Ghe bầu có vai trò rất lớn trong nề lịch sử quốc gia về kinh tế và việc mở mang bờ cõi của những thời hoàng đế xưa kia. Trong văn hóa, ghe bầu cũng có một nền tảng khá vững chắc. Ghe bầu không chỉ là phương tiện buôn bán, vận chuyển mà nó còn chuyển tải theo đó những hành trang văn hóa giữa các vùng miền. Đó là gạch nối, là mối giao lưu giữa các miền Bắc, Trung, Nam trên ý nghĩa vật chất và tinh thần.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bảo tồn và Phát triển văn hóa ghe bầu của Hội An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC CHUYÊN ĐỀ
CHI TIẾT ĐỀ ÁN
Tên đề án: Bảo tồn và Phát triển văn hóa ghe bầu của Hội An
Địa điểm thực hiện đề án: Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng : Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2 với 18 đơn vị hành chính cấp huyện với dân số gần 1,5 triệu người có 93,6% là dân tộc kinh, gần 6,4% dân số là các dân tộc ít người (trong đó chủ yếu là dân tộc Cơ-Tu, Xơ đăng, Mnông, Co, Gié-Triêng,..); dân số thành thị chiếm 17,51%; dân số 15 tuổi trở lên hơn 1,09 triệu người chiếm tỷ lệ 72,94% trong tổng dân số.
Là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị, vùng cát ven biển và hải đảo. Hệ thống sông ngòi Quảng Nam khá chằng chịt. Đồng bằng Quảng Nam bị nhiều sông ngòi chia cắt và nhiều ngọn núi nổi lên ngay giữa đồng bằng. Đồng bằng so với các tỉnh Trung bộ tương đối rộng, có nơi khoảng cách từ bờ biển vào giáp núi rộng hơn 40 km. Đất sản xuất nông nghiệp 110.704 ha chiếm 10,61% diện tích đất tự nhiên và chiếm 16,26% diện tích đất nông lâm nghiệp. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp, được phân bổ chủ yếu trên địa bàn 8 huyện miền núi của tỉnh, có địa hình phức tạp nhưng tài nguyên rừng là tiềm năng lớn.
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Với vị trí trung độ của cả nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc - Nam, địa hình da dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng... tạo cho Quảng Nam tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Qua bao thăng trầm biến cố, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.
Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
Hội An có những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ... Hội An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Dân Hội An - Quảng Nam là dân miền Trung cũng được dân Nam bộ ngày xưa mệnh danh là dân ghe bầu. Nhiều người trẻ ngày nay phì cười, khi nghe tên ghe bầu ấy. Nhưng những ông già bà cả, kể cả những người sống dưới thời Pháp thuộc, đối với ngành hoạt động này vẫn coi nó như sự phát triển đích thực của tinh thần yêu nước trên sóng biển Đông.
Ghe bầu có vai trò rất lớn trong nề lịch sử quốc gia về kinh tế và việc mở mang bờ cõi của những thời hoàng đế xưa kia. Trong văn hóa, ghe bầu cũng có một nền tảng khá vững chắc. Ghe bầu không chỉ là phương tiện buôn bán, vận chuyển mà nó còn chuyển tải theo đó những hành trang văn hóa giữa các vùng miền. Đó là gạch nối, là mối giao lưu giữa các miền Bắc, Trung, Nam trên ý nghĩa vật chất và tinh thần.
Trong kho tàng ca dao có khá nhiều câu phản ánh thực tế hoạt động của các lái, những tâm tư tình cảm của họ cũng được gửi gắm vào đó thông qua hình ảnh chiếc ghe bầu. Những làn điệu hò khoan trên những chuyến hải trình xa đã giúp cho họ vơi đi nỗi nhớ nhà:
Ghe bầu dọn dẹp kéo neo Mấy chú bạn chào bắt cái hò khoan
Hay nỗi niềm của những cô gái đã trót yêu những anh chàng bạn ghe, phải để lại mẹ già:
Ghe bầu trở lái về đông Con gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôi
Ghe bầu còn là phương tiện chuyên chở thông điệp tình yêu:
Chim quyên đậu lái ghe bầu Miệng kêu bớ Bẩy xuống lầu trao thơ
Có một chút so sánh giữa việc lấy Hoa kiều với những anh đi ghe bầu chân chất mà nghèo:
Lấy khách Quảng Đông ăn hồng với táo Lấy bạn ghe bầu ăn cháo gạo lương
Khi quay trở lại bến cũ thì cũng chính chiếc ghe ấy là lời tỏ tình dễ thương của chàng trai Ngũ Quảng chân chất mà hào sảng, đem “lễ vật” biển đi cầu hôn người mình yêu thương. Đó là cuộc tình duyên mặn mà dí dỏm, hồn hậu của người dân xứ biển:
Cô kia bới tóc cánh tiên Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi Chẳng tin giở thử ra coi Rau răm ở dưới cá mòi ở trên
Và khi nói đến ghe bầu thì không thể không nhắc đến Vè Các lái hay Vè Thủy trình, Vè Nhật trình. Các làng chài ven biển Nam Trung Bộ vẫn còn lưu hành những bài vè này với những dị bản khác nhau. Đây thực chất là một bản hải trình đơn giản, do những người làm nghề vận chuyển ghe bầu Bắc Nam sáng tác, đúc kết dưới hình thức vần vè, miêu tả đầy đủ các địa danh với những mũi, hòn, cù lao, rạn đá ngầm hoặc san hô cùng những vũng, núi, bến cảng, cửa sông, phố xá trên đất liền và cả những nơi hiểm trở thường gây tai nạn cho thuyền bè qua lại. Có thể nói, đây là một cẩm nang của dân đi buôn đường biển.
Ghe bầu các lái đi buôn Đêm khuya ngồi buồn, kể chuyện ngâm nga Bắt đầu Gia Định kể ra Anh em thuận hòa ngoài Huế kể vô
Dựa vào các địa danh xưa, những từ ngữ cổ, những hiện tượng sinh hoạt, giao lưu, buôn bán được thể hiện qua nội dung bài vè, chúng ta có thể đoán định bài vè này ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XIX, là sáng tác tập thể và liên tục được bổ sung hoàn chaenh dần dần sau đó. Đây cũng là giai đoạn kinh tế phát triển, việc vận chuyển hàng hóa giữa kinh đô Huế với Gia Định diễn ra khá tấp nập. Vè Các lái có nhiều dị bản được lưu truyền ở các địa phương với hai bài Vè Lái vô và Vè Lái ra. Mỗi bài có gần 200 câu, cách diễn đạt có phần nôm na, chân chất, thiếu sự trau chuốt từ ngữ nhưng lại gần gũi với môi trường “sóng gió” củacưdânbiển. Dân ghe bầu có nhiều tục kiêng khem không khác nào ngư dân, trên đường đi họ thường ghé vào các miếu thờ được coi là linh thiêng để cầu cúng, đặc biệt liên quan đến tín ngưỡng phồnthực. Tại Cẩm Nam (Hội An), nay vẫn còn miếu thờ các vạn ghe bầu. đặc biệt là miếu thờ Lăng Ông tức cá voi chết trôi vào bờ, đánh dấu sự quan hệ của biển cả với ngư dân thời trước. Còn các vạn ghe bầu thì chúng ta có biết qua tình hình hoạt động của nó sau thế kỉ XVII. Nhờ sự hoạt động này mà Xứ Đàng Trong phát triển vượt hẳn lối chuyên chở ngày trước, và cũng nhờ loại ghe nổi tiếng này mà quan hệ của miền Trung và miền Nam đã có hiệu quả như ta thấy ngày nay.
Thật vậy, ghe bầu ngày nay dường như đã trở thành một từ lạ lẫm đối với người dân Hội An. Văn hóa ghe bầu – một nét văn hóa đặc trưng của xứ miền Trung Việt Nam đang dần mai một trong đời sống của họ.
Hội An đang có rất nhiều lợi thế về du lịch, lượng du khách đến Hội An rất đông và một điều mà ai cũng biết là họ đến Việt Nam là để được tiếp cận trực tiếp với văn hóa Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta lại để cho một nét văn hóa đặc trưng như vậy dễ dàng bị quên lãng, bị xóa bỏ như vậy ? Văn hóa ghe bầu của Hội An nói riêng và miền Trung nói chung cần phải được bảo tồn và phát triển để tạo ra thêm một điểm thu hút nữa đối với bạn bè quốc tế, những người muốn biết Việt Nam, muốn du lịch, tìm hiểu Việt Nam.
Mục tiêu :
(2.1) Mục đích của đề án : Bảo tồn và Phát triển văn hóa ghe bầu của Hội An.
(2.2) Mục tiêu :
- Ban đề án tiếp cận được với văn hóa ghe bầu qua tài liệu, qua các chuyên gia, qua thực tế tiếp xúc, tìm hiểu từ người dân địa phương.
- Ban đề án thuyết phục chính quyền địa phương để họ tạo điều kiện cho ban đề án làm việc.
- Ban đề án lập được các bước tiến hành để đưa văn hóa ghe bầu dần tiếp cận lại với đời sống nhân dân địa phương
- Ban đề án xác định được nhu cầu tìm hiểu của du khách nước ngoài đối với văn hóa ghe bầu bằng cách điều tra thử trên mẫu nhỏ.
(2.3) Phạm vi : Tiến hành trên phạm vi những khu dân cư có nhiều khách du lịch, nhiều hoạt động kinh doanh du lịch diễn ra.
(3) Các kết quả cụ thể và các tác động trực tiếp:
Đề án sẽ đưa văn hóa ghe bầu gần hơn với người dân miền Trung và tăng lượng khách du lịch.
(5) Đánh giá kết quả : Đánh giá kết quả về số lượng và chất lượng, tính hiệu quả của đề án so với các mục tiêu đã đề ra bằng cách giám sát quá trình thực hiện đề án bởi các chuyên gia và làm 3 cuộc điều tra đầu kì, giữa kì và cuối kì. Kết quả của các cuộc điều tra sẽ cho ta biết mục tiêu đã đặt ra có đạt được hay không.
(6)Tính bền vững về mặt tổ chức :
Kết quả của đề án sẽ được duy trì bời chính quyền và người dân địa phương. Ban đề án sẽ tiếp tục hỗ trợ trong 10 năm sau thi đề án kết thúc để chắc chắn rằng văn hóa ghe bầu thực sự được quan tâm và đi vào đời sống hàng ngày của người dân.
(7) Khả năng nhân rộng: Sau khi thực hiện xong ở Hội An, Quảng Nam, đề án có thể được đưa sang các địa phương khác của miền Trung để tiến tới thực hiện một đề án to hơn về việc bảo tồn văn hóa cả một vùng ven biển miền Trung, tạo nên một dãy văn hóa thu hút lượng lớn khách du lịch.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Tiếp cận văn hóa ghe bầu miền Trung : qua tài liệu thu thập đưc[j, các chuyên gia, thực địa tại địa phương.
Giải quyết các thủ tục hành chính ở địa phương để được chấp nhận, tạo điều kiện xây dựng đề án và thực hiện đề án
Xây dựng đề án dựa trên tình hình thực tế ở địa phương :
- Xây dựng các chương trình tiếp cận bước đầu đưa văn hóa ghe bầu trở lại đời sống hàng ngày của dân địa phương.
- Tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật trên những chiếc ghe bầu trên dòng sông Hội An nhằm thu hút khách du lịch.
- Tổ chức triển lãm văn hóa ghe bầu.
ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁC BÊN THAM GIA
Xin cho biết ai là người hưởng lợi từ đề án, được hưởng những lợi ích gì và như thế nào?
Người dân ở tại địa phương
Khách du lịch
Nền kinh tế, du lịch địa phương
Chính quyền địa phương và người dân địa phương sẽ được trực tiếp tham gia vào đề án khi ban đề án tổ chức các chương trình triển lãm và văn háo nghệ thuật trên ghe bầu.
Khách du lịch tham gia gián tiếp vào các chương trình đó, tăng doanh thu du lịch và tạo thêm sức hút du lịch.
Chính quyền đại phương và người dân địa phương sẽ trực tiếp tham gia nhiều hơn vào việc tiếp tục duy trì văn háo ghe bầu bằng cách tổ chức các chương trình văn hóa ghe bầu theo thời gian định kì. Thời gian đầu tích cực đầu tư vào việc quảng bá văn hóa ghe bầu của Hội An nói riêng và miền Trung nói chung bằng các chính sách với những hộ dân tập trung phát triển kinh tế bằng ghe bầu, những hộ dân kết hợp làm ghe bầu trong các hoạt động phát triển kinh tế...
Ban đề án sẽ trực tiếp và chịu trách nhiệm việc thực hiện đề án.
NGÂN SÁCH DỰ ÁN
(Xin cho biết cụ thể dự toán kinh phí bằng tiền VN đồng)
Ước tính tổng kinh phí đề án:
Số kinh phí lấy từ giải thưởng Cuộc thi Ngày Sáng Tạo Việt Nam là bao nhiêu.
Lập kế hoạch kinh phí: Sử dụng bảng gợi ý sau đây để liệt kê các hoạt động chính của đề án và kinh phí cho từng hoạt động
Các khoản chi phí
Nguồn kinh phí từ
Đóng góp tư tổ chức xin tài trợ (nếu có)*
Tài trợ từ Ngân hàng Thế giới
Các nguồn tài trợ khác
(nếu có)**
Tổng cộng
1. Chi phí liên quan đến quản lý, chuyên gia (nêu chi tiết)
Lưu ý chi phí quản lý không được cao quá 10% tổng số kinh phí cho đề án
Hoạt động 1: Bước đầu tiếp cận văn hóa ghe bầu (tài liệu, chuyên gia, thực địa địa phương)
- Thu thập tài liệu: 5 triệu đồng
- 6 Chuyên gia x 100 triệu/chuyên gia (làm việc xuyên suốt từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc đề án) = 600 triệu đồng
- Thực địa tại địa phương:
+ Làm việc với chính quyền: 10 triệu
+ Tiếp cận nhân dân địa phương: thực hiện phỏng vấn sau những người biết nhiều và hiểu rõ về văn hóa ghe bầu (dự kiến là 5 người làm việc với ban đề án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đề án x 3 triệu/người): 15 triệu
630 triệu đồng
Hoạt động 2: Xây dựng đề án
10 tỷ đồng
Hoạt động 3: Tổ chức các chương trình Triển lãm văn háo ghe bầu, Văn hóa nghệ thuật truyền thống trên ghe bầu, …
200 tỷ đồng
Chi phí cho nhân viên đề án
Ban chủ nhiệm đề án (dự kiến 5 người)
Điều tra viên (dự kiến 10 người)
Giám sát viên (dự kiến 5 người)
5 tỷ đồng
Chi phí phát sinh
5 tỷ đồng
Tổng cộng
220 tỷ 630 triệu đồng
Chú ý: Ước tính ngân sách theo các khoản càng chi tiết càng tốt. Chỉ rõ ngân sách theo hoạt động và nguồn tài chính cho từng hoạt động.
* Chỉ rõ loại hình tổ chức được tài trợ: phi chính phủ, nhà nước, tư nhân…
** Xin cho biết các nguồn khác là gì và mục đích cấp vốn từ các nguồn khác
Chương trình năm nay có những chủ đề nhỏ sau, xin đánh dấu vào chủ đề nhỏ mà đề án của ban tập trung
NGƯỜI SOẠN THẢO: Nguyễn Thúy Hường CHỨC VỤ: Lớp XHH 26
KÝ TÊN: NGÀY:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B7843o t7891n v259n ha Ghe b7847u.doc