Sử dụng chất độc hóa học không thành công, Mỹ lại đưa ra sử dụng một loại vũ khí nữa khét tiếng với sức công phá của nó, một vũ khí khủng khiếp. Đó chính là bom Napalm, khi phát nổ nó có thể tạo ra nhiệt độ trên 2000 độ, với tầm ảnh hưởng vài trăm mét. Mỹ đưa ra loại vũ khí hủy diệt này nhằm đốt trụi những cánh rừng cùng với đó là tiêu diệt quân ta. Nhưng những gì cho thấy qua ống kính của các nhiếp ảnh gia lại là điều ngược lại. Hình ảnh những làng mạc Việc Nam gồng mình chống chọi với sức nóng của hàng ngàn quả bom ném xuống. Một bức ảnh đã được xếp vào hàng thứ nhất trong những bức ảnh thời được đánh giá cao nhất thế giới đã minh chứng cho sự hủy diệt của bom Napalm, đó là bức ảnh mang tên “Em bé Napalm”.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20479 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài thu hoạch sau buổi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH SAU BUỔI THAM QUAN BẢO TÀNG
CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH.
Tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần, bảo tàng Chứng tích chiến tranh dần hiện ra trước mắt tôi, một khu nhà lớn ở giữa và xung quanh là bao nhiêu phương tiện chiến tranh của quân đội Mỹ - ngụy trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ của quân dân Việt Nam. Được tìm hiểu trước, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là bảo tàng duy nhất của VN là thành viên của hệ thống bảo tàng hòa bình thế giới. Từ 261.435 lượt khách tham quan/năm vào năm 1995, nay lượng khách đến thăm bảo tàng đã hơn 402.000 lượt. Tuy đã phần nào tưởng tượng, nhưng khi đến đây tôi đã ngạc nhiên vì số lượng khách tham quan đến đây để chứng kiến những hậu quả cũng như di chứng nặng nề của các cuộc chiến thông qua những hiện vật cũng như mô hình mô phỏng mà bảo tàng đã siêu tập và dựng nên.
Trong thế kỷ 20 vừa qua, nhân dân thế giới đã chứng kiến một cuộc chiến khốc liệt nhất, một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Là thế hệ đi sau, sinh ra sau chiến tranh, thế hệ đi sau phần nào nhận thức được về một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Có thể thấy, đỗi với các bạn sinh viên, việc tiếp thu các giá trị sâu sắc của những môn học như Tư tưởng Hồ Chí Minh hay Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, khi mà chỉ nghe giảng trên lớp và đọc thêm sách ở nhà trong khi khối kiến thức môn học đòi hỏi sinh viên phải nắm vững cả lý thuyết cũng như liên hệ thực tế để có cái nhìn sâu sắc hơn thì dường như như thế vẫn chưa đủ. Những năm gần đây, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí minh đã tổ chức thêm các buổi đi tham quan các bảo tàng gắn liền với kiến thức sinh viên đang học. Đây thực sự là giải pháp hay giúp sinh viên trường ta cập nhật được kiến thức từ thực tế tịch sử, kết hợp với việc giảng dạy trên lớp và thời gian tự nghiên cứu để phần nào có được nguồn kiến thức tổng hợp hơn về môn học. Và việc đi thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh quả thật là một cơ hội để tôi biết được sự khốc liệt của chiến tranh, những hậu quả nặng nề mà nó để lại, từ đó nhận thức đầy đủ hơn về tinh thần cũng như sự hi sinh xương máu của thế hệ cha ông đi trước để bảo vệ tổ quốc đóng góp to lớn vào tương lai tốt đẹp hòa bình mà thế hệ con cháu như tôi được hưởng. Đây chính là một lớp học đặc biệt của những sinh viên như tôi.
Có thể nói bạo lực chính là bản chất của chiến tranh, “Những sự thật về lịch sử” là căn phòng đầu tiên chúng tôi bước vào, nó đã phần nào tạo trong tôi một cái nhìn khác trước rất nhiều về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam anh hùng. Mọi người không mất nhiều thời gian để đọc các tấm biển bạc ghi lại các sự thật tàn ác mà chiến tranh để lại cho cả nhân dân Việt Nam cũng như những người lính Mỹ tham chiến. Đối với những người lính Mỹ, Họ đã đến Việt Nam vào thời điểm không nên đến, làm những việc không nên làm, và chứng kiến những việc không nên chứng kiến. Cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến mà từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc, những người lính Mỹ thực sự không biết vì sao mình có mặt ở đây, bởi vì đây là một cuộc chiến phi nghĩa mà giới chính quyền Mỹ cố gắng thiết lập để nhằm xâm lược một đất nước Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng, có truyền thống đấu tranh chống lại các cường quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Mỹ ra sức để đưa chiến tranh leo thang tại Việt Nam. Ngày 2/8/1964, lợi dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ, để quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam. Từ tháng 1 đến tháng 12/1965, số lượng quân Mỹ đã từ 23000 tăng lên 180000, cùng với đó là biết bao nhiên phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại vào loại bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Trong chiến dich Sấm Rền kéo dài 3 năm, nhiều loại máy bay tiêm kích ném bom oanh tạc miền Bắc, trong đó có cả pháo đài bay B52. Trong 3 năm đó, Mỹ đã ném xuống chiến trường Việt Nam 634000 tấn bom, lớn hơn số bom ném xuống Thái Bình Dương và Chau Âu ở Đại chiến thế giới thứ 2 cộng lại nhằm hủy diệt Việt Nam. Thế nhưng bằng triis thông minh cộng tinh thần bất diệt, quân dân Việt Nam đã khiến công sức của Đế quốc Mỹ đổ xuống biển. Càng ngày Mỹ càng phải đổ nhiều tiền của và sinh mạng vào cuộc chiến, và theo đó là sỗ lượng tội ác man rợ mà khó có thể ngờ tới.
Đọc từng bảng chữ ghi nhận tội ác mà quân Mỹ gây ra, trong tôi lại có một cảm xúc nghẹn ngào thương tiếc khó tả. Quả thật những tội ác đó không thể nào dung tha, nó quá tàn nhẫn và đi ngược lại với văn minh nhân loại – cái cớ mà Đế quốc Mỹ đã đưa ra để dấn thân vào cuộc chiến “khai sáng” Việt Nam.
Vào 8-9 giờ ngày 25/21969 một tóan quân biệt kích Seal do trung úy Bod kerray chỉ huy vào ấp 5 xã Thạnh Phong,huyện Thạnh Phú,Bến Tre.Chúng đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát 66 tuổi,bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi,kéo 3 em bé đang ẩn nấp trong cống và đâm chết 2 cháu,mổ bụng một cháu.Sau đó đến hầm trú ẩn bà Võ Thị Trò bắn chết 14 người trong đó có 3 người đang mang thai,mổ bụng 1 bé gái.Nạn nhân còn sống sót là Bùi Thị Lượm 12 tuổi bị thương ở chân.Mãi cho đến 4/2001,cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bod Kerray mới thú nhận tội ác của mình trước dư luận thế giới. Xét vào thời điểm những năm 1969 – 1970, làn sóng phản đối cuộc chiến của quân Mỹ tại Việt Nam dâng cao không những ở bản thân Mỹ mà còn lan rông ra toàn thế giới, Chính quyền Mỹ đang ra sức xoa dịa bầu không khí căng thẳng. Nhưng mọi nỗ lực của họ bỗng như gió cuốc đi khi một sực kiện xảy ra trước đó được phanh phui. Đó chính là vụ thảm sát ở Sơn Mỹ (Mỹ Lai, Quảng Ngãi), vào ngày 16/3/1968. Có thể nói đây là sự kiện đáng xấu hổ và tai tiếng nhất của Mỹ. 504 thường dân đã chết trong một buổi sáng, trong đó có 182 phụ nữ với 17 người đang mang thai, 173 trẻ em với 56 trẻ em sơ sinh đến 5 thàng tuổi, 60 cụ già trên 60 tuổi. Cái cớ mà các binh sĩ bịa ra trước tòa án binh chính là việc do bị tiêu hao lực lượng nặng do quân Việt Nam gây ra, một sỗ binh lính không giữ được bình tĩnh nên đã gây nên hành động không thể tha thứ này. Quả thật những cái cớ đó đúng là một trò hề mà họ dựng lên để biện hộ cho hành động diệt chủng của mình, điều đó khiến cho nhân dân thế giới hết sức phẫn nộ. Qua nhiều sự kiện đó, tôi có thể nhận ra chiến tranh đúng là một bí mật mà chỉ có những người tham dự mới được biết và chính vì thế chỉ có họ đầu thú thì sự thật mới được phơi bày ra ánh sáng.
Chúng tôi tiếp tục dải bước chứng kiến các hiện vật, những vũ khí tối tân được sử dụng thời đó trong sự phẫn nộ. Quân đội Mỹ lúc này đã nhận được bài học là không được coi thường đối thủ. Chiến dịch Sấm rền của Mỹ thất bai với một sự thiệt hại lớn về trang thiết bị chiến tranh cũng như máu. Có thể nói, để chống lại quân Mỹ, chúng ta đã có nhiều vũ khí khác nhau, có nhiều loại thô sơ đến mức không ngờ, nhưng thực sự vũ khí đáng sợ nhất chính là những cánh rừng vùng nhiệt đới. Nhân dân Việt Nam có câu thơ: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Câu thơ quả thật không sai, sau biết bao phương tiện chiến tranh hiện đại được quân Mỹ sử dụng nhưng không có hiệu quả, chúng lại sử dụng lại biện pháp truyền thống là quân bộ binh. Thế nhưng chúng đâu ngờ, xung quanh chúng còn có một kẻ thù đáng sợ khét tiếng chính là những cánh rừng. Quân Mỹ đã phải đối diện với cái nóng trên 40 độ của rừng nhiệt đới, những đầm lầy hôi hám cùng với biết bao nhiêu loại rắn độc, và đặc biệt là căn bênh sốt rét quái ác. Đới với quân Mỹ, rừng là thù, nhưng đối với quân ta rừng là một người bạn, là người thân, rừng là nhà, nơi mà quân ta sống, ẩn nấp cũng như xây dựng can cứ. Chúng ta đã thành công trong việc lấy thô sơ đối địch lại với vũ khí hiện đại của địch.
Tức tối và bất lực trước sự phát triển vủa Việt Minh, Mỹ ra chiêu bài sử dụng vũ khí hóa học. Một vũ khí hết sức nguy hiểm, với ý định giết hại quân ta cùng với đó là diệt những cánh rưng. Từ năm 1961, chúng đã sử dụng nhiều lại chất độc hóa học: chất khai quang, chất diệt cỏ một số chất chứa chất độc màu da cam dioxin. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ năm 1961 tới 1971, có 72 triệu lít chất độc hoá học đã được Mỹ rải xuống Việt Nam, trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam có chứa 170 kg chất dioxin. Điều này đã được minh chứng qua những hình ảnh của các nhiếp ảnh gia tác nghiệp tại Việt Nam chụp lại. Sau chiến dịch này, quân Mỹ đã tiêu diệt 1/3 diện tích rừng cùng với đó là sự nhiễm độc của cả quân Việt Nam và quân Mỹ những người mà sau 15000 người trong sỗ những quân Mỹ đó đã đâm đơn kiện các công ty hóa chất. Di chứng của chất độc màu da cam đối với nhân dân Việt Nam ngày nay vẫn còn hết sức nặng nề. Tôi nghện ngào khi chứng kiến hình ảnh những bào thai chia kịp cất tiếng khóc trào đời đã bị chết do nhiễm chất độc quái ác này. Quân Mỹ với cái cớ “khai sáng” Đông Dương nhưng chính những hành động độc ác của họ lại không bằng loài cầm thú.
Sử dụng chất độc hóa học không thành công, Mỹ lại đưa ra sử dụng một loại vũ khí nữa khét tiếng với sức công phá của nó, một vũ khí khủng khiếp. Đó chính là bom Napalm, khi phát nổ nó có thể tạo ra nhiệt độ trên 2000 độ, với tầm ảnh hưởng vài trăm mét. Mỹ đưa ra loại vũ khí hủy diệt này nhằm đốt trụi những cánh rừng cùng với đó là tiêu diệt quân ta. Nhưng những gì cho thấy qua ống kính của các nhiếp ảnh gia lại là điều ngược lại. Hình ảnh những làng mạc Việc Nam gồng mình chống chọi với sức nóng của hàng ngàn quả bom ném xuống. Một bức ảnh đã được xếp vào hàng thứ nhất trong những bức ảnh thời được đánh giá cao nhất thế giới đã minh chứng cho sự hủy diệt của bom Napalm, đó là bức ảnh mang tên “Em bé Napalm”.
Ảnh do Nick Ut, phóng viên của hãng AP, chụp ngày 8/6/1972. Nó đã giúp ông giành được giải thưởng Pulitzer năm 1973. New Statesman đánh giá bức ảnh này đứng đầu trong top 10 bức ảnh chính trị vĩ đại nhất thế giới.
Trận Tết Mậu Thân năm 1968, nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân cũng như sự hỗn loạn thiếu tổ chức của binh lính Việt Nam cộng hòa, quân ta đã tiến hành thành công chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong trận này chúng ta đã chiếm được đại bộ phận lãnh thổ từ Đông Nam Bộ đến gần như toàn bộ miền Nam. Đặc biệt trong chiến dịch này, 19 chiến sĩ dũng cảm đã đột nhập thành công vào tòa đại sứ Mỹ, một điểm chỉ huy đầu não của Mỹ tại Sài Gòn. Điều này đã giàng một đòn nặng vào tinh thần không những của những người Mỹ đang tham chiến tại Việt Nam mà cả những người dân Mỹ - những người không nhận được nguồn thông tin chính xác từ chính phủ mình tin cậy về cuộc chiến tại Việt Nam. Từ đó dẫn đến hoài nghi, liệu cuộc chiến tại Việt Nam có đúng đắn ? Tại sao sau bao nhiêu năm thiết lập các căn cứ quân sự dày đặc tại đay nhưng quan Việt Nam vẫn có thể dễ dàng xâm nhập vào trung tâm đầu não quân sự của Mỹ tại Việt Nam? Chính điều đó đã khiến không khí chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ dâng cao. Sau khi lấy lại bình tĩnh quân Mỹ là kế hoạch phản công. Lúc này đã hết tính bất ngờ, quân Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề, 19 chiến sĩ xâm nhập tòa đại xứ Mỹ đều hy sinh. Tuy vậy, việc chiến dich Mậu Thân 1968 bước đầu thành công đã tạo lợi thế để Việt Nam dành thắng lợi trên cuộc chiến chính trị.
Không khí căng thẳng về chiến tranh Việt Nam lan rộng trên khắp thế giới, lúc này Mỹ bắt buộc phải ra những hành động nhằm xoa dịu. Năm 24/6/1970, Thượng Viện bãi bỏ nghị quyết Vịnh Bắc Bộ - một nghị quyết mà trong phạm vi mở rộng coong nhận cuộc chiến tranh Việt Nam là hợp pháp. Kể từ đây Mỹ rút dần quân ra khỏi Việt Nam, từ vào năm 1969 có trên 500 ngàn lính, rồi cuối năm 1970 là 234 ngàn, đến năm 1971 là 156 ngàn và cuối năm 1972 là 24200 quân và để lại một số lượng khổng lồ khí tài chiến tranh.
Trước khi rút toàn bộ quân ra khhoir chiến trường Việt Nam, với hy vọng cuối cùng sẽ lật ngược lại thế cờ, Mỹ đã mở một cuộc oanh tạc lớn bằng không lực được mệnh danh là Điện Biên Phủ trên không. Câu nói đầy thách thức của tổng thống Mỹ Nick-xơn: Giải pháp của chúng tôi đối với vấn đề này là nói thẳng với họ (Bắc Việt Nam) rằng họ phải co vòi, bằng không chúng ta sẽ ném bom đưa họ quay về thời kỳ đồ đá”. Câu nói này đã khởi đầu cho một chiến dịch hết sức tàn bạo và mang tính chất định mệnh cho sự có mặt của lính Mỹ tại Việt Nam. Từng bước chúng kiến những bức ảnh tái hiện lại trận đánh hào hùng của nhân dân ta chống lại pháo đài bay B52 điên cuồng thả bom xuống miền Bắc Việt Nam, tôi càng thấy kinh tởm về mưu kế độc ác của một cường quốc đối với một đất nước nhỏ mà xét về mặt khoa học lúc bấy giờ là một trời một vực. Tuy vậy chính nghĩa luôn thắng, Mỹ đã phải chịu thất bại đau đớn chưa từng có. Cuộc tập kích chiến lược ồ ạt và tàn bạo bằng B52 của Mỹ đã thất bại nhục nhã. Trên 80 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có hơn 30 chiếc là B52, cùng nhiều phi công Mỹ bị bắt. Bị tổn thất quá nhiều về máy bay chiến lược, không ép được ta bằng thế mạnh, lại bị nhân dân trong nước Mỹ và trên thế giới phản đối kịch liệt, Ních-xơn đã phải ra lệnh chấm dứt không điều kiện cuộc tập kích, phải chịu thua trên bầu trời Hà Nội, để rồi sau đó buộc phải chấp nhận thêm cuộc thua trên bàn đàm phán ở Pa-ri – chính thức chấm dứt thời kỳ của người Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
30/4/1975, khi chiếc xe tăng lịch sử húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập, vào đúng 11 giờ 30 phút, lá cờ giải phóng của Việt nam đã tung bay phấp phới tại đây. Từ đây chính thức đánh dấu thất bại đầu tiên trong lịch sử của Mỹ, đó chính là thất bại tại Việt Nam. Ước tính sau 30 năm chiến tranh tại Việt Nam, thiệt hại của hai bên, về phía Mỹ, có hơn 57 ngàn lính tử trận, 150 ngàn lính bị thương nặng, còn về phía Việt Nam có khoảng 3 triệu người chết (trong đó 2 triệu người là dân thường) và khoảng 2 triệu người bị thương, 300 ngàn người mất tích. Tuy con số thiệt hại lownsn hưng với tinh thần dân tộc, nhân dân Việt Nam quyết hy sinh dù cho điến con người cuối cùng để hoàn thành tư tưởng Hồ Chí Minh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Đến tầng ba khu trưng bày những hình ảnh của đất nước Việt Nam anh hùng phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh. Chứng kiến từng bức ảnh ghi nhận sự phát triển của các vùng đất mà trước kia đã chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, tôi lại càng cảm thấy tự hào, cảm xúc bộc phát ra và một nụ cười như làm mát, xả đi những cơn phẫn nỗ khi chứng kiến những hình ảnh tội ác mà quân Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Dưới sụ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, dân tộc Việt Nam sẽ ngày càng vững mạnh, dân tộc Việt Nam xứng danh với các cường quốc năm châu.
Ra về, bước ra khỏi khu nhà trưng bày, những hình ảnh hiện vật sinh động về cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, lòng tôi thấy man mác buồn, buồn vì những hi sinh to lớn mà thế hệ cha anh đã trải qua vì một lý tưởng cao đẹp và duy nhất của 25 triệu con người, đó chính là bảo hệ độc lập dân tộc. Lúc này một ý nghĩ dường như trẻ con thoáng qua trong tôi, các bạn sống ở thành phố quả thật may mắn khi những các bạn có điều kiện hơn tôi khi được tiếp cận với lịch sử thong qua các viện bảo tàng. Chiến tranh Việt Nam trôi qua đã 35 năm, nó đã để lại nhiều quá khứ buồn nhưng hào hùng cho dân tộc Việt Nam ngược lại là một quá khứ đáng hổ thẹn cho người Mỹ những người mang tư tưởng đế quốc. Chiến tranh Việt Nam là một quá khứ buồn cho người Mỹ, họ muốn chon đi và không muốn cho nó trỗi dậy nữa, nó là một hội chứng, hội chứng mang tên Việt Nam. Đối với thế giới, chiến tranh là một căn bênh của nhân loại – một căn bênh chết người và hết sức dai dẳng.
Nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn nhận thức được truyền thống dân tộc, nhận thức được sụ hi sinh xương máu của cha ông để phấn đấu thành công trong mọi lĩnh vực. Sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt được giải thưởng toán học danh giá Fields, hay những tấm gương trong nhiều lĩnh vưc khác như những doanh nhân thành công không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên mọi miền thế giới sẽ là những tấm gương sang để thế hệ chúng tôi, thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước liên tục phấn đấu làm rạng danh dân tộc.
VIỆT NAM
Những cuộc không kích thường xuyên trên bầu trời Hà NộiTrái tim của đất nước Việt Nam.Tên lửa bắn máy bay thù tan xác....Cờ đỏ bay lấp lánh sao vàng
Những đoá sen hồng, những quả bom đen,Chiến tranh Việt Nam những tháng năm ác liệt,Những hầm hào của dân quân du kích,Không gì hơn Độc lập Tự do!
Bao khổ đau, nhân dân đã trải quaĐã thực hiện lời Bác Hồ di huấnDành độc lập, giờ cuối cùng đã điểmDân tộc này đã chiến thắng vẻ vang
Những hàng tre đang vươn tới trời xanhĐược tắm gội cơn mưa rào nhiệt đới,Lấp lánh niềm vui trong mắt người hồ hởi,Nhưng chiến tranh họ đâu dễ lãng quên
Cây súng trường, tạm để gác một bênNgười Việt Nam lại cần cù lao độngVà mơ ước về tương lai cuộc sống Chặng mới này lịch sử bước sang trang
Sóng Hồng Hà cùng với sóng Cửu LongMở lòng mình với năm châu bốn biểnGiá cuộc đời, người Việt Nam, hiểu lắmTiếng chiêng cồng ngày Lễ hội ngân vang .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài thu hoạch sau buổi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh.docx