Tiểu luận Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

MỤC LỤC

A - MỞ ĐẦU 2

B - NỘI DUNG CHÍNH .3

I – Bản chất và qúatrình hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia

1 – Quá trình hình thành và phát triển .3

a – Nguyên nhân sự hình thành . 3

b – Quá tình phát triển .5

2 – Bản chất và đặc trưng .7

II – Vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia .12

1 -Thúc đẩy thương mại .12

2- Thúc đẩy đầu tư . . 14

3 – Phát triển nguồn nhân lực . 15

4 - Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai . 16

III – Hoạt động của TNC ở Việt Nam . 20

1 - Đặc đIểm hoạt động của các TNC 20

2 – Tác động của TNC tới Việt Nam . 24

3- Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam . 26

C – KẾT LUẬN . 28

D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 29

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan gồm :cổ đông, người làm thuê, ngươì cung ứng, cộng đồng địa phương. Trong tổ chức sản xuất và các hoạt động kinh tế thì chuyển từ sản xuất đại trà, hàng loạt với số lượng lớn sang kiểu sản xuất loạt nhỏ theo đơn đặt hàng và thực hiện một cách linh hoạt cùng với nó là sự chuyển từ các tổ chức quy mô lớn liên kết theo chiều dọc sang liên kết theo mạng lưới và theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước . Các tổ chức TNC này sử dụng ngay lợi thế của mình trong các hoạt động mua nguyên ,nhiên vật liệu cùng các yếu tố khác cần thiết cho quá trình sản xuất và bán sản phẩm của mình với giá độc quyền nhằm thu được những khoản lợi nhuận kích sù mà so với các doanh nghiệp khác thì phải mất nhiều thời gian mới có được những khoản như thế .Chúng còn sử dụng giá cả độc quyền với mục đích là để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà chúng cho là có nguy cơ làm phương hại tới chúng . Lúc đầu chúng sử dụng giá cả độc quyền nhỏ hơn giá trị của sản phẩm chấp nhận lỗ một thời gian để chèn ép các đối thủ cạnh tranh của chúng .Nhiều đối thủ của chúng không canh tranh được sẽ bị phá sản hoặc phải chuyển sang hoạt động trong các nghành khác song cũng có một số ít đối thủ co thể trụ vững và phát triển .Trong lúc nay người mua sẽ được lợi ngay sau đó chúng lại thực hiện giá cả độc quyền cao trong khi bán các sản phẩm của mình và mua các yếu tố đầu vào với giá độc quyền thấp nhằm thu về những khoản tiền lãi lớn để bù đắp vào cho phần lỗ trước đây .Phần lãi này lớn hơn phần lỗ tước đây nhiều lần và người bị thiệt chính là nguời tiêu dùng các sản phẩm đó và những người cung cấp nguyên liệu đầu vào .Cùng với quá trình cạnh tranh không lành mạnh đó chúng còn tiến hành mua lại dây truyền công nghệ với giá rẻ của các đối thủ của chúng khi họ bị phá sản hoặc phải chuyển sang làm các công việc khác .Từ đó chúng ta thấy rằng bọn chủ TNC thu lợi từ rất nhiều nguồn khác nhau . TNC là các tổ chức lớn cho nó gồm có nhiều công ty con và ở nhiều nơi trên thế giới mục dích của chúng chỉ là phân bố sao cho tổ chức sản xuất có thể thu được lợi nhuận lớn nhất .Các công ty con này có ưu thế ở chỗ chúng nằm ở các nước cho nên tránh đựơc thuế suất cao và được hưởng mức thuế ưu đãI ,cùng với đó là tiết kiệm được chi phí vận chuyển sử dụng nguồn lao động rẻ (như phần nguyên nhân sự hình thành và phát triển đã trình bày) mà chúng còn tổ chức như vậy để nhằm :tổ chức nghiên cứu và thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu một cách thuận lợi và nhanh nhất . Đặc trưng của TNC ở một số nước tiêu biểu : ở nhật bản : Thứ nhất là TNC ở đâythì có mục tiêu hàng đàu là phát triển công ty ,tập đoàn mình thể hiện ngay bằng tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường ,phát triển sản phẩm mới,kỹ thuật mới tăng khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Thứ hai làcác công ty con không độc lập hoàn toàn mà họat động như nhũng công ty vệ tinh , chúng cũng có quyền tự do ở mức đáng kể. Thứ ba là các công ty thường áp dụng chế độ làm việc suốt đời .Ngươi công nhân và nhà quản lý có mối quan hệ cố định .Mức lương của họ không căn cứ vào năng lực và cống hiến mà căn cứ vào tuổi tác ,thâm niên công tác liên tục do vậy mà họ luôn cống hiến hết mình cho công ty. Đặc biệt ở Nhật Bản còn xuất hiện các công ty gia đình mà ở đó các thành viên của công ty có những mối quan hệ tình cảm . ở mỹ và các nước phương tây Thứ nhất là trụ sở chính là ở các nước sản sinh ra chúng gọi là nước gốc.Nó quản lý mọi hoạt động của công ty con là nơi đề ra chính sách cho toàn bộ hệ thống các công ty trực thuộc . Thứ hai là công ty con do công ty mẹ lập ra và chịu sự quản lý chi phối của công ty mẹ Thứ ba là các công ty liên kết là các công ty có liên quan nhiều mặt với hệ thống của công ty mẹ , nó có tư cách pháp nhân độc lập . Một số đặc điểm khác của TNC : Nhờ tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự đột phá của cách mạng thông tin khiến phương thức tổ chứ hoạt động quản lý sản xuất thay đổi ngược lại so với phương thức sản xuất cũ( phương thức sản xuất của xã hội công nghiệp ) .Song ở nơi nào mà nó còn phát huy được tác dụng thì chúng vẫn còn tận dụng triệt để theo các xu thế sau : Một là đa dạng hoá các loại sản phẩm nghĩa là nhà quản lý sản xuất các sản phẩm theo loạt nhỏ theo đúng yêu cầu của thi trường . Hai là phi chuyên môn hoá ,tức là sản phẩm được chế tạo theo từng linh kiện , cấu kiện chứ không chế tạo theo kiểu chuyên môn hoá như trước đây,nó chỉ sản xuất với một mức nào đó thường là ít chứ không như trước đây sản xuất ồ ạt với số lượng lớn . Ba là phi tập trung hoá ,tức là quá trình sản xuất được phân bố trên diện rộng chứ không bó hẹp và tài lực đựoc phân tán cho các chi nhánh ở các quốc gia với quy mô quốc tế .Một sản phẩm giờ đây có thể được sản xuất ra từ rất nhiều linh kiện từ những xí nghiệp thuộc tập đoàn đó góp lại . Ví dụ như ô tô , máy bay được sản xuất từ nhiều nơi trên thế giới : công tác nghiên cứu được tiến hành ở nước thứ nhất , sản xuất các linh kiện cấu kiện ở nước thứ tư ,thứ năm , lắp giáp ở nước thứ sáu ,bán sản phẩm ở nước thứ bảy và chia lợi nhuận ở nước thứ tám. Đây cũng là quá trình chuyển giao công nghệ cho các nước ,tránh chi phí vận chuyển, tận dụng các nguồn lực to lớn của các quốc gia sở tại ,tránh hàng giào thuế quan bảo hộ cho nền kinh tế của các nước sở tại . Bốn là tổ chức quản lý từ xa , nhờ có mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu mà việc quản lý được thuận tiện và có hiệu quả hơn nhiều .Giờ đây khoảng cach về địa lý không còn là vấn đề lo ngại cho các TNC nữa . Nhờ vào mạng lưới thong tin liên lạc toàn cầu mà ban quản trị có thể xem xét tình hình hoạt động của các công ty con và giám sát hoạt động đó một cách rễ ràng ,thông qua đó còn có khả năng ra những quyết định tối ưu .Nhờ vào mạng lưới thông tin như thế mà con người đã hình thành nên nhiều loại hình giao dịch như :quản lý làm việc từ xa, hội thảo hội nghi từ xa , mua bán từ xa ( ví dụ như cổ phiếu một công ty của Nhật có thể giao bán ở thị trường cổ phiếu Newyork…) dần giải phóng được con người khỏi cái bàn giấy thay vào đó là họ có thể đi du lịch và mang theo máy tính sách tay để chỉ đạo công việc . Không những vậy đây còn là nghành công nghiệp thu được lợi nhuận cao. Năm là quốc tế hoá và toàn cầu hoá hoạt động tổ chức quản lý .Trong nền kinh tế thế giới hiện nay thì công tác này thực sự có vai trò to lớn chúng luôn thông tin cho nhau về vốn tư bản ,lao động ,thông tin và công nghệ luôn được kết nối giữa các quốc gia trên thế giới với nhau vượt khỏi biên giới quốc gia về địa lý. II/ Vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia. Vơí khoảng 60.000 công ty mẹ và khoảng 500.000 công ty con các công ty xuyên quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thế giới .Chúng đang kiểm soát khoảng 40% sản lượng công nghiệp , 60% về ngoai thương ,80% về kỹ thuật mới của thế giới .Các công ty này chủ yếu thuộc các nước có nền kinh tế phát triển như các nước Mỹ , Nhật Bản , các nước EU và Liên Bang Nga . ở đây các công ty có khả năng về vốn nguồn lực cùng với đó là công nghệ của chúng đặc biệt tiến bộ . các TNC này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo hàng xuất khẩu và các lĩnh vực hợp tác trên phạm vi rộng và có tỷ lệ lãi cao . Nó có tấc động không chỉ đối với các quốc gia mà nó hoạt động mà nó còn tác động tới nền kinh tế toàn cầu . 1-Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế Một trong những vai trò nổi bật của TNC đó là thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Sản phẩm chủ yếu của các TNC đó là sản phẩm hướng ra xuất khẩu như bảng số liệu sau. Chúng đã sử dụng mọi nguồn hàng của thế giới vào giao lưu buôn bán để kiếm lời Qua đó ta thấy ngay rằng họat động thương mại quốc tế tăng nhanh một cách nhanh chóng đặc biệt chú ý đó là các TNC ở Nam và Đông Nam á đã tăng từ 193 tỷ USD năm 1982 lên 871 tỷ USD vào năm 1994. Điều này đã cho thấy vai trò của các TNC ngày càng có vai trò to lớn .Bên cạnh đó ta còn thấy ngay rằng hoạt động giao lưu giữa các chi nhánh của TNC và ngay cả giữa công ty mẹ và công ty con cũng Giá trị thương mại của các chi nhánh TNC ở nước ngoài và tỷ lệ so với giá trị nhập khẩu trong các khu vực giai đoạn 1982-1994(tỷ USD) Các khu vực Giá trị thương mại của các chi nhánh TNC ở nước ngoài Tỷ lệ so với giá trị nhập khẩu(lần) 1982 1994 1982 1994 1.các nước phát triển 1770 4523 1.19 1.28 +Tây Âu 787 2513 0.88 1.22 +EU 719 2338 0.86 1.21 +Các nước Tây Âu khác 68 175 1.18 1.42 +Bắc Mỹ 777 1616 2.10 1.63 +Các nước khác 206 398 0.93 0.83 2.Các nước ĐPT 656 1832 1.05 1.47 +Châu phi 66 132 0.66 1.22 +Mỹ latinh &Cairibe 257 666 2.50 2.87 +Châu Âu 2 3 0.10 0.22 +Châu á 326 1022 0.85 1.14 -Tây á 133 150 0.85 0.93 -Trung á … 2 …. …. -Nam,Đông Nam á 193 871 0.85 1.18 -TháI Bình Dương 5 8 1.93 1.86 3.Các Nước Trung và Đông Âu 0.5 52 0.01 1.30 Toàn thế giới 2426 6412 1.12 1.30 (nguồn :World Investment Rport 1997) tăng nhanh .chủ các công ty mẹ chuyển giao công nghệ và dây truyền sản xuất cho công ty con song gía chuyển giao này lại không dựa trên quy luật cung cầu mà dựa trên giá thoả thuậnh giữa các công ty ,chi nhánh với nhau gây phương hại đến các quốc gia nhập khẩu mà chủ yếu là các nước đang phát triển trong đó có nước ta do vậy chúng ta cần lưu ý tới vấn đề này.Gần đây khả năng xuất khẩu của các TNC ở các nước đang phát triển tăng nhanh và dần có vị thế trên trường quốc tế đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu á như xuất khẩu của các TNC đã chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu của các nước Philippin , Malaixia và tới gần 90% của Xinggapo và ở châu Mỹ cũng vậy ở Mexico và Paraguay cũng chiếm tới 58% và 46%. Tích cực là vậy song tiêu cực cũng vẫn còn nhiều và tương đối quan trọng , các tiêu cực đó được trình bày như sau : Thứ nhất các TNC chỉ tập trung vào sản xuất hàng chế tạo và hướng về xuất khẩu điều đó đặt ra cho các quốc gia phải thu hút TNC đầu tư vào nghành nào và đầu tư như thế nào để tận dụng được thế mạng của chúng đồng thời không gây ảnh hưởng sấu cho sản xuất trong nước . Thứ hai là các TNC dựa vào vị thế của mình mà thực hiện đầu cơ tích trữ và áp dụng giá độc quyền trong sản xuất và kinh doanh. Do đó nhà nước cần có chính sách để kiểm tra giám soát để kịp thời ngăn chặn hiện tượng tiêu cực đó .Nừu không có cơ chế quản lý chặt trẽ sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho nền kinh tế của chính nước mình (các công cụ thường được dùng đó là luật chống độc quyền ,luật cạnh tranh ,luật chống bán phá gía… 2- Thúc đẩy đầu tư quốc tế Trên thực tế hoạt động đầu tư nước ngoài hầu hết được thông qua TNC vì với lợi thế của mình về vốn , kỹ thuật hịên đại , quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường tiêu thụ rộng lớn chúng có thể tối đa hoá lợi nhuận của mình trên phạm vi toàng thế giới . Năm 1997các chi nhánh của TNC có tổng tài sản là 12,6 nghìn tỷ USD đã đầu tư ra nước ngoài 422tỷ USD và hàng năm con số này ngày càng tăng .Nước có lượng đầu tư ra ngoài lớn nhất là Mỹ 85tỷ USD (năm 1995) chiếm tới 25% tổng lượng FDI của thế giới sau đó là Nhật Bản .Trên toàn thế giới thì chủ yếu nguồn FDI là từ các nước G7. Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 thì TNC tăng nhanh hình thức sát nhập và mua lại các công ty nước ngoài để biến chúng thành các chi nhánh của mình đây cũng là một hình thức đầu tư ra nước ngoài .Ta cũng thấy thay đổi trong dòng vốn đầu tư :giờ đây chúng tập trung và tăng cường vốn đầu tư cho Trung Quốc và các nước ASEAN nhưng lại giảm vốn đầu tư vào châu phi đặc biệt hơn chúng lại tăng cả đầu tư vào các nước phát triển .Nước ta là một nước thuộc khu vực Đông Nam á cho nên chúng ta phải đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài và có chính sách sử dụng chúng sao cho có hiệi quả cao nhất 3- Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Đây là vai trò quan trọng của TNC ,chúng thường tổ chức các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình để đáp ứng nhu cầu của công việc .Chúng thường tổ chức đào tạo nguồn lao động ở địa phương , ở nước sở tại nhằm tận dụng lao động ở đó .Các TNC này có dây truyền công nghệ và trình độ quản lý cao vì thế mà công nhân làm việc ở đây có trình độ cao hơn các công nhân làm việc ở nơi khác .Mặt khác chi phí đào tạo ở các nước thường rẻ hơn ở chính quốc.Các TNC thường tổ chức các hoạt động trợ giúp cho các trung tâm nghiên cứu, đào tạo nghề , các trường đại học . Bên cạnh đó TNC còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động phụ nữ ở các nước đang phát triển đặc biệt ở những nghành dệt may , chế biến thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ … đặc biệt là ở các nước như Xingapo, Malaixia,ấn Độ , Trung Quốc ,Việt Nam … ở các TNC thì điều kiện làm ,lương thường cao hơn các nơi khác . Song chúng lại chỉ đào tạo trong một số nghành và lĩnh vực công nghiệp , công nghiệp chế biến thuỷ , hải sản và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm hàng thủ công mỹ nghệ .Các TNC luôn đào tạo với công việc ngắn hạn để tránh đó chính là đối thủ cạnh tranh của chính mình đây cũng chính là hạn chế của các TNC . Cho tới nay thì chúng đã tạo ra một khối lượng công việc lớn cho các quốc gia đang phát triển .Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Hình thức đào tạo và các khu vực Các chi nhánh TNC vừa và nhỏ Các chi nhánh TNC lớn 1.Đào tạo tại chức +Nam, Đông Nam á 61 75 +Mỹ –Latinh 60 69 +Tổng cộng 61 73 2.Đào tạo kỹ thuật +Nam, Đông Nam á 46 71 +Mỹ –Latinh 35 74 +Tổng cộng 44 73 (nguồn :UNCTAD,1993) 4- Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai để thuận lợi trong cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận thì các TNC luôn đi đầu trong nghiên cứu và thử nghiệm những dây truyền công nghệ tiên tiến Đây cũng được coi như vấn đề chiến lược và có tính sống còn đối với từng TNC vì nó đem lại khả năng cạnh tranh nội tại cho chính TNC đó .Trong xã hội ngày nay thì vấn đề cạnh tranh là vấn đề quyết định tới sự sống còn mà muốn nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình thì các doanh nghiệp có nhiều cach trong đó vấn đề nghiên cứu và đổi mới công nghệ là vấn đề có tính chiến lược và khả quan nhất .Mỗi một công ty lại có chính sách phát triển khác nhau do đó vấn đề định hướng chính sách cũng rất quan trọng .Công nghệ là khả năng ứng dụng của nó vào thực tế ,khả năng nghiên cứu này không phải bó hẹp ở một khu vực theo địa lý hay con người của khu vực mà nó luôn tồn tại trông mỗi con người không phụ thuộc vào dân tộc nào. Vì thế để tận dụng được khả năng này thì cần phải triển khai nghiên cứu trên phạm vi toàn hệ thống các công ty mẹ để rồi tổng kết lại ở công ty mẹ mà điển hình là chúng hỗ trợ cho các trương đại học về cơ sở vật chất từ đó tiếp cận ngay với những tri thức mới . Mặt khác để cạnh tranh tốt trên phạm vi toàn cầu thì các công ty này phải luôn tung các sản phẩm mới với tốc độ nhanh chóng đIều này còn cho thấy rút ngắn được thời gian giữa nghiên cứu và triển khai càng nhanh càng tố vì vậy phải xây dựng các cơ sở nghiên cứu và triển khai ngay tại nước ngoài .Do tức cực trong công tác nghiên cứu và triển khai nên các TNC này luôn đi đầu trong cơ khi hóa và tự động hoá để nâng cao hiệu quả lao động , chất lượng sản phẩm và giải phóng con người khỏi các công việc nặng nhọc và độc hại tránh những tác động sấu đối với con người . Có được là do máy móc có thể có sức mạnh hơn con người nhiều lần chúng không phải cơ thể sống cho nên không bị tác động của các yếu tố ô nhiễm và phóng xạ .Dùng máy móc cũng có thể tăng được hiệu suất lao động vì trong cùng một khoảng thời gian máy có thể thực hiện được nhiều công việc nhanh chóng trong khi đó con người làm được một số việc nhất định nào đó, lưong mà chủ doanh nghiệp phải trả cho người lao động nhiều hơn nhiều lần so với việc cung ứng năng lượng cho máy hoạt động . Hiện nay các nước đang phát triển cũng tích cực trong công tác nghiên cứu và triển khai bằng chứng là hầu hết các nước đều xây các trung tâm nghiên cứu , các cơ sở đào tạo hoặc các khu công nghệ cao và nó trở thành những nơi thu hút vốn đầu tư vào các nghành sử dụng đầu vào công nghệ cao mà đIển hình là ấn Độ – cái nôi của nền công nghiệp sản xuất phần mềm . TNC còn luôn tổ chức hoạt động triển khai công nghệ nhưng bên cạnh đó là hàng loạt các chính sách chiến lược về phát triểncủa các công ty đứng ra thực hiện chuyển giao. Hoạt động chuyển giao nay thông qua các kênh khác nhau , đó là : Thứ nhất thông qua các hợp đồng mua và bán công nghệ trên thi trường thế giới. Kênh này thường đựoc diễn ra giữa các nước có nền kinh tế phát triển . Công nghệ được chuyển giao chủ yếu là các bộ phận của dây truyền công nghệ của một nghành nào đó hay kinh nghiệm quản lý , dịch vụ hỗ trợ … mà chỉ có ở các nước phát triển mới có khả năng về trình độ về vốn để mà triển khai. Thứ hai la thông qua hình thức trao đổi thông tin ,đào tạo và huấn luyện cán bộ khoa học , đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề .Kênh này chỉ dành cho các nước có nền kinh tế đang phát triển ,nó là công cụ chính mà các công ty xuyên quốc gia thực hiện chuyển giao công nghệ .Đây còn là công cụ cho các TNC thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở các nước chuẩn bị cho thế hệ tương lai đây cũng chính là những người ra quyết sách ảnh hưởng đến sự tồn vong của chính các tập đoàn kinh tế này . Thứ ba thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) . FDI chính là tổng thể các biện pháp và chính sách thương mại , đầu tư … của TNC . Nó còn cho phép TNC khai thác tối đa thế mạnh và công nghệ và tiềm năng nghiên cứu – triển khai công nghệ .FDI ngày nay đã trở thành quen thuộc trên thế giới , số vốn FDI ngày càng tăng. Nừu như vào năm 1997 mới chỉ đạt 475 tỷ USD thì đến năm 1998 đã tăng lên 654 tỷ USD tăng 36,6%. Ngoài ra trên thế giới còn tiến hành hợp đồng công nghệ liên công ty có nghĩa là các TNC trên thế giơi đã tổ chức liên doanh liên kết trong công tác nghiên cứu và triển khai công nghệ .Hình thứ c liên doanh liên kết này được thực hiện ở cả nước phát triển và đang phát triển . ở các nước phát triển thì các hợp đồng công nghệ liên công ty được phân theo hai chiều hướng đó là : thứ nhất theo hình thức một chiều , tức là chuyển giao công nghệ từ các công ty cấp giấy phép tới các đối tác ,thứ hai là cả hai bên cùng kết hợp nghiên cứu hoặc triển khai hoặc triển khai hoặc cùng nghiên cứu và triển khai . ở các nước đang phát triển thì liên kết công nghệ càng có vai trò to lớn, mà đối tác chủ yếu của các nước đang phát triển đó chính là Mỹ, các nước EU và Nhật Bản . Các công ty ở các nước đang phát triển giờ đây được đánh giá là các đối tác tiềm năng to lớn đặc biệt là các công ty thuộc các nước Đông Nam á vì nó thuộc vùng kinh tế phát triển mạnh và an toàn nhất thế giới ,cùng với đó là khả năng phát triển nghiên cứu triển khai toạ điều kiện thuận lợi cho kênh liên kết công nghiệp thứ hai . Hình thức chuyển giao công nghệ này đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế , đồng tời cuung cấp phương pháp quản lý tiên tiến và kỹ thuật Marketting hiện đaị . FDI cũng chỉ là một hình thức xuất khẩu tư bản của các TNC nhằm thu được lợi nhuận độc quyền .Còn có ý kiến cho rằng bên cạnh yếu tố kinh tế còn có yếu tố về chính trị tức là chúng có thể dựa vào đó để dần chiếm thống lĩnh về kinh tế rồi làm cho các quốc gia đó mất chủ động về chính trị mà đIển hình là Thái Lan , nước này đã phần nào đó mất chủ động về kinh tế . Cho đến nay theo thống kê của UNCTAD thì khoảng 75% tổng lượng vốn FDI chảy vào các nước phát triển còn lại 25% thì chủ yếu chảy vào các nước đang phát triển ở Đông Nam á và các nước NIC ở khu vực Châu á -Thái Bình Dương . III/ Hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ( TNC) tại Việt Nam 1-Đặc điểm hoạt động của các TNC trong nền kinh tế Việt Nam. Các TNC chỉ có thể hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế thế giới vào năm 1986 và thực tế thì kể từ sau khi nhà nước ta thông qua bộ luật về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tháng 12-1987 . Kể từ đó thì trên lãnh thổ Việt Nam đã xuất hiện các công ty , xí nghiệp và tập đoàn liên doanh liên kết hoặc 100% vốn đầu tư từ nước ngoài . Qua các năm thì vốn đầu tư của TNC vào nước ta ngày càng tăng với tốc độ cao, tính từ năm 1988đến năm 6-1999 cả nước dã thu hút được trên 40,76 tỷ USD với tốc độ tăng hàng năm là 90% trong những năm 1991 tới 1996,sau đó bị giảm vào các tiếp theo do xu hướng biến động của tình hình thế giới song trong những năm gần đây lại có xu hướng tăng nhanh trở lại khi nền kinh tế thế giới đang phục hồi và tăng nhanh trở lại .Từ khi TNC được phép hoạt động ở nước ta thì nguồn đóng góp của nó cho GDP luôn tăng , góp phần làm tăng trưởng kinh tế của nước ta . Các TNC ở Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ các nước đang phát triển: châu á và một số từ Nhật Bản, châu Âu và Mĩ . Các TNC có nguồn gốc từ Đông á (trừ Nhật Bản ) đã chiếm koảng 64,8% riêng năm 1998 do suy thoáI kinh tế ở Đông á nên có giảm sút song vẫn chiếm tới 44,9% và tăng lên 60,4% vào năm 1999 sau khi nền kinh tế ở đây phục hồi . Trong thời kỳ này đã có nhiều dự án bị rút giấy phép vì khả năng tài chính ở các nước đang phát triển còn nhiều yếu kém và đang chịu tác động nặng từ cuộc khủng hoảng kinh tế mặt kháccòn do các TNC này có nền công nghệ cũng chỉ hạng trung .Lý do khác làm các TNC châu á đầu tư vào đây còn do kinh tế khu vực Đông Nam á là thị trường truyền thống trong đó có cả Việt Nam vì vậy sự phổ biến của các TNC này ở nước ta cũng là điều rễ hiểu . Đặc điểm thứ hai đó chính là phần lớn TNC đầu tư và hoạt động ở Việt Nam chủ yếu đều thuộc loại hình vừa và nhỏ. Giờ đây trên thế giới đã có khoảng trên 500 TNC lớn nhất trên thế giới thì chỉ có khoảng 50 TNC đầu tư vào hoạt động tại thị trường nước ta mà chủ yếu là các công ty từ Nhật Bản , Mỹ , Đức , Malaixia ,Pháp , úc , Hàn Quốc … với các hãng như :Toshiba ,Samsung, Mitsu , Dawoo , LG , Nokia , Simen , Mobil oil ,Petronas , Total , Ford , Mercesdess … Đây là các hãng có tiềm lực hùng hậu và có chiến lược hoạt động lâu dài ổn định và khi chúng ta gặp khó khăn thì rất ít khi chúng rút vốn đầu tư mà chỉ đIều chỉnh lại công tác thực hiện các dự án cũ và tạm thời không triển khai các dự án mới Điều này cũng do một phần nguyên nhân khách quan như lợi thế của chúng ta chủ yếu là lao động rẻ , thị trường rộng lớn do đó để tận dụng các lợi thế này thì các doanh nghiệp chỉ đầu tư vao các dự án sử dụng nhiều nhân công lao động và tàI nguên vật chất mà thôi .Thứ hai là do chủ yếu các TNC ở ta có nguồn gốc từ châu á cho nên vốn đầu tư ít .Thứ ba đó là sự yếu kém trong cơ sở hạ tầng , môi trường đầu tư và năng lực thẩm định dự án của ta còn yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu công việc (môi trường ở đây là cả môi trường về vật chất và pháp luật ) . Thứ tư là chúng ta mới gia nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN , AFTA va đang trên lộ trình hội nhập vào WTO , mong rằng chúng ta sẽ nhanh chóng đàm phán song để gia nhập WTO vào giữa năm sau Chỉ có khoảng 50 trong 500 TNC lớn nhất trên thế giới có dự án và chi nhánh ở nước ta . Đặc điểm thứ ba là các TNC chú trọng đến các lĩnh vực như công nghiệp khai thác khoáng sản , kinh doanh khách sạn và du lịch .Đặc biệt hiện nay công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam đang được đầu tư mạnh và số vốn của chúng đã lên tới 2,6 tỷ USD nghành Dầu khí đă đem lại nhiều tác động lớn cho GDP .Còn về khách sạn và kinh doanh du lịch thì trước đổi mới kinh tế thì nó không tồn tại song cho tới nay thi (1998) đã có tới 237 dụ án đầu tư xây dựng khách sạn ,nhà hàng , siêu thị , trung cư và khu văn phòng cho thuê với tổng số vốn cam kết lên tới 7,585 tỷ USD và số vốn thực hiện ddax ở khoảng 2,553 tỷ USD chiếm tới 30% nhờ đó phần nào chúng ta đã thu hút được số lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng nhanh theo từng năm . Bên cạnh đó Việt Nam còn chú trọng kêu gọi đầu tư vào nghành công nghệ bưu chính viễn thông . Cho tới năm 1999 đã có tới 14 dự án với tổng số vốn là 1.545 tỷ USD và đã thực hiện được khoảng 25% .Có nhiều hãng tên tuổi đã đầu tư vào lĩnh vực này như : Nokia, Samsung ,Simen …của các nước Nhật ,Mỹ , Thuỵ ĐIển ,Đức…Cho nên trong thời gian qua số lượng máy điện thoại cả cố dịnh và di động và số máy tính trên 100 dan ngày càng tăng . Song đây là lĩnh vực nhạy cảmn liên quan tới cả an ninh quốc gia và thể chế chính trị của nước ta cho nên nhà nước chỉ cho đầu tư theo hình thức liên doanh liên kết chứ không cho các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài . Trong các doanh nghiệp này thì nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo .Bên cạnh các lĩnh vực về khai thác dầu khí ,du lịch và khách sạn thì TNC còn chú trọng tới đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến , công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu chất lượng cao song chỉ dừng lại những con số khiêm tốn do đó nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư vào các nghành đó để phát triển kinh tế đất nước toàn diện nhanh và mạnh hơn nữa . Đặc điểm của các doanh nghiệp liên doanh về phía ta chủ yếu hay đa số là các doanh nghiệp nhà nước . Các TNC này thường đầu tư theo các hình thức : xuất khẩu , liên doanh liên kết , và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50448.doc