Tiểu luận Áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết một số các tranh chấp dân sự

Mặc dù trong xã hội tồn tại rất nhiều các quan hệ xã hội mà phong tục, tập quán có thể điều chỉnh, nhưng không phải tất cả những phong tục tập quán đó đều có thể được áp dụng trong pháp luật. Như vậy, các điều kiện cơ bản để có thể áp dụng phong tục tập quán giải quyết các tranh chấp dân sự của các chủ thể bao gồm:

- Quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp phải thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS.

- Hiện tại trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh đó.

- Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp.

- Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó (tập quán có thể vận dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh)

- Việc áp dụng phong tục tập quán này không được trái với pháp luật và các quy tắc quy định trong BLDS 2005.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết một số các tranh chấp dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Để các quan hệ xã hội được điều chỉnh theo qui định của pháp luật, BLDS đã qui định “Trong trường hợp pháp luật không qui định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán…” (Điều 3). Dù hệ thống pháp luật Việt Nam không như hệ pháp luật tuân theo tiền lệ pháp và tập quán như Anh, Mỹ pháp nhưng pháp luật đã cho phép áp dụng tập quán trong việc giải quyết một số các tranh chấp dân sự. Để việc áp dụng tập quán phát huy hiệu quả cao khi tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự, cần phải chỉ ra nguyên nhân và thống nhất các điều kiện áp dụng tập quán khi giải quyết các tranh chấp dân sự. Một số vấn đề lí luận. Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một qui ước chung của cộng đồng (1). Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó. Ví dụ: việc áp dụng các đơn vị đo lường: giạ lúa; chục ở miền Nam hay việc chia thịt thú rừng ở các vùng dân tộc… Nguyên nhân áp dụng tập quán trong giải quyết các tranh chấp dân sự. Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của BLDS vô cùng phong phú, luôn có sự thay đổi, biến dạng những quan hệ xã hội hiện có hoặc phát sinh những quan hệ xã hội mới. Trong khi những quan hệ xã hội này không ngừng vận động, biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội thì các quy phạm pháp luật lại có sự ổn định trong từng giai đoạn nhất định. Như vậy, những trường hợp không có quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội đang tồn tại là điều tất yếu. Đặc biệt, BLDS lại điều chỉnh rất nhiều quan hệ phức tạp nên việc xuất hiện các trường hợp thiếu sót là không ít. Thực tế, hoạt động lập pháp ở nước ta còn nhiều thiếu sót, hạn chế bởi trình độ chuyên môn của nhà lập pháp chưa cao nên vẫn có những “lỗ hổng” trong một số quy phạm pháp luật dân sự cũng như các ngành luật khác. Khi ban hành các văn bản pháp luật, các nhà lập pháp khó có thể dự liệu hết những trường hợp, các quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh và có thể phát sinh trong thực tế. Đây là một hiện tượng khá phổ biến, ví dụ như việc không có quy định về thu mua, hụi, họ... Ngoài ra, do nước ta có nhiều dân tộc khác nhau, và ở mỗi dân tộc lại có những phong tục, tập quán khác biệt nên nhà làm luật tuy có dự tính trước nhưng vẫn để cho phong tục tập quán điều chỉnh. Trong quá trình sinh sống từ lâu đời, có rất nhiều các phong tục tập quán đã nảy sinh và trở thành một hiện tượng không thể loại bỏ. Vậy nên dù dự tính trước, các nhà làm luật vẫn để phong tục tập quán điều chỉnh thay vì sử dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Việc này đã giúp pháp luật trở nên linh hoạt hơn, khiến người dân thực hiện, chấp hành pháp luật tự giác hơn, tránh gây mâu thuẫn, tranh chấp khi những quy định cụ thể của luật không phù hợp với phong tục tập quán địa phương. Ví dụ như trong việc xác định dân tộc cho trẻ em tại Khoản 1 Điều 28 BLDS, tuy có dự tính trước nhưng các nhà làm luật vẫn quy định: “Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”. Vì nếu các nhà làm luật quy định cụ thể dân tộc của đứa trẻ là dân tộc của bố đẻ (hoặc mẹ đẻ) sẽ gây mâu thuẫn, tranh chấp cho nhiều dân tộc theo chế độ mẫu hệ hoặc chế độ phụ hệ. Điều kiện áp dụng tập quán trong giải quyết các tranh chấp dân sự. Mặc dù trong xã hội tồn tại rất nhiều các quan hệ xã hội mà phong tục, tập quán có thể điều chỉnh, nhưng không phải tất cả những phong tục tập quán đó đều có thể được áp dụng trong pháp luật. Như vậy, các điều kiện cơ bản để có thể áp dụng phong tục tập quán giải quyết các tranh chấp dân sự của các chủ thể bao gồm: -  Quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp phải thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS. -   Hiện tại trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh đó. -   Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp. -   Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó (tập quán có thể vận dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh) -   Việc áp dụng phong tục tập quán này không được trái với pháp luật và các quy tắc quy định trong BLDS 2005. -   Ngoài ra còn một số các điều kiện khác như: Các bên trong giao dịch không có thỏa thuận; Giải quyết theo trình tự áp dụng tập quán trước, nếu không có tập quán mới áp dụng quy định tương tự pháp luật… Nhận xét của bản thân về việc pháp luật cho phép áp dụng tập quán. Ưu điểm. Các phong tục tập quán rất gần gũi và thiết thực với đời sống nhân dân nên đã điều chỉnh rất nhiều các quan hệ khác nhau trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, việc áp dụng phong tục tập quán đã giúp khắc phục các thiếu sót của các nhà làm luật, giúp cho nền luật pháp của nước ta được bổ sung và hoàn thiện hơn, giúp pháp luật trở nên linh hoạt và mềm dẻo hơn. Không những vậy, vì phong tục tập quán đã là những “chuẩn mực ứng xử” được cả cộng đồng dân cư thừa nhận, nên việc thực thi sẽ được tiến hành có hiệu quả và tự giác hơn rất nhiều. Nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực tố tụng dân sự đòi hỏi cơ quan nhà nước không thể từ chối giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của người dân với lý do quan hệ pháp luật dân sự mà các bên tranh chấp chưa được pháp luật quy định. Nhờ áp dụng phong tục tập quán vào việc giải quyết tranh chấp dân sự, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch dân sự sẽ được đảm bảo thực hiện. Việc áp dụng phong tục tập quán trong pháp luật sẽ tạo tiền đề quan trọng để các nhà lập pháp có thể dựa vào để hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật. Nhược điểm. Việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết các tranh chấp ở nước ta những năm qua chưa đem lại nhiều hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là việc các cơ quan xét xử không áp dụng các phong tục tập quán trong những trường hợp cần thiết, gây nhiều bất bình trong nhân dân. Thực tế khảo sát ở một số tỉnh miền núi thường xuyên áp dụng phong tục, tập quán cho thấy, có đến một nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp không được Viện kiểm sát, Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận. Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án, quyết định có áp dụng tập quán(2). Mặc khác là do các quy định về việc áp dụng phong tục tập quán trong pháp luật nước ta quy định chưa rõ, nhiều quy định làm các chủ thể áp dụng lúng túng. Ví dụ, Điều 265 BLDS 2005 “ranh giới (giữa các bất động sản liền kề) cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp”. Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu vừa thỏa mãn cả điều kiện có tập quán điều chỉnh và cả điều kiện có ranh giới tồn tại từ 30 năm trở lên không có tranh chấp, thì sẽ áp dụng theo căn cứ nào, vì mỗi căn cứ sẽ cho những kết quả hoàn toàn khác nhau(3). BẢNG TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ Luật dân sự CHÚ THÍCH (1) Theo Điểm b, tiểu mục 2.7, mục 2, phần II Nghị quyết số 04/2005/NQ – HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số qui định của Bộ luật TTDS về chứng minh và chứng cứ (2) Theo thông tin được công bố tại địa chỉ của Nguyễn Hồng Hải, Giảng viên Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội. (3): “Ranh giới đất, xác định sao cho đúng?”, Pháp luật TP HCM online, ngày 13/3/2008. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, 2009. 2. BLDS năm 2005. 3. TS. Ngô Huy Cương, “Cụ thể hoá quan điểm về tập quán pháp theo Nghị quyết số 48/NQ – TW của Bộ chính trị”, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2009. 4. Website: www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÁp dụng phong tục tập quán trong giải quyết một số các tranh chấp dân sự.doc
Tài liệu liên quan