quan trọng có cạnh tranh hay không?. Hiện nay, Petrolimex chiếm tới 60% thị trường xăng dầu,thì chắc chắn không có cạnh tranh.Nhà nước với tư cách đứng đầu có thể đưa đầu tư thêm, ưu đãi thêm cho 2 doanh nghiệp thuộc nhà nước có năng lực ngang với Petrolimex, để cạnh tranh với Petrolimex. Lúc đó các cơ quan chức năng chỉ cần xem xét việc các doanh nghiệp này có cấu kết hay không?, còn mức giá cả thì tuân theo quy luật thị trường. Theo đó có thể tách Petrolimex thành các công ty nhỏ chuyên chứa và vận chuyển, công ty chuyên phân phối, công ty bán lẻ, ngoài ra thị trường cần thêm 1-2 doanh nghiệp có thêm tiềm lực và cũng chia tương tự, để có điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Nhưng, chia ra không có nghĩa là phân chia khu vực đảm nhận mà phải là xuyên suốt trên phạm vi cả nước, ngoài ra đối với doanh nghiệp nhỏ thì hợp nhất để tăng cường tính cạnh tranh. Việc làm này giúp hình thành các doanh nghiệp có chỗ đứng và có tiềm lực ngang hàng các doanh nghiệp khác.... Phần 3 : Khép lại vấn đề. Việc tăng giá xăng dầu đã ít nhiều ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung của nền kinh tế, tuy nhiên khi điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thị trường thế giới thì chúng ta cần tính toán đến việc giảm những tác động tiêu cực trong việc tăng giá đó. Việc điều chỉnh giá xăng dầu đã có cơ chế rõ ràng; nó liên quan cả đế vấn đề đảm bảo tính bình ổn, đồng thời liên quan đến việc điều hành giá theo thị trường, vì thế chúng ta chưa thể áp dụng việc thả giá xăng dầu theo thị trường ngay được mà phải cân nhắc cả hai trong bối cảnh này.Vậy nên trong chừng mực nhất định, việc điều chỉnh giá xăng dầu vẫn cần có sự can thiệp của nhà nước để phục vụ mục tiêu vĩ mô. Tuy nhiên, mục tiêu đó cần phải căn cứ vào việc đánh giá các diễn biến, các chỉ số quan trọng về kinh tế.Cần nhận định rõ các yếu tố tác động đến việc tăng lạm phát, mức độ chịu đựng của nền kinh tế, lúc đó đặt việc điều chỉnh giá xăng dầu trong bài toán đó sẽ hợp lý hơn vì giá xăng dầu chi phối đến nhiều lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư và sản xuất kinh doanh. Nguy cơ tăng lạm phát bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân có khả năng gây áp lực lạm phát lớn nhất là khối lượng tiền đưa ra thị trường, và khả năng thu hồi thông qua lượng hàng hóa trong lưu thông. Tuy nhiên, điều đó có thể gây áp lực lạm phát hay không là còn phụ thuộc vào khả năng điều hành của bộ máy quản lý. Ví dụ, ta đưa một khối lượng tiền lớn trong gói kích cầu nhưng ta đưa đúng vào vị trí thì nó tạo ra hàng, tạo ra cân đối trở lại nên sẽ không có vấn đề gì lớn. Khi ta đưa một lượng tiền lớn như thế nhưng ta tìm cách thu về ngay; ta đưa tiền ra để tạo ra sức mua, sức mua tăng trưởng thì mức độ lưu thông được đẩy mạnh, từ đó ta có thể lấy tiền trong lưu thông về. Hoặc chúng ta dùng lãi suất các loại để hút tiền về, nếu cần hút tiền để chống lạm phát. Tất nhiên, cảnh báo về lạm phát và những nguy cơ đe dọa đến lạm phát là có, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để ổn định lại hoặc giảm nguy cơ lạm phát. Việc tăng giá xăng dầu cũng góp phần làm tăng áp lực lạm phát nhưng cũng chưa phải là lớn, nó chưa có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, chưa thể làm tăng nguy cơ gây lạm phát. Một số câu hỏi đề nghị : Khi tổng cầu của nền kinh tế co hẹp lại thì tác động của giá xăng dầu với lạm phát sẽ thay đổi như thế nào? Trả lời :Trong nền kinh tế mở khi tổng cầu của nên kinh tế co hẹp thì giá xăng dầu tăng vẫn tác động đến lạm phát. Vì xét trong tổng thể chung của 1 nền kinh tế thì việc tăng hay giảm giá xăng dầu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến 572 mặt hàng chính tính chỉ số CPI. Vì vậy nó sẽ vẫn ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên khi tổng cầu co hẹp thì mức cầu thị trường giảm, người tiêu dùng sử dụng hàng hóa có phần cân nhắc hơn do đó chỉ số tiêu dùng CPI giảm Như vậy: Khi tổng cầu co hẹp lại thì tác động của giá xăng dầu có phần được giảm thiểu./. Ngoài những yếu tố tiêu cực do giá xăng dầu tăng thì nó còn có những tác động tích cực nào không? Trả lời: Về mặt dài hạn, thì tăng giá xăng dầu xem ra lại có những biểu hiện tích cực, cụ thể là giảm sức ép của thâm hụt ngân sách do thuế khoá hoặc vay nợ nước ngoài, hạn chế buôn lậu xăng dầu qua biên giới, ngăn ngừa đầu cơ xăng dầu trục lợi, và tránh được những méo mó trên thị trường do các hình thức trợ cấp (chẳng hạn, quỹ bình ổn) tạo nên. Ngoài ra, giá xăng dầu tăng hơn sẽ khiến các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi kinh tế của mình theo hướng tiết kiệm và sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Tài liệu tham khảo : Giáo trình “ Lý thuyết Tiền Tệ “ – Học Viện Taài Chính năm 2010 Nghị quyết 10/2008/NQCT-17/04/2008 về biện phát kiềm chế lạm phát và ổn định Kinh tế Vĩ mô” của Chính Phủ Cổng Thông tin điện tử Chính Phủ : Thời báo kinh tế Việt Nam Website chính thức của “ UBTV QHB thảo luận về kinh tế xã hội 2010 và kế hoạch 2011” : Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát 2011 Hệ thống các website : www.petrolimex.com.vn/, .... Đặc biệt là TP - Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài thảo luận ———Hết——— Sinh viên thực hiện : Phạm Mạnh Hùng Lớp : K61TCNH4 Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtie_u_lua_n_ta_c_do_ng_cu_a_xang_da_u_to_i_la_m_pha_t_8995.docx
Tài liệu liên quan