Tiểu luận Bí mật đời tư - Vấn đề lí luận và thực tiễn

Theo luật dân sự: Muốn sử dụng ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghị định 51 hướng dẫn thi hành Luật Báo chí thì quy định: “Không được đăng, phát ảnh cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các buổi xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giải thích thế nào là “vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng”. Đưa ảnh một kẻ trộm, một quan chức tham ô, một giám đốc cố ý làm trái. để mọi người cảnh giác, để răn đe, phòng ngừa chung có phải là vì lợi ích công cộng, vì lợi ích của nhà nước? Buộc báo chí phải xin phép những người này thì thật là vô lý nhưng nếu không xin phép, họ có thể viện dẫn luật dân sự để kiện báo.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bí mật đời tư - Vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”. Hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm “bí mật đời tư” rõ ràng. Khái niệm “bí mật đời tư” là một cụm từ Hán - Việt, có nguồn gốc từ chữ Hán và được Việt hóa.  Do đó, có thể hiểu “bí mật”  là những chuyện kín đáo, chuyện muốn che giấu, không có ai biết. “Tư” có nghĩa là riêng, việc riêng, của riêng. Như vậy, “bí mật đời tư” là chuyện thầm kín của một cá nhân nào đó. “Theo quan điểm của một số người làm công tác pháp luật, “bí mật đời tư” có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ... gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. “Bí mật đời tư” có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”. Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì khái niệm bí mật đời tư được bao quát trên các phương diện: “tình cảm, tinh thần” và “nghề nghiệp, vật chất”. Trong Luận án tiến sĩ về “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Tiến sĩ Lê Đình Nghị có định nghĩa về khái niệm bí mật đời tư như sau: “Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”. Như vậy, quan điểm này cũng chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hoặc một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì cũng không đúng. Có trường hợp thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”. 2. Quyền bí mật đời tư Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Việc bảo vệ quyền bí mật đời tư còn đảm bảo cho việc thực hiện một số quyền khác của cá nhân (như quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể, quyền tự do tín ngưỡng…) được đảm bảo triệt để hơn. Xác định rõ tầm quan trọng của quyền bí mật đời tư với cá nhân, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định nhằm bảo vệ quyền này của mỗi cá nhân. Điều 73 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đựơc bảo đảm an toàn bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín cảu công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.” Cụ thể hoá quy định này của hiến pháp Bộ luật dân sự 2005 dành riêng điều 38 quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhân. Không chỉ luật dân sự, một số ngành luật khác như luật hình sự, luật hôn nhân gia đình, luật báo chí…cũng có những quy định bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân. 3. Một số quy định về “Bí mật đời tư” trên thế giới Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân của cá nhân. Quyền bí mật đời tư được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới và được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và một số công ước khác của Liên Hiệp Quốc. Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại can thiệp và xâm phạm như vậy” Trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1996, quyền bí mật đời tư được quy định tại điều 17: “1.Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. 2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những sự can thiệp hoặc xúc phạm như vậy.” II. Thực tiễn về vấn đề “Bí mật đời tư” ở Việt Nam 1. Vấn đề “Bí mật đời tư” trong hệ thống pháp luật hiện hành 1.1. Chế định về thông tin cá nhân trong hệ thống pháp luật Việt Nam Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ thống. Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng nhận thức rõ và quan tâm hơn đến vấn đề quan trọng này. Điều này được thể hiện trong các chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các văn bản luật được ban hành trong thời gian gần đây. Tại Chỉ thị số 27/CT-TƯ ngày 16 tháng 10 năm 2008 về lãnh đạo thực hiện cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu “chú ý bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật, nhất là bảo mật thông tin cá nhân…”. Xem xét một cách có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy các nội dung điều chỉnh vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được quy định ngày càng rõ hơn từ cấp độ luật đến các văn bản hướng dẫn luật. Đã có quy định các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền đến xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm nặng. Ở mức độ văn bản pháp luật dân sự, Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2005 đã đưa ra một số quy định nguyên tắc về bảo vệ thông tin cá nhân tại Điều 31 “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh” và Điều 38 “Quyền bí mật đời tư”. Điều 31 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý và nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Điều 38 quy định một số nội dung về quyền bí mật đời tư. Theo đó, quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh các giao dịch điện tử là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2005 đã dành một điều (Điều 46) để quy định chung về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử. Điều 46 Luật Giao dịch điện tử quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tháng 6 năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Công nghệ thông tin, quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Luật Công nghệ thông tin đã có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng tại các Điều 21, Điều 22. Điều 72 quy định các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm bí mật đối với thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng. Ngày 10 tháng 4 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Nghị định này đã đưa ra hình thức phạt, mức phạt đối với một số hành vi vi phạm các quy định về thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, trao đổi, bảo vệ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng. Cùng với việc nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển vô cùng nhanh chóng của công nghệ, nhiều loại hình tội phạm mới ra đời, trong đó đáng chú ý là các tội phạm có sử dụng công nghệ cao. Trước tình hình đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã kiến nghị sửa đổi Bộ Luật hình sự do Quốc hội ban hành năm 1999. Dự kiến trong nửa đầu năm 2009, Quốc hội sẽ thông qua Bộ Luật hình sự sửa đổi. Tại dự thảo Bộ Luật hình sự sửa đổi có bổ sung thêm Điều 226 “Tội đưa trái pháp luật thông tin lên mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng viễn thông, mạng máy tính”. Đây sẽ là căn cứ để xử lý hình sự một số hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Song song với việc ban hành các quy định chi tiết điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh thông tin, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan tâm tới việc nâng cao năng lực phòng chống tội phạm công nghệ cao. Trước tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, năm 2005 Bộ Công An đã thành lập Phòng Chống tội phạm công nghệ cao trực thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế (C15). Trong thời gian vừa qua, Phòng Chống tội phạm công nghệ cao đã phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan điều tra, triệt phá nhiều vụ tội phạm công nghệ cao, trong đó có các vụ việc liên quan tới việc ăn cắp và sử dụng thông tin cá nhân bất hợp pháp. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, yêu cầu cấp thiết phải có một tổ chức quy mô lớn, có năng lực, trình độ chuyên môn cao và đủ quyền hạn để đấu tranh với các loại hình tội phạm mới này. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian vừa qua, theo sự chỉ đạo của Chính phủ Bộ Công an đang triển khai các công tác chuẩn bị để có thể thành lập Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao trong năm 2009. 1.2. Những “kẽ hở” của Luật Báo chí Theo luật dân sự: Muốn sử dụng ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghị định 51 hướng dẫn thi hành Luật Báo chí thì quy định: “Không được đăng, phát ảnh cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các buổi xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giải thích thế nào là “vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng”. Đưa ảnh một kẻ trộm, một quan chức tham ô, một giám đốc cố ý làm trái... để mọi người cảnh giác, để răn đe, phòng ngừa chung có phải là vì lợi ích công cộng, vì lợi ích của nhà nước? Buộc báo chí phải xin phép những người này thì thật là vô lý nhưng nếu không xin phép, họ có thể viện dẫn luật dân sự để kiện báo. Với hướng dẫn của Nghị định 51, liệu có thể hiểu là báo chí được đăng tất, miễn sao có chú thích rõ ràng để không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó? Riêng ảnh ở các phiên xử công khai, báo có được đăng ảnh đặc tả bị cáo hay chỉ được đăng ảnh quang cảnh phiên tòa? Ảnh đương sự trong các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, hành chính thì sao? Khái niệm “trọng án” hết sức mù mờ, không có trong luật hình sự. Vậy đối với bị cáo thường thì sao? Tháng 7-2005, tại một tòa án cấp quận ở TP.Hồ Chí Minh, thư ký và chủ tọa không cho phóng viên chụp ảnh bị cáo. Báo Pháp Luật TP.Hồ Chín Minh phản ánh và mở diễn đàn. Có hai luồng ý kiến khác nhau. Một luồng cho rằng tòa xử công khai, phóng viên có quyền chụp ảnh và đưa lên báo. Bên còn lại cho rằng dù họ là bị cáo, ra tòa cũng phải tôn trọng quyền nhân thân của họ. Việc sử dụng có thể gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của bị cáo. Sau nhiều ý kiến tranh cãi trên, lãnh đạo Tòa án TP.Hồ Chí Minh tạm giải thích: Được phép chụp ảnh tại tòa nhưng sử dụng thế nào là do báo, báo chịu trách nhiệm. Lãnh đạo Tòa án tối cao thì nói có thể phải phân làm hai loại: loại bị cáo đồng ý cho chụp thì mới được chụp, loại phục vụ việc tuyên truyền cho nhân dân thì dù bị cáo không đồng ý vẫn được chụp. Vị này nói sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa-Thông tin ra thông tư liên tịch để hướng dẫn việc tác nghiệp của báo chí tại các phiên tòa, trong đó có chuyện chụp ảnh, sử dụng ảnh nhưng đến nay vẫn chưa có. Báo chí không được tiết lộ bí mật nhà nước. Nhưng bí mật nhà nước bao gồm những gì, ít ai trong chúng ta nắm tường tận, đầy đủ. Hiện nay có ít nhất 46 văn bản quy định danh mục bí mật nhà nước của các bô, ngành ban hành trong các năm 2002-2004. Nhưng đọc vào thấy hết sức mênh mông. Báo chí cũng không được xâm phạm bí mật đời tư. Có nghĩa là muốn thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân thì phải được người đó đồng ý. Nhưng chưa có một định nghĩa rõ ràng thế nào là bí mật đời tư, phạm vi bao gồm những gì cũng không rõ. 2. Các vụ việc liên quan đến “ Bí mật đời tư” 2.1. Báo chí xâm phạm qyuền bí mật đời tư của công dân? Ngày 14/9/2006, Tòa án nhân dân Quận 3 đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện xâm phạm bí mật đời tư giữa nguyên đơn ông Trần Tiến Đức đối với các đồng bị đơn là: Nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc. Sau gần 10 năm quyển sách được phát hành, ông Đức, một nhân vật liên quan đến bài viết đã khởi kiện đòi bồi thường. Nội dung vụ việc như sau: Ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh được Toà án nhân dân Quận Phú Nhuận xử cho ly hôn với vợ của ông là bà N.T.T vào ngày 15 tháng 12 năm 1994. Tháng 10 năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Báo Tuổi Trẻ xuất bản cuốn “Ký sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thuỷ Cúc, trong đó có bài “Tổ ấm”. Đây là bài ký sự, có nội dung viết về phiên toà ly hôn của ông Trần Tiến Đức, mặc dù họ tên của nguyên đơn đã được viết tắt là T.T.Đ. Sau khi cuốn sách được phát hành, một người bạn của ông Đức đọc và nói lại nội dung cho ông Đức biết. Giữa năm 2006, ông Trần Tiến Đức đã khởi kiện tại Toà án nhân dân Quận 3, TP Hồ Chí Minh đối với các đồng bị đơn: Nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc. Theo nội dung đơn khởi kiện, ông Đức cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời tư khi bài “Tổ ấm” đề cập đến quá khứ của bà N.T.T (vợ cũ của ông) và quyền truy nhận cha cho con của ông, bên cạnh đó nhà báo Thuỷ Cúc còn nêu quan điểm cá nhân xúc phạm đời sống riêng tư của ông Đức… Từ đó, ông Đức đưa ra yêu cầu trong nội dung đơn khởi kiện: Cấm tái bản, cấm lưu hành “Tổ ấm”, đăng cải chính xin lỗi trên báo, bồi thường tinh thần bằng tiền theo mức cụ thể như sau: tác giả (nhà báo Thuỷ Cúc) bồi thường 3 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng. Phản bác lại những yêu cầu do phía nguyên đơn đưa ra, đại diện của nhà báo Thuỷ Cúc tại phiên toà cho rằng: yêu cầu của nguyên đơn là vô lý, không thể chấp nhận được. Bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm ký sự pháp đình, không bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cũng như bí mật riêng tư của ai – mà đó là nhiệm vụ của người cầm bút với cái tâm trong sáng thể hiện những thông tin đã công khai tại phiên toà chứ không phải là bí mật đời tư. Thông qua hiện thực khách quan, bài báo đã gửi đến bạn đọc một thông điệp. Ngoài ra bài viết đã được “gọt rũa” cẩn thận, đã viết tắt tên của những người liên quan. Nhà xuất bản Trẻ không đồng ý đăng cải chính trên báo bởi theo Nhà xuất bản trẻ, “bí mật” là những gì không được công khai, mặt khác đây là bài viết dạng ký sự nên tác giả có thể lồng thêm ý kiến cá nhân vào. Đại diện Báo Tuổi Trẻ cũng trình bày: Báo Tuổi Trẻ không đăng bài báo này trên Báo Tuổi Trẻ và cũng không liên kết với Nhà xuất bản Trẻ phát hành ấn phẩm nêu trên nên không liên quan đến việc xúc phạm ông Đức và yêu cầu được đưa ra khỏi vụ kiện. Mặc dù bản án đã được tuyên, thế nhưng, qua phiên toà này, vấn đề pháp lý đặt ra: những thông tin công khai tại phiên toà dân sự có còn được xem là bí mật đời tư; phạm trù bí mật đời tư được pháp luật khái quát như thế nào và ở mức độ nào thì không được công bố...? Theo Hội đồng xét xử, pháp luật chưa có quy định rõ bí mật đời tư là gì, bí mật đời tư đến mức nào thì được pháp luật bảo vệ và cấm tiết lộ... Bí mật đời tư của công dân trong những vụ án ly hôn được xét xử công khai tại tòa chưa được quy định rõ trong các quy định của pháp luật. Ông Đức cho rằng cuốn sách kể lại và bình luận về diễn biến phiên tòa xét xử vụ ly hôn của vợ chồng ông là can thiệp phi pháp vào chuyện hôn nhân của gia đình ông, xúc phạm bí mật đời tư. Từ đó, ông yêu cầu: Nhà xuất bản Trẻ không được lưu hành và không được tái bản quyển sách này; Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi trẻ cùng đăng cải chính trên Báo SGGP, Báo Nhân dân, Báo Tuổi trẻ 3 kỳ. Đồng thời, nhà báo Thủy Cúc, Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi trẻ liên đới bồi thường cho ông 10 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần (Nhà báo Thuỷ Cúc bồi thường 3 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi trẻ mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng). Đại diện của nhà báo Thuỷ Cúc tại phiên toà cho rằng: yêu cầu của nguyên đơn là vô lý không thể chấp nhận. Bài viết "Tổ ấm" là ấn phẩm ký sự pháp đình, không nhằm bôi nhọ danh dự xâm phạm đời tư của ai. Mà đó là nhiệm vụ của người cầm bút với cái tâm trong sáng thể hiện những thông tin đã công khai tại phiên toà chứ không phải những bí mật đời tư. Thông qua một hiện thực khách quan của cuộc sống, người viết báo gửi đến người đọc một thông điệp. Bài viết không vi phạm thuần phong mỹ tục, điều cấm của luật. Người viết cũng đã cẩn trọng viết tắt tên những người có liên quan. Đại diện Báo Tuổi Trẻ trình bày: Báo Tuổi Trẻ không đăng bài báo này trên Báo Tuổi Trẻ cũng không liên kết với Nhà xuất bản Trẻ phát hành ấn phẩm trên nên không liên quan gì đến việc xúc phạm ông Đức và yêu cầu được đưa ra khỏi vụ kiện. Nhà xuất bản Trẻ cũng không đồng ý đăng cải chính trên báo. Theo Nhà xuất bản Trẻ bí mật là những gì không được công khai. Những thông tin đã công bố công khai tại phiên toà thì không còn được xem là bí mật nữa. Hơn nữa đây là bài ký sự nên tác giả có thể lồng ý kiến quan điểm cá nhân vào. Trong phần tranh luận, ông Đức cho rằng cuốn ký sự pháp đình có bài viết "Tổ ấm" chính là ấn phẩm của Báo Tuổi Trẻ vì trên trang bìa của cuốn sách có in logo của Báo Tuổi Trẻ. Trong quyển sách cũng có ghi " Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ phối hợp". Theo ông Đức đó là sự liên kết giữa hai đơn vị này, nên cả hai phải liên đới bồi thường. Ông Đức cũng cho rằng, bài viết viết tắt tên nhưng lại đề cập đến công việc, con người ông đó không phải là sự đề cao như phía bị đơn trình bày mà là để mọi người nhận ra ông. Thậm chí bài viết còn vẽ hình biếm hoạ 3 đứa con của ông đó là sự xúc phạm. Hơn nữa nếu bài viết tiếp tục được phát hành sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các con ông về sau. Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Văn Hậu và Nguyễn Thị Thuý Hường bào chữa cho Báo Tuổi Trẻ cho rằng phiên toà ly hôn công khai nên những thông tin diễn biến tại phiên toà không còn là bí mật đời tư. Ngay sau thời điểm diễn ra phiên toà một số báo chí đã viết bài đưa tin về vụ kiện, còn bài "Tổ ấm" mãi đến năm 1996 mới phát hành sau khi bản án ly hôn đã có hiệu lực. Nếu nói tiết lộ bí mật thì những báo phát hành trước mới là người tiết lộ. Ngoài ra, nếu nói xúc phạm đời tư thì người bị xúc phạm là bà T ông Đức không có quyền khởi kiện thay nếu không có uỷ quyền của bà T. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng 20/9/2006. Tuy nhiên, sau khi trở lại làm việc, Hội đồng xét xử đã quyết định quay trở lại phần xét hỏi và tranh luận lại và đến buổi chiều mới tuyên án được. Theo nhận định của Hội đồng xét xử, bí mật đời tư của công dân được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định rõ bí mật đời tư là gì, bí mật đời tư đến mức nào thì được pháp luật bảo vệ và cấm tiết lộ. Do vậy, trong vụ án này đã có sự xung đột pháp luật giữa quyền công dân (bí mật đời tư) và quyền tự do báo chí... Bí mật đời tư của công dân trong những vụ án ly hôn được xét xử công khai tại tòa chưa được quy định rõ trong các quy định của pháp luật. Mặc dù nhận định là thế nhưng Hội đồng xét xử lại tự đưa ra khái niệm về bí mật đời tư: bí mật đời tư là những quyền riêng tư của con người, trong đó bí mật là điều giữ kín không để lộ ra cho người khác biết, riêng tư là những vấn đề thuộc cá nhân người đó để áp dụng vào vụ án. Theo Hội đồng xét xử, trong bài ký sự "Tổ ấm", nhà báo Thủy Cúc đã mô tả khá chi tiết toàn bộ diễn biến phiên tòa ngày 15/12/1994 có một số chi tiết tiết lộ bí mật đời tư của ông Đức. Bên cạnh đó, nhà báo Thủy Cúc còn có những bình luận xâm phạm đến danh dự ông Đức. Phía Báo Tuổi Trẻ đã có chủ trương cùng Nhà xuất bản Trẻ cho xuất bản ký sự pháp đình có bài viết "Tổ ấm"; để cho Nhà xuất bản Trẻ sử dụng logo Báo Tuổi Trẻ in lên cuốn ký sự pháp đình mà không hề có động thái phản đối nào. Chính động thái không làm gì của Báo Tuổi Trẻ đã làm tăng giá trị cuốn ký sự pháp đình có bài "Tổ ấm", tạo điều kiện cho cuốn sách này phát hành tốt hơn. Do vậy cũng phải liên đới chịu trách nhiệm với Nhà xuất bản Trẻ và nhà báo Thủy Cúc. Từ đó, Hội đồng xét xử đã tuyên buộc nhà báo Thủy Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ phải đăng lời cải chính trên Báo Tuổi Trẻ 1 kỳ/1bị đơn; buộc 3 đồng bị đơn phải liên đới bồi thường cho ông Đức 1,75 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần (nhà báo Thủy Cúc 1 triệu, Nhà xuất bản Trẻ 500 nghìn và Báo Tuổi Trẻ 250 nghìn đồng). Tòa cũng tuyên buộc Nhà xuất bản Trẻ không được lưu hành và không được tái bản cuốn ký sự pháp đình của nhà báo Thủy Cúc có bài viết "Tổ ấm". Thực tế xét xử cho thấy vụ kiện của ông Đức chỉ là một trường hợp hiếm hoi. Việc báo chí đưa những thông tin có tính chất xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân không phải là chuyện hiếm thấy, thậm chí phổ biến. Tuy nhiên, việc pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể và người dân cũng ý thức chưa đầy đủ về quyền lợi của mình nên chưa có những biện pháp bảo vệ thích đáng với quyền quan trọng này. Vụ việc trên cũng chính là sự biểu hiện sự xung đột giữa quyền bí mật đời tư với quyền tự do thông tin, tự do báo chí được quy định tại Điều 69 Hiến pháp và một số văn bản pháp luật khác. 2.2. Mobifone làm lộ thông tin khách hàng. Tóm tắt vụ việc như sau: Chị Mai Thị H (trú tại 47, NTX, phường Hiệp Hoà Bắc, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) khiếu nại về việc Mobifone làm lộ bí mật khách hàng khiến gia đình chị tan vỡ. Chị H sử dụng dịch vụ MobiCard được 2 năm. Ngày 21/11/2005, chồng chị mang về những bảng in chi tiết số điện thoại của chị từ tháng 5/2005 đến tháng 9/2005. Trong đó, chồng chị gạch rõ từng ngày chị thực hiện bao nhiêu cuộc gọi, gọi vào những số nào, giờ nào? Chồng chị còn truy ra hơn 20 số điện thoại của những người đàn ông gọi cho chị, gọi điện đến từng người tra hỏi tên, tuổi, địa chỉ... Cuối cùng, chị H phải kí vào đơn ly dị mặc dù không hề mong muốn Chị H đã tìm đến bộ phận chăm sóc khách hàng của MobiFone tại Đà Nẵng. Nhân viên ở đây cho rằng có thể chồng chị đã biết mã pin điện thoại của chị và vào trang web của MobiFone để in bảng chi tiết. Tuy nhiên, chị H khẳng định là chưa bao giờ dùng máy của mình để xin mã pin và chị cũng chưa bao giờ vào trang web của MobiFone để đăng ký! Chị H cho biết sẽ khởi kiện MobiFone về vụ làm lộ thông tin này. Chiều 23/5/2006, ông Trịnh Hồng Kim - Giám đốc MobiFone khu vực 3 cho biết: "Đối với thuê bao MobiCard, việc thực hiện tính cước online, quản lý các cuộc gọi chi tiết của khách hàng được tập trung tại Hà Nội. Chúng tôi không quản lý nên không có chuyện bí mật các cuộc gọi của khách hàng tại Đà Nẵng bị lộ từ phía chúng tôi". Bất bình trước lời giải thích của Mobifone, chị H đã làm đơn khởi kiện công ty này tại Toà án nhân dân quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Theo nội dung đơn kiện, chị H cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời tư khi mạng Mobifone tiết lộ nhật ký cuộc gọi của chị cho chồng chị, dẫn đến gia đình chị tan vỡ và yêu cầu phía Mobifone phải bồi thường và xin lỗi chị. Ngày 5/1/2006, Hội đồng xét xử đã tuyên án. Theo nội dung bản án, Hội đồng xét xử xét thấy có hành vi xâm phạm bí mật đời tư chị H của mạng di động Mobifone, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình chị, vi phạm Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005 về quyền bí mật đời tư, Điều 9 pháp lệnh bưu chính, viễn thông 2002. Từ đó, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là chị Mai Thị H, yêu cầu mạng di động Mobifone bồi thường cho chị H số tiền là 3 triệu tám trăm năm mươi VNĐ. Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng đưa ra lời cảnh cáo với mạng di động Mobifone không được tiết lộ bí mật của khách hàng khi không có sự cho phép và yêu cầu đơn vị này xin lỗi chị H về hành vi của mình. Thực tế hiện nay cho thấy, việc quản lý, giữ bí mật thông tin cá nhân của khách hàng tại các công ty viễn thông còn rất lỏng lẻo. Thậm chí, còn có cả tình trạng nhân viên một số mạng di động đọc các tin nhắn có nội dung "lạ" của các khách hàng, sau đó in ra và photo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBí mật đời tư - vấn đề lí luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan