Tiểu luận Áp dụng các phương pháp quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: Khái niệm 2

I/ KHÁI NIỆM 2

1. Khái niệm 2

2. Tầm quan trọng của các phương pháp quản trị kinh doanh 2

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ KINH DOANH 3

1. Các phương pháp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp 3

1.1. Các phương pháp tác động lên con người. 3

a. Các phương pháp hành chính 3

b. Các phương pháp kinh tế 3

c. Các phương pháp giáo dục, tâm lý 4

1.2. Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp 4

2. Các phương pháp tác động lên khách hàng. 5

3. Cácphương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh 5

3.1. Các phương pháp cạnh tranh 5

3.2. Các phương pháp thương lượng 6

3.3. Các phương pháp né tránh. 6

4. Các phương pháp sử dụng đối với bạn hàng. 6

5. Các phương pháp sử dụng đối với cơ quan và viên chức nhà nước 6

PHẦN II: PHÂN TÍCH CÓ PHÊ PHÁN 7

I/ PHÂN TÍCH CÓ PHÊ PHÁN CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ KINH DOANH VẬN DỤNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY. 7

1. Các phương pháp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. 7

a. Các phương pháp tác động lên con người 7

b. Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp 10

2. Các phương pháp tác động lên khách hàng 10

3. Các phương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh. 11

4. Các phương pháp sử dụng đối với các cơ quan và viên chức Nhà nước 11

5. Các phương pháp sử dụng với bạn hàng 12

II/ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 13

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8837 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Áp dụng các phương pháp quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động lên con người. 3 a. Các phương pháp hành chính 3 b. Các phương pháp kinh tế 3 c. Các phương pháp giáo dục, tâm lý 4 1.2. Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp 4 2. Các phương pháp tác động lên khách hàng. 5 3. Cácphương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh 5 3.1. Các phương pháp cạnh tranh 5 3.2. Các phương pháp thương lượng 6 3.3. Các phương pháp né tránh. 6 4. Các phương pháp sử dụng đối với bạn hàng. 6 5. Các phương pháp sử dụng đối với cơ quan và viên chức nhà nước 6 Phần II: Phân tích có phê phán 7 I/ Phân tích có phê phán các phương pháp quản trị kinh doanh vận dụng ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay. 7 1. Các phương pháp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. 7 a. Các phương pháp tác động lên con người 7 b. Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp 10 2. Các phương pháp tác động lên khách hàng 10 3. Các phương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh. 11 4. Các phương pháp sử dụng đối với các cơ quan và viên chức Nhà nước 11 5. Các phương pháp sử dụng với bạn hàng 12 II/ Một số ý kiến đề xuất 13 lời nói đầu Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt động xã hội nói chung, mang tính chất sống còn của các doanh nghiệp tham gia vào môi trường kinh doanh. Để tồn tại được các doanh nghiệp cần phải có các phương pháp quản lý đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp đó. Muốn vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nắm vững về các phương pháp quản lý. Nhận thức được vấn đề, em đã chọn đề tài “áp dụng các phương pháp quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện và nâng cao phần lý luận và thực tiễn về các phương pháp quản lý. Tiểu luận gồm hai phần: Phần I: Lý luận cơ bản về các phương pháp quản trị kinh doanh Phần II: Phân tích có phê phán các phương pháp quản trị kinh doanh vận dụng trong các đoanh nghiệp nước ta hiện nay. Một số ý kiến đề xuất. Phần I lý luận cơ bản về các phương pháp quản trị kinh doanh I/ Khái niệm: 1. Khái niệm: Các phương pháp quản trị kinh doanh là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị (cấp dưới và tiềm năng có được doanh nghiệp) và khách thể kinh doanh (khách hàng, các ràng buộc của môi trường quản trị vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh và các bạn hàng) để đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra, trong điều kiện môi trường kinh doanh thực tế. 2. Tầm quan trọng của các phương pháp quản trị kinh doanh. - Phương pháp quản trị có vai trò quan trọng trong hệ thống quản trị. Quá trình quản trị là quá trình thực hiện các chức năng quản trị theo những nguyên tắc. Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp quản trị nhất định. - Mục tiêu, nhiệm vụ của quản trị chỉ được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp quản trị kinh doanh có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại của viếc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ. - Các phương pháp quản trị nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của con người và tiềm năng hệ thống, cũng như các cơ hội có lợi bên ngoài. - Tác động của các phương pháp quản trị luôn luôn là tác động có mục đích, nhằm phối hợp hoạt động, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống. Vì vậy, mục tiêu kinh doanh quyết định việc lựa chọn phương pháp quản trị kinh doanh. Trong quá trình quản trị phải luôn luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt được mục đích tốt nhất. - Quản trị có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản trị. II/ Các phương pháp quản trị 1. Các phương pháp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. 1.1. Các phương pháp tác động lên con người. a. Các phương pháp hành chính - Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật doanh nghiệp. Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là các cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh: - Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp. - Là khâu nối các phương pháp quản trị khác - Giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng - Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản trị theo hai hướng: - Tác động về mặt tổ chức - Tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị. b. Các phương pháp kinh tế. - Các phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. - Các phương pháp kinh tế tác động thông qua các lợi ích kinh tế, các đòn bẩy kích thích kinh tế, các định mức kinh tế kỹ thuật. Đó thực chất là sự vận dụng các quy luật kinh tế. Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ. Chính các tập thể lao động (với tư cách đối tượng quản trị) vì lợi ích thiết thân, phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề. Các phương pháp kinh tế chấp nhận có thể có những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một vấn đề. Chủ doanh nghiệp tác động vào đối tượng bằng các phương pháp kinh tế theo những hướng sau: - Định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời, từng phân hệ của doanh nghiệp. - Bằng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận các cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi phân hệ cho đến từng người lao động trong doanh nghiệp. c. Các phương pháp giáo dục, tâm lý. - Các phương pháp giáo dục tâm lý là các cách tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm của người lao động, nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản trị kinh doanh vì đối tượng của quản trị là con người - một thực thể năng động, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ. Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế mà còn có tác động tinh thần, tâm lý - xã hội... Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của các phương này là tính thuyết phục, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp. Các phương pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhành vừa sâu sắc đến từng người lao động. 1.2. Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp. Đó là các phương pháp quản trị đi sâu vào từng yếu tố chi phối lên các đầu vào của quá trình kinh doanh như tài chính, lao động, công nghệ, thông tin, pháp chế, vật tư, sản phẩm... Các phương pháp quản trị mang tính nghiệp vụ gắn liền với tính kỹ thuật thông lệ của các chuyên ngành quản trị và thường gắn với các phương pháp kinh tế. 2. Các phương pháp tác động lên khách hàng. Dựa vào các yếu tố tác động lên nhu cầu củ khách hàng các chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chiêu thị. - Chiêu thị: là các hoạt đọng xúc tiến việc bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nói chung và thị trường mục tiêu nói riêng của doanh nghiệp. - Mục tiêu của chiêu thị: là nhằm bán hết được số sản phẩm mà doanh gnhiệp đã tạo ra trong điều kiện có nhiều chủ thể cạnh tranh khác ở trên thị trường. Chiêu thị có tác dụng hết sức to lớn trong hoạt động của doanh nghiệp và nó được coi như một bộ phận hữu cơ gắn liền với hoạt động sản xuất Sản xuất chiêu thị tiêu dùng - Nội dung cơ bản của chiêu thị: + Chào hàng: là phương pháp sử dụng các nhân viên giao hang để đưa hàng đến giới thiệu và bán trực tiếp cho khách. + Quảng cáo tuyên truyền: là cách sử dụng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh, sản phẩm mẫu để trình bày thông báo cho người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp với mục đích thu hút sự chú ý và lôi kéo hành vi mua sản phẩm của người tiêu dùng. Các phương tiện quảng cáo: áp phích, panô, đóng gói, bao bì sản phẩm, đài phát thanh, vô tuyến, băng hình, tờ rơi, sách báo, tạp chí, phim ảnh riêng về sản phẩm. Các nguyên tắc quảng cáo: quảng cáo có tính gợi mở để khách hàng hiểu và tò mò muốn thử - quảng cáo phải đặc trưng, tiêu biểu, độc đáo, thường xuyên lặp lại, văn minh tôn trọng người tiêu dùng, thiết thực, hiệu quả. + Chiêu hàng: là các biện pháp tổng hợp ngoài các biện pháp đã xét trên để khuyến khích việc bán hàng. Đó là các giải pháp độc đáo công phu mà các chuyên gia marketing phải tổ chức thực hiện như: hội chợ triển lãm, chính sách tín dụng, hội nghị khách hàng, chiêu đãi, các hoạt động từ thiện xã hội, các biện pháp bảo hiểm sản phẩm... 3. Các phương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh 3.1. Các phương pháp cạnh tranh: - Các phương pháp cạnh tranh là các phương pháp tính toán tất cả các khả năng, các yếu tố, các thủ đoạn để tạo ra lợi thế cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Các phương pháp này gồm: biện pháp công nghệ, kinh tế, hành chính, tâm lý xã hội. 3.2. Các phương pháp thương lượng. Các phương pháp thương lượng là việc thoả thuận giữa các chủ doanh nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà (hơn là cạnh tranh cùng gây bất lợi), đó là việc sử dụng các kỹ thuật tính của lý thuyết trò chơi. 3.3. Các phương pháp né tránh. Các phương pháp né tránh là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm một thị trường khác (xa hơn, ít hiệu quả hơn...) để đem hàng tới bán, thầm chí phải từ bỏ mặt hàng mà doanh nghiệp không thể trụ được sang một mặt hàng khác. 4. Các phương pháp sử dụng đối với bạn hàng. Phương pháp sử dụng chủ yếu là tôn trọng lẫn nhau, thanh toán sòng phâửng và thông cảm. Nhưng đông thời phải tránh không để bạn hàng o ép và phương pháp chủ yếu là thay quan hệ buôn bán bằng quan hệ đa phương. 5. Các phương pháp sử dụng đối với các cơ quan và viên chức nhà nước. Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Chủ động tới mức cao nhất, không đối đầu với luật pháp và thông lệ. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ như: nộp thuế, nộp doanh lợi và các khoản khác... - Tạo và chuyển đổi quan hệ pháp lý thành quan hệ thông cảm, tôn trọng và thân tình. phần II: Phân tích có phê phán các phương pháp quản trị kinh doanh vận dụng trong doanh nghiệp nước ta hiện nay. Một số ý kiến đề xuất. I/ Phân tích có phê phán các phương pháp quản trị kinh doanh vận dụng ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay. 1. Các phương pháp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. a. Các phương pháp tác động lên con người. Như đã nói ở phần I, tác động lên con người trong nội bộ doanh nghiệp có ba phương pháp: các phương pháp hành chính, các phương pháp kinh tế và các phương pháp giáo dục tâm lý. Đối tượng của quản trị là con người - là một thực thể năng động, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ. Tác động vào con người gồm có hành chính, kinh tế và tâm lý, tình cảm. Vì vậy cần phải kết hợp hài hoà, linh hoạt các phương pháp giáo dục tâm lý thì các phương pháp quản trị mới có hiệu quả cao nhất. Nhưng trên thực tế, có những nhà doanh nghiệp chưa lựa chọn đúng đắn và chưa kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp đó, vận dụng một cách cứng nhắc hoặc là chỉ có phương pháp hành chính, hoặc chỉ có phương pháp kinh tế, hoặc chỉ có phương pháp giáo dục, hoặc kết hợp chưa đúng lúc, đúng tình huống cụ thể làm cho hiệu quả của các phương pháp quản trị chưa cao, đôi khi còn gây phản tác dụng. Các phương pháp hành chính mang tính bắt buộc, đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng, chính vì thế nó có tác dụng xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp, nó giúp giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng. Trong những trường hợp hệ thống bị rơi vào những tình huống khó khăn, phức tạp thì sử dụng các phương pháp hành chính là rất cần thiết. Tuy nhiên sử dụng các phương pháp hành chính sẽ không có hiệu quả cao và có thể có tác dụng phản khi mà các quyết định hành chính không có căn cứ khoa học, không được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. Nhiều nhà doanh nghiệp khi đưa ra một quyết định hành chính chưa cân nhắc, tính toán đến các lợi ích kinh tế, hoặc là có cân nhắc đến nhưng lại không kết hợp hợp lý các loại lợi ích như : lợi ích của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng... Khi đưa ra những quyết định hành chính mà thiếu thông tin cần thiết hoặc thông tin không chính xác thì các quyết định đó không hiểu rõ tình hình thực tế, không nắm vững tình huống cụ thể, do đó không giải quyết được vấn đề đó, quyết dịnh hành chính có hiệu quả không cao. Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định. Nhiều doanh nghiệp, việc phân định quyền hạn và trách nhiệm chưa rõ ràng nên dẫn đến người ra quyết định hành chính không đúng quyền hạn của mình, lạm dụng chức quyền. Khi quyết định sai thì mức độ sử lý chưa đúng mức, trách nhiệm không rõ ràng và cũng do việc phân địng quyền hạn và trách nhiệm không hợp lý, không rõ ràng nên có nhiều quyết định hành chính mà cấp dưới không thực hiện, dẫn đến việc sử dụng phương pháp hành chính là không hiệu quả, hiệu quả không cao. Sử dụng các phương pháp hành chính dễ dẫn đến kiểu quản lý hành chính quan liêu do việc lạm dụng các kỷ luật hành chính, sử dụng mệnh lệnh hành chính thiếu cơ sở khoa học, theo ý muốn chủ quan, điều đó gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp, hạn chế sức sáng tạo của người lao động. Nếu phân định trách nhiệm và quyền hạn không rõ ràng cũng dễ dẫn đến cán bộ quản lý ra quyết định, lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm, không chịu trách nhiệm đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại vì trốn tránh trách nhiệm mà không chịu sử dụng những quyền hạn được phép sử dụng. Đối với các phương pháp kinh tế mặt mạnh của nó là ở chỗ nó tác động vào lợi ích kinh tế của đối tượng quản trị, xuất phát từ đó mà họ lựa chọn phương án hoạt động, bảo đảm cho lợi ích chung cũng được thực hiện. Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng quản trị, chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế, cho nên tác động nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động và các tập thể người lao động. Với một biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được thực hiện thoả đáng thì tập thể con người trong doanh nghiệp quan tâm hoàn thành nhiệm vụ, người lao động hăng hái sản xuất và nhiệm vụ chung được giải quyết nhanh chóng có hiệu quả. Các phương pháp kinh tế là các phương pháp quản trị tốt nhất để thực hiện tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Các phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và cấp dưới, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ điều đó giúp chủ doanh nghiệp giảm được nhiều việc điều hành, kiểm tra đôn đốc chi ly, vụn vặt mang tính chất hành chính, nâng cao ý thức kỷ luật tự giác của cấp dưới. Bên cạnh những ưu điểm đó, các phương pháp kinh tế cũng có nhược điểm của nó. Nếu chỉ dùng đơn thuần, không kết hợp với các phương pháp khác dễ đẫn đến con người bị “kinh tế hoá”, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay con người vì mục tiêu kinh tế, vì chạy theo đồng tiền mà nhiều người cố thực hiện được mục tiêu bằng mọi giá, có thể phương hại đến cá nhân họ, cá nhân người khác, có thể phương hại đến doanh nghiệp, đến nhà nước. Với chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế không hợp lý, không rõ ràng thì việc sử dụng các phương pháp kinh tế cũng không có hiệu quả cao. ở nước ta hiện nay hệ thống các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, tiền lương, lãi suất, tiền thưởng... chưa được hoàn thiện, năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường cũng chưa được cao nên hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tế là chưa cao nhất. Sự phân cấp giữa các cấp quản lý mà không đúng dắn thì cũng dẫn đến việc sử dụng các phương pháp kinh tế không có hiệu quả cao. Nếu một cấp quản lý đưa ra một quyết định kinh tế vượt quá quyền hạn thì quyết định đó khó thực hiện. Khi trách nhiệm không rõ ràng thì quyết định sẽ khó quy trách nhiệm, mức chịu trách nhiệm không hợp lý. Hai phương pháp hành chính và kinh tế là rất quan trọng nhưng không thể thiếu được các phương pháp giáo dục. Thế nhưng hiện nay có những doanh nghiệp các phương pháp giáo dục bị mờ nhạt, nếu sử dụng thì chưa được phát huy cao lắm. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp. Nhưng sẽ là phản tác dụng nếu người quản lý thực hiện phương pháp giáo dục lại không có đủ phẩm chất hoặc không có đủ trình độ và năng lực chuyên môn nghề nghiệp. Nếu người quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và năng lực về nhiều mặt cao hơn cấp dưới thì việc dùng các phương pháp giáo dục tâm lý là rất hiệu quả, có tác dụng bền vững. Nhưng ngược lại thì dễ trở thành phù phiếm gây cho cấp dưới một sự bất mãn, khinh bỉ, không tự giác và không nhiệt tình trong lao động sản xuất. b. Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp. Các phương pháp quản trị mang tính nghiệp vụ gắn liền với tính kỹ thuật thông lệ của các chuyên ngành quản trị như quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị vật tư, quản trị sản phẩm... Vì vậy, để thực hiện tốt các phương pháp quản trị này đòi hỏi các nhà quản trị từng chuyên ngành phải giỏi các nghiệp vụ chuyên môn, nếu không việc quản trị chuyên ngành đó không tốt, dẫn đến việc sử dụng các phương pháp này là không hiệu quả. Đồng thời nhà quản lý tổng hợp phải biết phối hợp giữa các nhà quản trị chuyên ngành với nhau. Nếu không, một yếu tố đầu vào (ví dụ như công nghệ, thông tin...) không tốt sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào khác của quá trình kinh doanh, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được trôi chảy. 2. Các phương pháp tác động lên khách hàng. ở đây ta chỉ phân tích 3 nội dung cơ bản của hoạt động chiêu thị, đó là chào hàng, quảng cáo tuyên truyền và chiêu hàng. Chào hàng có vị trí khá quan trọng trong các hoạt động chiêu thị vì nó sử dụng số lao động dư thừa của xã hội và có thể đưa sản phẩm đi rất xa khỏi nơi sản xuất. Chào hàng sẽ có kết quả rất tốt nếu như doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên chào hàng tốt. Nhưng hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đội ngũ nhân viên chào hàng một cách bừa bãi. Nhiều nhân viên chào hàng không hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp mình nên khi đem rrao hàng không hiểu rõ về giá trị của sản phẩm, không phân biệt được cách bảo quản sử dụng tốt nhất sản phẩm, không phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm tương tự ... Cũng có nhân viên chào hàng lại không có nghệ thuật trình bày sản phẩm cho khách hàng để thuyết phục họ từ chỗ chưa biết đến chỗ mua sản phẩm. Về quảng cáo tuyên truyền, với mục đích thu hút sự chú ý và lôi kéo hành vi mua sản phẩm của người tiêu dùng. Nếu sử dụng phương pháp quảng cáo tuyên truyền đúng, hiệu quả thì sẽ đạt được mục đích đó. Nhưng có doanh nghiệp chưa coi trọng phương pháp này lắm. Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp này thì lại chưa sử dụng có hiệu quả cao, kinh phí cho quảng cáo không hợp lý, có doanh nghiệp sử dụng chi phí quảng cáo quá nhiều, có doanh nghiệp lại sử dụng chi phí quá ít. Nhiều quảng cáo chưa có tính gợi mở, chưa kích thích được tính tò mò của người tiêu dùng. Cũng có quảng cáo có tính đặc trưng, tiêu biểu và độc đáo. Những quảng cáo hay thường là từ nước ngoài. Tệ hơn, quảng cáo không trung thực, đánh lừa khách hàng và có quảng cáo không tôn trọng người tiêu dùng, dung tục, kệch kỡm, thiếu văn hoá. Các phương pháp chiêu hàng hiện nay cũng chưa có hiệu quả lắm. Nhiều cuộc hội chợ, triển lãm chưa có chất lượng, mới chỉ có hình thức, lãng phí, chưa phát huy được ưu điểm của hội chợ, triển lãm. Chính sách tín dụng, hội nghị khách hàng cũng chưa được áp dụng nhiều. Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng biện pháp quảng cáo về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp bằng các hoạt động từ thiện xã hội. 3. Các phương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh. Đối với các đối thủ cạnh tranh, càng nắm được nhiều thông tin về họ thì doanh nghiệp càng lựa chọn được các phương pháp đúng đắn để đối phó với họ. Nếu doanh nghiệp không có các thông tin đầy đủ về đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin không chính xác và nếu doanh nghiệp không xác định đúng khả năng của mình thì doanh nghiệp sẽ không biết lựa chọn được phương pháp cạnh tranh hay phương pháp thương lượng và thậm chí phải chọn phương pháp né tránh. Mà nếu không chọn được phương pháp đúng đắn thì doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả cao nhất, thậm chí đi đến phá sản. 4. Các phương pháp sử dụng đối với các cơ quan và viên chức Nhà nước. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có ý thức về việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đã chủ động tạo và chuyển đổi quan hệ pháp lý và thông lệ, chủ động tạo và chuyển đổi quan hệ pháp lý thành quan hệ thông cảm, tôn trọng và thân tình. Bên cạnh đó vẫn có nhiều doanh nghiệp vẫn còn đối đầu với pháp luật và thông lệ, chưa ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nươc, nhất là việc nhiều doanh nghiệp trốn thuế. II/ Một số ý kiến đề xuất Để các quyết định quản trị kinh doanh có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế, hiểu rõ tình hình thực tế, nắm vững tình huống cụ thể, các nhà quản trị cần có các thông tin cần thiết và chính xác. Vì vậy doanh nghiệp cần thiết lập được một hệ thống thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin chính xác, tin cậy và kịp thời, đầy đủ. Cần đổi mới phương tiện quản trị theo hướng hiện đại hoá, nghĩa là nên đưa những thành tựu của công nghệ thông tin như mấy vi tính, phần mềm và mạng truyền thông tin điện tử... vào quản lý. Ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, phẩm chất kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp bằng những khoá học đào tạo quản lý doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp phải phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn phải rõ ràng, hợp lý, tương xứng. Chức năng, nhiệm vụ phải gắn chặt với trách nhiệm. Tuyển chọn chặt chẽ và bố trí sử dụng đúng cán bộ, nhân viên. Tạo được bầu không khí tâm lý tốt trong doanh gnhiệp. Sử dụng phối hợp các phương pháp quản trị kinh doanh, lựa chọn đúng đắn và phối hợp linh hoạt các phương pháp kinh tế mới đem lại hiệu quả cao nhất. 5. Các phương pháp sử dụng đối với bạn hàng Đối với các nhà cung cấp, họ có thể cung cấp cho nhiều doanh nghiệp, và các doanh nghiệp có thể lấy nguồn nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp. Vì vậy có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và cũng có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Dựa vào quy luật cạnh tranh đó, các doanh nghiệp nên có mối quan hệ với các bạn hàng trên tinh thần tin tưởng, giữ chữ tín, thanh toán sòng phẳng. Nếu không các doanh nghiệp có thể mất những bạn hàng tốt, đánh mất chữ tín, công việc làm ăn sẽ không trôi chảy. Đồng thời phải có quan hệ với nhiều nhà cung cấp, tránh tình trạng để các bạn hàng o ép, và cũng không nên o ép các bạn hàng, nếu không sẽ mất các nhà cung cấp tốt. kết luận Phương pháp quản trị kinh doanh có vai trò quan trọng trong hệ thống quản trị, là một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Quản trị có hiệu quả cao nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản trị. Một nhà quản trị cần phải nắm rõ các phương pháp quản trị và phải biết sử dụng các phương pháp đó một cách linh hoạt, đúng lúc, đúng với tình hình cụ thể, về quản trị kinh doanh vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Trong một tiểu luận hơn mười trang em đã nêu lên những lý luận cơ bản về các phương pháp quản trị. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và được áp dụng khác nhau trong các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta. Bằng những hiểu biết của mình em cũng xin mạnh dạn trình bày việc phân tích các phương pháp quản trị doanh nghiệp áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta có phê phán, từ những phân tích đó em đã đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện, nâng cao tính hiệu quả của các phương pháp quản trị. Với thời gian hạn chế và trình độ có hạn, tiểu luận còn có những thiếu sót, em mong các thầy cô trong khoa góp ý cho em để em hoàn thiện thêm về phần lý luận và thực tiễn về các phương pháp quản lý. Em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Lý Thuyết Quản Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74956.DOC
Tài liệu liên quan