Tiểu luận Bản sắc văn hóa Việt Nam

Sự sụp đổ của hệ thống XHCN vào cuối những năm 1980 và đầu thập kỷ 90 đã làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới. Cũng trong thời điểm chuyển đổi ấy, khái niệm "toàn cầu hóa" bắt đầu hình thành, và được sử dụng một cách phổ biến. Những quan hệ, liên kết vượt lên trên quốc gia, đôi khi người ta cách điệu thành "siêu quốc gia" ấy, được gọi là quá trình quốc tế hóa. Đa số bắt nguồn từ cơ sở kinh tế, nhưng cũng có những quan hệ được dựng lên bởi những tham vọng, lý tưởng chính trị không có nguồn gốc từ những cơ sở kinh tế - xã hội hiện thực. Những quốc gia dân tộc đã thực sự trưởng thành đến lúc tham dự một cách có ý thức vào một quá trình mới, hình thành hệ thống thế giới. Nó mở đường cho sự hình thành một hệ thống toàn thế giới. Về mặt khái niệm, đó là lúc khái niệm "quốc tế hóa" được thay thế bởi khái niệm "toàn cầu hóa".

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bản sắc văn hóa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản sắc văn hóa Việt Nam Từ xa xưa đối với Việt Nam, văn hóa không chỉ là một nhân tố trong phát triển mà còn là một điều kiện quyết định sự sống còn của cả dân tộc. Hàng ngàn năm qua, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của đấu tranh chống sự tàn bạo của thiên nhiên và sự tàn bạo của kẻ thù xâm lược, vũ khí quan trọng nhất để dân tộc Việt Nam vượt mọi khó khăn, đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù xâm lược chính là tinh thần, hay nói đúng hơn là sức mạnh của văn hóa. Sức mạnh này là khối đại đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường, là tình yêu thương gắn bó với nhau, là ý chí dũng cảm và đầu óc sáng tạo trong lao động, chiến đấu và học tập, đó cũng chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tôn giáo là một thành tố của văn hóa, tôn giáo (chính thống) bao giờ cũng khuyên người ta làm điều thiện, đó là lý tưởng, khát vọng muôn đời của nhân loại. Trong văn hóa có 3 cột trụ "vĩnh hằng" đó là: Chân - Thiện - Mỹ; Chân - Thiện - Mỹ có mặt trong tất cả hoạt động văn hóa, riêng cái thiện thể hiện rõ nhất. Hồ Chí Minh đã có một câu nói như một sự khái quát sâu sắc của tinh thần Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu văn minh giữa dân tộc và nhân loại, giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây. "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta... Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy". Thành công của Hồ Chí Minh là biết kết hợp giá trị dân tộc với giá trị nhân loại để xây dựng một giá trị phù hợp với văn hóa Việt Nam. Trong phạm vi thế giới gần đây xuất hiện nhiều tôn giáo mới nhưng lại không khuyên người ta làm điều thiện, không thể gọi những biểu hiện, những hiện tượng đó là tôn giáo nếu nó tuyên truyền khủng bố, giết chết con người. Do đó, khi nghiên cứu về tôn giáo bao giờ cũng phải gắn với giá trị văn hóa của một dân tộc và khi gắn với điều kiện lịch sử văn hóa của dân tộc thì chúng ta sẽ giải thích được nhiều câu hỏi lớn vì sao một tôn giáo nào đó lại nảy sinh ở một dân tộc nào đó và vì sao trong lịch sử phát triển của một dân tộc, 1 tôn giáo nào đó thường tồn tại một cách dai dẳng lâu dài. Việt Nam chúng ta trong một thời gian khá dài Phật giáo đóng vai trò khá quan trọng, thậm chí có những giai đoạn nó trở thành "quốc giáo" như thời Lý - Trần. Điều này có lý do của nó. Trung Quốc có một nền văn minh rất rực rỡ trên 5000 năm, nổi tiếng nhất là học thuyết Nho giáo. Nhưng nhân dân Việt Nam thời xưa không hưởng ứng sự du nhập của nho giáo và văn minh Trung Quốc. Bởi những thứ này do chính quyền xâm lược đưa vào Việt Nam và sử dụng như vũ khí thống trị. Tình hình đổi khác khi Việt Nam giành được chủ quyền lãnh thổ. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận Nho giáo như một hệ tư tưởng nhằm ổn định chính trị và quản lý xã hội. Trong một nước Việt Nam độc lập và phát triển những giá trị được tiếp nhận từ bên ngoài và phù hợp với văn hóa đạo đức của người Việt Nam sẽ được tiếp nhận nhưng đồng thời nó cũng được Việt Nam hóa. Phật giáo là từ ấn Độ và Trung Quốc truyền vào Việt Nam, tư tưởng của đạo Phật là từ bi, bác ái, nhưng phải nói thêm rằng, tình yêu thương giữa người và người trên đất nước Việt Nam không phải do Phật giáo từ bên ngoài vào mà trước hết đó là những phẩm chất nảy sinh từ hoàn cảnh xã hội Việt Nam, trở thành một yêu cầu đạo đức, một điều kiện để tồn tại trước những thử thách ghê gớm của thiên nhiêm và địch họa. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tôn giáo - văn hóa Việt Nam chúng ta phải lưu ý một đặc đểm ít có dân tộc nào trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam, đồng thời cũng thiết tha với khát vọng hòa bình như Việt Nam. Chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi giao lại gươm thần, nơi này ngày nay là Hồ Hoàn Kiếm giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Do đó, khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo đừng bao giờ tách rời một tôn giáo cụ thể với những giá trị truyền thống của dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mãnh liệt thì vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc lại nổi lên và nó đòi hỏi sự quan tâm của tất cả cộng đồng dân tộc. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chưa bao giờ vấ đề văn hóa dân tộc lại trở thành một ngọn cờ. Toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu lôi cuốn các dân tộc vào cuộc đua tranh nhưng toàn cầu hóa lại chứa đựng đầy rẫy những bất công. Mâu thuẫn về quyền lợi đang diễn ra giữa các nước giàu và nghèo, mạnh và yếu, Bắc và Nam. Nguyện vọng của các dân tộc, lương tri của loài người đòi hỏi toàn cầu hóa phải được nhân đạo hóa và hướng vào mục tiêu chung, thực hiện những giá trị tốt đẹp nhất mà loài người từng mong ước. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị mai một và bị suy yếu. Cách chúng ta 150 năm, trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848), Mác và Ăngghen đã dự báo xu thế toàn cầu hóa: "Nhờ sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, lực lượng tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nó tạo ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ, hàng hóa tư bản có mặt khắp nơi và nó chọc thủng mọi hàng rào thuế quan, phá hủy mọi biên giới quốc gia và dẫn đến sự biến động lớn trong đời sống tinh thần", sự biến động đó là gì? "tài sản tinh thần của một quốc gia sẽ trở thành tài sản chung của mọi quốc gia và các nền văn hóa nghệ thuật dân tộc sẽ được thay thế bằng một nền văn hóa nghệ thuật thế giới". Như vậy, phạm trù "dân tộc" sẽ ngày càng thu hẹp, mai một đi và điều dự đoán của Mác đã trở thành hiện thực ở thế giới ngày nay, dù khi ấy chưa xuất hiện khái niệm toàn cầu hóa. Vậy toàn cầu hóa là gì? Sự sụp đổ của hệ thống XHCN vào cuối những năm 1980 và đầu thập kỷ 90 đã làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới. Cũng trong thời điểm chuyển đổi ấy, khái niệm "toàn cầu hóa" bắt đầu hình thành, và được sử dụng một cách phổ biến. Những quan hệ, liên kết vượt lên trên quốc gia, đôi khi người ta cách điệu thành "siêu quốc gia" ấy, được gọi là quá trình quốc tế hóa. Đa số bắt nguồn từ cơ sở kinh tế, nhưng cũng có những quan hệ được dựng lên bởi những tham vọng, lý tưởng chính trị không có nguồn gốc từ những cơ sở kinh tế - xã hội hiện thực. Những quốc gia dân tộc đã thực sự trưởng thành đến lúc tham dự một cách có ý thức vào một quá trình mới, hình thành hệ thống thế giới. Nó mở đường cho sự hình thành một hệ thống toàn thế giới. Về mặt khái niệm, đó là lúc khái niệm "quốc tế hóa" được thay thế bởi khái niệm "toàn cầu hóa". Như vậy, toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế giới. Đó là sự ảnh hưởng, tác động, xâm nhập lẫn nhau trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế và vận hành trong một trật tự hệ thống toàn cầu. Tuy nhiên, từ cách tiếp cận xã hội học tôn giáo, Roland Robertson đã có cái nhìn khá biện chứng về quá trình toàn cầu hóa, ông không coi nó là quá trình đồng nhất toàn cầu mà là sự thâm nhập lẫn nhau, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần, và ông cùng nhiều nhà nghiên cứu khác về toàn cầu hóa như: Wilkeinson, Marhall, Hodgson hay Immanuel Wallerstein... cho rằng toàn cầu hóa - đó là sự mở rộng giới hạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đó là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Bởi vì ai nắm lực lượng sản xuất? chính là các tập đoàn tư bản, các công ty tư bản, các nhà tư bản. Chính vì vậy, quá trình toàn cầu hóa diễn ra luôn luôn mang tính ha mặt, ý thức được mặt trái của toàn cầu hóa "chống toàn cầu hóa" đang là khẩu hiệu của một số phong trào đấu tranh diễn ra mấy năm gần đây (nhất là ở châu Âu nơi mà nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới và cũng là nơi xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt là sau khi đồng tiền chung châu Âu ra đời). Việt Nam đã và đang tiến tới nền kinh tế toàn cầu, khởi đầu là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hiện nay đang chuẩn bị bước vào WTO, kinh tế thị trường tạo nên sự năng động trong hoạt động của con người, đề cao sự sáng tạo của cá nhân, đó là mặt tích cực, nó đòi hỏi trong bất cứ hoạt động nào cũng phải tính đến hiệu quả. Mặt tiêu cực của kinh tế chính là nó khuyến khích con người đi vào tiêu dùng vật chất, nô lệ hàng hóa, coi hàng hóa như là thước đo gía trị con người trong xã hội, dẫn đến hiện tượng làm tha hóa con người, khiến con người không làm chủ được bản thân mình, giá trị tinh thần trong kinh tế thị trường bị coi nhẹ, lý tưởng, khát vọng trong một số trường hợp bị bỏ rơi và khi những khát vọng, lý tưởng bị bỏ rơi, bị đánh mất, con người một lúc nào đấy sẽ cảm thấy mất bình yên trong cuộc sống, khái niệm hạnh phúc ngày càng trở nên xa lạ. Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp có liên quan đến lối sống, đạo đức, văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến việc xác định lối sống của tầng lớp thanh niên, của cán bộ đảng viên, những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của CNXH ở nước ta. Văn hóa không ở ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị, tác dụng của văn hóa ngày càng to lớn và mạnh mẽ đến sự phát triển và tiến bộ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", trên quan điểm đổi mới và phát triển, Đảng ta luôn nhấn mạnh văn hóa phải trở thành động lực và mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội. Tác động và ảnh hưởng sâu xa nhất của văn hóa là ở sự phát triển con người. Không có thước đo văn hóa nào căn bản và quan trọng hơn thước đo con người, bởi phát triển con người, phát triển nhân cách - xét về mặt giá trị - đó là sự phát triển đích thực nhất của văn hóa, của chủ nghĩa nhân văn. Xã hội mà chúng ta đang xây dựng phải là một xã hội văn hóa cao, nhận rõ tầm quan trọng của xây dựng con người và phát triển văn hóa, mà muốn như thế phải lấy sự phát triển giáo dục - khoa học công nghệ làm động lực của sự phát triển. Năm 1910, trong một diễn văn đọc tại Hội đồng dân ủy của Liên Xô, Lênin nêu một nội dung quan trọng: "Hiện nay tình hình ngân sách cực kỳ khó khăn phải cắt giảm... riêng ngành giáo dục không thể cắt giảm thậm chí phải được bổ sung thêm từ nguồn cắt giảm đó", có thể nói chủ nghĩa Mác - Lênin nói đến nhiều vấn đề, có những vấn đề rất toàn diện, rất khoa học này chúng ta chưa nhận thức được hết. Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "dân tộc chúng ta sống với nhau rất có tình nghĩa, học chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa". Khi còn sống Lênin quan niệm người đảng viên cộng sản tốt là người bạn, người đồng chí trung thành, nếu là người vợ phải chung thủy, nếu là người con phải là người con hiếu thảo. Trong tác phẩm Đường cách mạng (1927), Hồ Chí Minh đặt vấn đề đầu tiên là "tư cách người cách mạng" với 23 điều cần thiết trong ứng xử, với 3 mối quan hệ: với mình, với người, với tổ chức, đoàn thể và công việc. Đây thực sự là những tiêu chí, những giá trị văn hóa. Người đặc biệt nhấn mạnh hai điều then chốt: "giữ chủ nghĩa cho vững" và "ít lòng ham muốn về vật chất". Đó là đỉnh cao của văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức và văn hóa đảng. Kế thừa tư tưởng của Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng ta đang ra sức xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nói đến, bản sắc dân tộc là nói đến đặc thù riêng của nền văn hóa, bản sắc giống như "chứng minh nhân dân" của một dân tộc. Bản sắc do nhiều yếu tố tạo thành. Trung Quốc là nước có một nền văn minh lâu đời, nền văn hóa phát triển rực rỡ, nhưng văn hóa Trung Quốc khác văn hóa Việt Nam, lịch sử Trung Quốc khác lịch sử Việt Nam. Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc từng nói: "Lịch sử xã hội Trung Quốc là lịch sử người ăn thịt người". Còn lịch sử Việt Nam là lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam yêu hòa bình, ghét chiến tranh, sống giản dị, thương người như thể thương thân, gọi nhau là "đồng bào" (cùng một bọc sinh ra). Cùng với tính cộng đồng là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, lòng nhân ái. ở Việt Nam, lòng thương người đã trở thành một triết lý sống, nó thể hiện trong toàn bộ các hoạt động về tinh thần, về văn hóa trong đời sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: "Dân ta chung một chữ đồng Đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, đồng minh". Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có năng lực phát triển mới, bức tranh toàn cảnh nước ta hiện nay là, kinh tế tăng trưởng - chính trị ổn định - xã hội đồng thuận và đại đoàn kết dân tộc được phát huy. Bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo ra những vấn đề nhức nhối trong xã hội tác động đến bản sắc văn hóa dân tộc, đó là: - Sự suy thoái tổn thương của đạo đức xã hội. - Sự xem nhẹ thậm chí là coi thường những giá trị truyền thống và giáo dục truyền thống, từ truyền thống lịch sử dân tộc đến truyền thống trong Đảng, truyền thống cách mạng. - Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, vụ lợi đang làm một bộ phận giới trẻ và cán bộ, đảng viên trở nên hư hỏng. - Khuynh hướng thực dụng chỉ lo làm giàu trước mắt mà không quan tâm đúng mức tới sự phát triển của nhân cách. - Các mâu thuẫn về dân tộc - tôn giáo đang tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định chính trị nhất là ở cơ sở... Từ những tồn tại đang diễn ra cần phải chú ý một số chính sách văn hóa cụ thể như: giáo dục ý thức đạo đức, xây dựng các chuẩn mực, các nguyên tắc, các giá trị đạo đức và tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân văn (việc xuất bản nhật ký liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm trong thời gian qua là bài học giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng không chỉ cho thanh niên Việt Nam mà còn có tiếng vang ra khỏi phạm vi quốc gia). Cần xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực "cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư", hình thành dư luận xã hội tích cực phê phán các hành vi phản đạo đức. Cần phục hồi những truyền thống đạo đức dân tộc như tình thương, lòng nhân ái, vị tha, lên án các thói vụ lợi, giả dối, xu nịnh, đạo đức giả. Cần chú ý bồi dưỡng nhân tài, đào tạo thế hệ trẻ (phi trí bất hưng) - vấn đề này phải được ghi nhớ sâu sắc và thường xuyên quan tâm trong chính sách giáo dục. Bên cạnh đó, tôn giáo cũng là một thành tố trong văn hóa, tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội, tôn giáo và hiện đại hóa đều chịu sự chế ước sâu sắc của tiến trình phát triển của xã hội, đều phản ánh, bằng phương thức đặc trưng của mình, ý nguyện, tình cảm và khát vọng của loài người. Hai bên tác động nhau theo hai hướng: Một mặt sự đau khổ của hiện đại hóa, sẽ dẫn đến nhu cầu về tôn giáo; mặt khác hiện đại hóa mang tính toàn cầu, hiện đại hóa đã là tinh thần của thời đại, tất yếu nó sẽ là điều kiện quyết định sự sinh tồn, phát triển tôn giáo, thúc đẩy tôn giáo có những biến đổi theo quỹ đạo vận hành của xã hội, chủ yếu là theo hướng hội tụ, thích ứng. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định "tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội". Do đó, cần có thái độ ứng xử phù hợp với tôn giáo trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước vào mục tiêu chung: "Dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ - văn minh".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan.doc
Tài liệu liên quan