Tiểu luận Biện chứng giữa vấn đề giai cấp và dân tộc của Hồ Chí Minh

Mục lục

 Lời mở đầu

 Nội dung

1. Dân tộc và vấn đề giải phóng dân tộc

2. Giai cấp và vấn đề giải phóng giai cấp

3. Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp của Hồ Chí Minh

4. Kết luận

5.Tài liệu tham khảo

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh toàn tập_ nhà xuất bản trẻ

Những chặng đướng lịch sử_ Võ Nguyên Giáp

Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh_ nhà xuất bản trẻ

 

 

 

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện chứng giữa vấn đề giai cấp và dân tộc của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bỏ ách thống trị, áp bức bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc dành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thành lập nhà nước dân tộc độc lập , Người lên án tố cáo chủ nghĩa thực dân hà khắc tàn bạo , vạch trần cái gọi là “ khai hoá văn minh “ của chúng. Người cũng chỉ rõ sự đối kháng của các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hoà được. Cùng với sự phát triển khách quan của lịch sử, thế kỉ 18 C.Mác đã bàn nhiều về vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa tư bàn, VI Lenin bàn nhiều về vấn đề chống chủ nghĩa để quốc thì Hồ Chí Minh lại tập chung bàn về vấn đề chống chủ nghĩa thực dân. C.Mac và Lenin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đây chính là điểm vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mac-Lênin của Hồ Chủ Tịch trong điều kiện lịch sử nước nhà. Chính sự vận dụng sang tạo này đã giúp Hồ Chí Minh sang lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac- Lênin với phong trào công nhân và chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta Không chỉ vậy Hồ Chí Minh còn chỉ ra con đường phát triển của dân tộc, đánh đỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc thiết lập chính quyền mới của nhân dân, xây dựng đất nước theo con đường CNXH. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Hồ Chí Minh viết “ làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản . Từ một nước thuộc địa đi lên CNXH phải trải qua nhiều con đường chiến lược khác nhau. Con đường đó kết hợp trong nó của nội dung của dân tộc, dân chủ và CNXH. Đó cũng là con đường đi tới xã hội cộng sản”. Nó phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Nó là nét độc đáo khác biệt với con đường đi lên phát triển của các dân tộc đã phát triển lên CNXH ở phương Tây. Người nói cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, chủ nghĩa đê quốc là con đỉa 2 vòi một vòi bám vầo chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa, muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc thì đồng thời phải cắt cả hai vòi của nó đi nghĩa là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa ; phải xem xét cách mạng vô sản ở thuộc địa như một trong những cánh tay của cách mạng vô sản ; mặt khác cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giưói thoát khỏi ách nô lệ. Con đường ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, đó là đảng cách mệnh, Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt đó là chủ nghĩa Lênin Đảng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng dân tộc “ là việc chung của cả dân tộc chư không phải là việc riên của một hai người”. Vì vậy phải đoàn kết toàn dân “ sĩ ,nông, công , thương” đều nhất trí chống lại cường quyền ( Theo HCM toàn tập nhà xuất bản chính trị quốc gia) nhưng trong sự tập hợp đó công , nông là chủ cách mệnh , là gốc của cách mệnh. Cách mạng dân tộc cần được tiến hành chủ động sang tạo và có khả năng giành được thắng lợi trước cách mạng vo sản ở chính quốc. Người cho rằng cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng của chính quốc mà có thể dành thắng lợi trước, đây chính là điểm nhấn so với quan điểm xem thắng lợi cách mạng của thuộc địa phụ thuộc vào sự thắng lợi của cách mạng vô sản ở chinh quốc, điểu này đã thắng lợi của Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Người còn chỉ ra cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện bằng con đường bạo lực kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng cách mạng của nhân dân, tại hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8( 5/1941)do Người chủ trì đã đưa ra nhận định : “ cuộc cách mạng ở Đông Dương phải được kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” . Cuộc cách mạng ấy là để dành được độc lập dân tộc, độc lập dân tộc chính là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng của Người. Với cách tiếp cận từ quyền con người Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp cận những nhân tố về quyền con người được nêu lên trong tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1971 của cách mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống , được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc, Người khẳng định :” đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Cũng từ quyền con người Hồ Chí Minh đã khái quát và nêu cao thành quyền dân tộc “ Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, và quyền sung sướng” Độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh nói “ tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn , những điều tôi hiểu ( Trích dẫn trong Những mẩu chuyện về cuộc đờì hoạt động của Hồ chủ tịch_ Nhà xuất bản trẻ) Năm 1919 vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxây bản yêu sách gần 800 điểu đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Viêt Nam Đầu năm 1930 Nguyễn Ái Quốc soạn thảo những cuơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng một cương lĩnh giải phóng dân tộc sang tạo và đúng đắn mà tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh là đôc lập tự do cho dân tộc Tháng 5/1941 HCM chủ trì hội nghị trung ương lần thứ 8 BCHTW Đảng, viết thư kính báo đồng bào chỉ rõ : “ trong lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy” (HCM toàn tập). Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, thảo 10 chính sách của việt minh, trong đó mục đầu tiên là : “ cờ treo độc lập, nền xây bình quyền “. Tháng 8/1945 HCM đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập của toàn dân ta trong câu nói bất hủ “dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Truớng Sơn cũng phải kiên quyết dành được độc lập” ( Trích dẫn trong Võ Nguyên Giáp ‘Những chặng đường lịch sử” _nxb chính trị quốc gia”) Cách mạng tháng 8 thành công người thay mặt chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới : “ nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập. Toàn thể nhân dân Viêt Nam quyết tâm đem hết cả tinh thần, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy ( HCM toàn tập ) Trong các thư và điện văn gửi tới Liên Hợp Quốc và chính phủ các nước vào thời gian sau cách mạng tháng 8 HCM trịnh trọng tuyên bố “ nhân dân chúng tôi thực sự muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất : toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc và độc lập cho đất nước( hcm toàn tập ) Cuộc kháng chíên toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Để biểu hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, HCM ra lời kêu gọi vang dộn núi song : “ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” ( HCM toàn tập, tập 4/480) Khi đó đế quốc điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh vào miền Nam đồng thời phá hoại miền Bắc với quy mô và trình độ ngày càng cao , HCM nêu lên chân lý lớn nhất mọi thời đại “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”( HCM toàn tập, tập 12/108) Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu là sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc ta trong thế kỉ 20, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc “ không có gì quý hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt Nam đồng thời nó là nguồn cổ vũ cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế HCM không chỉ là người anh hung giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn là “ người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới” Đấu tranh cho độc lập tự do thì dân tộc còn được nâng lên chủ nghĩa dân tộc, Chủ nghĩa dân tộc được coi là động lực lớn của đất nước. Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc tư bản phương Tây ra sức tiến hành xâm lược các nước thuộc địa , thiết lập ách thống trị của chủ nghĩa thực dân với chính sách tàn bạo. Từ những năm 20 của thế kỉ 20 Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề thì phản ứng của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt, không chỉ quần chúng lao động mà cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội đều phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước, của một dân tộc mất độc lập tự do Cùng với sự kết án của chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dânt ộc thuộc địa vùng dậy đấu tranh , HCM đã khẳng định ; đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Tây chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước( HCM toàn tập 1/466). Vì thế “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên những động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội. Người kiến nghị hành động của cương lĩnh đảng cộng sản là “ phát động chủ nghĩa dân tộc bản sứ nhân danh quốc tế cộng sản… khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi … nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ trở thành chủ nghĩa quốc Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa . Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cư thế lực ngoại xâm nào Theo HCM “ chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân đã mấy năm trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh tan bọn thực dân cuớp nước và bọn việt gian phản quốc,kiên quyết xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, dân chủ tự do,phú cường,môt nước Việt Nam dân chủ mới. (HCM toàn tập, tập 6/trang 172_173) trong tư tưởng HCM chủ nghĩa dân tộc chân chính là một bộ phận của tinh thần quốc tế khác hăn với tinh vị quốc của bọn đế quốc phản động Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa từ truyên thống dân tộc Việt Nam, HCM đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, và Người cho đó là “ một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời “ Có thể nói HCM rất đề cao vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh chủ nghĩa yêu nước nhưng người luôn luôn đứng trên lập trường giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Người nói “ chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp cuả chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới “( HCM toàn tập tập 1/trang 416) Vấn đề giai cấp và giải phóng giai cấp Mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử nhân loại đều bắt đầu từ mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc. Giải quyết được mâu thuẫn dân tộc chưa chắc đã giải quyết được vấn đề giai cấp, nhưng giải quyết được mâu thuẫn giai cấp chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề dân tộc. Hồ Chí Minh đề cao giải phóng dân tộc nhưng không bao giờ xa dời với mục tiêu giải phóng giai cấp, Người cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khit của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới. Khác với C.Mac và Lênin, HCM không xem xét cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc mà đặt hai cuộc cách mạng này ngang hang nhau, có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Người còn cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng và điều kiện nổ ra và thành công sớm hơn cách mạng vô sản ở chính quốc và giúp cho cách mạng vô sản ỏ chính quốc giành thắng lợi. Đây là điều mấu chốt trong việc phát triển lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về vấn đề giải phóng giai cấp và cách mạng vô sản trong điều kiện mới của chủ nghĩa đế quốc Cũng xuất phát từ tình hình thực tế ở các nước thuộc địa phuơng Đông lúc bấy giờ, trong đó có Việt Nam để xác định đúng đắn nhiệm vụ lúc này không phải là làm ngay một cuộc cách mạng vô sản mả trước hết là phải đấu tranh giành lại độc lập , có độc lập dân tộc rồi mới có điạ bàn làm cuộc cách mạng XHCN. Người cho rằng trong điều kiện một nước thuộc địa thì giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng thuộc địa. Giải phóng dân tộc là động lực lớn mà người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, là một bước quan trọng để tiến tới giải phóng giai cấp. Cách mạng giải phóng dân tộc là điều kiện để tiến đến cách mạng XHCN góp phần thiết thực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người Vì vậy muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong thời đại mới thì phải có Đảng cộng sản lãnh đạo. Trong tác phẩm đường cách mệnh người khẳng định ; “ trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động tổ chức , ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” (HCM toàn tập, tâp 2/trang 267) . Đảng đó là môt chính Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mac_Lênin làm nòng cốt, có kỉ luật chặt chẽ , kỉ luật nghiêm chỉnh và mật thiết liên lạc với quần chúng Năm 1930, Người sang lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, theo người Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản, là Đẩng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và quần chúng Việt Nam “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nghĩa là người thợ thuyền, dân cày và những người lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất tận tâm tận lực phục vụ tổ quốc và nhân dân”(HCM toàn tập, tập 6/trang 184 ). Khi giai Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định là Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc,HCM đã nêu lên một luận điểm quan trọng,bổ sung cho lý luận cho C.Mac và Lênin về Đảng cộng sản Việt Nam, định hướng cho việc xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam là một Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả mọi dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Mọi người Việt Nam dù là Đảng viên hay không đều thật sự cảm nhận Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của Bác Hồ, là Đảng của mình và đều gọi đây là Đảng ta Hồ Chí Minh đã xây dựng được một đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với thực tiễn Việt Nam gắn bó với nhân dân, gắn bó với dân tộc, một long một dạ phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, được nhân nhân thừa nhận là đội tiên phong của mình Ngay từ khi mới ra đời, Đảng do HCM sang lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp của giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Đây là một đặc điểm đồng thời là một ưu điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhờ đó ngay từ khi ra đời Đảng đã nắm lấy lá cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hang đầu dẫn đến mọi thắng lợi của Đảng Từ thực tế khách quan, HCM đã đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và sức lực sang tạo vô tận của quần chúng là then chốt đảm bào thắng lợi. Người khẳng định ; “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi “ ,” phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch nào cũng không thể tiêu diệt được” , “ chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng của dân tộc” Duới chế độ cai trị của chủ nghĩa tư bản, từ một xã hội phong kiến thuần tuý Việt Nam trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Mặc dù thực dân còn duy trì quan hệ kinh tế và giai cấp địa chủ phong kiến,song một khi trở thành một nước thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá , xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt vào quỹ đạo hoạt động của xã hội đó. Ngoài giai cấp công nhân,nông dân ,và một bộ phận địa chủ vùa và nhỏ và tư bản dân tộc mặc dù vẫn còn mặt hạn chế trong quan hệ với quần chúng nhân dân nhưng trong quan hệ với bọn thực dân Pháp họ cũng là người Việt Nam chịu nỗi nhục mất nước. Đó không phải là giai cấp thống trị mà trái lại có thể tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã nêu rõ ; “ dân tộc cách mệnh thì chưa phân chia giai cấp nghĩa là sĩ, nông, công thương, đều nhất quyết chống lại cường quyền ( HCM toàn tập, tập 2/trang 266 ) Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc : Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân và nông dân,lãnh đạo giai cấp công nhân làm cách mạng ruộng đất ;lôi kéo giai cấp tiểu tư đi vào phi vô sản; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì đánh đổ Trong lực lượng toàn dân tộc, HCM đã nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân. Người phân tích :giai cấp công nhân và nông dân có số lượng lớn nhất nên có sức mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên “ long cách mệnh càng bền,chí cách mệnh càng quyết… công, nông tay không nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới nên họ gan góc” ( HCM toàn tập, tập 2, trang 266 ). Từ đó người khẳng định : công, nông là gốc cách mệnh. Khẳng định vai trò động lực của cách mạng của công nhân và nông dân là một vấn đề hết sức mới mẻ so với nhận thức của những nhà yêu nước trước đó Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân và nông dân Hồ Chí Minh cũng không coi nhẹ sự đóng góp vào sự nghiệp giải phóng đất nước của các tầng lớp khác. Người coi giai cấp tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng hành của cách mạng. Người chỉ rõ “ …nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ cũng bị áp bức bóc lột song không cực khổ bằng giai cấp công, nông ( HCM toàn tập, tập 2, trang 266 ) Như vậy theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì cách mệnh là sự nghiệp chung của quần chúng, trong đó công, nông là “ gốc cách mệnh “. Cách mạng muốn thành công thì phải có Đảng cách mệnh, Đảng cách mệnh là đội tiên phong của giai cấp công nhân, chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo quần chúng thì mới đánh đổ được CNTB, chủ nghĩa thực dân, ngoài giai cấp vô sản thì không còn lực lượng nào khác có khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và bọn áp bức bóc lột Xem xét mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh ta sẽ thấy rõ điều đó Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề giai cấp và dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh Dân tộc và giai cấp là hai mặt của vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau thúc đẩy tương hỗ lẫn nhau. “ Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc ; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghiã cộng sản và của cách mạng thế giới “ ( HCM toàn tập, tập 1, trang 416 ) Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc và đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện : Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo chung nhất của Đảng cộng sản và trong quá trình cách mạng Việt Nam; chủ chương đại đoàn kết dân tộc rộng dãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân; gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với CNXH Hồ Chí Minh đã chỉ rõ giai cấp công nhân là “ gốc cách mệnh “, xã hội thuộc địa là giai cấp bị áp bức bóc lột thậm tệ nhất, họ là giai cấp vô sản có số lượng đông nhất, tiên tiến nhất, có tổ chức kỉ luật nghiêm ngặt nhất….vì vậy giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử là đào mồ chon CNTB, xây dựng một xã hội mới XHCN do giai cấp công nhân làm chủ. Nhưng muốn đào được mồ chôn CNTB cần phải có những người tiên tiến nhất trong đội ngũ giai cấp vô sản đứng lên tổ chức lãnh đạo cách mạng. Đó là tổ chức Đảng cộng sản. Đảng cộng sản là người lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng. Đó là đảng của giai công nhân và nhân dân lao động nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày, và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phục vụ tổ quốc và nhân dân, đã quy tụ được tư tưởng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam tạo nên một sức mạnh đoàn kết thống nhất một long cho sức mạnh bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù, giải phóng dân tộc; thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân, xây dựng đất nước tiến lên theo con đường CNXH. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH nó vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người Trước nhu cầu khách quan của thời đại và thực tiễn lịch sử, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng : giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết ; độc lập dân tộc nó gắn liền với CNXH. Muốn giải phóng dân tộc phải kêu gọi các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội đồng sức đồng long đứng lên chống lại kẻ thù nhưng trong đó giai cấp công nhân vẫn đóng vai trò chủ đạo, HCM chỉ rõ : “..dân tộc cách mệnh thì chưa phân chia giai cấp nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền “ ( HCM toàn tập, tập 2, trang 266 ) trong đó công, nông là “gốc cách mệnh”, “…học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức bóc lột, song không cực khổ bằng giai cấp công, nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của giai cấp công nông thôi “ ( HCM toàn tập, tập 2, trang 266 ) Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, HCM đã đến với học thuyết của C.Mac và Lênin và Người đã lựa chọn khuynh hướng vô sản. Người khẳng định: “ muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” ( HCM toàn tập, tập 9, trang 314 ) Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản, ở HCM đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Năm 1960, Người nói : “ chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” ( HCM toàn tập, tập 10,trang 128 ) Tư tưởng HCM vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có xoá bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột, thiết lập một nhà nước của dân, do dân, vì dân, mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thể hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc của con người. HCM nói: “ nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” Do đó khi giành được độc lập, phải tiến lên xây dựng CNXH, làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người được sung sướng tự do. Người khẳng định : “ yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với với yêu CNXH, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm them, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh them” ( HCM toàn tập, tập 9, trang 173 ) Giải phóng dân tộc tạo tiền đề giải phóng giai cấp: HCM giải quyết vấn đề dân tộc theo theo quan điểm giai cấp nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc Với cách tiếp cận từ quyền con người; HCM tìm hiều và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người nêu trong : tuyên ngôn độc lập năm 1976 của Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1971 của cách mạng Pháp như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được. Và từ quyền con người HCM đã khái quát thành quyền dân tộc : “ tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”( HCM toàn tập, tập 3, trang 555 ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính chất khoa học và cách mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đúng như Ph. Ăng ghen nói: những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp thực chất là giải phóng con người. Điều đó được thể hiện trong con đường mà HCM đã tìm ra cho cách mạng Việt Nam, đó là cách mạng vô sản. Chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản thì mới giành được độc lập thật sự cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho nước Việt Nam độc lập thực sự, nhân dân Việt Nam được hưởng hạnh phúc tự do, mọi người Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Con đường cách mạng đó phù hợp với tiến bộ lịch sử và xu thế vận động của quá trình cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Đó chính là mối quan hệ nội tại của vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của Hồ Chí Minh Người cũng xem cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi thế giới. Người còn đặt cách mạng giải phóng dân tộc n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25380.doc
Tài liệu liên quan