Ngày lao động của người công nhân bao giờ cũng được chia làm hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và người lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bản chất cái đẹp trong hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Lênin đã chỉ ra rằng: sau khi giành được chính quyền, “giai cấp công nhân phải trở thành một dân tộc” - tức là phải đại diện đấu tranh cho quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội và trên toàn thế giới.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, thành lập chế độ cộng sản chủ nghĩa, chính quyền thuộc về tay nhân dan lao động. C.Mác đã chỉ ra rằng: trong xã hội xã hội chủ nghĩa cái đẹp nói chung và nghệ thuật nói riêng mới phát triển rực rỡ và đạt được sự phồn vinh nhất. Bởi xã hội đó không còn tình trạng người bóc lột người và do vậy nó bảo đảm sự tự do cho các cá nhân trong mọi hoạt động sáng tạo.
Khi nghiên cứu hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, Mác và Ăngghen khẳng định: hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội chủ nghĩa lên giai đoạn cộng sản chủ nghĩa. Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa có một thời kì quá độ từ xã hội này sang xã hội kia. Vì thế, thời kì quá độ là thời kì cải biến cách mạng.
Một trong số những đặc trưng quan trọng nhất của Chủ nghĩa xã hội là: đây là một chế độ giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, thể hiện sự bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi áp bức bóc lột kinh tế và nô dịch về tinh thần. Nhờ xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cơ bản khi lực lượng sản xuất đã phát triển tới mức cho phép thể hiện được sự xoá bỏ đó. Do vây, xóa bỏ đối kháng giai cấp, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã loại bỏ được tai họa lớn nhất của loài người. Đó là tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thể hiện được công bằng, bình đẳng xã hội, trước hết là bình đẳng về chính trị, xã hội cho con người. Chủ nghĩa xã hội tạo ra sự bình dẳng giữa nam và nữ, thể hiện mối quan hệ bình đẳng hữu nghị giữa các dân tộc. Trên cơ sở cải biến xã hội lịch sử về mặt chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa tạo diều kiện cho sự phát triển tự do dân chủ của con người, giải phóng các lực lượng xã hội.
Trên từng giai đoạn đi lên của nó, hình thái chủ nghĩa cộng sản đã tạo điều kiện giải phóng con người và xã hội, đem lại sự bình đẳng và quyền lợi chính đáng cho người lao động mà từ lâu đã bị tước đoạt. Nhờ thế, các hoạt động lao động sáng tạo các sản phẩm thẩm mỹ của con người được thúc đẩy. Công cụ thực hiện sự cải biến đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là nhà nước kiểu mới, thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân - đại diện cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động. Chức năng giai cấp của nhà nước vô sản được thể hiện bằng cả việc thể hiện có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới, sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng của kẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức xây dựng đó.
Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản theo V.I. Lênin không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người. Nó chỉ là dân chủ với quần chúng nhân dân lao động và bị bóc lột. Dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích đa số: dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của chuyên chính vô sản, nó đưa quảng đại quần chúng nhân dân lên địa vị của người chủ chân chính của xã hội. Như vậy, dân chủ vô sản là thứ dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản.
Với tư cách là đỉnh cao trong tiến bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa mà nội hàm cơ bản của nó là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự là người chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Nó kết tinh trong mình toàn bộ giá trị dân chủ đạt được trong lịch sử và nảy sinh những giá trị dân chủ về chất. Ở đây, dân chủ trở thành giá trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào mọi quan hệ chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực đời sống, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại của con người mà định hướng cơ bản của nó là “xóa bỏ giai cấp” (Lênin), tạo đầy đủ điều kiện cho sự giải phóng con người để “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” (C.Mác và Ăngghen) không còn chỉ là khẩu hiện. Tuy vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi đi ngược lại tiến trình phát triển của bản thân nó.
Trong giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phát huy vai trò tích cực của mình trong việc nắm chính quyền, đem lai quyền dân chủ cho nhân dân và định hướng phát triển. Sau đó, giai cấp và Nhà nước sẽ tiêu vong - Đấy chính là mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, trong chủ nghĩa cộng sản, lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp sẽ không còn tồn tại. cùng với đó, những mâu thuẫn, bóc lột giai cấp kìm hãm sự phát triển của lao động sáng tạo, của cái mới, cái tiến bộ sẽ bị xoá bỏ. Con người được tự do về chính trị dẫn đến sẽ tự do về tinh thần để tích cực tham gia sáng tạo cái đẹp.
Trên lĩnh vực kinh tế:
Mác cho rằng: cái đẹp gắn liền với lao động, với năng lực bản chất của con người. Trong một xã hội mà ở đó lao động bị tha hóa, cái đẹp sẽ không có điều kiện để phát triển. Trong “ Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, Mác viết: “ Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự tha hóa của công nhân trong vật phẩm của mình biểu hiện như sau: Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt ; vật do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man…Lao động sản xuất ra những vật phẩm kì diệu cho những người giàu, nhưng chính nó lại sản xuất ra sự bần cùng hoá công nhân. Nó tạo ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhân. Nó sáng tạo ra cái đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân”.
Theo Mác, quy luật vận động cơ bản của cái đẹp phải gắn liền với lao động tự do. Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, trong các xã hội tiền tư bản, mặc dầu năng suất lao động còn thấp, các cá nhân và xã hội chưa có sự phát triển tự do và đầy đủ…nhưng ở những hình thái đó nền sản xuất xã hội đã lệ thuộc vào lao động của con người như là mục đích. Bản thân người lao động là chủ nhân của những điều kiện hiện thực của mình, cho nên lao động và sản phẩm của lao động đã đem lại một sự thoả mãn thẩm mỹ nhất định cho họ. Như vậy, nhờ sự tự do, dù ít nhiều còn mang tính chất cục bộ hoặc bị hạn chế về phương diện lịch sử, chẳng hạn như còn ở trong trạng thái sản xuất thủ công, thì những hứng thú, cảm giác của con người về cái đẹp vẫn xuất hiện, bởi vì nhân tố lao động thể chất và lao động trí óc được kết hợp tự do. Theo Mác, cơ sở xã hội để phát triển cái đẹp ở thời kỳ Cổ đại và Phục hưng là sự thống nhất bước đầu giữa người lao động và điều kiện lao động. Và do vậy, có thể nói rằng, ở đâu có lao động tự do, lao động không bị cưỡng bức thi ở đó luôn có những mầm mống của sự sáng tạo cái đẹp.
Trong các chế độ tiền tư bản, nghề thủ công, nền sản xuất vật chất và nghệ thuật về cơ bản là không bị tách rời và chia cắt vụn nhỏ. Hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, thơ ca nói chung đều có tính chất tạo hình, bởi vì chúng gắn bó trực tiếp với nhu cầu của cộng đống, của công xã thị thành. Hội hoạ, điêu khắc phụ thuộc vào những nhiệm vụ của kiến trúc. Thơ ca gắn bó chặt chẽ với những mục tiêu trực tiép của tôn giáo, đạo đức, triết học. Do đó, quy luật của cái đẹp được vận động một cách thuận tiện. Cái đẹp thuần tuý không xuất hiện, bởi vì thực tiễn cuộc sống đòi hỏi những cái đẹp phù hợp với nó. Nhà điêu khắc Lixip luyện cho đẹp thanh kiếm và những chiếc mũ giáp để bộc lộ những biểu tượng của thời đại anh hùng, lao động tự do. Raphaen chạm khắc, hoàn thiện các vòm trần và những vòi nước sao cho cái đẹp làm sáng tỏ thời đại. Lêonna đờ Vanhxi chế tạo đồ chơi và những quả pháo hoa cũng như nhiều kiến trúc sư xây dựng những toà nhà tạo nên cái đẹp đại diện cho cả thời đại nhân văn.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản dần dần phá vỡ sự thống nhất giữa lao động và quyền sở hữu, thủ tiêu tính toàn vẹn tự nhiên, tính không phân chia giữa phương diện thể chất và phương diện tinh thần của quá trình lao động. Sự mâu thuẫn, thù địch giữa cá nhân và cộng đồng xuất hiện. Tình trạng người trực tiếp sản xuất bị tách khỏi tư liệu sản xuất đã quyết định quá trình tha hoá lao động. Trong quá trình đó, người công nhân bị đặt vào vị thế đối lập với những tiềm năng tinh thần của mình. Chủ nghĩa tư bản đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật. Nhưng, trong xã hội tư bản, sản xuất hiện ra như mục đích của con người, còn của cải hiện ra như mục đích của sản suất. Trong xã hội ấy, tất cả các quan hệ của con người phụ thuộc vào duy nhất mối quan hệ tiền hàng trừu tượng.
Trong xã hội tư bản, những khả năng và những quan hệ thực tế của cá nhân bị xuyên tạc, bóp méo. Chúng mất đi ý nghĩa tự bản thân mình và chỉ còn như một quan hệ thực dụng, lợi ích vật chất trần trụi; mất đi bản chất hài hoà của cái đẹp, bởi chúng đáp ứng lợi ích tối đa cho người này nhưng lại tạo nên sự đau khổ cho người khác. Theo C.Mác, sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với sự sáng tạo cái đẹp. Nó làm tha hóa các lực lượng sáng tạo của con người, “phi tinh thần hoá” lao động, phi cá tính hoá cá nhân con người. Vì vậy, ông cho rằng, hình thức tư sản của lao động phát triển càng thuần khiết và càng thích ứng thì lao động càng mất đi tính thẩm mỹ vốn có của mình. Quá trình tha hóa của lao động như một giai đoạn xây dựng thiết yếu về mặt lịch sử dưới hình thức cưỡng bức. Trạng thái lao động đó có thể tạo nên cơ sở vật chất của xã hội, nhưng về mặt tinh thần, nó phản lại cái đẹp cao quý bởi sự đam mê thực dụng.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản đã tách rời hoàn toàn lao động và quyền sở hữu, do đó, của cải xã hội mà người công nhân tạo ra dường như trở thành một lực lượng xa lạ, thù địch, đối lập với bản thân họ. Thực vậy, người công nhân không thể có mỹ cảm trước lao động mà của cải mình làm ra lại thuộc về người khác. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, công nhân không phải là chủ nhân của các hoạt động và sản phẩm do mình sáng tạo, mà là người nô lệ, người đi làm thuê. Lao động tha hóa đã dẫn đến chỗ phá vỡ sự chiếm lĩnh cái đẹp đối với hiện thực. Và chính vì vậy, người công nhân càng sản xuất ra nhiều đối tượng thì anh ta càng ít làm chủ hơn, anh ta càng sản xuất ra nhiều cái đẹp thì anh ta càng trở nên xấu hơn. Rõ ràng, trong hình thức lao động tư bản chủ nghĩa, người công nhân đã không khẳng định được mình; ngược lại, họ lao động càng nhiều thì càng phủ định mình. Đó chính là nghịch lý của cái đẹp trong xã hội tư bản.
Quy luật của cái đẹp bị đảo lộn trong xã hội tư bản, bởi lao động tự do mới là nguồn gốc chân chính của quy luật ấy. Lao động trong xã hội tư bản, người công nhân bị tước mất nhu cầu tinh thần và chỉ còn lại nhu cầu thể xác. Cái đẹp thuộc về lĩnh vực tinh thần, thuộc về con người. Nhu cầu thể xác là nhu cầu vốn có của động vật và trong chủ nghĩa tư bản, cái vốn có của động vật ấy lại biến thành số phận của con người.
Kinh tế tư bản chủ nghĩa với sự phát triển mạnh của kinh tế hàng hóa quy định nhiều giá trị của xã hội. Giá trị của hàng hoá được quy về hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hóa, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà lại là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi mua bán. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. chất của giá trị là lao động, vì vậy, sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa trong đó thì không có giá trị. Như vậy, đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, người lao động sản xuất hàng hóa nhưng sản phẩm họ nhận lại không cân xứng với giá trị họ bỏ ra để tạo sản phẩm.
Đối với giai cấp tư sản, giá trị thặng dư là khát vọng cao nhất, là giá trị thẩm mỹ và đạo đức lớn nhất. Trong xã hội tư bản, tiền là thước đo giá trị duy nhất và do vậy, giá trị thẫm mỹ đã biến thành giá trị thực dụng. Sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với nghệ thuật và thi ca, bởi nó làm đảo lộn cái đẹp; đồng thời, có xu hướng bắt các hoạt động sáng tạo cái đẹp phải trở thành hàng hóa, biến lao động sáng tạo của người nghệ sỹ thành lao động trừu tượng. Các giá trị thẫm mỹ thực sự không thể đo bằng giá trị thời gian lao động xã hội cần thiết. Quan hệ hàng hóa tư bản chủ nghĩa biến toàn bộ cái đẹp thành giá trị trao đổi và do vậy, nó trái ngược với bản chất thẩm mỹ của cái đẹp.
Ngày lao động của người công nhân bao giờ cũng được chia làm hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và người lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
Các thước đo hàng hóa thông qua trao đổi và bóc lột giá trị thặng dư hoàn toàn khác biệt với các thước đo của sáng tạo cái đẹp. Cái đẹp trong các sản phẩm thẩm mỹ không phải là một sản phẩm thuộc về số lượng. Lao động nghệ thuật là lao động đặc biệt, tạo nên cái đẹp. Vì vậy, lấy thước đo của lao động trừu tượng và của giá trị trao đổi để áp dụng vào việc đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật là không thể chấp nhận được. Tính thương mại, buôn bán hàng hóa trong xã hội tư bản chỉ có khả năng kích thích việc sáng tạo cái đẹp giả hiệu.
Chúng ta thấy rằng điều kiện căn bản cho sự phát triển toàn diện năng lực của con người là xóa bỏ tình trạng tha hóa của lao động. Tìm hiểu mối liên hệ giữa tình trạng tha hóa của lao động với toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử loài người, Mác khẳng định sự tiêu vong của tha hóa lao động như một tất yếu khách quan. Ông cho rằng một mặt tha hóa lao động làm cho con người phát triển phiến diện, nhưng đồng thời cũng tạo nên bước ngoặt của cảm xúc thẩm mỹ; mặt khác dù trong tình trạng tha hóa lao động, con người vẫn sáng tạo ra cái đẹp, vẫn tồn tại hoạt động thẩm mỹ. Lao động có bị tha hóa thì vẫn là lao động của con người, vẫn là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Có điều là, trong điều kiện như vậy, những hoạt động sáng tạo ra cái đẹp và hoạt động thẩm mỹ cũng bị phiến diện và tha hóa . Mác viết: “Giống như nhờ sự vận động của chế độ tư hữu, của sự phong phú và nghèo nàn của nó - sự phong phú về vật chất và tinh thần và sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần, - xã hội đang nảy sinh tìm thấy trước mắt mình toàn bộ tài liệu cho quá trình hình thành đó, cũng vậy, xã hội xuất hiện sản sinh ra, với tính cách là hiện thực thường xuyên của mình, con người với tất cả sự phong phú ấy của bản chất của nó, sản sinh ra con người phong phú và toàn diện, sâu sắc trong tất cả các cảm giác và tri giác của nó”. Như vậy, một nền công nghiệp tiên tiến và sự phát triển sản xuất vật chất là tiền đề cơ bản cho tính toàn diện, tính phong phú của cảm xúc thẩm mỹ. Nhưng giữa hai phạm trù đó còn có một khâu trung gian quan trọng là chế độ xã hội.
Như vậy, chấm dứt tình trạng tha hóa của lao động cũng chính là mở ra cơ sở của sự chiếm lĩnh bản chất con người bởi con người và cho con người. Cái cơ sở mang lại giá trị của con người trả lại cho con người với tư cách là con người lao động tự do đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Và, trong hình thái kinh tế - xã hội này, bản chất của cái đẹp càng bộc lộ rõ.
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử và nó sẽ phủ định chế độ tư bản. Sự phát triển của chế độ xã hội mới là quá trình con người “xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa”, “là sự tự ý thức tích cực của con người”. “Chủ nghĩa cộng sản với tư cách là sự xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu - sự tha hóa ấy của con người”. Và do đó, với tính cách là “ sự chiếm hữu môột cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì con người” sẽ dảm bảo cho “con người hoàn toàn quay trở lại chính mình với tính cách là con người xã hội, nghĩa là có tính chất ngườ i- sự quay trở lại này diễn ra một cách có ý thức và có giữ lại tất cả sự phong phú của sự phát triển trước đó”.
Cụ thể hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu tính tất yếu của sự ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C.Mác và Ăngghen đã cho rằng: mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử đều là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Đó là do sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản có vai trò tích cực trong việc phát triển sức sản xuất và xã hội hóa lao động nhưng nó cũng có hạn chế nhất định về mặt lịch sử. Đặc biết, đó là sự mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính điều đó đã tạo ra tiền đề vật chất, kỹ thuật cho sự tự phủ định chính chủ nghĩa tư bản và khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản.
Đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế- xã hội này là:
Một là: lực lượng sản xuất phát triển cao, cao hơn so với thời kì tư bản chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất đó dựa trên cơ sở thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhát. Đó là một nền sản xuất có quy mô lớn và được tiến hành một cách phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. Chính lực lượng sản xuất phát triển cao là điều kiện vật chất để làm cho tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có cơ hội phát triển như nhau.
Hai là: Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thay thế cho chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong thời kì tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về tay người lao động, quan hệ giữa người với người mang tính hợp tác, bình đẳng chứ không phải là quan hệ vật chất - vật chất cứng nhắc như thời tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là điều kiện vật chất cho sự thay thế bản thân nó bằng chủ nghĩa cộng sản. Do sự phát triển ấy nên đặc trưng kinh tế cơ bản của hệ thống xã hội chủ nghĩa không phải là sự khúc xạ của chế độ sở hữu nói chúng mà là sự kết thúc của chế độ sở hữu tư sản và mở đầu cho chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Quá trình này không diễn ra ngay tức khắc mà dần dần. Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất là cơ sở cho mỗi thành viên có điều kiện phát triển.
Ba là: Sản xuất thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
Mục đích của nền sản xuất xã hội dưới chủ nghĩa cộng sản là đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội có đời sống vật chất và văn hóa ngày càng phong phú, bảo đảm cho họ phát triển và vận dụng một cách tự do những năng khiếu về thể lực và trí lực của bản thân. Đó cũng là tính ưu việt căn bản của chế độ xã hội này.
Bốn là: Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội và sản xuất hàng hóa bị loại trừ.
Trên cơ sở quyền lực công cộng và nhờ quyền lực ấy, trong chế độ cộng sản chủ nghĩa sẽ không còn mâu thuẫn giữa tổ chức sản xuất có tính xã hội trong mỗi công xưởng và tình trạng vô chính phủ trong toàn bộ nền sản xuất xã hội. Đồng thời, việc quản lý sản xuất cũng không còn nằm trong tay các cá nhân riêng lẻ cạnh tranh nhau nữa. Trái lại, tất cả các ngành sản xuất sẽ do toàn thế xã hội quản lý, tức là sẽ được tiến hành vì lợi ích chung, theo kế hoạch chung với sự tham gia của tất cả các thành iên trong xã hội. Như vậy, cạnh tranh đã dược thay thế bằng thi đua sáng tạo trong chế độ mới.
Mác còn dự báo trong nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa tương lai, tính chất hàng hóa của sản phẩm đối với những người sản xuất sẽ không còn. Khi xã hội đã nắm trong tay tư liệu sản xuất và sử dụng tư liệu đó để sản xuất dưới hình thức trực tiếp xã hội hóa, thì lao động của mỗi người dù có tính đặc thù khác nhau đến đâu cũng sẽ trở thành lao động xã hội. Nguyên lý về tính chất xã hội trực tiếp của lao động sản xuất khiến cho sự thủ tiêu quan hệ giá trị trở thành một tất yếu kinh tế là đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó.
Năm là: Sự phân phối sản phẩm bình đẳng.
Do lực lượng sản xuất phát triển cao, xã hội sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm dồi dào thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
Sáu là: Xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, xóa bỏ giai cấp. Sự phát triển cao về kinh tế văn hóa, xã hội sẽ tạo cơ sở để thủ tiêu sự đối lập đó.
Như vậy, với chủ nghĩa cộng sản, lần đầu tiên trong lịch sử mọi thành quả về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật sẽ mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội nói chúng và từng con người nói riêng. Chính Mác đã khẳng định một cách chắc chắn rằng: sau thời kì quá độ là một “chế độ xã hội mới trong đó sẽ không có sự phân biệt giai cấp hôm nay nữa và trong đó…những phương tiện để sinh sống, để hưởng thụ những niềm vui của cuộc đời, để có được học vấn…sẽ được giao cho tất cả mọi thành viên trong xã hội sử dụng…”
Chủ nghĩa cộng sản với phương thức sản xuất tiến bộ của nó là xóa bỏ tình trạng tha hóa về lao động trước đó, đảm bảo lợi ích chung cho mọi người - những người xứng đáng được hưởng thành quả lao động ấy. Từ đó, nó kích thích lao động sáng tạo các sản phẩm thẩm mỹ.
Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa lần đầu tiên con người đạt tới sự thống nhất, hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Chỉ có xã hội đó mới có thể tạo nên các điều kiện khách quan và chủ quan để lao động tự do xuất hiện trên qui mô toàn xã hội và dưới hình thức thẩm mỹ. Trong điều kiện ấy, quy luật và bản chất của cái đẹp hướng tới khẳng định sự phát triển toàn diện và phong phú đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong bước chuyển từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản, lao động xã hội công ích trở thành nhu cầu hàng đầu và hơn thế, trở thành hoạt động sáng tạo tự do đem lại cho con người những khoái cảm thẩm mỹ trước quá trình lao động và các sản phẩm lao động.
Khi xã hội thực hiện bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, một thay đổi mang tính cách mạng, tích cực trên lĩnh vực cái đẹp là sự tham gia của đông đảo nhân dân vào quá trình sáng tạo thẩm mỹ. Chủ nghĩa xã hội mở ra cho nhân dân lao động những khả năng to lớn để phát triển đầy đủ năng lực sáng tạo cái đẹp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: sản xuất, giao tiếp, hoạt động khoa học, sinh hoạt và nghệ thuật…Sự thay đổi mục đích của lao động, từ lao động kiếm sống sang lao động sáng tạo, tất yếu sẽ khiến cái đẹp thêm nảy nở. Khi lao động đã thoát khỏi những động cơ vật chất riêng tư và được kích thích bởi những tìm tòi không vụ lợi thì cái đẹp giúp nâng cao năng lực, phẩm chất và nhân cách con người. Đến lượt mình, cái đẹp giúp bồi đắp thêm tâm hồn con người, tăng cường khả năng cảm thụ thẩm mỹ, kích thích sáng tạo cái đẹp.
Trên lĩnh vưc văn hóa, xã hội:
Trong xã hội tư bản và tiền tư bản chủ nghĩa, ở các mức độ khác nhau và những hình thức biểu hiện khác nhau, con người bị bóp ghẹt về quyền lợi kinh tế chính trị. Vì vậy, khả năng phát triển tự do mọi năng lực thể chất, tinh thần và sáng tạo, trí tuệ của cong người bị hạn chế. Trong xã hội tiền tư bản chủ nghĩa phần nào đã có sự dung hòa giữa năng lực và điều kiện sáng tạo thẩm mỹ của con người. Nhưng đến chủ nghĩa tư bản, giá trị của cái đẹp trở thành hàng hóa. Điều đó ở một mặt nào đó kích thích sự gia tăng số lượng sản phẩm thẩm mỹ nhưng nó làm méo mó cái đẹp chân chính. Đó là cái đẹp có từ khoái cảm thẩm mỹ tự nhiên, chủ động tích cực của người lao động. Chủ nghĩa cộng sản là chế độ xã hội coi trọng và đảm bảo sự phát triển mọi năng lực thể chất, tinh thần của con người.
Chủ nghĩa tư bản đã có hơn 5 thế kỷ tồn tại và phát triển. Thành quả mà chế độ đó đạt được trong việc giải phóng con người – so với chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ là rất to lớn. Thế nhưng, chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn cao nhất của nó đã đẩy phần lớn nhân loại vào tình trạng áp bức, bóc lột về giai cấp và nô dịch về dân tộc. chủ nghĩa tư bản hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về vấn đề con người.
Xét trên tiến trình phát triển của lịch sử, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một hướng đi hoàn toàn mới đưa loài người đến sự giải phóng. Trước hết là ở quan niệm đúng đắn về con người.
Theo C.Mác và Ăngghen thì con người là m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Myhoc (23).doc