Tiểu luận Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hy lạp - La mã cổ đại và biểu hiện của nó trong nghệ thuật

MỤC LỤC

 

 

I. BẢN CHẤT PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP TRONG MỸ HỌC HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI 1

I.1. Đặc trưng thời đại 1

I.2. Quan điểm triết học của một số triết gia tiêu biểu thời Hy lạp - La mã cổ đại 2

I.3. Quan điểm mỹ học của một số triết gia tiêu biểu thời kì Hy lạp - La mã cổ đại 3

I.4. Bản chất của phạm trù cái đẹp thời Hy lạp - La mã cổ đại 6

II. BIỂU HIỆN CỦA CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT THỜI HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI 7

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hy lạp - La mã cổ đại và biểu hiện của nó trong nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hy lạp - La mã cổ đại và biểu hiện của nó trong nghệ thuật I. BẢN CHẤT PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP TRONG MỸ HỌC HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI I.1. Đặc trưng thời đại Vào thời kỳ Hy lạp - La mã cổ đại thương nghiệp đã xuất hiện và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự phát triển của kinh tế đã dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, xã hội có sự phân chia đẳng cấp và giàu nghèo. Tư tưởng về tư hữu và chế độ tư hữu xuất hiện, cùng với nó là sự xuất hiện của ý thức cá nhân con người trong tư duy của người Hy lạp - La mã cổ đại. Trong lao động đã có sự phân công rõ ràng, đó là việc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay. Sự phân công trong lao động, trong đó đặc biệt là việc lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay đã làm xuất hiện trong xã hội một tầng lớp chuyên lao động trong lĩnh vực tư tưởng, trí óc. Đây chính là cơ sở xã hội cho sự ra đời của những tri thức khoa học, triết học, mỹ học. Ở thời Hy lạp - La mã cổ đại, mặc dù còn sơ khai nhưng các thành tựu khoa học của toán học, vật lý học, thiên văn học… đã góp phần không nhỏ và là cơ sở khoa học cho các triết gia, các nhà khoa học nói riêng, và người Hy lạp - La mã cổ đại nói chung lí giải cho các hiện tượng tự nhiên, vấn đề bản nguyên của thế giới…, đưa thế giới quan của người Hy lạp - La mã bước ra khỏi thế giới quan thần thoại đã tồn tại từ thời nguyên thủy. Thời Hy lạp - La mã, nhà nước đã xuất hiện dưới hình thức các thành bang. Mỗi thành bang chính là một thành thị, thể chế chính trị theo hai dạng là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc (tiêu biểu là hai thành bang Spac và Aten). Với thể chế chính trị như thế đã làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ và bóc lột ở Hy lạp - La mã cổ đại không đến mức quá khắc nghiệt, đồng thời tạo điều kiện cho cá nhân con người khẳng định trí tuệ và bản lĩnh của bản thân. I.2. Quan điểm triết học của một số triết gia tiêu biểu thời Hy lạp - La mã cổ đại Từ những đặc trưng thời đại nêu trên đã quy định nên một số đặc điểm của triết học Hy lạp - La mã cổ đại như: triết học Hy lạp - La mã cổ đại là ý thức hệ của giai cấp chủ nô; triết học thời kì này coi trọng vấn đề con người; những tư tưởng triết học ở giai đoạn này đều xuất hiện một cách tự phát và mang tính biện chứng sơ khai. Đại diện cho triết học thời gian này là các triết gia như Pitago, Heraclit, Đêmôcrit, Xôcrat, Platon, Arixtôt. Pitago: Dựa vào các thành tựu toán học, đặc biệt là về các con số, Pitago cho rằng bản chất của thế giới là các con số. Chính trật tự và sự hòa điệu của các con số đã định hình nên thế giới này. Heraclit: Được đánh giá là nhà triết học tối nghĩa trong thời đại của mình, triết học của Heraclit mang nhiều yếu tố biện chứng và duy vật. Trước hết ông khẳng định bản nguyên hay nguồn gốc của thế giới này là lửa. Sự vận động của lửa tạo nên sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vạn vật trong thế giới này luôn không ngừng vận động như sự vận động không ngừng chảy trôi của dòng sông. Luận điểm nổi tiếng của ông bàn về vận động chính là “người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Đêmôcrit: Là nhà triết học theo trường phái nguyên tử luận, Đêmôcrit cho rằng khởi nguyên của thế giới là nguyên tử - vạn vật trong thế giới này có sự đa dạng, phong phú và khác nhau là do sự khác nhau về hình dạng và trật tự sắp xếp của các nguyên tử. Xôcrat: Triết học của Xôcrat được Heghen đánh giá là “một bước ngoặt lịch sử vĩ đại”. Khác với các triết gia đi trước Xôcrat không hướng triết học của mình vào vấn đề tự nhiên mà đi vào nghiên cứu về vấn đề con người. Trong vấn đề con người, Xôcrat tập trung nghiên cứu về đạo đức con người và phạm trù trung tâm của đạo đức học Xôcrat là phạm trù đức hạnh. Đức hạnh chính là sự tự chủ, lòng dũng cảm và sự công bằng. Như vậy đạo đức học nói riêng và triết học nói chung của Xôcrat là một nền đạo đức học, triết học duy lí chủ quan. Platon: Là học trò của Xôcrat, triết học của Platon là sự kế thừa triết học của Xôcrat theo hướng duy tâm khách quan với nền tảng là học thuyết ý niệm. Ý niệm theo Platon là cơ sở, nguồn gốc, nguyên mẫu của mọi sự vật cảm tính. Hay nói cách khác thế giới vạn vật chính là cái bóng, là bản sao của thế giới ý niệm. Thế giới ý niệm tồn tại vĩnh hằng, bất biến và là bản chất của thế giới hiện thực. Arixtôt: Là học trò của Platon song ông lại phê phán học thuyết ý niệm của Platon và ông đưa ra quan điểm nổi tiếng thầy rất quý nhưng chân lý còn quý hơn cả. Ông đã xây dựng học thuyết triết học của mình theo khuynh hướng duy vật. Trước hết Arixtôt đưa ra thuyết bốn nguyên nhân để giải thích tồn tại. Theo ông bản chất của sự vật nằm ngay trong chính bản thân nó. Chính vì vậy mà đối tượng của nhận thức con người chính là thế giới hiện thực khách quan. I.3. Quan điểm mỹ học của một số triết gia tiêu biểu thời kì Hy lạp - La mã cổ đại Dựa trên cơ sở triết học, mỹ học thời kì Hy lạp - La mã cũng hình thành và phát triển cùng với triết học. Các triết gia cũng chính là nhà mỹ học, vì vậy mà các quan điểm mỹ học của họ đều có cơ sở từ chính hệ thống triết học của mình. Một số triết gia tiêu biểu đó là Pitago, Heraclit, Đêmocrit, Xocrat Platon, Arixtôt. Pitago: Xuất phát từ quan niệm về các con số và thuyết hòa điệu, Pitago cho rằng: cái đẹp là dấu hiệu hòa điệu của sự vật. Cơ sở của cái đẹp là tính tỉ lệ đúng đắn giữa các bộ phận. Cái đẹp là tính hợp quy luạt của con số. Như vậy theo quan niệm của Pitago thì cái đẹp chính là sự hòa điệu và hợp lí về tỉ lệ giữa các bộ phận. Heraclit: Khác với Pitago, là một nhà duy vật Heraclit cho rằng cái đẹp không có cơ sở trong các quan hệ số lượng mà nằm ngay trong tính chất của các sự vật. Cái đẹp ở đây vừa mang tính cụ thể lại vừa mang tính tương đối. Cái đẹp được nảy sinh trong tính thống nhất giữa các mặt đối lập, mà cơ sở của tính thống nhất này chính là sự hòa điệu. Với quan điểm này Heraclit đã khẳng định tính vật chất và thống nhất giữa các mặt đối lập của cái đẹp dựa trên cảm xúc thẩm mỹ. Đêmôcrit: Là nhà triết học theo trường phái nguyên tử luận, Đemocrit đã đưa ra quan điểm duy vật khách quan về cái đẹp. Theo Đemocrit, cái đẹp có cơ sở khách quan là tính vật chất, một sự vật, hiện tượng được coi là đẹp khi nó nằm trong một trật tự, có sự hài hòa, cân xứng về các mặt. Xocrat: Xuất phát từ đối tượng triết học là cái tôi đạo đức, những quan điểm về mỹ học nói chung và phạm trù cái đẹp nói riêng của Xocrat mang tính duy tâm chủ quan. Theo Xocrat cái đẹp ở đây là cái đẹp tâm hồn, là sự kết hợp giữa vẻ đẹp với phẩm chất tâm hôn. Chính vì vậy ông đòi hỏi trong nghệ thuật các nghệ sĩ phải thể hiện được những “trạng thái của tâm hồn”. Nói cách khác cái đẹp của Xocrat là cái đẹp đạo đức, chú trọng nội dung hơn hình thức. Platon: Là học trò của Xocrat, triết học của Platon là sự kế thừa triết học duy tâm của Xocrat, song khác với Xocrat, Platon đi theo khuynh hướng khách quan. Theo Platon cái đẹp là một ý niệm tồn tại vĩnh viễn và nguồn gốc của nó nằm trong thế giới thần linh. Đặc biệt Platon đã đưa ra một định nghĩa về cái đẹp đó là “Cái đẹp tồn tại vĩnh viễn, nó không tự xuất hiện, không mất đi, không tăng thêm, không giảm đi, thậm chí nó không đẹp ở nơi đây mà lại xấu ở nơi kia, không đẹp ở quan hệ này mà lại xấu ở điểm khác, không đẹp đối với cái này và lại thô kệch đối với cái kia. Cái đẹp hiện ra không như một vẻ mặt hoặc như một cánh tay, cũng không ở bất cứ phần nào của cơ thể. Đẹp cũng không hiện ra như một lập luận hoặc như một khoa học nào; Cái đẹp là tự nó…”. Như ta thấy với định nghĩa này của Platon đã khẳng định quan điểm duy tâm khách quan về cái đẹp khi kéo nó lên thế giới của thần linh, siêu hiện thực, bất biến, tồn tại vĩnh viễn đó là cái đẹp mà “sẽ hiện ra với tất cả sự lộng lẫy của nó khi chúng ta bước sau thần Jupiter cũng như những người khác bước sau các vị thần khác, trong tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình”. Arixtot: Mặc dù là học trò của Platon song Arixtot lại phê phán học thuyết ý niệm - một học thuyết triết học duy tâm khách quan và xây dựng cho mình một hệ thống triết học theo khuynh hướng duy vật. Trên nền tảng đó, Arixtot cũng đưa ra một quan niệm duy vật về cái đẹp. Theo Arixtot thì vẻ đẹp của một sự vật, hiện tượng là một đặc tính, một phẩm chất của chúng. Theo đó thì cái đẹp không tách rời thực tại đẹp. Nói cách khác nguồn gốc của cái đẹp chính là từ hiện thực khách quan và cái đẹp chỉ có thể “xác lập tính chất khách quan trong mối tương quan của những đặc tính của vật thể với sự cảm thụ của con người”. I.4. Bản chất của phạm trù cái đẹp thời Hy lạp - La mã cổ đại Từ những quan điểm triết học và mỹ học về cái đẹp của một số triết gia tiêu biểu thời Hy lạp - La mã cổ đại thì bản chất của phạm trù cái đẹp trong giai đoạn này chính là. Cái đẹp là sự hài hòa, đăng đối, cân xứng, trật tự, là sự hòa điệu của sự vật. cái đẹp ở đây là sự bắt chước. Với quan niệm như trên các nhà triết học, mỹ học thời Hy lạp - La mã cổ đại đã chỉ ra những thuộc tính của cái đẹp. Nguồn gốc của những thuộc tính ấy của cái đẹp trong mỗi triết gia Hy lạp - La mã cổ đại là khác nhau có thể từ hạ giới (thế giới hiện thực), cũng có thể từ thượng giới (thế giới thần linh), song điểm thống nhất giữa các triết gia giai đoạn này chính là quan điểm về “bắt chước”, cái đẹp là sự mô phỏng, bắt chước. Theo như bản chất của cái đẹp thời kì này ta có thể thấy những đặc điểm cơ bản của mỹ học thời Hy lạp - La mã cổ đại nay là. Sự khái quát đời sống thẩm mỹ thành lí luận với các phạm trù mỹ học, trong đó phạm trù trung tâm là cái đẹp là sự khái quát có tính triết học. Nguồn gốc của cái đẹp nói riêng, cũng như mỹ học và nghệ thuật nói chung được lí giải thông qua học thuyết bắt chước. Trong my có hai khuynh hướng là duy vật, đại diện là Democrit, Arixtot và duy tâm với đại diện là Platon, Pitago trong quan điểm về bản chất của phạm trù cái đẹp. Bản chất của cái đẹp mà các triết gia thời kì này khái quát lên chỉ là những thuộc tính, biểu hiện bề mặt của cái đẹp. Cái đẹp được thể hiện hoàn hảo nhất ở con người. II. BIỂU HIỆN CỦA CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT THỜI HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI Như ta đã biết, xã hội Hy lạp - La mã cổ đại là xã hội mới bước ra từ xã hội nguyên thủy, thế giới quan triết học cũng như my của người Hy lạp - La mã cổ đại là một thế giới quan mới thoát thai khỏi thế giới quan thần thoại. Chính đặc điểm này đã quy định tính chất thần linh trong nghệ thuật thời kì Hy lạp - La mã cổ đại. Biểu hiện của nó chính là các gức tượng thần như thần Apollon, Artemis, Venus… trong nghệ thuật điêu khắc. Trong văn học với các thiên anh hùng ca như sử thi Iliat và Ôđixê, là sự xuất hiện dày đặc của các vị thần, các vị thàn là nguyên nhân của các cuộc chiến, là người bảo trợ cho chiến thắng như nữ thần Hêra, nữ thần Athena, nữ thần Alphroditer, thần Apollon… Tuy mang tính thần linh, thần thánh nhưng trong giai đoạn này có một đặc điểm không thể không khẳng định trong mỹ học giai đoạn này đó là vẻ đẹp của con người được đề cao. Xuất phát từ đặc điểm của triết học đề cao con người mà luận điểm nổi tiếng của Protago đã khẳng định là “Con người là thước đo của mọi vật”, trong nghệ thuật nó được biểu hiện thành hàng loạt các hình tượng anh hùng có vẻ đẹp và trí tuệ của các bậc hiền triết, thần linh như Hecto, Asin, Uylixơ… trong văn học. Trong nghệ thuật điêu khắc đó là vẻ đẹp cân xứng, đăng đối, hài hòa của các nam thần, nữ thần về mặt hình thể như Venus, Artemis, thần chiến thắng, Apolon. Các vị thần đã mang một vẻ đẹp trần thế về mặt hình thể. Hay nói cách khác vẻ đẹp con người mà nghệ thuật ca ngợi chính là vẻ đẹp về mặt hình thể. Đó là sự cân đối, hoàn chỉnh, hài hòa về mặt hình khối giữa các bộ phận trên cơ thể cũng như toàn cơ thể. Ngoài ra biểu hiện về mặt số lượng, tính hoàn chỉnh cân đối của cái đẹp thời Hy lạp - La mã cổ đại còn được biểu hiện trong nghệ thuật kiến trúc. Đó là những công trình kiến trúc nổi tiếng như điện thờ Pathenon, đền thờ thần trí tuệ Athena, hay một phần thành cổ Athen… với lối kiến trúc nhiều cột được sắp xếp theo một trật tự và số lượng nhất định biểu thị cho những ý nghĩa khác nhau. Đặc biệt trong kiến trúc thời kì này chính là các loại hình cột như trong điện Pathenon là cột đoric như đôi chân trần trên đất của chàng lực sĩ, hay cột coranh với sự biến điệu là hình các thiếu nữ đội mâm ngũ quả ở một phần thành cổ Athen tạo cảm giác thanh thoát. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (49).doc
Tài liệu liên quan