Tiểu luận Bí mật kinh doanh, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam

Trong xã hội ngày nay, việc hàng hóa tốt hay xấu không được người ta xem trọng bằng nhãn hiệu, thương hiệu của một sản phẩm. Vì vậy thông qua một hợp đồng chuyển giao người ta có thể nhận một số quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ của một người khác, là chủ sở hữu của quyền đó. Trong giao lưu thương mại người ta gọi đó là nhượng quyền thương mại. Qua hoạt động này các công ty lớn thường là công ty chuyển giao sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh, công ty nhỏ hơn thường là công ty nhận chuyển giao có cơ hội tham gia vào hệ thống thương mại hàng hóa dịch vụ nổi tiếng, hạn chế rủi ro sản xuất Đối tượng của nhượng quyền thương mại là những sở hữu công nghiệp như: tên gọi công ty, nhãn hiệu, phát minh sáng chế, bí mật kinh doanh

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10887 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bí mật kinh doanh, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g liên quan đến kinh doanh”. Như vậy, trong pháp luật Việt Nam đã có khái niệm bí mật kinh doanh; tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn chung chung, chưa làm rõ phạm vi các thông tin được bảo hộ. Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, bí mật kinh doanh đơn thuần là các thông tin về các hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Quan điểm khác lại xác định bí mật kinh doanh bao gồm cả các thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về các hoạt động kinh doanh của chủ thể… Khác với Việt Nam, pháp luật các nước thường quy định tương đối rõ ràng về vấn đề này. Ví dụ: Theo Khoản 4, Điều 1, Luật Bí mật thương mại hợp nhất của Mỹ năm 1979 thì khái niệm “bí mật thương mại” đã được giải thích tương đối cụ thể, thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế: “ Bí mật thương mại là các thông tin bao gồm công thức, mẫu hình, sưu tập các thông tin, chương trình, phương sách, biện pháp, công nghệ hoặc quy trình”. 1.2 Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh phát sinh khi bí mật kinh doanh đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Vì vậy, việc xác định các điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh là rất quan trọng. Theo quy định của Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau: “ 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.” Ngoài ra, theo tinh thần của Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ , thì các bí mật kinh doanh trái với đạo đức xã hội, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật nước ta đã thể hiện được ba đặc điểm chính của bí mật kinh doanh là: tính bí mật; có giá trị thương mại; và được chủ sở hữu bảo mật. Tuy nhiên, so sánh với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, chúng ta thấy có một số điểm khác biệt như: - Theo Điều 39 của Hiệp định TRIPs, một trong các điều kiện quan trọng để bí mật kinh doanh được bảo hộ là phải có giá trị thương mại (commercial value). Cụ thể, Điều 39 Hiệp định TRIPs quy định thông tin được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện: “có tính chất bí mật nghĩa là các thông tin đó không phổ biến hoặc không dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó đối với những người thường xuyên giải quyết với các loại thông tin như vậy; có giá trị thương mại vì nó có tính chất bí mật; và được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng các biện pháp hợp lý”. Điều 9, Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định tương tự. Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ nội dung này. Trên thực tế, giá trị thương mại của thông tin bí mật được tạo ra bởi nhiều yếu tố, trong đó lợi thế mà thông tin bí mật mang lại cho người nắm giữ nó chỉ là một trong các yếu tố quan trọng làm nên giá trị thương mại của thông tin. Cũng theo Khoản 2, Điều 39 của Hiệp định TRIPs, thông tin được bảo hộ khi “không phổ biến, không dễ dàng tiếp cận” không phải là đối với mọi chủ thể mà chỉ đối với “những người thường xuyên giải quyết đối với các loại thông tin như vậy”. Điều này có nghĩa, ngay cả những người thường xuyên tiếp xúc, xử lý thông tin đó, thì đối với họ, những thông tin như vậy vẫn là loại thông tin không phổ biến, hay có thể gọi là thông tin “hiếm”. Quy định trên của Hiệp định TRIPs có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn cản việc bảo hộ quá rộng đối với các loại thông tin khác tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, nội dung này của Hiệp định TRIPs lại chưa được pháp luật Việt Nam thể chế hóa đầy đủ, rõ ràng. 2. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh: Khác với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh của các chủ sở hữu không được xác lập thông qua hình thức cấp văn bằng bảo hộ mà được bảo hộ “tự động”. Có nghĩa là quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh sẽ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật mà không cần thông qua bất cứ một thủ tục đăng ký nào. “Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó” (điểm c, Khoản 3, Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ ). Các quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất đặc thù của bí mật kinh doanh cũng như các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.   3. Quyền chủ sở hữu bí mật kinh doanh: 3.1 Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh: Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có thể là tổ chức hoặc cá nhân đã đầu tư để tạo ra hoặc có được thành quả đầu tư là bí mật kinh doanh. Trong trường hợp bí mật kinh doanh được bên làm thuê, bên thực hiện hợp đồng tạo ra hoặc có được trong khi thực hiện công việc được giao thì bí mật kinh doanh đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bí mật kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Theo Điều 123 Luật SHTT, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có các quyền: - Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá; -Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh. 3.2 Hạn chế quyền : Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi theo quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ: “ 1. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp; 2. Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng. Đây là trường hợp bộc lộ các kết quả thử nghiệm hoặc các dữ liệu liên quan đến việc lưu hành các dược phẩm, các nông hoá phẩm đã được quy định cụ thể tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ. 3. Sử dụng dữ liệu bí mật liên quan đến các loại dược phẩm, nông hoá phẩm không nhằm mục đích thương mại; 4. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập. Trong trường hợp này người tạo ra bí mật kinh doanh phải chứng minh được tính “độc lập” trong việc đã tạo ra bí mật kinh doanh mà người đó sử dụng. 5. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng. Như vậy, so với các quy định của Hiệp định TRIPs, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đã được pháp luật Việt Nam quy định tương đối cụ thể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các chủ sở hữu sử dụng và khai thác hiệu quả bí mật kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vẫn có một số điểm không rõ, chưa đầy đủ, như:. -Pháp luật nước ta cũng chưa nêu cụ thể các biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu bí mật kinh doanh được quyền áp dụng; những tiêu chuẩn để xác định những lợi thế mà bí mật kinh doanh mang lại cho chủ sở hữu dẫn đến việc xác định bí mật kinh doanh được bảo hộ trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. - Các quy định về sử dụng bí mật kinh doanh chưa khái quát được tất cả các hành vi sử dụng bí mật kinh doanh trên thực tế; - Pháp luật lao động Việt Nam chưa đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động đối với việc quản lý, bộc lộ, khai thác sử dụng bí mật kinh doanh. Nếu công việc của người lao động được phép tiếp cận đối với bí mật kinh doanh, thì họ có nghĩa vụ phải giữ bí mật hay không và nghĩa vụ đó tồn tại tới khi nào? Điều khoản giữ bí mật đối với bí mật kinh doanh có là điều khoản bắt buộc của hợp đồng lao động? Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có được quyền sử dụng hoặc phát triển bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động? 4. Hợp đồng chuyển giao bí mật kinh doanh Trong xã hội ngày nay, việc hàng hóa tốt hay xấu không được người ta xem trọng bằng nhãn hiệu, thương hiệu của một sản phẩm. Vì vậy thông qua một hợp đồng chuyển giao người ta có thể nhận một số quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ của một người khác, là chủ sở hữu của quyền đó. Trong giao lưu thương mại người ta gọi đó là nhượng quyền thương mại. Qua hoạt động này các công ty lớn thường là công ty chuyển giao sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh, công ty nhỏ hơn thường là công ty nhận chuyển giao có cơ hội tham gia vào hệ thống thương mại hàng hóa dịch vụ nổi tiếng, hạn chế rủi ro sản xuất… Đối tượng của nhượng quyền thương mại là những sở hữu công nghiệp như: tên gọi công ty, nhãn hiệu, phát minh sáng chế, bí mật kinh doanh… Chủ sở hữu bí mật kinh doanh được quyền chuyển giao bí mật kinh doanh thông qua một hợp đồng gọi là hợp đồng: li xăng bí mật kinh doanh. Việc chuyển giao phải lập thành văn bản, trong đó bên giao phải ghi rõ bí mật kinh doanh được chuyển giao nhưng không phải đăng ký hay phê duyệt. Trong khi đó một hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký. Có một đối tượng chuyển giao công nghệ đó là bí quyết, một dạng của bí mật kinh doanh. Cho nên khi chuyển giao bí quyết bên chuyển giao cần xem xét bản chất của việc chuyển giao đó có phải là chuyển giao công nghệ hay không và cần phải phê duyệt hay đăng ký hay không. Trong trường hợp các bên thoả thuận chỉ chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh (li - xăng bí mật kinh doanh) thì bên nhận có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết theo yêu cầu của bên giao 5. Về hành vi vi phạm bí mật kinh doanh: Theo Khoản 1, Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm bí mật kinh doanh bao gồm các hành vi sau: “ 1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Người kiểm soát bí mật kinh doanh trong trường hợp này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền s dụng bí mật kinh doanh; 2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó (loại trừ các trường hợp ngoại lệ đã được nêu tại Khoản 3, Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ. 3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh; 4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền; 5. Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh đã được pháp luật quy định; 6. Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật đối với các cơ sở dữ liệu, kết quả thử nghiệm theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại và phải chứng minh được các yêu cầu của mình cũng như chứng minh được hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh do mình sở hữu Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện hoạt động mà trong đó thông tin tạo thành bí mật kinh doanh được tạo ra, tìm ra, có được và biện pháp bảo mật thông tin đó. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo điều 31 nghị định 120/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh: “Điều 31. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó; b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh; c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; b) Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó. 3. Ngoài việc bị phạt theo khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.” Việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh được xem là một trong những bước tiến quan trọng của pháp luật Việt Nam trong thời gian gần đây. Nó có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định chính xác và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, so với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, chúng ta có thể nhận thấy vẫn còn một số điểm cần bàn, như: - Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ trách nhiệm pháp lý của Bên thứ ba. Bên thứ ba trong trường hợp này phải được hiểu là bên không có quyền chiếm giữ, sử dụng cũng như nghĩa vụ bảo mật bí mật kinh doanh cho chủ sở hữu nhưng lại có được bí mật kinh doanh từ các hành vi không trung thực như xúi giục, lôi kéo người khác tiết lộ bí mật kinh doanh của chủ sở hữu cho họ. Khi xem xét trách nhiệm của Bên thứ ba để xác định có hay không hành vi vi phạm bí mật kinh doanh, thì một vấn đề được đặt ra làm thế nào để xác định được trường hợp bên thứ ba “biết hoặc có nghĩa vụ phải biết” về việc bí mật kinh doanh đó là được tiếp nhận một cách bất hợp pháp? Pháp luật Việt Nam chưa có giải thích cũng như quy định các căn cứ cụ thể. Mặt khác, Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ có đề cập đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ; nhưng việc Bên thứ ba xâm phạm bí mật kinh doanh của chủ sở hữu hoặc của người kiểm soát bí mật kinh doanh lại không có trong nội dung của Điều luật. Điều đó là chưa phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, bởi mục đích trước tiên trong việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật theo quy định của Hiệp định này là tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể: “để đảm bảo việc chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu... các nước thành viên phải có nghĩa vụ bảo hộ thông tin bí mât” ( theo Khoản 1, Điều 39 Hiệp định TRIPs);. - Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh trong lĩnh vực quan hệ lao động, trong lĩnh vực chuyển giao quyền Sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh cũng chưa được pháp luật Việt Nam đề cập tới. -Quy định về xử lý vi phạm bí mật kinh doanh không tương xứng so với mức tổn hại khi bị xâm phạm bí mật kinh doanh III. Nhìn từ vụ “Đánh cắp bí mật kinh doanh của Coca-cola” đến thực trạng bảo hộ bí mật kinh doanh tại Việt Nam. Tóm tắt vụ việc: Một ngày đẹp trời trong tháng 5/2006, văn phòng của Pepsi Cola ở Purchase, New York (Mỹ) nhận được một bức thư đựng trong chiếc phong bì chính thức của Coca-Cola. Đáng chú ý hơn rất nhiều logo của "đối thủ" in trên chiếc phong bì là nội dung bên trong: Một người với danh xưng "Dirk", tự nhận là một nhân viên cấp cao của Coca-Cola có "thiện chí" cung cấp cho Pepsi Cola những "thông tin tối mật" của Coca-Cola. Không lâu sau, ngày 19/5/2006, văn phòng của Coca-Cola ở Atlanta (Mỹ) đã nhận được từ Pepsi Cola bức thư đặc biệt này, cả chiếc phong bì chính thức của tập đoàn. Ban lãnh đạo của Coca-Cola tá hỏa và ngay lập tức nhờ Cục điều tra liên bang (FBI) vào cuộc truy tìm "con ong trong tay áo". FBI cử một nhân viên giả làm người được Pepsi Cola giao trọng trách thực hiện thương vụ với "Dirk". Chẳng mấy khó khăn, FBI đã xác định được "Dirk" thực ra là Ibrahim Dimson, sống tại quận Bronx, New York. Còn "sợi dây liên hệ" giữa Dimson với tập đoàn nước giải khát lớn nhất thế giới là... Joya Williams, 41 tuổi, trợ lý của Giám đốc thương hiệu toàn cầu của Coca-Cola - ông Javier Sanchez Lamelas. Lẽ tất nhiên, Williams bị đưa vào tầm ngắm của cả FBI và lực lượng an ninh của Coca-Cola. Trong khi đó, không hề hay biết mặt nạ đã bị lột, Dimson đã chuyển qua e-mail cho nhân viên FBI "lô hàng" đầu tiên: 14 trang tài liệu đóng dấu "tuyệt mật". Số tài liệu này được Coca-Cola xác định là thật và chứa đầy những bí mật kinh doanh của tập đoàn. Lợi nhuận mà "Dirk" thu được từ lô hàng đầu tiên là 10.000 USD. "Thừa thắng xông lên", "Dirk" lại chào hàng mẫu sản phẩm mới của Coca-Cola và ra giá 75.000 USD. Cùng thời gian này, camera an ninh đã ghi lại được các hình ảnh Williams lục lọi hồ sơ trên bàn làm việc của sếp và lấy một lon nước ngọt - mẫu sản phẩm mới cho vào túi. Ngày 16/6/2006, nhân viên mật của FBI hẹn gặp "Dirk" tại sân bay quốc tế Hartfield-Jackson ở Atlanta. "Dirk" giao tài liệu cùng mẫu sản phẩm cho "người mua" và nhận lại 30.000 USD tiền mặt kèm lời hứa sẽ thanh toán nốt 45.000 USD. Cá đã vào nhưng FBI chưa vội cất vó. Để "Dirk" ra về bình thường, FBI đã phát hiện thêm một nhân vật trong đường dây gián điệp kinh tế này. Đó là Edmund Duhaney - kẻ đưa đón "Dirk" đến Hartfield-Jackson để giao hàng và là bạn vong niên của Williams. Hơn chục ngày sau, ngày 27/6/2006, nhân viên FBI lại liên lạc với "Dirk", tỏ ý muốn mua nốt số thông tin bí mật còn lại với giá 1,5 triệu USD và được "Dirk" đồng ý. Ngay trong hôm đó, FBI phát hiện một tài khoản ngân hàng được mở đứng tên Dimson và Duhaney. Kết cục của lần mua bán thứ 3 này là cả Williams, Dimson và Duhaney bị tống giam chờ ngày ra hầu tòa. Vụ việc bị phơi bày ra ánh sáng đã làm chấn động giới kinh doanh Mỹ và thế giới.  Hãng Coca-Cola cho biết, bí mật về công thức chế biến loại đồ uống chính thống - được bán trong những chiếc hộp màu đỏ, trắng quen thuộc - vẫn được giữ nguyên. Vụ việc này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng là hồi chuông cảnh báo cho không chỉ hãng Coca-cola mà còn cho tất cả các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới. Hãng Coca-cola có hơn 100 năm hoạt động, có rất nhiều kinh nghiệm về bảo hộ bí mật kinh doanh nhưng chỉ cần 1 giây phút sai sót cũng suýt đánh cắp bí mật kinh doanh. Giả sử, nếu bí mật kinh doanh của hãng Coca-cola bị lộ, thì sẽ kéo theo một hậu quả vô cùng nghiêm trọng như tập đoàn này có thể lâm vào nguy cơ bị phá sản, kéo theo nhiều doanh nghiệp nằm trong các hệ thống cung cấp, sản xuất và phân phối vào tình thế lao đao, đặc biệt là cuộc sống của hàng ngàn nhân viên Coca-Cola cùng người thân của họ ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng. Như đã nói trên, vụ đánh cắp bí mật kinh doanh của hãng Coca-cola đã tác động đến toàn bộ các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới, và các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam giật mình xem lại việc bảo vệ công thức sản xuất. Tuy được chú ý song vấn đề này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và thường mới chỉ được coi trọng ở các công ty lớn. Ông Vũ Mạnh Hào, Giám đốc điều hành Công ty rượu và nước giải khát Anh Đào, cho biết để giữ bí quyết kinh doanh, ông thiết kế hẳn một quy trình bảo mật và chia thành nhiều phần. Trong quy trình công nghệ, ông Hào cắt ra một công đoạn quan trọng nhất và chỉ một mình ông nắm giữ công thức. Công thức chế biến cà phê Trung Nguyên cũng được bảo vệ khá kỹ. Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ cho hay, từng công đoạn, từ hương liệu, nhiệt độ cho tới khâu tẩm ướp nguyên liệu được giao cho nhiều người nắm giữ. Ban đầu vị giám đốc này chịu trách nhiệm quản lý công đoạn quan trọng nhất trong 7 bước chế biến song công việc ngày càng bận rộn ông phải lựa chọn người có uy tín để chuyển giao. Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng việc ăn cắp bí quyết kinh doanh đang diễn ra ngày một tinh vi hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể lường trước hết được các tình huống có thể xảy ra. Các vụ gián điệp kinh tế, mua chuộc nhân viên, phân tích ngược… vẫn diễn ra khá phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Điển hình như vụ Công ty CP thực phẩm Tân Tân bị đối thủ cạnh tranh thiết kế ngược sản phẩm và tạo sản phẩm tương tự cùng những bổ sung cũng như việc PR hiệu quả hơn khiến công ty Tân Tân mất hẳn thị phần trên sản phẩm này. Các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). Điều này một phần là do hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi ít ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó. Do đó, hiện tại, tốt nhất là các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào việc bảo hộ theo pháp luật. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm: - Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp cận thông tin… - Xây dựng chính sách bảo hộ: chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng… - Giáo dục nhân viên: phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội bộ nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra vi phạm… - Hạn chế tiếp cận: chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần phải biết thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần bảo mật… - Đánh dấu tài liệu: xây dựng hệ thông đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao hiểu biết của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin. - Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên - Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: như kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến… - Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: kiểm tra việc ra vào của khách; tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty… - Đối với các bên thứ ba: lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ theo nhu cầu cần phải biết… - Cung cấp tự nguyện: chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế tiếp cận của những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật… IV. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật sỡ hữu trí tuệ Việt Nam về bí mật kinh doanh Các hạn chế trên tồn tại trong pháp luật Việt Nam là khó tránh khỏi, bởi việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD là một lĩnh vực còn rất mới và thực sự chưa được chú trọng tại Việt Nam. Trong một thời gian dài chúng ta mới chỉ tập trung vào một số đối tượng được xem là “nóng” của quyền SHTT, như: bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp... còn các đối tượng khác, trong đó có BMKD hầu như không được chú ý tới. Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, để bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết quốc tế cũng như phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD cần phải được hoàn thiện hơn nữa theo hướng tập trung vào một số nội dung chính sau: 1. Quy định cụ thể hơn về phạm vi và điều kiện bảo hộ Học tập kinh nghiệm của các nước, pháp luật Việt Nam khi quy định về BMKD cần đưa ra các tiêu chí mang tính chuẩn mực để việc xác định đối tượng được bảo hộ thuận lợi và chính xác. Theo đó có thể quy định: “BMKD là các thông tin về khoa học kỹ thuật, về quy trình sản xuất, về tài chính hoặc các t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBí mật kinh doanh, thực trạng và giải pháp tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan