Tiểu luận Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn

MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

I. Một số vấn đề liên quan 2

1. Khái niệm quyền phụ nữ 2

2. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật 2

II. BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG VIỆC LY HÔN 3

1. Về quyền yêu cầu ly hôn 4

2. Về việc chia tài sản của vợ chồng. 7

3. Về việc cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn 10

4. Về quyền và nghĩa vụ với con sau ly hôn 11

III. Thực tiễn và hướng hoàn thiện về bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn 12

1. Thực tiễn về bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn 12

2. Hướng hoàn thiện nhằm nâng cao việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn 14

C. KẾT LUẬN. 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng" (Khoản 8 Điều 8 Luật HNGĐ 2000). Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường, mặt không thể thiếu được của quan hệ hôn nhân và gia đình. Thực hiện quyền tự do hôn nhân của cá nhân bao gồm quyền tự do kết hôn nhằm xác lập quan hệ vợ cồng trước pháp luật và quyền tự do ly hôn nhằm chất dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, khi đời sống tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn trong gia đình sâu sắc, mục đích của hôn nhân nhằm tạo lập cho xã hội những gia đình đã không thể đạt được. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của nước ta quy định vấn đề ly hôn chính đáng của vợ chồng vừa quy định giải quyết ly hôn có lý, có tình. Luật HNGĐ 2000 liên quan đến việc giải quyết vấn đề ly hôn của người phụ nữ ngoài những quyền lợi bình đẳng giữa vợ chồng trong việc ly hôn (vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn, quyền cấp dưỡng sau ly hôn, quyền phân chia tài sản chung, quyền thăm nom con sau khi ly hôn,...) đã dự liệu về căn bản các "tình huống" thực tế người phụ nữ cần được bảo vệ: người phụ nữ được nuôi con chung nếu con còn nhỏ dưới 3 tuổi; không áp dụng quy định về ly hôn, giải quyết ly hôn đối với trường hợp người vợ đang có thai mà người chồng xin ly hôn; giải quyết việc chia tài sản chung theo nguyên tắc "ưu tiên" nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ. 1. Về quyền yêu cầu ly hôn Khác với pháp luật phong kiến, luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ ghi nhận quyền tự do ly hôn cho cả hai phía vợ chồng. Quyền ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng; chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Theo đó, vợ chồng bình đẳng trong việc yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của người vợ là xóa bỏ áp bức đối với phụ nữ: "Người ta không thể là người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bậy giờ không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng." Ly hôn - về một sự biếm họa của chủ nghĩa Mác và về chủ nghĩa kinh tế đế quốc, toàn tập, tập 30, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva 1981, tr. 163 Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được bởi vì khi quan hệ giữa vợ, chồng trở nên mâu thuẫn họ không còn tình cảm với nhau nữa thì việc kéo dài tình trạng hôn nhân đó không còn ý nghĩa gì nữa. Đặc biệt đối với người vợ thì tình trạng hôn nhân như vậy chính là sự hành hạ, dày vò về mặt tinh thần mà họ không dễ gì vượt qua. Chính vì vậy, đảm bảo quyền tự do ly hôn cho cả phía người vợ thực chất chính là góp phần giải phóng phụ nữ. Khoản 1 Điều 85 Luật HNGĐ 2000 quy định: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn." Đảm bảo bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Luật HNGĐ 2000 còn ghi nhận: Trong trường hợp một trong hai bên vợ chồng bị tòa án tuyên bố mất tích thì người còn lại có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Theo điểm b Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng Thẩm phán ngày 23/12/2000 quy định: " B. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau: B.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng. B.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn. B.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự." Có thể hiểu rằng, quy định này góp phần bảo vệ quyền tự do ly hôn của người phụ nữ toàn diện hơn. Thực tế, có nhiều trường hợp người chồng bỏ đi, rũ bỏ mọi trách nhiệm với vợ con một thời gian sau đó lại trở về. Người phụ nữ một mình phải gánh vác công việc gia đình, nuôi dạy con cái. Như vậy, nếu không cho người phụ nữ ly hôn là không công bằng đối với họ. Vì thế quy định này cũng góp phần ngăn ngừa những hành vi vô trách nhiệm đối với vợ con của một số những ông chồng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người phụ nữ. Trên cơ sở đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng, những hành vi "cưỡng ép" vợ, chồng ly hôn cũng không được chấp nhận: " Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác" (Điều 7 Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình). Có thể nói, quy định về đảm bảo sự bình đẳng của vợ, chồng đối với quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HNGĐ 2000 đã thực sự giải phóng người phụ nữ, khác hẳn với các căn cứ ly hôn trong pháp luật của Nhà nước phong kiến chỉ bảo vệ quyền ly hôn của người chồng. Luật HNGĐ 2000 không đặt ra điều kiện ngăn cấm quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai, thai nhi, cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội, khoản 2 Điều 85 Luật HNGĐ 2000 đã quy định: "Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn." Khoa học pháp lý gọi đây là trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Theo quy định này người chồng không được yêu cầu ly hôn (với tư cách là nguyên đơn) trong trường hợp: người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, dù người vợ có thai với ai hoặc đứa con sinh ra là con của người nào. Trường hợp người vợ có thai mà đã bị sảy thai hoặc sau khi sinh con bị chết thì người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật HNGĐ 2000 thì trường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn chỉ áp dụng với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Trong mọi khoảng thời gian, dù vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình hết sức sâu sắc, mục đích hôn nhân không đạt được; nếu duy trì sẽ bất lợi cho quyền lợi của người vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc theo thủ tục chung. Đây là một trong những quy định thể hiện sâu sắc tính nhân bản và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng. Bởi trong thời kỳ mang thai và nuôi con sức khỏe của người phụ nữ rất yếu, ông bà ta thường nói "gái chửa là của mả" do đó họ cần được chăm sóc, quan tâm, nếu lúc mang thai họ lại phải ra tòa ly hôn, phải chịu những gánh nặng lớn về tinh thần, không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng không chỉ một mà còn là 2 sinh mạng. Mặt khác khi mới sinh đang trong thời kỳ nuôi con, phụ nữ cũng chưa thể hồi phục ngay được như thời kỳ trước khi mang thai, lúc này họ cũng rất cần được chăm sóc, nghỉ ngơi. Hơn nữa, xuất phát từ vấn đề đạo đức nếu người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ mà người chồng lại đề đơn xin ly hôn là việc không thể chấp nhận được. Do đó, pháp luật đã đưa ra những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em. Về việc chia tài sản của vợ chồng. Trong việc giải quyết các hậu quả pháp lý của ly hôn, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng là điều cần thiết, bao dảmđiều kiện sống cho mỗi bên sau khi ly hôn. Song đây cũng hậu quả pháp lý nặng nề nhất, chứng kiến sự tan rã toàn bộ các cơ sở tinh thần, vật chất của gia đình với tư cách là tế bào xã hội... Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn - nghiên cứu trường hợp Hà Nội của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, Nxb. Khoa học xã hội, 2002 Luật HNGĐ 2000 đã dự liệu cụ thể hơn những nguyên tắc khi chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, và đối với các tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng, trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận và sự bình đẳng về lợi ích giữa hai bên. Về vấn đề tài sản riêng của vợ chồng, dựa trên quy định vợ chồng có quyền bình đẳng có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, định đoạt độc lập với khối tài sản đó. Tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng luôn thuộc về người đó trong thời kỳ hôn nhân thậm chí khi đã ly hôn. Khoản 1 Điều 95 quy định: "Việc chia tài sản ly hôn ... Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó." Đây là quy định tạo nên sự bình đẳng giữa vợ chồng khi giải quyết tài sản sau ly hôn. Dựa trên thực tế có rất nhiều người phụ nữa khi về nhà chồng được cha mẹ tặng cho của hồi môn làm vốn riêng bằng vàng bạc, trang sức hoặc trong thời kỳ hôn nhân họ được hưởng quyền thừa kế từ cha mẹ, ông bà; cũng có thể họ được tặng cho riêng tài sản, ... Mà người phụ nữa không đem góp vào tài sản chung của hai vợ chồng, thì khi ly hôn số tài sản đó vẫn thuộc sở hữu của người phụ nữ. Tuy nhiên việc xác định tài sản riêng là một điều vô cùng phức tạp. Về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong việc ly hôn pháp luật đã ưu tiên việc vợ chồng bình đẳng thỏa thuận trong việc chia tài sản dựa trên lợi ích của mỗi bên. Nếu như không thỏa thuận được Tòa án sẽ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Điểm a khoản 2 Điều 95 quy định: "Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập" theo nguyên tắc của chế độ tài sản vợ chồng, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất (Điều 27 Luật HNGĐ và Điều 219 Bộ luật dân sự 2005). Tài sản chung vủa vợ chồng không cần phải là cả hai vợ chồng cùng tạo ra một cách trực tiếp; không phụ thuộc vào công sức đóng góp nhiều hay ít giữa vợ, chồng; không phụ thuộc vào điều kiện vợ chồng cách xa nhau hay vì lý do chính đáng (điều kiện nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình,...); theo tính chất nghề nghiệp, điều kiện sức khỏe của vợ, chồng mà vợ chồng có thể có thu nhập nhiều ít khác nhau; nhưng trên cơ sở tính chất đặc biệt của mối quan hệ hôn nhân mà pháp luật luôn ghi nhận "công sức" đóng góp để xác lập tài sản chung của vợ chồng là "như nhau", là "bằng nhau"; lao động trong gia đình (một bên chỉ làm công việc nội trợ, chăm sóc các con ....) được tính là lao động có thu nhập và về nguyên tắc vơ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung một cách bình đẳng. Dựa trên cở sở này khi ly hôn, pháp luật dự liệu tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Do đó người phụ nữ là người mặc dù không đem lại thu nhập chính trong gia đình nhưng trên cơ sở công sức đóng góp của họ trong việc chăm sóc chồng con, làm công việc nội trợ,... Cũng được pháp luật ghi nhận là lao động, bởi nếu không có họ bảo đảm việc nhà, ăn uống, con cái liệu người đàn ông có chuyên tâm làm việc? Hơn nữa đảm bảo tính công bằng của hai bên vợ chồng, phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động; không phải trường hợp nào khi quyết định tòa án đều "chia đôi" tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên, mà vẫn cân nhắc xem xét đến "công sức" đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên,... cho thấu tình đạt lý. Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên khi xét thấy công sức tạo lập, phát triển tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên khi xét thấy công sức tạo lập và phát triển tài sản chung của vợ, chồng ngang nhau; ngược lại, tòa án vẫn có thể quyết định chia "phần nhiều" hoặc "ít hơn" cho mỗi bên vợ chồng khi ly hôn. Và ngoài ra pháp luật cũng tạo ra sự bình đẳng giữa vợ chồng trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và bình đẳng trong việc thanh toán nghĩa vụ chung. Bên cạnh việc chia tài sản riêng của vợ chồng trên cơ sở bình đẳng giữa vợ và chồng pháp luật còn đưa ra những quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em: "Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" (Điểm b khoản 2 Điều 95 Luật HNGĐ 2000). Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến trước đây, coi rẻ quyền lợi của người vợ và người con. Cần hiểu rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải trên cơ sở pháp luật, tránh tùy tiện. Tòa án có thể kết hợp trong việc chia những tài sản cụ thể, ví dụ: khi chia tài sản chung vợ chồng là nhà ở, xét thấy cả hai bên vợ chồng đều có nhu cầu cấp bách về chỗ ở, người vợ lại được giao, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên,... thì có thể chia ngôi nhà cho người vợ sở hữu, người chồng sẽ được chia những tài sản khác theo công sức của họ. Có thể thấy trong trường hợp người phụ nữ về làm dâu, đóng góp công sưc không nhỏ để vun vén chăm lo cho gia đình chồng, nhưng đến khi ly hôn, do những định kiến lạc hậu, hay do áp lực nhà chồng, dòng họ nhà chồng mà phải ra đi tay trắng, quyền và lợi ích chính đáng của họ không được đảm bảo và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy Luật HNGĐ 2000 đã tách trường hợp này ra hành một điều luật riêng. Do đó, trường hợp người vợ làm dâu gia đình nhà chồng mà vợ chồng còn sống chung với gia đình nhà chồng, nếu tài sản vợ chồng không xác định được thì khi ly hôn phải bảo đảm cho người vợ được trích chia một phần tài sản của gia đình, tương ứng với công sức đóng góp của người vợ vào việc duy trì, phát triển cũng như vào nhu cầu đời sống chung của gia đình; lao động trong gia đình được kể như lao động có thu nhập: "Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn 1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia." Tuy nhiên có thể thấy trong vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn việc khó khăn và phức tạp hơn cả đó là những tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất, và đây cũng là những tài sản mà người phụ nữ phải chịu những thiệt thòi của những tư tưởng lạc hậu, những chèn ép bất công cảu nhà chồng và gia đình chồng ví dụ như: trong thời gian chung sống hai vợ chồng đã xây dựng trên đất của cha mẹ chồng cho (không làm văn bản) một ngôi nhà, nhưng khi ly hôn, người vợ không được chia tài sản là nhà đất, vì nhà chồng cho rằng nhà đó là đất bố mẹ cho mượn. Có trường hợp, cha mẹ chồng giúp các con, cho các con một phần tiền để làm nhà riêng, nhưng khi các con ly hôn thì lại coi là nhà xây dựng lên là tiền của mình, nên đã đòi lại con trai và con dâu hay như trường hợp vợ chồng có mua nhà chung nhưng chỉ đăng ký quyền sử dụng đất tên của chồng,... Để khắc phục tình trạng này thì pháp luật hôn nhân và gia đình cũng đã có những quy định nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, quyền bình đẳng của hai bên vợ chồng đặc biệt coi trọng quyền của người phụ nữ khi li hôn đó là việc pháp luật quy định tất cả những giấy tờ, đăng ký tài sản gia đình bao gồm cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở phải được ghi cả tên vợ và chồng và tài sản phải được chia như chia tài sản chung của vợ chồng theo Điều 95 Luật HNGĐ 2000. Về việc cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là hệ quả của quyền và nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau trong cuộc sống. Nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống, nhu cầu sống thiết yếu của mỗi bên vợ hoặc chồng khi gặp khó khăn, túng thiếu. Vợ và chồng đều bình đẳng trong quan hệ cấp dưỡng đối với nhau và nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra khi vợ chồng có khả năng cấp dưỡng và bên kia có nhu cầu chính đáng. Về nguyên tắc, trong cuộc sống chung. Vợ chồng có nghĩa vụ chăm lo cho nhau, giúp đỡ nhau bằng tài sản chung nên nghĩa vụ cấp dưỡng không đặt ra. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ là nghĩa vụ riêng một bên nên nó được thực hiện bằng tài sản riêng của bên có nghĩa vụ. Do đó nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra khi vợ chồng ly hôn: "Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình." Điều 60 Luật HNGĐ 2000. Do đó với người phụ nữ một khi ly hôn, cuộc sống bị đảo lộn, khó có thể ổn định lại được và lâm vào tình trạng khó khăn hoặc trường hợp người phụ nữ bị đau yếu không có khả năng lao động,... có quyền được yêu cầu người chồng cấp dưỡng một khoản tiền để ổn định lại cuộc sống. Đó là quyền chính đang và bình đẳng mà người phụ nữ được hưởng. Về quyền và nghĩa vụ với con sau ly hôn Theo luật định, vợ chồng có nghĩa vụ bình đẳng trong việc thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Sau khi ly hôn, việc giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân cho bên nào trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải căn cứ vào điều kiện thực tế của vợ chồng và phải đảm bảo lợi ích mọi mặt của con. Pháp luật đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ với con cái của cha mẹ sau ly hôn bao gồm các vấn đề như: nuôi con, cấp dưỡng và thăm nom. Điều 92 Luật HNGĐ có quy định việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn: "1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. 2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác." Dựa trên quy định của pháp luật ta có thể dễ dàng nhận thấy nhằm bảo đảm quyền làm mẹ của người phụ nữ được chăm sóc con cái, được thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng và phù hợp với tập quán, đạo đức truyền thống pháp luật đã dành ưu đãi cho người phụ nữ khi ly hôn trong việc nuôi con nếu con dưới ba tuổi. Quy định này của pháp luật là hoàn toàn đúng đắn bới đứa trẻ mới lọt lòng cần phải có được sự chăm sóc, yêu thương của người phụ nữ và hơn thế nữa những khéo léo của người phụ nữ sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái một cách chu đáo. Và trong trường hợp này thì người chồng không nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền để người mẹ thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái để con cái được phát triển một cách hoàn thiện. Ngoài ra người phụ nữ cũng được đảm bảo quyền bình đằng về việc thăm nom con sau khi ly hôn nếu như không được trực tiếp nuôi con. "Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó." Quy định này nhằm hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của việc ly hôn đến sự phát triển bình thường về thể chất và nhân cách của con cái. Và đây cũng là quyền bình đẳng giữa vợ và chồng sau ly hôn. Người phụ nữ khi không được trực tiếp nuôi con vẫn có thể thể hiện tình yêu thương của mình dành cho con thông qua việc thăm nom con. Và pháp luật đã quy định người chồng hoặc bất cứ ai không được ngăn cản quyền này của họ. Hoặc trong trường hợp người vợ có quyền nuôi con mà người chồng lợi dụng việc thăm nom để gây cản trở đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái của người vợ. Những trường hợp như vậy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị đinh 87/2001: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi thường xuyên cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Toà án." III. Thực tiễn và hướng hoàn thiện về bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn 1. Thực tiễn về bảo vệ quyền của phụ nữ khi ly hôn Có thể nói các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình liên quan đến vấn đề ly hôn của phụ nữ đã dự liệu về căn bản các "tình huống" thực tế người phụ nữ cần được bảo vệ. Theo đó nhìn chung người phụ nữ cũng xoa dịu được nỗi đau gia đình tan nát. Tuy nhiên, xem xét một cách toàn diện vấn đề này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc nhất định trong uqas tình áp dụng luật cản trở việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. - Phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi khi vợ chồng ly hôn: Có thể nói mâu thuẫn giữa vợ chồng phát sinh đến khi vợ, chồng giải quyết xong việc ly hôn và cuối cùng là hậu ly hôn, người phụ nữ phải gánh chịu rất nhiều điều thiệt thòi. Không một người phụ nữ nào khi xác lập quan hệ hôn nhân lại muốn gia định mình đổ vỡ. Đây cũng là lý do để chúng ta khẳng định phần lớn những nguyên nhân dẫn đến ly hôn được tạo bởi từ phía người đàn ông. Bạo lực gia đình, xô đẩy người phụ nữ tới cảnh gia đình mâu thuãn. Nỗi đau tinh thần dày xéo người phụ nữ. Có trường hợp mặc dù vợ, chồng chưa ly hôn, người vợ buộc phải rời khỏi chỗ ở của mình vì bị chồng hoặc gia đình chồng ép đuổi. Hoặc phải rời khỏi gia đình chồng vì là nạn nhân của các hình thức bạo lực. Một số trường hợp người phụ nữ muốn rời khỏi chỗ ở để tự bảo vệ mình, khi không chịu đựng được các hình thức bạo lực từ phía chồng và gia đình chồng cũng được coi là quyền của họ, tuy nhiên họ lại bị cản trở. Luật HNGĐ thiếu các quy định hiện hành để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ trong những trường hợp này. Hơn thế nữa sau ly hôn, cơ hội làm lại cuộc đời của người phụ nữ thấp hơn so với nam giới. Mặt khác do bị tổn thương về mặt tinh thần nên người phụ nữa thường e ngại nếu bước và quan hệ hôn nhân một lần nữa sẽ lại chịu đau khổ. Do đó hầu hết họ sống "ở vậy nuôi con". Hơn thế nữa rất nhiều trường hợp sau khi ly hôn người chồng rũ bỏ trách nhiệm với con bỏ mặc người vợ tự xoay sở. Hoặc có nhiều trường hợp người phụ nữ cam chịu những hành hạ, chì chiết trong gia đình để rồi khi tức nước vỡ bờ người phụ nữ ly hôn với chồng nhưng mặc dù ly hôn rồi người phụ nữ vẫn lo sợ chồng ghen ghét, đánh trộm,... Đó là những thực tế diễn ra hiện nay. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là ngoài lỗi của người chồng thì phụ nữ cũng có lỗi trong việc cam chịu không dám đấu tranh với những hành vi sai trái để bảo vệ mình. - Việc chia tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn với việc bảo vệ quyền phụ nữ Nhìn chung qua thực tiễn xét xử, việc giải quyết vấn đề tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đều được thực hiện theo đứng luật, quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ theo luật định. Tuy nhiên bên cạnh những bản án xét xử công minh bảo vệ được quyền lợi của người phụ nữ thì cũng không ít những bản án không đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ. Bởi việc xác dịnh tài sản chung vợ chồng là một vấn đề hết sức phức tạp, việc xác định tài sản chung của vợ, chồng không chính xác sẽ là nguyên nhân dẫn đến giải quyết không đúng, không đảm bảo quyền lợi của các đương sự trong đó có người phụ nữ. Bên cạnh đó vấn đề xác định công sức đóng góp của người phụ nữ khi ly hôn cũng là một vấn đề phức tạp, mang lại nhiều thiệt thòi cho người phụ nữ. Bởi luật hôn nhân gia đình chưa có quy định cụ thể về tiêu chí để xác định công sức đóng góp khi giải quyết ly hôn. Hướng hoàn thiện nhằm nâng cao việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn Trước hết cần hoàn thiện các quy định của Luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo vệ quyền của phụ nữ trong việc ly hôn - 9đ.doc
Tài liệu liên quan