Tiểu luận Bàn về hợp đồng vô hiệu, thực trạng, ý kiến và các giải pháp

Giải quyết hậu quả pháp lý của HĐVH là buộc các bên “ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định cuả pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”( khoản 2 Điều 137 BLDS 2005). Bình thường do quy định của hoặc các bên có thoả thuận trước về hậu quả, ví dụ: phạt, phạt cọc khi một bên có lỗi và phải chịu hậu quả tương ứng với lỗi do họ gây ra. Do đó HĐVH chỉ có thể làm phát sinh hậu quả về trách nhiệm dân sự hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6240 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bàn về hợp đồng vô hiệu, thực trạng, ý kiến và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí đích thực của mình. Mọi thoả thuận không phản ánh đúng ý chí cuả các bên đều có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Ý chí của chủ thể là thể hiện mong muốn của mình ra bên ngoài trong khuôn khổ pháp luật cho phép mà không bị sự ép buộc nào. - Hình thức hợp đồng không đúng quy định của pháp luật. Để đảm bảo cho trật tự xã hội, lợi ích của Nhà nước và cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng, ngoài việc các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng phải thể hiện ý chí của mình còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về hình thức đối với một số loại hợp đồng nhất định. Thông qua các biểu hiện về hình thức này người khác có thể phần nào biết được nội dung của hợp đồng. Việc quy định một số loại giao dịch cần phải tuân theo các quy định về hình thức dưạ trên cơ sở là đối tượng của các loại hợp đồng này có giá trị lớn hoặc có tính năng đặc biệt nên hình thức của hợp đồng là căn cứ xác đinh nội dung của hợp đồng. Mặt khác, với những quy đinh này còn là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra giám sát việc chuyển dịch các tài sản này. 2.2.2. Các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định. Khi hợp đồng vô hiệu thì: “… các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” (Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005). Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên nên phải quay lại tình trạng ban đầu như trước khi tham gia hợp đồng. Tuy nhiên về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại. 3. Phân loại hợp đồng vô hiệu. Vì các quy định về giao dich dân sự từ Điều 127 đến Điều 138 được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu nên dựa vào đó có thể thấy có những loại hợp đồng vô hiệu dựa vào các căn cứ sau : * Dựa vào mức độ vi phạm đối với từng loại hợp đồng dân sự cụ thể thì hợp đồng dân sự được chia thành: - Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ: là hợp đồng mà toàn bộ nội dung của nó đều vi phạm điều kiện có hiêụ lực của hợp đồng hoặc có một số nội dung của hợp đồng bị vô hiệu nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng tới phần còn lại của hợp đồng. - Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần: là hợp đồng mà chỉ có một số nội dung vi phạm các điều kiện có hiệu lực của HĐDS, còn các nội dung khác không vi phạm hoặc có một phần của HĐVH nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực còn lại của hợp đồng. * Dựa vào mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không của HĐDS cũng như căn cứ vào ý chí của Nhà nước, ý chí của chủ thể tham gia giao dịch thì HĐVH đuợc chia thành: - Hợp đồng dân sự đương nhiên vô hiệu ( vô hiêu tuyệt đối ) : là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật ngay từ khi giao kết, không có giá trị về mặt pháp luật không làm phát sinh quyền và nghĩa của các bên. Do vậy cả trường hợp các bên tham gia hợp đồng đã ký kết và thực hiện sẽ không có giá trị pháp lý. Các bên tham gia phải chấm dứt thực hiện và quay lại trạng thái ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. - Hơp đồng vô hiệu khi có yêu cầu ( vô hiệu tương đối ): Là hợp đồng có khả năng khắc phục, nó được coi là hợp đồng có thể hiệu lực nhưng cũng có thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một trong các bên kia hợp đồng. Hợp đồng này thông thường không xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội và chỉ có thể bị vô hiệu đối với bên có lỗi mà không vô hiệu với bên không có lỗi. Khi xác định hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên đã thoả thuận đều không có hiệu lực pháp luật, còn trong trường hợp hợp đồng đó được thừa nhận sau khi đã khắc phục thì đương nhiên quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ được pháp luật bảo vệ theo sự cam kết thoả thuận của các bên. Hợp đồng khắc phục là hợp đồng mới. Với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối lại khác. Đây thường là hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật nên trong thực tế Toà án và các cơ quan có thẩm quyền không cho phép khắc phục mặc dù các bên có mong muốn được khắc phục. * Dựa vào các quy định trong BLDS 2005. - Hợp đồng dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ( Điều 128 BLDS 2005). Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực chung trong đời sống xã hội, đựơc cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. - Hợp đồng vô hiệu do giả tạo.(Điều 129 BLDS 2005). Ý chí đích thực và sự thể hiện ý chí đó phải là sự thống nhất. Khi hai cái đó không có sự đồng nhất thì hợp đồng dân sự vô hiệu. Trên cơ sở này, pháp luật quy định HĐDS được xác lập một cách giả tạo thì hợp đồng này vô hiệu còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực. Nếu hợp đồng bị che giấu cũng vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì cũng bị coi là vô hiệu. Ngoài ra khi các chủ thể xác lập hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 thì cũng bị coi là vô hiệu. - Họp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện.(Điều 130 BLDS 2005) Đối với các HĐDS đựoc xác lập, thực hiện bởi người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người bị hạn chế NLHVDS mà theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện thì pháp luật cho phép người đại diện của những người này có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố HĐVH. - Hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn. (Điều 131 BLDS 2005). Ở đây, HĐDS được xác lập bởi sự nhầm lẫn không có sự thống nhất ý chí đích thực với sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Do đó bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố HĐDS vô hiệu mà không cần phải yêu cầu bên kia thay đổi nội dung hợp đồng. - Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ.(Điều 132 BLDS 2005). Là hợp đồng mà bản thân chủ thể xác lập hợp đồng bị “tê liệt ” về ý chí và không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc lựa chọn ý chí của một bên (đe doạ) hoặc sự nhận thức không đúng về HĐDS bởi hành vi vi phạm pháp luật, bởi sự định hướng ý chí của chủ thể thành một nội dung khác có lợi cho người định hướng ( lừa dối). - Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005). Một người có năng lực hành vi dân sư đầy đủ có thể xác lập hợp đồng theo ý chí của mình. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp bản thân chủ thể xác lập hợp đồng mặc dù có NLHVDS đầy đủ nhưng đã không xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Ví dụ trong tình trạng say rượu, bia…. - Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức.(Điều 134 BLDS 2005). Đối với các HĐDS mà pháp luật buộc các bên phải thông qua một hình thức nhất định nhưng các bên lại không thông qua hình thức này thì Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ấn định một thời hạn để các bên hoàn thành, quá thời hạn này mà các bên không hoàn thành thì HĐVH. - Hợp đồng vô hiệu từng phần.(Điều 135 BLDS 2005). Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng. - Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 411 BLDS). Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì HĐVH.. Đối với HĐ DS vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được cần xác định cụ thể: trong trường hợp ngay từ khi ký kết hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì HĐVH.Ví dụ do sự kiện bất khả kháng làm cho đối tượng của hợp đồng không còn: lũ, bão cuốn trôi tài sản…Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên nếu biết hoặc phải biết về việc đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Trong trường hợp hợp đồng có nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được thì phần còn lại của hợp đồng vẫn có hịệu lực. 4. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Các hợp đồng không bị hạn chế bởi thời hiệu yêu cầu của Toà án tuyên bố HĐVH là những hợp đồng mà mức độ vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là nghiêm trọng như hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; HĐVH do giả tạo. Các hợp đồng có thực hiện yêu cầu Toà án tuyên bố HĐVH là hai năm kể từ ngày xác lập hợp đồng bao gồm các loại hợp đồng : HĐVH do người chưa thành niên, người mất nănh lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự; HĐVH do bị nhầm lẫn; HĐVH do bị lừa dối đe doạ; HĐVH do người không nhận thức và làm chủ hành vi của mình xác lập; HĐVH do không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức. 5. Quy định về hợp đồng vô hiệu của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. a. Chế định hợp đồng dưới thời nhà Nguyễn. Quan niệm về khế ước trong luật phong kiến Việt Nam phần lớn giống quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu của chúng ta hiện nay. Khế ước phải được đặt trên sự ưng thuận của các bên tham gia, người tham gia khế ước phải có năng lực pháp lý nhất định. Khi tham gia vào khế ước phải hoàn toàn ngay thẳng, nghiêm túc, không có sự lừa dối cưỡng ép, trong một số giao dịch có tính chất đặc biệt, có giá trị lớn còn phải tuân theo các quy định về hình thức. Nếu các bên tham gia khế ước không tuân thủc các điều kiện về nội dung, điều kiện về hình thức của khế ước thì vô hiệu, không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia khế ước. Về nguyên tắc khế ước vô hiệu các bên quay trở lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Khi giải quyết hậu quả pháp lý khế ước dân sự vô hiệu không thuần tuý là trách nhiệm dân sự mà trong nhiều trường hợp ngoài các quy định về trách nhiệm dân sự còn áp dụng những chế tài của pháp luật hình sự. Tuy nhiên cách lập pháp còn khác xa so với luật hiện tại đó là: không dự liệu được các tình huống xảy ra trong thực tế, không phân biệt giữa hai ngành luật dân sự và luật hình sự, mang nặng tư tưởng chính trị, cổ hủ của chế độ phong kiến thời đó. b. Dưới thời Pháp thuộc. Thời Pháp thuộc lần đầu tiên trong lịch sử nước ta các bộ Dân luật được ban hành với tư cách là một ngành luật độc lập. Các bộ luật trong thời kỳ này ảnh hưởng trực tiếp của bộ Dân luật Pháp 1804 nhưng có nhiều điều được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ này và đặc biệt phù hợp với phương thức thanh toán phổ thông ở Việt Nam. Kể từ năm 1945 đến trước năm 1986 do đất nước ta còn chiến tranh và sau chiến tranh do duy trì nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên chế định hợp đồng không phát triển, các quy định cuả pháp luật điều chỉnh không nhiều. Chỉ đến khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì pháp luật dân sư mới phát triển mạnh mẽ. So với giai đoạn trước chúng ta đã ban hành được nhiều các đạo luật quan trọng, tạo ra một khung pháp lý cho các giao dịch phát triển.Tuy nhiên hệ thống pháp luật mới chỉ hạn chế ở việc ban hành các văn bản luật và dưới luật, nhiều khi chỉ mang tính tình thế, tạm thời, còn chồng chất, không phù hợp, nhiều quan hệ dân sự chưa được điều chỉnh, gây khó khăn cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự cũng như cơ quan thi hành pháp luật. Toà án các cấp chủ yếu dựa vào các báo cáo tổng kết ngành hàng năm, báo cáo chuyên đề, các Thông tư liên tịch của TANDTC, VKSNDTC, BTP, hướng dẫn thi hành của TANDTC trong hoạt động xét xử. Chỉ đến khi BLDS ra đời đã khắc phục được phần lớn những khuyết điểm này. Tuy nhiên chế định hợp đồng là một vấn đề phức tạp và luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy trong quá trình soạn thảo BLDS không tránh khỏi những tình huống mà các nhà làm luật chưa tổng kết, không phù hợp, nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh những bất cập của nó. Xác định hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo quy định của luật hiện hành. Căc cứ xác định hợp đồng vô hiệu. Vì các quy định cuả giao dịch dân sự vô hiệu được áp dụng đối với HĐVH từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS 2005 nên các căn cứ xác định HĐVH có những căn cứ sau: Thứ nhất: Người tham gia xác lập hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định cuả BLDS thì “ Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi xác lập, thực hiện quỳên và nghĩa vụ dân sự ”. Để phân biệt khả năng tham gia xác lập hợp đồng, pháp luật nước ta căn cứ vào độ tuổi của cá nhân “ người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên ”( Điều 18 BLDS 2005). - Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện hợp đồng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người chưa đủ 6 tuổi thì các hợp đồng, các giao dịch của họ do người đại diện xác lập, thực hiện. Có nghĩa là họ không được tham gia bất kỳ loại hợp đồng nào Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy địng khác. - Người mất năng lực hành vi dân sự: mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không nhận thức, làm chủ được hành vi cuả mình mọi hợp đồng thiết lập bởi họ bị coi là vô hiệu - Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: nghiện ma tuý, các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản thì các hợp đồng liên quan đến họ đều phải có sự đồng ý của người đại diện, trừ trường hợp các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Thứ 2: Mục đích nội dung cuả hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hôi. Mục đích có thể hiểu là “ cái vạch ra là đích nhằm đạt được”. Nội dung là “mặt bên trong của sự vật, cái được hình thành chứa đựng hoặc biểu hiện”. Trong HĐDS, mục đích được hiểu là lợi ích hợp pháp mà các bên đã vạch ra sẵn trong ý nghĩ và mong muốn đạt được khi thực hiện hợp đồng. Còn nội dung hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các điều kiện có liên quan tới hợp đồng: điều kiện về chủ thể, đối tượng, số lượng, nguyên tắc hợp đồng… Mục đích, nội dung là sự thể hiện hành vi có ý thức của con người khi xác lập hợp đồng và được pháp luật công nhận và bảo vệ, nó là điều kiện cần và đủ của HĐDS. Vì có những trường hợp nội dung của hợp đồng trái pháp luật, đạo đức xã hội nhưng mục đích thì không và ngược lại. Trong thực tiễn xét xử, khi xem xét HĐVH vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội cho thấy các nhà thực thi pháp luật thường xem xét đến những vấn đề cụ thể như: HĐDS có vi phạm điều cấm nào, có xâm hại đến trật tự công cộng không, các chủ thể có biết về sự bất hợp pháp này không, những nội dung bất hợp pháp này đã gây ra hậu quả chưa?....Khi đã xem xét các vấn đề này thì tuyên bố HĐVH, các bên phải chịu những chế tài nhất đinh. Thứ 3: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Điều kiện cần để 1 người tham gia giao kết hợp đồng một cách tự nguyện là khi người đó phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Trong hợp đồng tự do ý chí, tự nguyện được hiểu là: quyền tự do ý chí về thoả thuận ký kết hợp đồng, với nội dung và nghĩa vụ ràng buộc, quyền tự do thực hiện hợp đồng: phương thức và ý thức thực hiện…Sự tự nguyện trong hợp đồng còn thể hiện không bị lừa dối, đe doạ…Mọi sự tác động làm cho việc biểu hiện ý chí không phù hợp với mong muốn đích thực của các chủ thể đều bị coi là vi phạm sự tự nguyện. Thứ 4: Điều kiện về hình thức. Điều kiện này đòi hỏi các bên phải tuân theo đúng hình thức mà pháp luật quy định cho loại hợp đồng đó. Trong trường hợp pháp luật không quy định cụ thể thì các bên có quyền lựa chọn. Trong BLDS nước ta thì hình thức được xem như điều kiện bắt buộc đối với các bên khi tham gia xác lập hợp đồng “ hình thức của giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật ”. Cũng theo quy định của pháp luật dân sự một số loại hợp đồng phải tuân thủ nghiêm ngặt về hình thức nếu không sẽ vô hiệu. VÍ dụ hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản, có công chứng hay chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên hiện nay các quy định về hình thức của hợp đồng khá phức tạp và không thống nhất, gây khó khăn cho người thực thi pháp luật. Tóm lại 4 điều kiện có hiệu lực của HĐDS được quy định trong BLDS là điều kiện cơ bản, bắt buộc phải thực hiện đối với các chủ thể khi xác lập hợp đồng. Bốn điều kiện trên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh không xem nhẹ điều kiện nào. VÌ vậy nếu thiếu một trong 4 điều kiện thì HĐDS có thể bị tuyên bố là vô hiệu. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. 2.1. Khái niệm chung về hậu quả pháp lý. Hậu quả theo nghĩa thông thường là “hậu quả không hay về sau” (Viện Ngôn ngữ học, 1994, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội ). Như vậy hậu quả trước hết phải là một kết quả và kết quả đó phải xảy ra từ một sự kiện, một hành vi nào đó, tức là sự kiện, hành vi và kết quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi sự kiện là nguyên nhân dẫn tới kết quả. Nói cách khác hậu quả phải xuất hiện sau nguyên nhân.Tuy nhiên không phải tất cả kết quả đều là hậu quả, mà ở đây chỉ có kết quả không hay mới được coi là hậu quả. Kết quả này gây bất lợi cho cá nhân, tổ chức. Ví dụ: bão, lũ,.. gây cảnh ngập nước, gây thiệt hại cho người và tài sản… Trong khoa học pháp lý chỉ những hành vi, sự kiện gây bất lợi cho cá nhân, tổ chức và họ phải chịu hậu quả pháp lý nhất định nhưng phải được nhà làm luật xác định hay dự liệu mới làm phát sinh hậu quả pháp lý. Mặc dù khái niệm hậu quả pháp lý được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp lý, nhưng hiện nay các nhà khoa học chưa đưa ra được khái niệm cụ thể nào. Các nhà lập pháp cũng chỉ đi sâu vào nội dung của nó mà thôi. Về nguyên tắc hậu quả pháp lý của HĐVH là không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự đối với các bên từ thời điểm xác lập. Việc quy định này chỉ là cách thức quy định của nhà làm luật, còn trong thực tế khi Toà án giải quyết các vụ kiện xin tuyên bố HĐVH thường là các bên đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần những gì họ đã thoả thuận với nhau. Do vậy trong thực tế rất ít khi gặp các trường hợp khi Toà án tuyên bố HĐVH lại có thể khắc phục được hậu quả như nhà làm luật quy định ví dụ như: vật tiêu hao, vật trượt giá…… 2.2. Giải quyết hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Giải quyết hậu quả pháp lý của HĐVH là buộc các bên “ …khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định cuả pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”( khoản 2 Điều 137 BLDS 2005). Bình thường do quy định của hoặc các bên có thoả thuận trước về hậu quả, ví dụ: phạt, phạt cọc… khi một bên có lỗi và phải chịu hậu quả tương ứng với lỗi do họ gây ra. Do đó HĐVH chỉ có thể làm phát sinh hậu quả về trách nhiệm dân sự hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 2.2.1. Chấm dứt thực hiện HĐDS. Khi một hợp đồng không có giá trị pháp lý tại thời điểm ký. Do vậy không có giá trị bắt buộc các bên tham gia hợp đồng, nghĩa là các bên không còn ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ với nhau. Nói cách khác, khi hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Trong thực tiễn hiện nay khi giải quyết hậu quả HĐVH tại Toà án hiện nay hầu như các Thẩm phán chỉ tuyên bố huỷ HĐVH, không đề cập nhiều tới việc các bên chấm dứt phải thực hiện hợp đồng. 2.2.2. Xử lý hậu quả pháp lý của HĐVH. Đối với trường hợp giải quyết tài sản của HĐDS mà các bên tham gia hợp đồng mới chỉ xác lập nhưng chưa thực hiện thì các bên chấm dứt thực hiện HĐVH đó. Tuy nhiên hầu hết trong thực tế các hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì các bên đã thực hiện hợp đồng rồi, có trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng. DO vậy khi tuyên bố HĐVH, quay lại tình trạng ban đầu là một vấn đề phức tạp, nhất là vấn đề xác định thiệt hại, xác định lỗi và trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Vấn đề hoàn trả tài sản. Đây là một trng những biện pháp phổ biến để giải quyết hậu quả của HĐVH nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu. Theo nghĩa thông thường “tình trạng” được hiểu là: “tổng thể nói chung những hiện tượng hoặc ít thay đổi, hoặc tồn tại trong một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối với đời sống hoặc những hoạt động nào đó của con người.”( Viện ngôn ngữ học, 1994, Từ điển Tiếng việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội ). Trong HĐDS việc quay lại tình trạng ban đầu được hiểu là quay lại thời điểm mà các bên đã bắt đầu tham gia ký kết. VÍ dụ: trong quan hệ mua bán thì hoàn trả tài sản nghĩa là bên bán nhận lại tài sản từ bên mua, còn bên mua thì nhận lại tiền từ bên bán. Tuy nhiên trong thực tiễn không phải lúc nào tài sản hoàn trả cũng còn nguyên giá trị của nó tại thời điểm hợp đồng được giao kếtm, thông thường nó bị biến đổi dưới tác động của yếu tố tự nhiên – xã hội: + Tài sản bị tác động của tự nhiên làm cho hao mòn nhưng xấu đi so với lúc đầu khi giao kết. + Tài sản bị giảm sút giá trị hoặc tăng giá trị do tác động của con người. + Tài sản có thể tăng hay giảm giá trị do tác động của quy luật cung cầu, quy luật của nền kinh tế thị trường…. + Khi quản lý tài sản các đương sự có thể khai thác một số lợi ích nào đó và cũng có thể đầu tư công sức, tiền bạc làm tăng giá trị và bảo quản tài sản - Vấn đề xác định thiệt hại xảy ra. Đa số các nhà khoa học đều xác định thiệt hại xảy ra là những hao mòn, những hư hỏng do con người tác động làm giảm giá trị của tài sản, là thiệt hại buộc bên có lỗi phải bồi thường. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là trượt giá của tài sản là đối tượng của hợp đồng và trượt giá tiền có được coi là thiệt hại xảy ra. Có quan điểm cho rằng không coi vấn đề trượt giá là thiệt hại và cho rằng sự biến động này hoàn toàn do quy luật kinh tế khách quan, không liên quan gì tới việc xác lập hợp đồng của các bên.Vì “HĐVH không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập, do đó không có sự vi phạm nghĩa vụ khi nghĩa vụ đó không có” (“ vấn đề áp dụngcác quy định của BLDS trong thực tiễn xét xử của Toà án”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội ).Có quan điềm cho rằng, trượt giá gây thiệt hại cho bất cứ bên nào đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi xác định trách nhiệm phải căn cứ vào lỗi đề buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Thiết nghĩ quan điểm thứ hai là hợp lý vì khi HĐVH chắc chắn có sự vi phạm hoặc một trong hai bên hoặc cả hai không mong muốn đạt được lợi ích từ viêc giao kết hợp đồng này vì thế họ phải chịu trách nhiệm với nhau, và trước pháp luật về sự lựa chọn cũng như sự vi phạm của họ. 2.2.3. Hậu quả pháp lý theo thoả thuận của các chủ thể được Toà án công nhận. Trong pháp luật dân sự, nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận là nguyên tắc đặc trưng xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ và độc lập về tài sản, tự chịu trách nhiệm của các chủ thế.Vì vậy nguyên tắc thoả thuận trở thành một nguyên tắc cơ bản và bao trùm toàn bộ Luật dân sự, được quy định cụ thể chi tiết tại Điều 7 BLDS 2005. Khi đặt vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của HĐVH theo sự thoả thuận của các chủ thể, sự thoả thuận phải dựa trên mấy nguyên tắc : Các chủ thể này phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi, nếu trong trường hợp bị mất, hạn chế, hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện hoặc giám hộ. Các chủ thể HĐVH có quyền tự đinh đoạt việc tự thoả thuận với nhau về giải quyết hậu quả mà không bị ép buộc bởi bất cứ yếu tố nào. Đối với HĐVH có mục đích, nội dung trái pháp luật về nguyên tắc các bên không được thực hiện hợp đồng mới có nội dung, hình thức như hợp đồng đã vô hiệu mà chỉ có thể thoả thuận với nhau về việc giải quýêt hậu quả của HĐVH, Trình tự của việc thoả thuận phải theo quy định cuả pháp luật 2.2.4. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi HĐVH. *) Nhận thức chung về người thứ 3 ngay tình khi tham gia hợp đồng. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì người thứ 3 ngay tình được hiểu là người được chuyển giao tài sản thông qua HĐVH mà họ không biết, không buộc phải biết là tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ một HĐVH do chủ sở hữu xác lập trước đó. Sự không biết hay không buộc phải biết ở đây còn được thể hiện đối với một người bình thường thì không thể biết được tài sản đưa vào hợp đồng xuất phát từ một HĐVH. Do đó pháp luật không đòi hỏi họ phải biết trong trường hợp này. Thông thường trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, người ta căn cứ vàoyếu tố khách quan của các bên tham gia hợp đồng đẻ xác định tính chất này. Đối với tài sản không cần giấy tờ sở hữu mà người chiếm hữu tài sản khẳng định đó là tài sản của họ thì người mua không buộc phải biết. Đối với loại tài sản mà theo pháp luật phải có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, thì người chiếm giữ tài sản có giấy tờ sở hữu và người mua trong điều kiện thông thường đối với một người bình thường thì buộc phải biết. Trong trường hơp nhìn bằng mắt thường thì không thể phát hiện ra đó là giấy tờ giả thì không có lỗi của bên mua. *) Điều kiện xác định người thứ 3 ngay tình khi HĐVH. Để xác định người thứ 3 ngay tình thông thường căn cứ vào những đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBàn về HỢP đồng vô hiệu, thực trạng, ý kiến và các giải pháp.doc
Tài liệu liên quan