Là một người hiểu biết hội hoạ thấu đáo, nghiêm túc trong lao động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, dù có bận bịu tới đâu Trần Văn Cẩn vẫn dành một khoảng lặng cho nghệ thuật thăng hoa. Và sau 9 năm kháng chiến vô cùng gian khó mà hào hùng, Trần Văn Cẩn ra mắt công chúng thủ đô bằng hai tác phẩm lụa: Con đọc bầm nghe (1954) và Lò đúc lưỡi cày (1955), đã cho thấy một Trần Văn Cẩn khác: mạnh mẽ, đầy cá tính, toát lên niềm vui cuộc sống.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bằng những hiểu biết về mỹ học, hãy phân tích 3 tác phẩm trong nước và 3 tác phẩm nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác phẩm nước ngoài.
Giảng viên: PGS - TS Đỗ Văn Khang
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền
Lớp Cao học Khóa XII Chuyên ngành Điêu khắc
Tác phẩm:
KẾT NẠP ĐẢNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
Họa sĩ: Nguyễn Sáng
Một nhà phê bình viết: "Nguyễn Sáng đã một đời lao động nghệ thuật, đầy nghị lực và sáng tạo. Nguyễn Sáng đã thành công, nhưng thành công này không của riêng anh, là thành công của cả nền hội họa hiện đại Việt Nam, của chúng ta, trong cuộc chuyển mình gay gắt để vươn tới một thẩm mỹ cao đẹp, một thẩm mỹ phải có nguồn từ truyền thống, và trên hành trình sẽ gặp nhiều dòng sông mới mẻ của nhân loại".
Nhắc tới họa sĩ Nguyễn Sáng, giới yêu hội họa thường tôn vinh tài năng của ông qua các tác phẩm sơn mài. Tiêu biểu như các bức tranh: Giặc đốt làng tôi, Thánh gióng, Thiếu nữ và hoa sen, Thổi sáo, Kết nạp Đảng ở Điện Biên. Tranh sơn mài của Nguyễn Sáng mang vẻ đẹp vừa gân guốc vừa lung linh của con người và sự vật. Đối với tranh chân dung về các nghệ sĩ và bạn bè của ông, Nguyễn Sáng thể hiện được thần thái và tính cách của nhân vật qua những đường nét chấm phá. Các nhà phê bình hội họa đánh giá cao các tranh chân dung của Nguyễn Sáng vẽ về nhà văn Nguyễn Tuân, Tô Hoài, họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm.
Danh họa Nguyễn Sáng (01/8/1923 – 16/12/1988) kết hợp tư duy và thủ pháp của hội họa hiện đại Tây phương vào nghệ thuật dân gian Việt Nam để tạo ra những cách tân lớn trong tranh sơn dầu và sơn mài.
Nguyễn Sáng, quê ở làng Điều Hòa, Chợ Gạo, Tiền Giang. Tốt nghiệp mỹ thuật Gia Định và mỹ thuật Đông Dương Hà Nội, Nguyễn Sáng dành trọn cuộc đời cho hoạt động cách mạng và sáng tác hội họa. Các nhà phê bình mỹ thuật từng đánh giá Nguyễn Sáng là bậc thầy về sơn mài và tranh chân dung. Nguyễn Sáng là một tài năng già dặn, càng vẽ càng đẹp. Ông chỉ có hai bàn tay trắng nhưng đã để lại cho cuộc đời những bức tranh vô giá.
Ông luôn được coi là một trong những họa sĩ tiên phong trong sáng tạo ngôn ngữ tạo hình vừa hiện đại vừa mang tính dân tộc. Chính ông đã nói: "Tôi không đi vào nghệ thuật hàn lâm... tôi chỉ đi vào nghệ thuật dân tộc, dân gian và hiện đại". Ông có cho mình một hướng đi trong nghệ thuật, và suốt cuộc đời đầy bản lĩnh của mình, ông nỗ lực và kiên trì đi tới đích. Hào hứng với thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, rồi dấn thân cùng các nghệ sĩ khác trong cuộc toàn quốc kháng chiến, lên Việt Bắc hoạt động trong Hội Văn nghệ kháng chiến... Nguyễn Sáng không từ nan bất cứ một việc gì, từ việc vẽ tranh cổ động, tranh địch vận và tham gia các triển lãm. Tuy nhiên, ở các triển lãm mỹ thuật toàn quốc những năm 1946 - 1948 - 1951, các tác phẩm sơn dầu về đề tài sản xuất ở nông thôn của ông đều không được đánh giá cao. Chỉ đến năm 1954, triển lãm mỹ thuật toàn quốc được bày tại Nhà hát lớn Hà Nội, bức tranh sơn dầu "Giặc đốt làng tôi" của Nguyễn Sáng mới nổi bật lên, thu hút công chúng bằng một sức hấp dẫn lạ lùng, có lẽ không mấy khi ở một triển lãm mỹ thuật, người ta đứng xúm xít vòng trong vòng ngoài trước một tác phẩm đông đến như vậy. "Giặc đốt làng tôi", cùng những tác phẩm Nguyễn Sáng vẽ sau đó: "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ", "Thành đồng Tổ quốc", "Thánh Gióng", "Hành quân đêm mưa"... đều là những tác phẩm đồ sộ, thành công hơn hết trong số những tác phẩm vẽ về cách mạng của các họa sĩ cùng thời.
Tranh của Nguyễn Sáng, dù vẽ gì, cũng cho người xem thấy sức mạnh nội tại rất to lớn của người nghệ sĩ chân chính nơi ông. Hiếm ai có được một ngôn ngữ tạo hình ngắn gọn mà chắc đẹp như Nguyễn Sáng. Mỗi nét bút của ông đều toát lên vẻ sảng khoái, mỗi gam màu đều được tiết giản đến cùng, nhưng lại nhiều sắc độ nên rất gợi không gian, mỗi hình tượng nghệ thuật đều chắc, khỏe, sống động, có cá tính và tư tưởng.
Nguyễn Sáng là một họa sĩ hiện đại có tầm trí tuệ của một nhân cách lớn. Suốt đời, ông đã dồn nhiều công sức và thành công ở những đề tài lớn của một thời đại hào hùng. "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" là một tác phẩm thành công vào bậc nhất của Nguyễn Sáng. Ông thực hiện tác phẩm này năm 1963, gần 9 năm sau ngày đánh thắng thực dân Pháp. Là một họa sĩ từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Sáng đã ghi được rất nhiều tài liệu tại chỗ. Ông có thời gian để lùi lại, ngẫm nghĩ về một đề tài có tính lịch sử như "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ".
Trong tranh, là những nhân vật bộ đội được bố cục choán hết nền, được xây dựng theo phương pháp độc lập thể - hình mảng góc cạnh và giản lược, cho người xem cảm giác về sức mạnh và sự hoành tráng. Nguyễn Sáng thực hiện tranh theo bút pháp sơn dầu một cách thoải mái, nhẹ nhàng - mặc dù điều ấy làm rất khó đối với sơn mài.
Hình vẽ giản lược đến mức đồ thị hoá những bắt được cái thần của nhân vật, ông đã khéo léo xây dựng nhân vật trung tâm bằng cách phân mảng nhóm từ các nhân vật, tư thế đứng và hành động của những người lính.
Các chiến sĩ được dàn theo hàng ngang to đậm chắc khỏe trong tư thế thiêng liêng và sẵn sàng tiến lên phía trước theo ngọn cờ của Đảng. Tác phẩm thấm đẫm chất sử thi, hoành tráng. Giữa giây phút ngắn ngủi của cuộc chiến, v?i m?t vỏch hào treo cờ Đảng tiểu đội chiến sĩ Điện Biên đang làm lễ kết nạp, người lính đầu cuốn băng trắng đang hướng mắt lên lá cờ Đảng với niềm kiêu hãnh và lòng quyết tâm. Đồng đội luôn bên anh, nâng đỡ anh và họ chính là yếu tố làm nên lịch sử của bức tranh trong những thời khắc tuyệt vời nhất của Mỹ thuật với những đóng góp tinh thần sâu sắc.
“Kết nạp Đảng ở trận Điện Biên Phủ”- Nguyễn Sáng - 1963 là một điển hình về lối bố cục hình chữ nhật; các nhân vật dàn trải trên bề mặt tranh, không quá chú trọng chiều sâu, phảng phất lối vẽ ước lệ dân gian, Đây là tác phẩm sơn mài toàn bích nhất của Nguyễn Sáng cả về nội dung và hình thức.
Tác phẩm:
RỬA RAU CẦU AO
Họa sĩ: Nguyễn Phan Chánh
Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892, là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa. Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt nam.
Xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp đào tạo, nhưng Nguyễn Phan Chánh lại thành công và thành danh ở lĩnh vực tranh lụa, một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Á Đông, từ chất liệu cho đến cách tạo hình. Ông chỉ tiếp nhận các kỹ thuật hội họa phương Tây: hình họa, đường nét, màu sắc, bố cục, cách xử lý ánh sáng, luật xa gần… qua các giáo sư Victor Tardieu và Joseph Inguimberty như một phương tiện kỹ thuật mang tính phổ quát. Trên nền tảng đó, ông tạo dựng cho mình một phong cách hội họa bác học theo tinh thần của thời đại mới mà vẫn bám sâu gốc rễ văn hóa vào nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống đã phát triển rực rỡ hàng ngàn năm của dân tộc.
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo của huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, thuở bé Nguyễn Phan Chánh học chữ Nho ở quê nhà, rồi vào Huế học Trường Sư phạm Đông Ba. Năm 1922, sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Phan Chánh ở lại Huế dạy học. Và… một thôi thúc lạ đời đã đưa Nguyễn Phan Chánh đến với hội họa. Ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa I (1925 – 1930) cùng với Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Lê Văn Đệ… Và từ đấy, chúng ta có Nguyễn Phan Chánh – họa sỹ.
Những năm cuối của trường, Nguyễn Phan chánh miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, thể nghiệm chất liệu lụa và đã tiến một bước dài trong việc cách tân nền hội họa việt Nam với một loạt tác phẩm có giá trị ra đời: Bữa cơm, Em bé cho chim ăn, Lên đồng, Những người hát rong… Đặc biệt, bức Chơi ô ăn quan, trên cái nền lụa trắng ngà chỉ có hai màu nâu, đen, Nguyễn Phan Chánh làm người xem ngỡ ngàng khi vẽ những em bé chơi trò mà không nghịch ngợm, chăm chú và điềm tĩnh, ngây thơ mà tư lự… đã gây tiếng vang lớn trong cuộc triển lãm đấu xảo Paris năm 1931. Từ đó Nguyễn Phan Chánh chuyên sáng tác và nổi tiếng về tranh lụa, dùng lụa để phản ánh hiện thực đã khẳng định được phong cách cùng khuynh hướng nghệ thuật hiện thực dân tộc.
Khác với tranh sơn dầu hay sơn mài, bột màu… nghệ sỹ có thể mặc sức thả bút theo dòng xúc cảm đang tuôn trào, nghệ sỹ khi vẽ tranh lụa phải lắng lòng để chuyển tải cảm xúc. Do đó cảm hứng sáng tạo thường diễn ra chậm. Từ những đặc tính của lụa: cách diễn hình và sắc mơ màng, thơ mộng… đòi hỏi nghệ sỹ ngoài đức tính kiên nhẫn, cần cù còn phải có một thái độ nghiêm cẩn, tỷ mỷ, cầu kỳ trong từng nét vẽ, tạo loang mới có thể làm nên một bức tranh lụa đẹp lung linh, mờ ảo, mỏng manh, thanh thoát. Nguyễn Phan Chánh là bậc thầy về lĩnh vực này. Tranh ông nền nã với những gam màu nâu đen, vàng đất, xám nhẹ thấm đẫm chất lụa đã làm nên một phong cách nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh trữ tình, độc đáo.
Tài năng Nguyễn Phan Chánh thể hiện ngay trong cách nhìn. Ông nhìn bằng tâm tưởng, thấy được những điều mắt ta không thấy, hoặc thờ ơ bỏ qua: vẻ đẹp đời thường. Đó là những cảnh: Rửa rau cầu ao, Em bé chơi chim, Hai thiếu nữ đội nón thúng quai thao, Thiếu nữ chải tóc, Hái rau muống, Rửa khoai, Tối cho con bú, Đêm trăng lu, Kỳ lưng, Tắm ao… Với bố cục thông thoáng và sự gia công tinh tế của phương Đông hợp hòa cùng sự chính xác, khoa học phương Tây, giữa diễn tả và gợi tả. Nguyễn Phan Chánh đã tẩm tâm hồn chúng ta trong hồn quê dân dã. Tranh ông mang lại sắc thái êm ả, thanh thản, bình dị, trữ tình. Về tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, nhà văn Ba Lan Z.Kwecinska nhận xét: Xem tranh, chúng ta có cảm giác như nghệ sỹ đang tâm sự những câu chuyện của đời mình. Ông như muốn chia sẻ những khát vọng, hoài bão và tình yêu cuộc sống, con người. Mỗi bức tranh như một bài thơ. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh thật êm dịu, mát mẻ. Phải có một nghị lực phi thường, một sức sống mạnh mẽ, họa sỹ mới giữ được sự bình thản, êm đềm ở một đất nước luôn có chiến tranh. Quả là lời nhận xét đắt giá, tinh tường!
Trước khi cảnh Rửa rau cầu ao được thể hiện trên lụa thì trong ký ức của họa sĩ đã hình thành nhiều cảnh người thiếu nữ ngồi rửa rau cầu ao trước nhà ở những làng quê mà ông hay qua lại.
Bố cục bức tranh này chỉ là một người thiếu nữ, lại ngồi trên cái cầu bắc nhô ra ngoài bờ ao. Tấm ván cầu ao to rộng, tương xứng với cô ngồi rửa rau một mình, để cô ngồi cho vững vàng. Vì không thấy trước cầu phải có hai cái cọc và đằng sau phải bắc lên bờ ao nên nếu vẽ cô rửa rau quay hẳn mặt ra ngoài thì ván cầu cũng phải ngang ra, như thế là bố cục không tốt. Phải để cái cầu nghiêng một bên ra phía bờ ao, rồi để nghiêng phía sau, vì ở đây người rửa rau ngồi nghiêng nghiêng, chỉ thấy ba phần mặt. Muốn cho cô ngồi được vững vàng trên cầu thì tay bên phải quàng lên đùi để khi chuyển động tay cho dễ rửa rau, tay bên trái tất nhiên phải để vào giữa người.
Ngoài cánh tay này còn có đùi và chân bên trái, cũng để ngồi trên cầu cho vững và để cầm rổ ở dưới nước cho chặt. Bàn chân bên phải bị che một phần vì cánh tay thò xuống rửa rau, bàn chân bên trái cũng bị che về khoảng giữa bởi cánh tay bên trái. Như thế rất là hợp cách, vì hai tay giơ ra để cầm rổ và rửa rau sẽ che bớt được hình ảnh bàn chân, lại giữ được mép cầu, làm cho cô rửa rau ngồi rất vững vàng, chắc chắn. Đùi chân trái của cô với chiếc quần gần thẳng xuống, làm cho bức tranh chắc chắn, vuông vắn hơn. Cái đuôi khăn mỏ quạ của cô dong xuống trước người cũng có ích, che được màu áo trắng trước ngực. Rổ rau đặt bên kia cầu lấp được chỗ trống trên cầu, lại có ấn tượng như giữ được cái cầu, tránh để phía cô nghiêng nặng quá. Con dấu trong đó cũng rất hợp vì hình con dấu vuông, nét ngang nét dọc của cái ấn cũng rất có ích, làm chắc chắn thêm ấn tượng tròn tròn của hai cái rổ. Đầu múi cầu phía ngoài ao có nhô ra một đoạn cọc cắm xuống nước, đỡ cho cái cầu khỏi gập ghềnh. Xa xa là phông, có một đường chạy từ đầu gối cô gái chạy lại để phân biệt được giữa ao và nước.
Màu sắc tranh rất đơn giản, chỉ có màu đen của quần, của khăn mỏ quạ và màu trắng của áo làm nổi bật thân hình cô gái. Về màu nóng thì màu đen của cầu và hai cái rổ đối lại với màu lạnh là màu áo, màu đen ở bên cánh tay phải làm rộng ra và giảm bớt được màu trắng của cánh tay. Màu xanh của rau là màu lạnh đan xen với màu nóng của cái cầu và cái rổ. Nhìn phía dưới cầu, ta thấy được bóng cầu và hai cái rổ dưới nước, biết là đang rửa rau dưới ao. Màu phông hồng hồng đậm đậm rất hợp với những màu trong tranh và thêm nổi bật được áo trắng của cô gái.
Nói về tác phẩm của mình, ông cho biết: "Có những bức tranh sau này không phải vẽ lên lụa mà là trong trí nhớ. Thường tôi đi vẽ sớm dọc theo bờ sông, bờ ngòi. Khi đi qua một cái bến thấy cô thiếu nữ đang rửa rau dưới bến, áo trắng quần đen mơ màng trong sương buổi sáng, trông thật là mơ mộng, thật là đẹp. Nếu là khi đi vẽ thì tôi lấy phác họa bức tranh này vì tôi thường thích các cảnh sương mù mơ màng thơ mộng. Hay một bức tranh khác: nếu các bạn xuống làng Kim Liên, đi quặt ra đường tay phải, phía bên chùa cách chừng vài ba chục thước, về buổi sáng hay buổi chiều có cái ao rộng chừng hai mươi thước. Trước mặt các bạn sẽ hiện ra một bức tranh rửa rau cầu ao rất đẹp, thích hợp với tranh lụa. Trên cầu ao là một cô thiếu nữ rửa rau cách bạn chừng hơn mười thước, mặc áo trắng quần đen, ngồi trước ngõ làng, đằng sau lưng cô là một con đường đi sâu vào trong làng. Xung quanh cô là cây cối um tùm, cả một màu xanh thẳm bao bọc lấy cô nổi bật hình dáng yểu điệu của cô. Bức tranh này rất sống, rất linh động, mãi mãi về sau, thỉnh thoảng vẫn hiện ra trong tôi, đó là một bức tranh thiên tạo".
Tác phẩm:
TÁT NƯỚC ĐỒNG CHIÊM
Họa sĩ: Trần Văn Cẩn
Trần Văn Cẩn (1910- 1994) là một trong những họa sĩ hàng đầu đã mang đến cho nền mỹ thuật Việt Nan hiện đại một phong cách sáng tạo nghệ thuật rất riêng và giàu bản sắc dân tộc. Ông là thành viên của “bộ tứ danh họa” lẫy lừng thời ấy: Nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn). Được đào tạo bài bản, có lớp lang trong một ngôi trường danh tiếng: Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bên cạnh đó Trần Văn Cẩn còn được nuôi dưỡng bởi một nguồn mạch văn hóa mỹ thuật vốn đã nhiều tầng, nhiều vỉa của các dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để ông tự ghi tên mình vào lịch sử nghệ thuật nước nhà với tư cách là người nghệ sĩ chân chính.
Tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá VII (1931 - 1936) với bức sơn mài Tiễn anh khoá đi thi hương, nhưng phải đến các tác phẩm như: Em Thúy - sơn dầu; Chợ Tết - lụa, Gội đầu - khắc gỗ, Hai cô gái trước bình phong - lụa, Trần Văn Cẩn mới thực sự nổi danh. Em Thúy là một bức tranh sơn dầu được Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1944. Có thể nói đó là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn và cũng là một trong những đỉnh cao của nền hội hoạ Việt Nam cho đến bây giờ. Với lối biểu hiện chân thực, nhẹ nhàng, không khoa trương, cường điệu. Trần Văn Cẩn đã níu kéo và lưu giữ người xem bằng vẻ đẹp thơ ngây, trong trắng.
Hội hoạ Trần Văn Cẩn vừa hiện đại mới mẻ, giàu liên tưởng lại vừa phát huy được tính dân tộc và đậm đà sắc vị dân gian. Đó là kết quả một cuộc kiếm tìm lâu dài, đúng đắn, sáng tạo và sâu sắc trong hành trình nghệ thuật vô cùng gian nan mà cũng không kém phần hứng khởi của ông. Trong khi quan niệm phương Đông còn cho rằng: phụ nữ gắn liền với phận liễu yếu đào tơ, thân hình mảnh dẻ, Trần Văn Cẩn không thế, ông nhìn ra vẻ đẹp khỏe mạnh, ngồn ngộn sức sống phồn thực của người con gái Việt Nam lao động đang làm công việc “tẩy trần” sau một ngày cực nhọc. Đấy là một cái nhìn mới mẻ của Trần Văn Cẩn. Mái tóc cô gái cũng rất khỏe, xanh, dày, và thẳng.
Là một người hiểu biết hội hoạ thấu đáo, nghiêm túc trong lao động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, dù có bận bịu tới đâu Trần Văn Cẩn vẫn dành một khoảng lặng cho nghệ thuật thăng hoa. Và sau 9 năm kháng chiến vô cùng gian khó mà hào hùng, Trần Văn Cẩn ra mắt công chúng thủ đô bằng hai tác phẩm lụa: Con đọc bầm nghe (1954) và Lò đúc lưỡi cày (1955), đã cho thấy một Trần Văn Cẩn khác: mạnh mẽ, đầy cá tính, toát lên niềm vui cuộc sống.
Mùa thu đan len - sơn dầu và Tát nước đồng chiêm - sơn mài là hai tác phẩm xuất sắc của Trần Văn Cẩn. Tát nước đồng chiêm thể hiện một quang cảnh rộng lớn: quang cảnh những người nông dân đang lao động trên chính thửa ruộng của mình. Ông vẽ người lao động mà không thấy vẻ lam lũ, nhọc nhăn, ngược lại, toát lên một vẻ đẹp đầm ấm. Tát nước đồng chiêm biểu hiện một vẻ đẹp chân thật, chất phác không kém phần duyên dáng lãng mạn của người nông dân Việt Nam. Và có lẽ Trần Văn Cẩn còn một trong những danh hoạ vẽ nông dân thành công nhất: bố cục chắc vững, các mảng đầy vơi đan xen tài tình, từ dáng điệu được nghiên cứu một cách công phu, rất xao động, nhuần nhuyên sắc độ đậm nhạt mềm mại, dễ chịu hợp lý. Trong niềm đam mê, hứng khởi Trần Văn Cẩn đã vẽ nên một nét mềm lơi lả. Cả một không gian tươi sáng nhộn nhịp như hoà quyện vào như những cô gái quê uyển chuyển trong động tác tát nước gàu dai, những cúi ngửa tự nhiên, bay bướm, những khóm tre lay động những cánh cò dập dờn, những thửa ruộng chạy xa tít phía chân trời chói loà... Ta nghe có cả âm thanh của tiếng nước đổ. Về mặt nào đó, Tát nước đồng chiêm mãi là bài học hàn lâm cho nền mỹ thuật Việt Nam.
Tác phẩm:
CHIẾC BÈ MEDUSE
Họa sĩ: Théodore Géricault
Théodore Géricault (26 tháng 9 năm 1791 – 26 tháng 1 năm 1824) là một họa sĩ người Pháp đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới hội họa, được biết đến với tác phẩm Chiếc bè Meduse cùng các bức tranh khác. Mặc dù mất khi còn trẻ, Théodore Géricault vẫn là một trong những nhân vật tiên phong của Chủ nghĩa Lãng mạn.
Bức tranh “Chiếc bè Meduse” (Le Radeau de la Médese) của hoạ sĩ Géricault. Xuất phát ý tưởng lúc đầu là có một tin đăng trên báo có một chiếc bè bị gặp bão rất nguy kịch và đoàn người trên bè đang kêu cứu giúp đỡ. Xuất phát từ kịch tính rất căng trên chuyến đò đó và Géricault nắm được yếu tố đó mới hình thành xây dựng một đề tài với một suy nghĩ như cuộc đời của con người, nó cũng như đang nằm ở trên chuyến đò, một chuyến đò đang gặp nguy cơ. Có những trạng thái con người phải phối hợp với nhau để có thể tìm ra lối thoát trước khao khát sinh tồn. Như vậy để xây dựng bức tranh từ tin có thật trên báo này, khi ông chuyển thành tác phẩm nghệ thuật, ông nghĩ đến bố cục này sẽ có hai yếu tố để con người dựa vào yếu tố thứ nhất là cột buồm, nếu mà ta chống đỡ được cái cột buồm không đổ thì cái bè này vẫn có khả năng tồn tại. Yếu tố thứ hai là nếu được một cái tàu ở xa biết đến cứu vớt thì cũng có hy vọng. Như vậy điều hy vọng nằm ở hai yếu tố. Và ông quyết định xây dựng bố cục có hai tam giác. Một cái cột buồm và một nhóm người đưa một người lên cao thành đỉnh tam giác cầm lá cờ trắng vẫy vẫy. Ông tạo ra hai tam giác, hai cái đỉnh, hai cái đỉnh này là hy vọng nhưng nó cũng tạo ra được yếu tố để gây ra cảm giác là con người hơi ảo vọng vì toàn bộ những con người định chống đỡ cột buồm thì đều uể oải mệt mỏi. Nhưng cái số người mà đỡ một người lên để cầu cứu cái tàu ở tít xa thì lại rất hào hứng và m•nh liệt. Và từ những sự chuẩn bị đó, ông đã làm một bức phức thảo rất kỹ và hình của nó sôi nổi sinh động vì nó đã đuoc xây dựng nên từ một ý niệm về bố cục và hiện tại. Từ đó ông mói chuyển sang thể hiện.
Về màu sắc, các bảng màu sử trung trong tranh rất nhỏ, từ màu be đế màu đen, đi qua bóng tối và ánh sáng màu nâu sẫm. Điều đó tạo không khí chung cho màu sắc ấm áp hài hòa, nhưng mang lại ấn tượng mạnh mẽ và đau khổ. Màu sắc chủ đạo ở đây là màu tối.
Tác phẩm:
TRÒ CHUYỆN
Họa sĩ: Henri Matisse
Henri Matisse (31/12 /1869 - 3/11/1954) là một nghệ sĩ người Pháp, nổi tiếng với khả năng sử dụng màu sắc và chất lỏng cũng như khả năng hội họa tuyệt vời và nguyên sơ. Với tư cách là một họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà làm đồ họa in ấn. Matisse được biết đến như là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỉ 20. Ông là nhân vật tiên phong của trường phái dã thú, vào thập niên 1920, ông được coi là một trong những người nâng tầm truyền thống cổ điển trong hội họa Pháp. Tài năng của ông trong việc sử dụng ngôn ngữ màu sắc biểu cảm và khả năng hội họa đặc trưng. Henri Matisse được coi là một trong những nhân vật đi đầu trong nghệ thuật hiện đại.
Matisse là người chín chắn nhiều suy ngẫm, đa dạng và cách thể hiện hết sức táo bạo bất ngờ. Ông dung hợp được những rung động mạnh với những chủ định lý tính, tìm tòi gam mầu và bố cục cho mỗi bức tranh, gạt bỏ hẳn những hiệu quả sáng tối, khối vờn, đơn giản hình thể tối đa. Phong cảnh, tĩnh vận chân dung … Mỗi bức tranh của Matisse như là một bản hoà tấu màu sắc, vui tươi, màu sắc tự do, thường gây xúc động cho người xem. Ông bắt đâu bằng vẽ chân dung vợ mình, đãgây tiếng vang lớn, có tên tranh là “Sọc xanh” (Green - Stripe) vì trong tranh ông đãvẽ bóng mờ màu xanh lên hình khuôn mặt vợ mình. Ông còn sử dụng hoa văn Bắc phi vào tranh của mình. Ông còn cắt và dán giấy để tạo nên những tranh màu với hình khối ước lệ.
Trong suốt 50 năm trời, ông làm việc không mệt mỏi. Về nghệ thuật d• thú, Matisse thường nói: Tôi muốn một nghệ thuật không làm cho người xem áy náy, lo sợ, mê loạn. Tôi muốn khi người ta mệt nhọc vì làm việc quá sức thì tranh của tôi sẽ đem lại cho người xem sự thích thú và đỡ mệt …
Bức tranh “Trò chuyện” của Matisse đãsử dụng màu sắc tương phản mạnh, bố cục giản lược nhưng đầy tinh tế. Được thể hiện thông qua hình dáng chắc khoẻ của người đàn ông, đối lập với hình dáng mềm mại của người phụ nữ tạo nên một ấn tượng mạnh về phong cách biểu đạt của tranh. Ông là người đi đầu cho những ý tưởng không gian mang tính ước lệ mà đầy cảm xúc. Hơn thế nữa, sự sáng tạo trong việc sử dụng lý hiệu quả mầu sắc được Matisse khai thác một cách tinh tế làm cho màu sắc trong tranh có khả năng biểu cảm của màu sắc và ánh sáng theo tâm lý, cảm xúc.
§iÒu nµy chøng tá Matisse nghiªn cøu vµ ®· n¾m b¾t được c¸i thÇn cña nghÖ thuËt t¹o h×nh ph¬ng §«ng trong sù hoµi hoµ cña h×nh vµ s¾c ®îc bè côc c©n nh¾c tØ mØ. Bøc tranh giµu tÝnh trÝ tuÖ, nh¹y c¶m víi nh÷ng c¶m xóc míi.
Tác phẩm:
TRÒ CHUYỆN
Họa sĩ: Leonard De Vinci
Leonard De Vinci sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông.
Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng,dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký.
Chúng ta có thể học tập cách thức làm việc của các hoạ sĩ tên tuổi trên thế giới qua những tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao đã khẳng định phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghệ thuật. Với sự nghiên cứu cơ bản vững chắc, Léonard De Vinci đãđưa được ý tưởng của mình vượt qua hiện thực đạt đến một trường độ nghệ thuật cao.
Bức tranh “Bữa ăn cuối cùng” là một trong những tác phẩm kỳ diệu về trí tuệ của con người. Đó là kiểu mẫu về dạng bố cục đối xứng chuẩn mực trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Trong bức tranh này người ta học tập được về dạng bố cục kinh điển, bố cục hình hoạ, diễn tả tâm lý nhân vật cho các thế hệ sau học tập. Nội dung của bức tranh về một buổi họp kín, trong bữa ăn vĩnh biệt các tông đồ này Giatô nói trong số các người hiện diện có kẻ phản bộ, bán ông cho cường quyền. Nghe vậy rất nhiều người xôn xao, kinh hoàng và Gui đa kẻ có lòng phản bộ, kinh hoàng lo sợ vì thấy Giatô đã thấu suốt thâm tâm hắn. Hoạ sĩ đãtìm đến một dạng bố cục để có thể rõ nội tâm của họ thông qua nghệ thuật diễn tả chân dung. Ông đãbố cục cho tất cả ngồi một bên bán nhìn ra phía khán giả. Tác giả chọn khoảnh khắc sau khi Giatô nói câu trên làm cho tất cả tông đồ phải xôn xao. Ông bố cục các tuyến người đối xứng qua nhân vật Giatô làm bốn khối, mỗi khối ba người. Bốn khối khối người hai bên Giatô có dạng diện sắc diện khác nhau đặc biệt phong phú. Bối cảnh của bữa ăn ấy là một gian phòng rộng lớn mà cuối cùng gian phòng là ba khung cửa mở làm phần thân trên của Giatô lộ hẳn ra ở ngay khung giữa như có một hào quang tự nhiên.
Phép phối cảnh mỗi phát kiến mà tác giả nghiên cứu kỹ càng được áp dụng ở đây một cách tuyệt diệu. Nhìn kỹ bố cục vô cùng phong phú của bốn khối người, nhìn thấy nội tâm biểu lộ trên từng gương mặt, nhìn nghệ thuật diễn tả nếp y phục tình cảm bộc lộ trên từng khuân mặt thể hiện tâm trạng những chiều hướng động tác nếp quần áo làm cho bố cục đối xứng mất đi sự cứng nhắc mà trở nên mềm mại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26746.doc