Tiểu luận Ba vấn đề cơ bản trong hệ tư tưởng của Hồ Chí Minh

 

Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Không giành được độc lập dân tộc thì không có điều kiện để xây dựng CNXH. Độc lập dân tộc thật sự đòi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác, gắn liền độc lập dân tộc với tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân, do đó chỉ có thể gắn liền với sự phát triển xã hội XHCN. Chính nhờ sự kiên định nội dung tư tưởng đó mà Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên một lịch sử Việt Nam anh hùng với những mốc son chói lọi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đi lên xây dựng CNXH. Tư tưởng đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân đó đã được Đảng quán triệt xuyên suốt trong cả tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ba vấn đề cơ bản trong hệ tư tưởng của Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tư tưởng Hồ Chí Minh điều đó có ý nghĩa là: Đối tượng của cuộc đấu tranh là thực dân đế quốc và bọn tay sai chống lại độc lập dân tộc. Ở trong nước lực lượng cách mạng bao gồm công nông là gốc và tất cả những ai có lòng yêu nước, thương nòi. Về lực lượng cách mạng ngoài nước trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự ủng hộ của Quốc tế Cộng sản, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự lãnh đạo của Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. + Thời kỳ 1945 – 1954: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ này được thể hiện ở những chủ trương, đường lối chiến lược do Hồ Chí Minh khởi xướng "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "kháng chiến đi đôi với kiến quốc", "kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến". Kháng chiến tức là bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống sự xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp theo phương châm trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Kiến quốc theo Hồ Chí Minh là xây dựng, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, xây dựng đời sống mới, xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội. + Thời kỳ 1954 – 1969: Ở thời kỳ này độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua chủ trương: một Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời. Theo chỉ dẫn của Người, nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Với chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh, mục tiêu của thời kỳ này được hoàn thành vào ngày 30-4-1975. 1.4) Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam: Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng phải được giữ vững, củng cố và tăng cường. Xuất phát từ quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh đổ đế quốc, phong kiến, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết. Thứ hai, khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố và mở rộng. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm trong việc làm cho "rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết trái và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai 'trường xuân bất lão'". Thứ ba, sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới được giữ vững và phát triển. Để làm được việc đó, ngay từ 1947, Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ trương: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai". Ba nhân tố trên luôn được giữ vững và tăng cường, tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 1.5) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội trong thời kỳ đổi mới: Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Không giành được độc lập dân tộc thì không có điều kiện để xây dựng CNXH. Độc lập dân tộc thật sự đòi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác, gắn liền độc lập dân tộc với tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân, do đó chỉ có thể gắn liền với sự phát triển xã hội XHCN. Chính nhờ sự kiên định nội dung tư tưởng đó mà Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên một lịch sử Việt Nam anh hùng với những mốc son chói lọi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đi lên xây dựng CNXH. Tư tưởng đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân đó đã được Đảng quán triệt xuyên suốt trong cả tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới. Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng mở đầu thời kỳ đổi mới đất nước đã khẳng định: "Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục nhấn mạnh: "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta". Tiếp tục dòng chảy xuyên suốt và thống nhất đó, Báo cáo chính trị được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định bài học quan trọng đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: "Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4-2001) - Đại hội đầu tiên của thế kỷ XXI, đại hội của dân chủ, trí tuệ, đoàn kết và đổi mới đã tiếp tục khẳng định: "Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh". Như vậy, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trên thực tế đã trở thành dòng chủ lưu, là tư tưởng xuyên suốt, được quán triệt và đề cao trong sự nghiệp đổi mới mà toàn dân ta đang tiến hành. Chính nhờ sự kiên định đầy quyết tâm đó cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng mà nhân dân ta đã đứng vững và tiếp tục kiên trì mục tiêu CNXH trong khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã lâm vào thoái trào, tan rã; tạo cơ sở khẳng định vị thế và sức mạnh của cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế. Niềm tin đối với Đảng trong lòng nhân dân ngày càng được củng cố, tăng cường, tạo đà cho sự phát triển mạnh hơn, cao hơn, triệt để hơn của thời kỳ CNH-HĐH. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước tình trạng nhiều vấn đề xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết tốt như nạn thiếu việc làm, sự phát triển của tệ nạn xã hội, sự khó khăn về đời sống của một bộ phận nhân dân, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo là nguy cơ chệch hướng XHCN, tụt hậu xa hơn về kinh tế, "diễn biến hòa bình" và tệ quan liêu tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp thì việc giữ vững định hướng, mục tiêu XHCN càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Suốt 80 năm chiến đấu và trưởng thành, Đảng ta đã hoàn thành được một phần sứ mệnh lịch sử: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Song con đường phía trước không hoàn toàn bằng phẳng, trơn tru. Sự đan xen sâu sắc giữa những thời cơ và thách thức mà thời đại đặt ra, buộc dân tộc ta, Đảng ta và bản thân mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải "lớn" hơn ngày hôm qua. Trên bệ phóng của những thành công rực rỡ mà cha ông đã xây dựng, thế hệ trẻ Việt Nam khát khao được là người kế nghiệp xứng đáng. Để khát khao ấy được thắp sáng, điểm xuất phát trước hết phải là sự trung thành đối với Tổ quốc, với lý tưởng của Đảng và của nhân dân, kiên định lập trường cách mạng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, đặc biệt là nhất quyết thực hiện sứ mệnh: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, xây dựng thành công CNXH. 2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường: Lời kêu gọi trong dịp 1000 ngày kháng chiến 10/6/1948, Hồ Chủ tịch căn dặn “Mỗi một người dân phải hiểu, có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”. Như vậy muốn độc lập tự do phải tự lực tự cường. Tư tưởng tự lực tự cường đã được thể hiện trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Từ việc ra đi tìm đường cứu nước, đến việc chọn con đường giải phóng dân tộc, từ trong kháng chiến cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thật vậy, trước tình cảnh đất nước bị ngoại xâm dày xéo, nhiều phong trào yêu nước xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Phong trào Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, và sau đó là cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Phan Bành và Đinh Công Tráng; Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật; Hương Khê của Phan Đình Phùng; cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo… Tất cả đều bị thất bại, chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đến Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Với Hội Duy Tân, phong trào Đông Du Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để chống thực dân Pháp. Phan Chu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ luật pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh từ đó buộc thực dân Pháp trao trả độc lập… Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp nên các ông cũng như các sĩ phu cấp tiến khác không thể tìm được phương hướng phù hợp để giải quyết nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, nên sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt. Hồ Chí Minh không đi theo con đường mòn của các bậc tiền bối. Người đã chọn con đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học – kỹ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem họ làm như thế nào để trở về nước giúp đồng bào giài phóng dân tộc. Từ thực tiễn gầm 10 năm bôn ba vạn dặm tìm đường cứu nước, Hồ Chủ tịch đã tìm thấy trong Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7/1920) lời giải đáp đầy thuyết phục cho những câu hỏi của mình, đó là giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn việc giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp vô sản. Như vậy, Hồ Chủ tịch đã tìm được con đường giải phóng dân tộc và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Người nói “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Theo Lênin, cần phải có sự kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Tuy nhiên, Lênin cũng như những người lãnh đạo Quốc tế Cộng sản lúc đó cho rằng cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng chính quốc, là “hậu bị quân” của cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa chỉ có thể nổ ra và thắng lợi khi cách mạng vô sản chính quốc thành công. Là người cộng sản hoạt động tích cực trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới, Hồ Chí Minh sáng tạo ra luận điểm khả năng cách mạng thuộc địa nổ ra và thắng lợi trước cách mạng chính quốc. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, nhưng trong đấu tranh đó, nhân dân các dân tộc thuộc địa có thể tự đứng lên giải phóng. Các dân tộc thuộc địa không nên trông chờ, ỷ lại vào cách mạng chính quốc mà phải chủ động đứng lên tự giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, qua đó góp phần tích cực vào cách mạng thế giới nói chung, cách mạng chính quốc nói riêng. Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, Người viết “Hỡi anh em ở các thuộc địa!...Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Cac Mac, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng cách nỗ lực của bản thân anh em”. Vào những năm 1920, Hồ Chí Minh đã dự đoán cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp. Nghĩa là Hổ Chủ tịch thấy rõ được tính chủ động lịch sử của các dân tộc thuộc địa trong việc lật đổ chủ nghĩa thực dân để tự giải phóng, không nhất thiết phải chờ đến khi giai cấp công nhân chính quốc giành chính quyền. Hồ Chủ tịch đã vạch ra con đường giải phóng dân tộc trước hết bằng sự nổ lực và sức mạnh của chính mình, tranh thủ thời cơ và sự giúp đỡ quốc tế, cả dân tộc vùng lên tự giải phóng cho mình chứ không phải là làm cách mạng thế giới rồi nhờ sự giúp đỡ của thế giới để giải phóng Việt Nam. Khi phân tích tình hình trong nước, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là nước thuộc địa, nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Vì thế, không phải chỉ giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc, mà chỉ có thể giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, vì giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn thì quyền lợi của mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thực hiện được. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định những luận điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, tự giải phóng cho ta. Chỉ có chúng ta mới giải quyết được số phận của chúng ta. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đòi hỏi “Trước đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến,thì ngày nay chúng ta cần phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà” . Đường lối độc lập tự chủ, tự lực tự cường đã giúp Hồ Chủ tịch lái con thuyền Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô – Trung trong thập kỷ 60, thời kỳ mà giữa hai nước Liên Xô, Trung Quốc có những bất đồng lớn. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam luôn cần đến sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, nhưng Người chỉ rõ sự nghiệp cách mạng Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam quyết định. Vì chúng ta có thế, có lực thì bên ngoài mới ủng hộ, giúp đỡ và sự ủng hộ giúp đỡ đó mới mang lại hiệu quả. Người cho rằng muốn người ta giúp cho thì trước hết phải tự cứu mình đã; chúng ta lo tìm bạn bè nhưng trước hết phải tổ chức lực lượng của chính mình. Theo Hồ Chí Minh, độc lập không có nghĩa là biệt lập đứng riêng một mình mà để có thể hợp tác bình đẳng với tất cả các nước thì cần phải độc lập tự chủ. Vì vậy, độc lập tự chủ, tự lực tự cường là biểu hiện của tinh thần yêu nước chân chính, gắn bó mật thiết với tinh thần quốc tế trong sáng. Những người có tư tưởng dân tộc hẹp hòi và ỷ lại, không tự lực tự cường đều bị Hồ Chí Minh phê phán. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường có mối quan hệ chặt chẽ với mở rộng hợp tác quốc tế. Người đã từng nói “Nhờ Liên Xô thắng lợi mà những nước thuộc địa như Trung Quốc và những nước thuộc địa như Triểu Tiên, Việt Nam đã đánh được hoặc đang đánh đuổi bọn đế quốc xâm lăng trả lại tự do, độc lập”. Trên báo L’Humanité ngày 2/8/1919, Người viết “xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”. Khi được Standley Harrison, phóng viên báo Telepress, vào tháng 3/1949 hỏi: khi ngoại thương Việt Nam đã khôi phục thì Việt Nam sẽ giao dịch với những nước dân chủ nhân dân những gì? Người trả lời “Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà”. Hồ Chí Minh cho rằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam cần đến sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, nhưng không được trông chờ ỷ lại, mà phải tự lực cách sinh dựa vào sức mình là chính phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác đến giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập. Sự giúp đỡ của bạn bè là quý báu, chúng ta phải biết ơn sự giúp đở đó, nhưng chớ vì bạn giúp ta nhiều mà trông chờ ỷ lại, mà phải đem sức ta mà giải phóng cho ta. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ nhằm mục đích nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mà thông qua sự giúp đỡ đó có điều kiện phát huy những tiềm năng của Việt Nam. Muốn vậy phải sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội. Người nhắc nhở, các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng các vốn ấy để bồi bổ lực lượng, phát triển khả năng của ta, tức là có thêm điều kiện để tự lực cánh sinh. Bởi vậy, chính phủ phải có kế hoạch để sự dụng hợp lý sự giúp đỡ ấy. Cán bộ ta phải ra sức công tác, phải làm việc tốt với các chuyên gia bạn, học tập kinh nghiệm tiên tiến của các nước bạn, phải bảo quản và sử dụng tốt những máy móc và vật liệu các nước bạn đã giúp ta, phải nghiêm khắc chống bệnh quan liêu, lãng phí, tham ô. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ, tự lực tự cường, Đại hội X đã xác định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, “phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ tối đa ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới”, “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển… Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần quán triệt tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường của Hồ Chủ tịch. Chúng ta phải chủ động, tích cực hội nhập kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đi đôi với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ hợp tác quốc tế bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. 3) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo: Nhìn vào quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy rất rõ đó là một quá trình đổi mới sáng tạo liên tục trong nhận thức tư tưởng, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Có thể nói, Hồ Chí Minh là con người đổi mới, là một người đổi mới bẩm sinh, một thiên tài đổi mới. Ngay từ năm 1927, trong Đường cách mệnh, Người đã viết: "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tất". Danh từ "đổi mới" là danh từ của Hồ Chí Minh, là danh từ mà Người đã nêu ra từ năm 1949 trong bài Dân vận bất hủ: "Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân". Bốn năm sau, trong bài nói chuyện trong buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính ở cơ quan trung ương, ngày 6/2/1953, Người đã đưa ra luận điểm bất diệt: “Xã hội bây giờ ngày mót phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nên cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”. Và, nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện, "chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi" là nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh đã xác định trong Di chúc của Người. Có thể nói, đổi mới chính là linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết luận này được rút ra từ những sự kiện lịch sử. Ngay từ lúc mới 13 tuổi, khi lần đầu được tiếp xúc với những từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái trong tiếng Pháp, Người nảy ra ý nghĩ mới lạ, ý nghĩ mà lịch sử về sau đã chứng minh tính chất phi thường của nó - "muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy". Ý nghĩ này thể hiện tính ham hiểu biết, muốn tìm hiểu sự vật đến nơi đến chốn của Hồ Chí Minh. Đến khi 15 tuổi, Người đã nuôi chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người tham gia công tác bí mật, làm liên lạc. Người khâm phục những nhà yêu nước tiền bối Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng thấy rằng phải có cách làm khác với cách làm của các cụ. Trong khi các trí thức và thanh niên có tinh thần yêu nước đua nhau theo phái Đông du sang Nhật thì Người lại chọn con đường sang nước Pháp và các nước khác để xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Trước khi đi theo Quốc tế cộng sản, Người chưa biết chiến lược, sách lược là gì, không rõ CHXH và chủ nghĩa cộng sản khác nhau thế nào, cũng chưa đọc một tác phẩm nào của Lênin, vậy mà khi cần phải có quyết định trong việc lựa chọn giữa Quốc tế II và Quốc tế III, Người đã nhạy bén chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là Quốc tế nào ủng hộ các dân tộc thuộc địa, để đưa ra quyết định đúng đắn. Trong khi chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế cộng sản đặc biệt nhấn mạnh đấu tranh giai cấp chống địa chủ, tư bản và coi việc chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, trong khi Quốc tế cộng sản có quan điểm cho rằng công cuộc giải phóng thuộc địa chỉ có thể thực hiện sau khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành thắng lợi trong cách mạng vô sản, thì Người đã không như thường lệ, chỉ giản đơn phụ họa và chứng minh cho những quan điểm đó, mà đã khảng khái và dũng cảm nêu lên những quan điểm mới, khác hẳn. Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Người đã đưa ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở các nước Đông Dương. Ở đây, một là, Hồ Chí Minh đã xác định rõ con đường đấu tranh vũ trang mang tính quần chúng để giải phóng dân tộc, chứ không chờ đến sau khi "giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến" như Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế cộng sản năm 1919 và Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Quốc tế cộng sản về sau (1928) đã xác định. Hai là, cuộc khởi nghĩa vũ trang có thể nổ ra trùng hợp với cuộc cách mạng vô sản Pháp, chứ không phải đợi sau khi cuộc cách mạng vô sản Pháp thắng lợi rồi mới tiến hành. Đây là tư duy đổi mới bước đầu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Và, như chúng ta đều biết, về sau, khi đã cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng mọi mặt, Hồ Chí Minh đã đạt đến sự thăng hoa trong tư tưởng: cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng vô sản ở các nước tư bản chính quốc và giúp cho phong trào công nhân ở các nước chính quốc. Những quan điểm đổi mới táo bạo và to lớn được viết trong Báo cáo trên thể hiện tinh thần đổi mới, tầm cao trí tuệ và khí phách anh hùng cách mạng của Hồ Chí Minh. Nó chỉ có thể là sản phẩm phi thường của một trí tuệ phi thường, một tư duy đổi mới phi thường. ở đây, xin phép được lưu ý ràng, Hồ Chí Minh đã viết báo cáo đó trong lần đầu tiên đến Mátxcơva vào năm 1924. Lúc đó, Người mới theo Lênin và Quốc tế cộng sản được 4 năm trời, và nhiều lắm cũng chỉ mới qua một lớp học ngắn ngày và có lẽ là ngẫu nhiên tại Trường Đại học phương Đông. Vậy mà, Người đã dũng cảm và trung thực, bất chấp mọi sự nguy hiểm về mặt chính trị có thể xảy ra đối với bản thân, viết ra những cảm nhận và suy nghĩ độc đáo hết sức khác thường của mình, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn và lợi ích của đất nước làm thước đo chân lý duy nhất. Điều đáng lưu ý nữa là, văn phong của bản báo cáo là văn phong biện luận. Sau khi nêu lên những sự thật về tình trạng giai cấp ở Việt Nam, Người đã viết: "Điều đó, không thể chối cãi được". (Sau này, trong Tuyên ngôn độc lập, nghĩa là 31 năm sau, Người lại dùng câu: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được" sau khi nêu lên những quyền con người được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, để đi đến tuyên bố về quyền dân tộc chính đáng không thể phủ nhận của nhân dân Việt Nam). Và, chúng ta không lấy làm lạ, từ những nhận thức phi thường ban đầu đó, về sau Hồ Chí Minh đã đi đến những quan điểm đổi mới sáng tạo hết sức phi thường, những kết luận hết sức phi thường trong việc đổi mới chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Có thể thấy, trong điều kiện giai cấp và quan hệ giai cấp như ở Việt Nam khi đó, trong điều kiện "công nhân có thể là 2% trong dân số, không được học hành" (theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế cộng sản ngày 21/9/1923), có nghĩa là trong điều kiện giai cấp công nhân công xưởng mới ở thời kỳ manh nha hình thành và với thực trạng giai cấp và quan hệ giai cấp đó thì liệu có thể áp dụng học thuyết đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản quá độ trực tiếp lên CHXH của chủ nghĩa Mác - Lênin được không, Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm nêu lên những nhận xét và quan điểm: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây", "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước", "xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó" và "chúng ta phải coi chừng”! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu (chế độ nô lệ, chế độ nông nô - N.H) không?". Có thể nói, những nhận thức nêu lên trong bản báo cáo trên chính là ngọn nguồn tư tưởng của đường lối giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ ngay từ đầu và sự đổi mới chiến lược, sách lược bước đầu được xác định ở Hội nghị Trung ương VIII (khoá I), để rồi sau đó, được hoàn chỉnh ở Đại hội II của Đảng. Và, 29 năm sau, trong Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh đã trực tiếp trả lời cho những vấn đề nêu trên với những nội dung hoàn toàn mới mẻ như sau: "Thời đại của chúng ta là thời đại mới, thời đại cách mạng thắng lợi...". "Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới". Và, "tuỳ theo hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau để đi đến CHXH. Đối với Việt Nam là một nước đi lên CHXH từ xã hội phong kiến thuộc địa thì phải "kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CHXH". Đồng thời, Hồ Chí Minh đã nêu lên những đặc điểm về chính trị và kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.doc
Tài liệu liên quan