Xưa nay thơ tù thường vẫn hướng vào nội tâm hơn là ngoại cảnh, nhất là ngoại cảnh “tầm thường, nhạt nhẽo” trong nhà tù. Không chịu bó buộc tâm trí mình trong giới hạn của một không gian chật hẹp, nhà thơ thường mượn cánh trữ tình để bay theo một ước vọng , ấp ủ một triết lý, hoặc tìm về một kỉ niệm nào đó của quãng đời qua. Cuộc vượt ngục về tinh thần ấy cũng là nội dung đặc sắc của Nhật ký trong tù. Sự gắn bó của Bác với lý tưởng cao cả, với phong trào cách mạng, với Tổ quốc mình, với đất trời, hoa cỏ, ngục tù nào có thể ngăn cấm được.
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4773 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bác Hồ - Bức chân dung tự họa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lo
Phòng riêng mỗi cửa một lò
Cơm canh mọi thứ nấu kho suốt ngày
(Nhà lao Quả Đức)
Ngày nay, các nhà thơ không ai còn khinh “mắm, muối, tương, cà”nhưng đưa được nó vào thơ như một đề tài chính hết sức thoải mái như thế, có lẽ chỉ có Hồ Chí Minh.
Có những sự thật hình như chỉ có Bác mới dám đưa vào thơ:
Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù
(Bị hạn chế)
Ông Nguyễn Lương Bằng nói: “Tôi không ngờ Bác lại giản dị quá đến như vậy” (Hồi kí Bác Hồ, Nxb Văn học, 1960, tr.81). Bác độc đáo chính là ở chỗ giản dị rất mực của mình. Xét ra, giản dị là cả một vấn đề bản lĩnh.
Và cứ như thế, bài tiếp bài, có gì nói vậy, chất phác, thật thà như chính cuộc sống: một hàng cháo bên đường, một cảnh nông thôn được mùa hay đại hạn, một tốp phu đường cặm cụi làm việc, một hiện tượng lạ lùng bên chiếc cùm nhà lao: “Cùm chân sau trước cũng tranh nhau”, chuyện “chia nước”, chuyện muỗi rệp, chuyện ghẻ lở, chuyện bắt rận. Cảnh đánh bạc trong tù, cảnh sinh hoạt tự túc của tù nhân, một tiếng khóc trẻ thơ trong ngục, một người đàn bà đi tù thay chồng, một người tù mới chết, lại một anh nữa, những luật lệ vô lý của bọn quản ngục: Cấm hút thuốc lá, tiền công, tiền đèn, tiền vào nhà giam (Ι),…Toàn những bài thơ giản dị, mộc mạc nhưng thể hiện một con người có tấm lòng nhân đạo cao cả, có tinh thần lạc quan cách mạng, giản dị, trong sáng và tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên. Đó là tất cả những biểu hiện của một bậc “Đại nhân, Đại trí, Đại dũng”
Bác Hồ - Bậc “Đại nhân”
Cả cuộc đời, hình ảnh Bác để lại trong lòng dân yộc và thế giới là hình ảnh của một bậc Đại nhân, một con người lớn, thương yêu hết thảy, từ những điều nhỏ nhất, quên cả thân mình. Công lao của Người đối với dân tộc to lớn không kể hết, nhưng cả cuộc đời Người luôn giản dị, mộc mạc. Trái tim Người luôn trải rộng tình thương.
Người đánh giá rất cao vai trò của người chiến sĩ tiên phong đối với nhân dân trong việc chỉ lối dẫn đường:
Người nhờ anh chỉ lối
Đi đúng hướng đúng đường
Anh chỉ cho người biết
Nào dặm ngắn, dặm trường
(Cột cây số)
Trong việc thức tỉnh quần chúng, phát động phong trào:
Một tiếng toàn dân bừng tỉnh mộng
Công mi đâu có phải là thường
(Nghe tiếng gà gáy)
Nhưng mặt khác, Bác hiểu hơn ai hết đó vốn là những người bình thường, nhũn nhặn, từ nhân dân mà ra và luôn gắn bó với nhân dân.
Như chiếc cột cây số kia:
“Chẳng cao cũng chẳng xa
Không đế cũng không vương…
Đó là quan điểm cách mạng về con người mới, về chủ nghĩa anh hùng mà Bác đã từng phát biểu: “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con người của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, chúng ta chỉ biết trung thành với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh cho nhân dân. Thế thôi” (Nhân dân ta rất anh hùng, tr.15)
Cho nên đối với quần chúng, Người hết sức tin yêu, trân trọng, dù đó là những quần chúng bình thường nhất. Cùng bị giam với Bác ở nhà ngục Quảng Tây không phải là những nhà chính trị, những nhà cách mạng, mà là những người dân thường, phần đông đã bị lưu manh hóa, mắc bệnh giang mai, nghiện thuốc phiện… Nhưng từ đáy lòng, vị lãnh tụ vẫn chan hòa với họ. Bác gọi họ là bạn, là người “cùng hội cùng thuyền”. Bác vẫn tìm thấy trong tình cảm chan hòa đó một niềm vui chân thành, chất phác:
Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp
Viết thay báo cáo dám từ nan
“Chiều theo”, “thừa lệnh” nay vừa học
Đã được bao lời bạn cảm ơn
(Viết hộ báo cáo cho các bạn tù)
Cũng trên tình bằng hữu, Bác an ủi, động viên họ:
Khuyên anh hãy gắng ăn no bụng
Khổ lắm ắt là đến lúc vui (Buổi sớm)
Người chia sẻ nỗi thương tâm đối với cái chết của người bạn tù:
Thân anh da bọc lấy xương
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi
Đêm qua còn ngủ bên tôi
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng
(Một người tù cờ bạc bị chết)
Người thương xót những cảnh đời khổ đau, cảm thông với cảnh khổ cực của người nông dân. Một em bé phải vào nhà lao với mẹ cũng làm Người động lòng trắc ẩn:
Oa! Oa! Oa!...
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha
(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương)
Người thương cảnh người nông dân mất mùa đói kém, thương người phu làm đường dầu dãi nắng mưa, trong khi bản thân mình cũng đang trong cảnh đọa đày tù ngục. Đó chỉ có thể là tình cảm của một bậc Đại nhân, một trái tim lớn: Phu đường vất vả lắm ai ơi!. Tấm lòng nhân của Người cao cả biết bao!
Tin tưởng quần chúng, Bác thường tìm hiểu phía tích cực, phía ánh sáng của tâm hồn con người, kể cả những con người mà nghề nghiệp hàng ngày buộc họ phải hít thở trong chế độ bạo tàn. Và khi nhận thấy chút lương tâm đang cố ngoi lên trên bùn lầy, rác rưởi, Người liền vội vàng chào đón, nâng niu:
Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp
Dốc túi mua cơm giúp phạm nhân
Đêm đến cởi thừng cho họ ngủ
Chẳng dung quyền thế chỉ dung ân
(Trưởng ban họ Mạc)
Mà đâu phải chỉ là chuyện một ông Quách, ông Mạc, đó là những bằng chứng càng làm sáng tỏ thêm niềm tin chắc chắn của Hồ Chí Minh ở sự bất vong, bất diệt của chính nghĩa, của lương tâm quần chúng mà tác động tiêu cực của chế độ thống trị dù có ghê gớm đến thế nào cũng không bóp chết được
Yêu thương con người hết mực, Bác Hồ còn là một tấm gương ngời sáng về tình yêu nước. Dù bị bắt giam nơi đất khách, bị giam cầm, hành hạ về thể xác và tinh thần, nhưng tâm trí Bác lúc nào cũng gắn với Tổ quốc và cách mạng.
Trong nhà tù, có lúc làm thơ đối với Bác chỉ là để đỡ sốt ruột. Nhưng làm mãi, đến một lúc nào đó, đếm lại những bài thơ mình làm đã quá nhiều, Bác lại càng sốt ruột hơn:
Năm canh thao thức không nằm
Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi
Xong bài gác bút nghỉ ngơi
Nhòm qua cửa ngục ngóng trời tự do
(Đêm không ngủ)
Trong Nhật kí trong tù, Bác viết: “Đau khổ chi bằng mất tự do”. Nỗi đau lớn nhất của Người trong nhà tù lúc đó không phải là nỗi đau của cơ thể bị đọa đày mà là nỗi đau của một tâm hồn yêu nước thiết tha mà không được xả thân cho đất nước. Ý nghĩa của hai chữ Tự do của Hồ Chí Minh trong bài này là như vậy:
Xót mình giam hãm trong tù ngục
Chưa được xông pha giữa trận tiền
(Ở Việt Nam có biến động)
Tâm trạng bồn chồn không yên thể hiện ngay trong mạch thơ của nhiều bài. Trong bài Tức cảnh, dù là thơ tả cảnh nhưng chỉ có hai câu đầu là nói đến cảnh: Cành lá khéo in hình Dực Đức
Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công
Hai câu sau, hồn thơ Bác bỗng đột ngột bay về Tổ quốc:
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng
Tin tức bên nhà bữa bữa trông
Nỗi trăn trở vì nước nhà ấy đã bao đêm khiến Người không ngủ được, Người ngồi viết nên những vần thơ thắm thiết, chứa chan tình cảm đối với Tổ quốc, đồng chí, đồng bào: Không ngủ được, Đêm không ngủ, Thu cảm, Đêm thu…
Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ
Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay
Ở tù năm trọn thân vô tội
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này
Hồ Chí Minh không làm văn mà văn vẫn đến với Người. Bởi vì xét đến cùng, tâm hồn cao đẹp, biểu hiện chân thật vẫn là thứ văn cao nhất xưa nay. Mà tâm hồn Bác là cả một công trình nghệ thuật tuyệt vời, nơi gặp gỡ những tinh hoa nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, trên cơ sở một lí tưởng đẹp đẽ của thời đại với những kinh nghiệm phong phú của một cuộc đời kì diệu.
Hãy đọc bài thơ Không ngủ được, Người làm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch:
Một canh… hai canh… lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
Đúng là có sao nói vậy: suốt đêm khắc khoải, trằn trọc, người tù nằm đếm rành rọt những tín hiệu cầm canh như đếm bước đi nặng nhọc của thời gian (“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”). Nhưng vì sao Bác không ngủ được? Câu thơ cuối cùng mới nói rõ tất cả. Hình ảnh sao vàng năm cánh đột ngột tỏa sáng cả bài thơ, chẳng những giải thích vì sao Bác không ngủ được mà còn diễn tả một cách vừa giản dị, vừa sâu sắc: tâm hồn nhà cách mạng vĩ đại luôn gắn bó làm một với Tổ quốc mình, cả khi thức cũng như khi đã đi vào cõi mộng.
Quên mình vì dân, vì nước, Bác Hồ không có chút gì dành riêng cho mình. Càng tìm hiểu sâu vào tâm sự của Người, càng chỉ thấy tâm trí Người dành hết cho cách mạng, cho nhân dân. Trong bài Ốm nặng, Người viết:
Ngoại cảnh trời Hoa cơn gió lạnh
Nội thương đất Việt cảnh lầm than
Hai câu thơ dường như không muốn phân biệt đâu là nỗi đau thể xác, đâu là nỗi đau tinh thần, vì Tổ quốc và giai cấp vô sản trên thế giới từ lâu đã trở thành lẽ sống, thành máu thịt của người tù cộng sản vĩ đại này.
Yêu nước, thương dân – đó là tùnh cảm cao cả luôn thường trực trong Bác. Ngay cả những vật vô tri, vô giác như cột mốc, cành cây… nếu có lợi ích cho cuộc sống của con người, Bác đều nâng niu, trân trọng. Nhưng chính công ơn to lớn của Người đối với dân với nước, Người lại không bao giờ nói đến. Sau cách mạng tháng Tám, có người biếu Cụ chủ tịch một gói cam, Người bèn làm một bài thơ để cảm ơn:
Cảm ơn bà biếu gói cam
Nhận thì khôn đúng, từ àm sao đây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai
Công lao to lớn của Bác, một gói cam nào có đáng kể gì. Vậy mà Người cứ băn khoăn, áy náy (“nhận thì không đúng”), dường như thấy mình không xứng đáng. Đến khi đành phải nhận, Người lại nghĩ rộng ra mà biết ơn những người trồng cây để cho mình có ngày ăn quả. Lời thơ thoáng có chút dí dỏm trong cách chơi chữ “khổ tận cam lai”, nhưng âm hưởng chung vẫn gợi nên một cái gì đó man mác như là nỗi nhớ mênh mông. Sau những ngày được giải phóng, hẳn Người nghĩ đến biết bao đồng bào, đồng chí, kẻ còn, người mất đã trải qua bao gian khổ, hi sinh để góp vào cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc sau hơn tám mươi năm nô lệ.
Bác Hồ không bao giờ nghĩ đến công lao, đến những hi sinh gian khổ của mình. Mùa xuân năm 1961, thăm lại hang Pác Bó, nhân cảm hứng, Người đọc mấy câu thơ:
Hai mươi năm cũ ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn đân ta chiến đấu
Non song gấm vóc có ngày nay
Thơ Bác rất lớn ở những điều Bác nói với ta. Nhưng ta còn phải tìm hiểu nhiều điều lớn lao khác mà Bác không hề nói đến, để cảm nhận cho đầy đủ hương thơm đạo đức quên mình vĩ đại của Người – của một bậc Đại nhân.
Tình yêu thiên nhiên hòa quyện với chất thép người cộng sản -Bậc Đại trí, Đại dũng.
Xưa nay thơ tù thường vẫn hướng vào nội tâm hơn là ngoại cảnh, nhất là ngoại cảnh “tầm thường, nhạt nhẽo” trong nhà tù. Không chịu bó buộc tâm trí mình trong giới hạn của một không gian chật hẹp, nhà thơ thường mượn cánh trữ tình để bay theo một ước vọng , ấp ủ một triết lý, hoặc tìm về một kỉ niệm nào đó của quãng đời qua. Cuộc vượt ngục về tinh thần ấy cũng là nội dung đặc sắc của Nhật ký trong tù. Sự gắn bó của Bác với lý tưởng cao cả, với phong trào cách mạng, với Tổ quốc mình, với đất trời, hoa cỏ, ngục tù nào có thể ngăn cấm được.
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Nhưng lý tưởng chân chính bao giờ cũng là một lý tưởng vừa cao cả vừa thiết thực, lòng nhân đạo chân thành phải là lòng nhân đạo vừa rộng rãi, mênh mông vừa có nội dung và đối tượng cụ thế. Cho nên Bác Hồ không vì những mục đích xa mà quên những mục tiêu gần, không vì chú trọng lợi ích lâu dài mà bỏ qua lợi ích trước mắt của quần chúng, không vì quan tâm đến cái nhân loại lớn mà thờ ơ với cái nhân loại nhỏ hẹp quanh mình mà những buồn vui, sướng khổ hàng ngày đã dệt nên những cuộc đời cụ thể.
Hồ Chí Minh không thích tượng đồng bia đá. Đối với Người, danh là danh Tổ quốc, lợi là lợi nhân dân. Bác chẳng nhận riêng làm gì. Song đó cũng là đức khiêm tốn đặc biệt của Người, suốt đời quên mình vì nước, vì dân, mà vẫn băn khoăn chưa làm tròn trách nhiệm. Cho nên, hình ành Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù một mặt là hình ảnh sảng khoái tự hào của người chiến sĩ kiên cường coi thường mọi gian nan thử thách :
Hôm nay xiềng xích thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
(Đi Nam Ninh)
Có khi Người đứng trên đỉnh cao của lịch sử, ôm trùm cả thế giới bao la:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Đi đường)
Nhưng đồng thời cũng là hình ảnh một con người không bao giờ thỏa mãn với mình.
Hơn ba mươi năm trời đi hầu khắp thế giới, vượt qua muôn trùng sóng gió, vẫn khiêm tốn trước cuộc đời:
Vốn biết ở đời không phải dễ
(Đường đời khó khăn)
Vẫn thấy cần tiếp tục phải rèn luyện nữa, rèn luyện mãi:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bong
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo)
Tư thế thật hào hùng, nhưng không ưa ngắm nghía chính cái hiên ngang, khí phách của mình:
Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ.
(Buổi trưa)
Vượt qua những thử thách kinh người mà vẫn điềm đạm, nhẹ nhàng:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy than.
May mà:
Kên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
(Bốn tháng rồi)
Mặc dù bì trói, bị giải đi, đau đớn về thể xác, Bác vẫn thấy mình ung dung, tự tại với nụ cười đùa vui, hóm hỉnh khi Người ví mình với công khanh sang trọng, quan võ oai phong:
Tua vai quan võ bằng kim tuyến
Tua của ta là một sợi gai
( Dây trói)
Tất cả đều thể hiện chất thép của người tù cộng sản vĩ đại.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ,
(Ngắm trăng)
Bài thơ thể hiện tâm trạng dạt dào cảm hứng của thi nhân khi bắt gặp ánh trăng lọt qua khe cửa nhà lao: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
Trong tâm trạng ấy nhà thơ tiếc rằng không có rượu và hoa. Nhưng dầu vậy, chẳng lẽ không thể ngắm trăng được sao:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Tất cả điều đó thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác Hồ. Tâm hồn của Người thật nhạy cảm biết bao trước vẻ đẹp của tạo vật! Nhưng Người đã rung cảm trước ánh trăng kia trong hoàn cảnh nào vậy? Phải hiểu chế độ nhà tù tàn bạo của Tưởng Giới Thạch đã đày đọa Bác vào cảnh “Sống khác loài người” như thế nào, mới thấy hết được tinh thần thép viư đại của người tù cộng sản kiên trung. Chỉ có chất thép kiên cường bất khuất nhất, dày dạn nhất mới có thể trở thành chất thơ trong hoàn cảnh ấy. Bài thơ trăng kia nếu làm ngoài nhà tù thì có thể là thơ của một “Thi tiên” Lý Bạch, hay một Tản Đà nào đó. Nhưng làm trong nhà tù, nhất là nhà tù của bọn phản động Trung Quốc thì chỉ có thể là tiếng nói tâm hồn của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.
Người cười cợt với đau khổ, ngạo nghễ với nao nung. Bị giải đi, chân tay bị trói mà vẫn mang một dáng vẻ ung dung của một vị khách du ngoạn:
Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình
Làng xóm ven sông đông đúc quá
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh
(Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)
Đọc những bài thơ trữ tình người sáng tác trong thời gian sống và làm việc tại Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ta thấy ở đây chủ nghĩa lạc quan cách mạng hòa hợp với niềm vui của một nhà yêu nước được trở về tổ quốc sau hơn ba mươi năm trời bôn tẩu khắp năm châu. Đó là thế giới cảnh vật vô cùng mỹ lệ và thơ mộng.
Đường non khách tới, hoa đầy …
Trong cảnh thơ mộng, ta lắng nghe một giọng từ xa vẳng lại. Không, đó là tiếng suối ngân trong rừng sâu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Trí tưởng tượng của nhà thơ như đi vào cõi mơ màng: tiếng suối hay giọng người, âm thanh của tự nhiên hay điệu hát cất lên từ một cõi xa xăm nào giữa rừng khuya lung linh bóng nguyệt?
Thơ Bác vốn giàu ánh trăng, tràn ngập cái nguồn sáng tự nhiên quen thuộc của thế giới thảm mĩ phương Đông:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Rằm tháng giêng)
Cảnh trăng nước bát ngát mà không hiu quạnh, tràn đầy mà không rợn ngợp. Đúng là hình ảnh của một tâm hồn rất giàu, rất khỏe, tưởng chừng chứa đựng cả sức xuân dào dạt của đất trời, sông núi. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ tứ tuyệt kết thúc bằng động tác lướt đi phơi phới của một con thuyền đầy trăng, trên đó, những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai của đất nước.
Trong Nhật kí trong tù, Bác Hồ tự nhận là khách tiên: “Biết chăng trong ngục có người khách tiên”. Giờ đây Người không còn là vị tiên trong ngục nữa, mà là tiên trong chính “cõi tiên – Việt Bắc” của mình. Ta hiểu vì sao thơ của Người chỉ thuần một mạch thơ vui, cảnh thơ chỉ thuần một sắc sáng tươi, mĩ lệ, và hồn thơ lãng mạn cách mạng chắp cánh bay bổng tuyệt vời:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ như có một bản lề đặt vào hai chữ “chưa ngủ”. chưa ngủ vì “cảnh khuya như vẽ” hay vì “lo nỗi nước nhà”.Cái bản lề khép mở hai tâm trạng: say thiên nhiên và lo việc nước; khép mở hai thế giới: thế giới thiên nhiên đầy chất thơ và chiến khu, lãng mạn và hiện thực. Tất cả thống nhất trên cái logic của một tâm hồn yêu nước vĩ đại. Một điều chắc chắn ở Bác Hồ yêu thiên nhiên cũng là yêu đất nước. Nhưng đây không phải vì cảnh đẹp thiên nhiên mà bác nghĩ đến việc nước, điều trước tiên bao giờ Người cũng nghĩ đến nước, trằn trọc “không ngủ được” mà bắt gặp ánh trăng
Tóm lại, luôn luôn lo lắng đến việc quân, việc nước, tâm trí lúc nào cũng đặt ở chiến trường, đó là tinh thần quán xuyến toàn bộ chùm thơ kháng chiến của Người. Trong tất cả các sáng tác thơ ca của mình, Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách tự nhiên, chân thật và mộc mạc hình ảnh của một vị lãnh tụ quên mình vì dân, vì nước, “thương yêu hết thảy chỉ quên mình”, một vị Đại nhân – Đại trí – Đại dũng
Hình ảnh Bác Hồ trong sáng tác của các nhà thơ khác
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
(Thơ Tố Hữu)
Đúng vậy, “Bác sống như trời đất của ta”, chính vì vậy mà hình ảnh Bác luôn đẹp, giản dị mà thiêng liêng trong hầu hết các sáng tác thơ văn của các nhà thơ.
Kể từ khi Người đi tìm hình của nước, cho đến lúc Người trở về trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc - thực dân xâm lược, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đúng hướng, hình ảnh của Người đã in đậm trong nền thơ ca Việt Nam. Dưới đây, tôi xin được tìm hiểu hình ảnh Bác Hồ các tác phẩm của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Tố Hữu
Nếu như nhà thơ Tố Hữu viết về bác bằng tình cảm chân thành và mộc mạc thì Chế Lan Viên lại có cách viết tinh tế, sâu sắc. Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, nhà thơ đã có những câu thơ rất hay, rất lạ nói về tình cảm sâu sắc của Bác với quê nhà:
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Hình ảnh Bác Hồ trong thơ Chế Lan Viên trước hết là một người yêu nước hết mình, Người chưa bao giờ quên nghĩ về vận mệnh đất nước, dân tộc ngay cả trong từng bữa ăn, giấc ngủ:
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa
Đọc những vần thơ ấy, mỗi người dân Việt lại rưng rưng nước mắt vì thương Bác - người đã hy sinh tất cả cho độc lập, tự do của dân tộc. Người không chỉ vĩ đại trong những điều lớn lao, mà còn vĩ đại ngay cả trong những điều bình thường nhất. Hạnh phúc vô bờ khi Bác bắt gặp được chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng là tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi áp bức, nô lệ:
“Luận cương đến với Bác Hồ.
Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
Có thể nói, Người đi tìm hình của nước là bài thơ sâu sắc nhất, cảm động nhất viết về hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác (1911-1941).
Trong bài thơ Cách mạng chương đầu, tái hiện những tháng năm Bác về Pắc Bó, nhà thơ Chế Lan Viên có những khổ thơ thấm đượm chất anh hùng ca:
“Dân tộc rét chưa che Người đủ ấm
Hang đá này Bác đắp chiếc chăn sui
Khớp xương buốt vì hơi rêu lạnh thấm
Gió rừng đừng thổi nữa, gió rừng ơi (...)
Những đêm ấy Bác thức cùng ngọn lửa
Thảo từng trang sử lớn cho đời
Tượng Mác trầm ngâm trong hình thạch nhũ
Rồi từng dòng từng chữ qua vai”
Lối sống giản dị của Người trong những năm gian khổ, cũng như khi hòa bình lập lại ở miền Bắc XHCN đã trở thành huyền thoại.
Không chỉ lãnh đạo cách mạng thành công, Bác còn làm sống dậy những tinh hoa của văn hóa dân tộc:
“Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia
Ta nghe bừng tỉnh dậy
Câu quan họ, xẩm xoan xưa vứt ngã ba đường
Điệu lục bát và màu nâu nơi ruộng rẫy
Bức tranh làng Hồ và cô tố nữ dáng quê hương”
(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi)
làm đổi thay số phận của mỗi con người Việt Nam. Với Bác, nhà thơ luôn thể hiện một tình yêu thiết tha bởi Bác vĩ đại nhưng rất gần gũi:
“Ôi! Giữa lòng ta, Bác đến tự hồi nào?
Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc
Một buổi sáng, nhìn lòng ta, ta thấy Bác
Nước mắt giàn, ta cảm hết ơn sâu”
Ngày Bác mất, nhà thơ nhận ra trong dòng nước mắt nhân dân ta khóc Bác một sức mạnh đã kết tinh:
“... Tổ quốc khóc Người Cha. Ấy là Việt Nam
Ấy là sức mạnh
Tiếng khóc lọc hồn ta như lửa chói ngời
Mình nhận ra ta, ta nhận ra Người
Cả dân tộc tìm ra mình qua tiếng khóc”
(Tiếng khóc đúc Việt Nam thành một khối).
Bài thơ vừa dẫn ở trên, Chế Lan Viên viết năm 1971, hai năm sau khi Bác qua đời. Nhưng chính độ lùi cần thiết ấy đã giúp ông tiếp tục phát hiện tầm lớn lao của trí tuệ và lòng nhân ái bao la trong trái tim của Bác ở những bài thơ khác:
Với tất cả chúng ta, Bác là một người ông
Râu như bông và tóc trắng như bông
Màu tinh khiết một đời đạm bạc
Đây cũng là nhà hiền triết, hiểu chỗ đến chỗ đi sự vật
Người về nơi phải về, Người rất ung dung
Người trồng cây, suốt một đời trồng
Chỗ Người khổ công gieo, ta sẽ hái
Nhân loại biếc màu xanh Người để lại
Trong thế giới bạo tàn này, Người là những bóng cây xanh”
(Ta nhận vào ta phẩm chất của Người).
Trong thơ Chế Lan Viên, Bác như bông hoa sen thơm ngát, như cây xanh tỏa bóng mát cho đời. Người ra đi, nhưng tình cảm, tư tưởng của người vẫn còn mãi:
“Bác vĩnh cửu muôn đời không thể mất
Người ở trong lăng và người ở ngoài lăng”
(Trong lăng và ở bên ngoài).
Với Tố Hữu trong Sáng tháng năm, nhà thơ miêu tả Bác Hồ trong sinh hoạt bình thường. Ước mơ, suy tưởng gắn liền với những cảm giác, cảm xúc cụ thể. Tình vì rất thật, rất sống, cho nên hình ảnh Bác trong Sáng tháng năm mới mẻ, đa dạng, vừa có chiều sâu lại vừa bay bổng:
Bác ngồi đó, lớn mênh mông,
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non…
Người hòa vào đất nước, lớn lao, nhưng đồng thời cũng rất gần gũi, thân mật, ấm áp. Tác giả bài Hồ Chí Minh nhấn mạnh đức tính kiên quyết, vĩ đại của lãnh tụ. Nhưng nét nổi bật nhất ở Bác, sức cảm hóa kì lạ của Bác lại là đức tính giản dị, tấm lòng hiền từ nhân hậu, phong độ thanh thản, ung dung. Bác là một lãnh tụ hiền minh, một nhà hiền triết, hơn là một vị tướng. Đó là đặc điểm sức mạnh của tâm hồn yên tĩnh, của những cảm xúc lắng đọng, sức mạnh của tâm hồn Việt Nam, của nhân cách Việt Nam
Tố Hữu đã nói đến cái cảm giác choáng ngợp khi đứng bên Bác. Điều này không phải là không có căn cứ, bởi vì tiếp xúc với một người vĩ đại như Bác, người ta vẫn cảm thấy gần gũi mà không thôi kinh ngạc, sửng sốt. Cái vĩ đại đó của Người đã làm cho nhà thơ thấy mình cũng lớn lên:
Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kì
Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi
(…)
Ta bên Người, Người tỏa sáng bên ta
Bên Bác, có giây phút ta bàng hoàng nhưng không hề thấy mình nhỏ bé, kém cỏi. Bác truyền sức cho ta, tỏa sáng trong ta, ta không chỉ là ta, lại lớn lên bay bổng. Tài đức của Bác đã giải phóng con người, hay đúng hơn là giúp con người tự giải phóng, tự nhân sức mình lên. Người kết tinh cho những ước vọng lớn lao, sâu kín của quần chúng, định hình cho những ước vọng ấy:
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
Lắng từng câu, từng ý chưa thành.
Nhà thơ đề cáo khả năng kết hợp nhân tâm, thấu hiểu tình người ở lãnh tụ. Vì tấm lòng yêu thương, chăm chút, bao dung ấy sẽ cảm hóa sâu sắc từng người, làm cho mỗi thành viên trong đội quân cách mạng được Người dìu dắt cũng trở nên vô địch
Khi Tố Hữu Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, lần đầu tiên trong thơ của mình, nhà thơ khoác vòng hoa vinh quang lên Tổ quốc và lãnh tụ:
Vinh quang Tổ quốc chúng ta ơi
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta ngàn năm sống mãi
Quyết chiến, quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại!
Lời thơ đang sảng khoái, đanh thép ở đoạn miêu tả chiến công của các chiến sĩ Điện Biên và sự thất bại nhục nhã của kẻ thù, bỗng chuyển sang thiết tha, quấn quýt khi nói về Bác:
Tiếng reo núi rọng sông rền
Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cá nhân không làm ra lịch sử.doc