LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Nhà Khai Thác Cảng Hàng Không: 3
1. Nhà khai thác Cảng Hàng Không là: 3
2. Chức năng và trách nhiệm của nhà khai thác Cảng Hàng Không: 4
3. Khách hàng của cảng hàng không, Quyền hạn của Nhà khai thác cảng hàng không: 9
II. Bảo hiểm Cảng Hàng không: 11
1. Bảo hiểm cảng hàng không là gì? 11
2. Các loại hình Bảo hiểm Cảng hàng không: 11
2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và các tổ chức cung cấp dịch vụ mặt đất tại sân bay: 11
2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của nhà chủ để máy bay 17
2.3 Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm 19
3. Dẫn chứng các trường hợp có thể loại trừ: 21
4. Liên hệ thực tiễn bảo hiểm cảng Hàng không tại Việt Nam 21
4.1 Hoạt động bảo hiểm hàng không tại Việt Nam từ 1989 đến nay 21
4.2 Nhà kinh doanh bảo hiểm hàng không 25
4.3 Công tác bồi thường và hạn chế tổn thất: 32
III. Kết luận 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
38 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bảo hiểm cảng hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không, sân bay thông qua bài giảng rất chi tiết các nội dung về thủ tục cấp chứng nhận sân bay; thủ tục chứng nhận hàng không với việc nâng cấp và mở rộng; thủ tục chứng nhận khai thác dịch vụ hàng không.
Trong 2 ngày tiếp theo 30 - 31/5/2018, các học viên của LAA sẽ tham gia các khóa đào tạo do Cảng HKQT Tân Sơn Nhất thực hiện với những kinh nghiệm từ thực tế hoạt động tại Cảng.
Đại diện Ban chức năng của ACV và LAA chụp ảnh lưu niệm trong chương trình hợp tác đào tạo năm 2018
Chương trình đào tạo hợp tác giữa ACV và LAA là một trong những hoạt động rất ý nghĩa nhằm hỗ trợ Các cơ quan sân bay Lào trong việc phát triển các hoạt động hàng không. Được biết trong thời gian từ bây giờ đến cuối năm 2018, ACV sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác đào tạo về các nộidung: Chất lượng các thiết bị phục vụ hàng không; an ninh hàng không và các chương trình giao lưu văn hóa, thể thao.
3. Khách hàng của cảng hàng không, Quyền hạn của Nhà khai thác cảng hàng không:
*Khách hàng của cảng hàng không là:
-Các hãng hàng không đi và đến cảng hàng không.
- Những người đưa đón người thân đi và đến tại cảng.
- Người kinh doanh trong cảng hàng không ,và những người đến chơi hoặc ăn uống trong cảng hàng không.
*Quyền hạn của Nhà khai thác cảng hàng không:
- Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay.
-Lập kế haoch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với nhu cầu phát triển và phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.
- Báo cáo định kì hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền các số liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm, dài hạn và các số liệu thống kê về khiai thác cảng hàng không, sân bay.
- Bố trí nơi làm việc cho các cở quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như bạn đã biết, ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp có hoạt động nổi bật nhất trong lĩnh vực này là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với trên dưới 10 công ty con và công ty liên kết chủ yếu thực hiện việc đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay.
ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 Cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên và Thọ Xuân; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.
Với sứ mạng giới thiệu hình ảnh đất nước – con người Việt Nam: "Hòa bình – Văn minh – Thân thiện – Năng động" đến với bạn bè năm châu, ACV là một nòng cốt để ngành công nghiệp hàng không Việt Nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, an ninh quốc phòng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
II. Bảo hiểm Cảng Hàng không:
1. Bảo hiểm cảng hàng không là gì?
Bảo hiểm cảng Hàng không là biện pháp chia sẻ bớt rủi ro, tổn thất cho các người chuyên chở, nhà vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm bưu kiện tại cảng Hàng không.
2. Các loại hình Bảo hiểm Cảng hàng không:
2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và các tổ chức cung cấp dịch vụ mặt đất tại sân bay:
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm một hành động nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác.
Theo quy định của của pháp luật thì những trường hợp mà thỏa mãn các điều kiện sau đây sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự:
Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại
Phải có lỗi của người gây ra thiệt hại
Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế
Việc phát sinh trách nhiệm dân sự thường là bất ngờ và không ai có thể lường trước được. Nhiều những trường hợp thiệt hại vượt quá khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức. Do vậy các cá nhân cũng như các tổ chức đã tìm mọi các biện pháp để hạn chế và kiểm soát tổn thất như: Bảo hiểm. Từ việc mua bảo hiểm các cá nhân chuyển giao rủi ro cho nhà bảo hiểm, bù lại các cá nhân phải đóng cho nhà bảo hiểm một khoản phí và nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguời bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm theo cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng. Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân sự của mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành sân bay là dạng bảo hiểm theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà các tổ chức điều hành sân bay hoặc cung cấp dịch vụ tại sân bay phải trả do phát sinh trách nhiệm của họ trong quá trình hoạt động tại các sân bay.
Trong quan hệ dân sự, đi kèm với quyền luôn là nghĩa vụ. Nhà khai thác Cảng hàng không phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định đối với bên thứ ba và ngược lại. Nhà khai thác Cảng hàng không phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Đây là dạng bảo hiểm theo luật định. Trong trường hợp Nhà khai thác Cảng hàng không không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là quy định nhằm tránh tình trạng các bên phủ nhận trách nhiệm của mình. Và vì thế họ sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhất định để buộc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ví dụ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người khai thác Cảng hàng không sân bay: Chính sách bảo hiểm của công ty dịch vụ Bảo hiểm Bảo Việt (có trụ sở tại 35 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Bồi thường các chi phí sửa chữa và/hoặc thay thế các thiệt hại vật chất xảy ra cho máy bay, thiết bị và phụ tùng do Người được bảo hiểm khai thác thuộc sở hữu của Người được bảo hiểm hoặc thuộc trách nhiệm đã thỏa thuận của Người được bảo hiểm
Chi trả các khoản mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải thanh toán đối với các thiệt hại do Thương tật thân thể và/hoặc Thiệt hại tài sản của các bên thứ ba bắt nguồn từ một Sự cố và phát sinh từ hoạt động của Người được bảo hiểm
Thanh toán các chi phí y tế cho phi công và tiếp viên gặp tai nạn trong khi bay
Thanh toán số tiền thỏa thuận trong trường hợp máy bay phải dừng bay sau tai nạn tuân theo các hạn mức trách nhiệm, điều khoản, điều kiện và các điểm loại trừ quy định cụ thể trong đơn bảo hiểm
a) Phạm vi áp dụng:
Theo AVN 104 AIRPORT LIABILITY INSURANCE (bảo hiểm trách nhiệm tại cảng hàng không)
Công ty bảo hiểm chấp nhận thanh toán thay cho người được bảo hiểm tất cả tổng tiền, trừ bất kì khoản khấu trừ được áp dụng, mà người được bảo hiểm sẽ có trách nhiệm pháp lý thanh toán cho tổn thất về thân thể và / hoặc người khai thác sân bay (theo mục 5) và tuân theo Giới hạn địa lý (theo mục 6) của hợp đồng.
Theo ARIEL AIRPORT OWNERS AND OPERATORS LIABILITY INSURANCE -section 1 (bảo hiểm trách nhiệm của chủ sân bay và người điều hành sân bay)
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những khoản tiền (nhưng không vượt quá mức đã quy định trong hợp đồng) cho:
Tổn thất về người và tài sản của người thứ 3 trong khu vực quy định
Do lỗi hay sự bất cẩn của người được bảo hiểm hay bất kỳ nhân viên nào của họ
Hoặc bất kỳ thiếu sót của khuôn viên, đường đi, công việc, máy móc hoặc nhà xưởng được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm.
Dẫn chứng:
Sáng ngày 19-09-2017, nhân viên lái xe đầu kéo của Công ty CP Phục vụ mắt đất Hà Nội (HGS) điều khiển xe kéo, kéo theo 3 dolly thùng có chở hàng ra phục vụ chuyến bay tại vị trí đỗ số 31 – Cảng Hàng Không quốc tế Nội Bài. Trong quá trình di chuyển từ nhà ga hàng hóa hàng không Việt Nam ra đường công vụ R3, vì thiếu quan sát mà lái xe đã điều khiển xe đầu kéo đâm vào nhân viên vệ sinh Lê Thị Hà thuộc Trung tâm khai thác khu bay đang nhặt rác trên đường công vụ. Sự việc xảy ra đã làm cho chị Hà tử vong.
Theo như quy định bảo hiểm về thiệt hại người thì trường hợp này chị Hà sẽ được công ty Bảo hiểm bồi thường theo quy định. Tuy nhiên, trường hợp này nhân viên lái xe dù đã đươc công ty bảo hiểm chia sẻ phần rủi ro nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự trước Pháp luật vì tội gây chết người.
Như Dân trí đã đưa tin, bé V.N.K.P (17 tháng tuổi) cùng mẹ N.T.N (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) là hành khách đi máy bay của hãng hàng không Jetstar Pacific. Trong khi ngồi chờ chuyến bay tại khu vực cách ly nhà ga quốc nội, bé P tự đi lại và bị ngã vào thang cuốn ở khu vực cửa ra máy bay số 3. Thang cuốn đã kéo đứt 75% cổ tay của bé.
Ngay sau sự việc này, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã lập Đoàn kiểm tra việc duy trì điều kiện khai thác nhà ga hành khách tại Cảng hàng không này, kiểm tra việc lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị của nhà ga để phục vụ khai thác, trong đó có thang cuốn.
Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam, hãng hàng không phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm ký hợp đồng với hãng hàng không chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách trong tình huống sự cố xảy ra trên máy bay hoặc lúc lên/xuống máy bay, lúc trên xe bus từ nhà ga hành khách ra máy bay (đối với chuyến bay đi) và khi khách trên xe bus lúc xuống máy bay vào nhà ga (đối với chuyến bay đến). Với trường hợp sự cố xảy ra đối với hành khách ở sân bay, cảng hàng không đã ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, tùy từng trường hợp cụ thể cảng hàng không sẽ làm việc với công ty bảo hiểm để giải quyết theo thoả thuận và quy định.
Ngày 26 đến ngày 27-02-2017, việc liên tiếp hành lý các chuyến bay từ Moscow (Nga) về sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã bị bẻ khóa, rạch túi và bị lấy đồ đã làm dư luận bức xúc.
Hành lý ký gửi, hàng hóa trong khư vực quy định tại sân bay, khi có hư hỏng hoặc mất mát do lỗi bảo quản hoặc vận chuyển của nhân viên sân bay thì hành khách/ người gửi hàng sẽ được nhận bồi thường (nhưng hành khách/người gửi hàng phải xuất trình thẻ hành lý/không vận đơn).
Theo AVN 104: Bảo hiểm cho mất mát hoặc thiệt hại đối với máy bay hoặc thiết bị máy bay, không thuộc quyền sở hữu, thuê hoặc cho thuê của người được Bảo hiểm, trong khi máy bay ở đậu trên mặt đất hoặc do bất kỳ nhân viên nào của Người được Bảo hiểm gây ra.
b) Loại trừ riêng đối với loại Bảo hiểm này:
Trách nhiệm phát sinh của đài kiểm soát không lưu hoặc cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu.
Thiệt hại tài sản cho bất kỳ máy bay nào trong khi máy bay đó đang bay.
Dẫn chứng:
Sự cố tài xế Trương Văn Toản lái xe chở hành lý đâm vào máy bay của hãng China Airline (Đài Loan) tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) 27-08-2015, được đánh giá là gây uy hiếp an toàn nghiêm trọng. Thiệt hại nhìn thấy trước mắt là chiếc Airbus 330 bị hư hỏng, một vết xước trên thân máy bay kéo dài 1,3m. Vì vậy chuyến bay C1782 đi Đài Bắc phải hủy bỏ, 300 hành khách phải xuống máy bay trước giờ khởi hành đén khách sạn để chờ một chuyến bay mới trong vòng 15 tiếng đồng hồ, phần đông trong số này là khách bay quá cảnh Đài Loan nên hành trình bay tiếp theo bị thay đổi, chiếc Airbus phải dừng khai thác và nằm lại Tân Sơn Nhất ít nhất 3 ngày để sữa chữa.Thời điểm đó ông Trương Văn Toản điều khiển xe băng chuyền của Xí nghiệp Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS), trong quá trình tiếp cận máy bay A330 của CI, xe ông Toản đã va quẹt vào phần dưới bụng hầm hàng số 5 gây xước bụng tàu bay (kích thước 1,3mx0,6m, chỗ sâu nhất 2cm) và ba rivê nối tấm kim loại ở bụng máy bay bị bung.
Về thiệt hại, trao đổi với Thanh Niên Online, đại diện China Airlines khẳng định, cho đến nay, tổng thiệt hại của sự cố chắc chắn lớn hơn con số 1 triệu USD.
Về nguyên tắc, TIAGS sẽ phải bỏ tiền ra bồi thường cho China Airlines, mức bồi thường là bao nhiêu và hình thức bồi thường như thế nào là do 2 bên làm việc, thỏa thuận với nhau. Riêng đối với lái xe Trần Văn Toản - người trực tiếp gây ra sự cố và thiệt hại cho China Airlines, trách nhiệm của lái xe Toản được căn cứ theo hợp đồng lao động và các quy chế làm việc của TIAGS. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng không đều mua bảo hiểm, vì vậy thường khi các sự cố xảy ra thì thiệt hại đều được bảo hiểm hàng không chi trả, với trường hợp này nếu TIAGS và China Airlines đã mua bảo hiểm hàng không thì là điều may mắn đối với họ. Đối với tài xế Toản, Cơ quan Cảng vụ sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế Trần Văn Toản.
2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của nhà chủ để máy bay
(Theo AVN 98 Phần 5: Bảo hiểm B – hangarkeepers liability- Trách nhiệm của chủ hangar)
Phạm vi áp dụng:
Các công ty bảo hiểm đồng ý trả thay cho người được bảo hiểm ( chủ Hangar) tất cả các khoản tiền (trừ đi khoản miễm trừ áp dụng) mà người được bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm về pháp lý đối với: Thiệt hại về tài sản do rủi ro xảy ra cho máy bay hoặc thiết bị máy bay không thuộc sở hữu, thuê, cho thuê hoặc cho bên được bảo hiểm xảy ra trong khi bay hoặc máy bay trên mặt đất trong việc chăm sóc, hoặc kiểm soát cho mục đích phục vụ, xử lý, bảo dưỡng hoặc lưu giữ liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động hàng không của người được bảo hiểm quy định tại mục B phần 5 của hợp đồng AVN 98.
Bảo hiểm B này không áp dụng cho:
(1) Thiệt hại tài sản đến trang phục, trang sức,cá nhân hoặc hàng hóa của bất kỳ mô tả nào.
(2) Thiệt hại tài sản đối với máy bay hoặc thiết bị máy bay, được sở hữu, thuê hoặc cho thuê hoặc được cho mượn đã được bảo hiểm.
b) Sự cần thiết của loại bảo hiểm này
Tháng 4/2012, Công ty Hàng Không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) khánh thành và đi vào khai thác “Trung tâm sữa chữa bảo dưỡng máy bay Vietstar Airlines tại Sân bay Tân Sơn Nhất “ Với cơ sở hiện đại, thiết bị sẵn sàng, Trung tâm bắt đầu phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ kĩ thuật cho máy bay thân hẹp, đặc biệt là thị trường Châu Âu và các nước Đông Nam Á.
Đây là sự kiện đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của các hãng hàng không trong nước và khu vực, đồng thời đưa ngành kĩ thuật hàng không Dân dụng Việt Nam hội nhập khu vực và Thế Giới.
Trung tâm sữa chữa bảo dưỡng máy bay Vietstar Airlines
- Ngày 03/08/2013, tổng công ty hàng không Việt nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khánh thành công trình hangar sữa chữa máy bay thân rộng tại sân bay Tân Sơn Nhất - Đảm bảo cung cấp các dịch vụ kĩ thuật cho đội tàu bay của hãng và các hãng hàng không khác hoạt động tại Tân Sơn Nhất.
F Việc ra đời và phát triển của các Hangar và dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng máy bay làm tăng cao nhu cầu bảo hiểm chủ Hangar do máy bay là loại tài sản giá trị vô cùng lớn, nếu không may có rủi ro xảy ra như sập hangar làm hư hỏng tàu bay của hãng khác đang trong quá trình bảo dưỡng thì số tiền bảo dưỡng (bồi thường) là rất lớn nên các chủ hangar cần mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho mình.
2.3 Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Bảo hiểm trách nhiệm pháp lí đối với sản phẩm phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa và việc cung cấp dịch vụ. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất về người hoặc tài sản gây ra do lỗi thiết kế, lỗi về sản xuất hoặc cung cấp vật liệu hàng hóa có lỗi, bao gồm bảng in, tài liệu hướng dẫn... trách nhiệm sản phẩm cũng có thể phát sinh từ những hàng hóa/ dịch vụ được bán cho bên thứ ba.
Ví dụ:
+Một dụng cụ để lại trong động cơ của một tàu bay sau quá trình bảo dưỡng và suýt gây tai nạn máy bay.
+ Văn phòng an toàn vận tải Úc ATSB đã nhanh chóng vào cuộc và kết quả: các ống pitot những chiếc ống gắn ngoài máy bay – có chức năng đo vận tốc dòng khí từ đó cung cấp thông số về vận tốc của máy bay và độ cao – đã hoạt động không chính xác, nguyên nhân là trong quá trình bảo dưỡng, các kỹ thuật viên đã quên tháo các ống che bảo vệ ống pitot và thậm chí trước khi cất cánh vẫn không ai kiểm tra các ống pitot. Cả 4 ống pitot đều bị bịt kín, luồng khí bên ngoài không thể lọt vào các ống pitot, từ đó không có dữ liệu nạp vào máy tính để đưa ra thông tin về tốc độ lẫn độ cao.
+ Công ty cung cấp thức ăn cung cấp cho một hãng hàng không đồ ăn thức uống bị nhiễm gây ra ngộ độc thực phẩm cho hành khách.
Xác thằn lằn trong suất ăn trên máy bay của hãng AirAisa
+ Sau khi làm thủ tục xong, hai mẹ con chị N. cùng lên phòng chờ. Trong lúc này, bé V.N.K.P (17 tháng tuổi, con chị N.) tự chạy đi chơi và bị ngã xuống thang cuốn cảm ứng tự động, đứt 75% cổ tay.
3. Dẫn chứng các trường hợp có thể loại trừ:
+ Báo chí Việt Nam và Báo Ashahi của Nhật Bản đã đăng tải thông tin có 34 học sinh của Nhật Bản là hành khách trên chuyến bay TP. Hồ Chí Minh – Narita (Tokyo) sáng 28/10 mang số hiệu VN300 của Vietnam Airlines gặp vấn đề về sức khỏe ngay sau khi máy bay cất cánh.
Nhóm học sinh được cấp cứu ở sân bay Narita. Ảnh: Asahi.
4. Liên hệ thực tiễn bảo hiểm cảng Hàng không tại Việt Nam
4.1 Hoạt động bảo hiểm hàng không tại Việt Nam từ 1989 đến nay
+ Để đáp ứng được yêu cầy bay nội địa và quốc tế, năm 1980, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đã ra đời nhằm góp phần ổn định hoạt động của ngành hàng không dân dụng, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân giai đoạn 1980-1989, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không cũng như các loại hoạt động bảo hiểm khác tồn tại và phát triển trong cỏ chế kế hoạch hóa tập trung mặc dù đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
+ Năm 1986 đánh dấu một bước ngoạt trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diến ra vào năm này đã đưa ra chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực. Hoạt động sản xuất – kinh doanh từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu, thích hợp với hoàn cảnh mới. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển bảo hiểm ở nước ta.
+ Kể từ năm 1989 đến nay, hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng không không những chịu sự điều chỉnh bởi các luật quốc tế mà còn của các luật quốc gia.
+ Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA, Ngoài ra, với khoảng 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày một sôi động.
+ Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty mới đã tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ, đồng thời nghiên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh nhất.
+ Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ ngày càng đa dạng hơn và số lượng, chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được rộng mở. Không chỉ có vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được chú trọng. Bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển.
+ Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tăng cường sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, chính phủ đã quan tâm kiệp thời đến ngành hàng không bằng cách ban hành các chính sách cũng như nghị định nhằm thúc đẩy và phát triển ngành vận tải hàng không, ví dụ như: ban hành nghị định 100/CP về “ kinh doanh bảo hiểm” đánh dấu một bước ngoặc trong quá trình phát triển bảo hiểm thương mại ở nước ta. Sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm đã giúp cho việc nâng cao số lượng lẫn chất lượng các nghiệp vụ bảo hiểm, quy mô phạm vi bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng với nhiều loại hình bảo hiểm hàng không mới ra đời đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
+ Năm 2000, ngành bảo hiểm Việt Nam đón chào sự kiện quan trọng đó là sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Trong luật này nêu rõ các khái niệm về bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh bảo hiểm, các điều kiện kinh doanh, vốn pháp định. Nhìn chung, hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam đã có một khung pháp lí hoành chỉnh, được pháp luật bảo vệ chặt chẽ và phải thực hiện đúng các nghĩa vụ cũng như chịu mọi trách nhiệm theo pháp luật.
+ Trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, cơ sở vật chất kĩ thuật hàng không cũng như đội bay của hàng không Việt Nam ngày nay tiên tiến, công tác phục vụ mặt đất ở các cảng hàng không liên tục được hoàn thiện. Để phù hợp với lợi thế chung đó, bảo hiểm hàng không Việt Nam không những được tăng cường về mặt chất lượng mà quy mô phạm vi bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng với nhiều loại hình bảo hiểm hàng không mới ra đời đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập của cả nền kinh tế Việt Nam.
4.2 Nhà kinh doanh bảo hiểm hàng không
+ Nếu như từ năm 1980-1994, Bảo Việt vẫn giữ vai trò là nhà kinh doanh bảo hiểm độc quyền trên thị trường Việt Nam nói chung và với hàng không Việt Nam nói riêng với mức phí đắc đỏ và cách tính phí mập mờ thì năm 1995 đã đánh dấu một sự khởi sắc trên thị trường bảo hiểm Việt Nam bằng nghị định 100/CP của chính phủ về hoạt động kinh doanh. Sau thời điểm này, thị trường bảo hiểm hàng không Việt Nam đã xuất hiện một loạt các công ty bảo hiểm. Đó là sự ra đời của công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam(VINARE) ngày 27/9/1994, công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh(Bảo Minh) ngày 28/11/1994, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex(PVI), công ty cổ phần bảo hiểm hàng không Việt Nam (VNI)...
+ Hiện nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã được Bộ tài chính cấp phép tham gia bảo hiểm hàng không, nhưng phần lớn các doanh nghiệp lớn chỉ dừng lại ở việc tham gia bảo hiểm hàng không mặt đất với các dịch vụ vận chuyển đường bộ và con người. Bảo hiểm tài sản máy bay thì có rất ít doanh nghiệp tham gia. Với sức cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày một lớn, hiện tại, bảo hiểm Bảo Việt cùng với PVI, bảo hiểm hàng không VNI, Bảo Minh vẫn là những nhà bảo hiểm hàng đầu thị trường bảo hiểm hàng không trong nước.
* Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt:
+ Bảo Việt được bắt đầu đi vào hoạt động từ 15/01/1965. Công ty có các đơn vị thành viên, các chi nhánh trên toàn quốc, đồng thời tham gia góp vốn vào nhiều công ty khác như công ty liên doanh Bảo hiểm Quốc tế (VIA), công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Việt – AON (AIB), công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, quỹ đầu tư Quốc gia Ngoài ra, Bảo Việt đã thành lập Công ty đại lý bảo hiểm tại Anh Quốc BAVINA (UK) Ltd và hiện có mối quan hệ với hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới.
+ Trách nhiệm với cam kết là triết lý mà Bảo hiểm Bảo Việt cam kết đem đến cho khách hàng các dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm tốt nhất, thông qua việc sử dụng các kỹ năng và kinh nhiệm lâu năm của bảo hiểm trong nước và quốc tế.
+ Cam kết đem đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.
+ Tư vấn để khách hàng lựa chọn được sản phẩm bảo hiểm thích hợp nhất, với biểu phí và điều kiện bảo hiểm tối ưu.
+ Phục vụ khách hàng tận tâm, cung cấp sản phẩm tận nơi theo yêu cầu.
+ Với kinh nghiệm, uy tín và nỗ lực hoàn thiện không ngừng, Bảo Việt đang chứng tỏ mình vẫn là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Tổng doanh thu kinh doanh năm 2002 đạt 3.787 tỷ đồng, tăng 40% so với năm trước, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm đạt 3.367 tỷ. Tổng giá trị tài sản của công ty đạt 6.726 tỷ đồng. Xét về hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận trước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_bao_hiem_cang_hang_khong.docx